Nguyễn Hoàng Linh
(Hoang Linh Nguyen)
Điều hành viên
Các công ty thuốc lá cố trì hoãn việc in hình cảnh báo
Bộ Y tế dự định bắt buộc in hình ảnh cảnh báo sức khỏe trên nhãn bao thuốc lá từ năm 2008. Nhưng vì sợ giảm sản lượng, các công ty thuốc lá phản đối việc này. Ngay cả việc in lời cảnh báo một cách rõ ràng hơn, họ cũng muốn hoãn đến hạn cuối mà công ước khung về kiểm soát thuốc lá cho phép.
Công ước khung về kiểm soát thuốc lá có hiệu lực từ tháng 3/2005 và hạn cuối để thực hiện các điều khoản của nó là hết tháng 4/2008. Để triển khai, Bộ Y tế đang xây dựng quy định về vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá. Theo dự thảo, phần cảnh báo sức khỏe tối thiểu phải bằng 50% diện tích mặt trước và sau của vỏ bao, trong đó hình ảnh phải chiếm ít nhất một nửa, in bằng 3 màu trở lên. Dự thảo cũng đưa ra 5 mẫu cảnh báo để các công ty sản xuất sử dụng luân phiên 6 tháng một lần. Lộ trình áp dụng dự kiến là tháng 6/2007 đối với phần lời và tháng 7/2008 với cả lời và hình ảnh.
Hiện nay, lời cảnh báo sức khỏe chỉ được in rất nhỏ ở bên cạnh bao thuốc. Theo khảo sát của Bộ Thương Mại, chỉ 1% người tiêu dùng nhận thấy dòng chữ này.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất lại cực lực phản đối quy định in hình ảnh cảnh báo trên bao thuốc, với lý do Công ước khung không bắt buộc và điều này không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Tại hội thảo về thuốc lá ngày 7/7 tại Hà Nội, ông Nguyễn Thái Sinh, Chủ tịch Hiệp hội thuốc lá, cho rằng, việc in hình cảnh báo sẽ đẩy người dân đến với thuốc lá lậu. Từ đầu năm nay, giá thuốc lá Việt Nam đã tăng do thuế tiêu thụ đặc biệt tăng. Loại thuốc lá thấp cấp giá 1.500 - 3.000 đồng lại đang được nhập lậu ồ ạt từ Campuchia. Nếu lại có thêm hình ảnh cảnh báo nữa thì người tiêu dùng sẽ chọn thuốc lá nhập lậu vì vừa rẻ vừa không có hình.
Tuy e sợ khách hàng bị hình ảnh tác động, nhưng khi đề nghị Bộ Y tế trước mắt chỉ bắt buộc dùng lời cảnh báo, ông Sinh đưa ra lý do là "lời nói là ngàn vàng, có tác dụng không kém gì hình ảnh" và "việc sử dụng hình ảnh chưa chắc đã làm giảm lượng người hút thuốc".
Ông Sinh cũng cho rằng việc in hình ảnh nhiều màu sẽ làm chi phí đội lên do các cơ sở in nhãn bao thuốc lá ở Việt Nam chưa in được nhiều màu, phải nhập máy in mới, mua mực in, thuê thiết kế nhãn. Giá thành sẽ tăng thêm khoảng 70 đồng mỗi bao thuốc và điều này sẽ góp phần đẩy khách hàng đến với thuốc lá lậu.
Theo Hiệp hội thuốc lá, nếu phải in hình cảnh báo, ngành này sẽ tốn thêm 350 tỷ đồng mỗi năm. Trong khi đó, hằng năm Việt Nam chi hơn 800 tỷ đồng để điều trị chỉ 3 trong số 25 bệnh do thuốc lá gây ra. Đó là chưa kể số tiền chi cho các chương trình giảm tác hại thuốc lá khác.
Còn bà Phạm Thị Mùi, Phó tổng giám đốc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, cho biết việc phải luân phiên thay nhãn thường xuyên sẽ buộc nhà in phải chia nhỏ số lượng in, thay nhiều lần nhãn trong một ca, gây khó khăn cho việc bố trí quy trình sản xuất. Bà kiến nghị chỉ nên thay mẫu cảnh báo 2 năm một lần.
Theo bà Mùi, diện tích dành cho phần cảnh báo chỉ nên chiếm 30%, mức tối thiểu mà Công ước khung quy định. Về lời cảnh báo, Tổng công ty thuốc lá đề nghị dùng 3 mẫu "nhẹ nhàng": Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe; hút thuốc có thể gây ung thư phổi; hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thời gian thực hiện in cảnh báo mới nên lùi đến hạn chót mà Công ước khung cho phép.
Hầu hết ý kiến khác tại hội thảo đều không đồng tình với các nhà sản xuất thuốc lá. Ông Nguyễn Trọng Khoa, Vụ Điều trị, Bộ Y tế, cho biết các nghiên cứu đều khẳng định hình ảnh cảnh báo có tác động đến người xem hơn hẳn lời vì nó đem lại nhận thức trực tiếp, nhờ đó giúp người dân, nhất là giới trẻ, giảm hút hoặc có ý định bỏ thuốc. Tại Thái Lan, kể từ khi áp dụng in hình ảnh lên nhãn bao thuốc, 92% người hút đã muốn bỏ, 62% giảm hút. Gần 78% thanh niên nước này tiếp nhận thông tin về tác hại của thuốc lá qua nhãn bao thuốc, ngoài truyền hình ra không có kênh truyền thông nào khác bao phủ rộng như vậy.
Theo ông Khoa, lời cảnh báo hiện nay và những mẫu mà Tổng công ty thuốc lá đề nghị đều quá chung chung, và từ "có thể" không phản ánh đúng mức tác hại của thuốc lá. Ông Khoa cho rằng việc luân phiên nhãn cảnh báo 6 tháng một lần không gây khó khăn gì cho nhà sản xuất vì họ in một lần với số lượng lớn, khi đóng gói mới lựa chọn loại nhãn thích hợp.
Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế Thế giới, cũng đồng tình rằng việc in hình ảnh cảnh báo nhiều màu không gây quá nhiều phiền toái cho các công ty thuốc lá: "Theo tìm hiểu của tôi, hiện các cơ sở in đều có đủ thiết bị để in nhiều màu nên không phải mua thêm máy móc. Mặt khác, ngay cả khi phải tốn kém như vậy thì số tiền 70 đồng tăng thêm cho mỗi bao thuốc cũng chỉ chiếm 1-2% giá bán". Theo thạc sĩ Lâm, mức tăng này không đáng kể nếu so với các mặt hàng tiêu dùng khác, và không vì thế mà mất khách hàng. Hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc in hình cảnh báo lại khiến người tiêu dùng chuyển sang dùng thuốc lá lậu không có hình.
Đại diện của Hội Người tiêu dùng, ông Đỗ Gia Phan, cho rằng việc in hình cảnh báo trên nhãn thuốc lá là cực kỳ cần thiết, vì người tiêu dùng có quyền được thông tin về sản phẩm, được biết thuốc lá có hại như thế nào đối với họ: "Các nhà sản xuất lo ngại lời cảnh báo làm giảm số người hút thuốc, nhưng đó lại là điều mà cộng đồng mong muốn".
Để trì hoãn việc tăng cường thông tin cảnh báo trên nhãn, các công ty thuốc lá đều vin vào việc nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm sản lượng của ngành thuốc lá, vốn đóng một phần rất lớn cho ngân sách, hoặc lấy lý do cây thuốc lá góp phần thay thế cây thuốc phiện, là cây xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương. Họ cũng lấy cớ rằng việc giảm sản lượng thuốc lá sẽ kéo theo nhiều công nhân mất việc. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Gia Phan, đặt vấn đề là sự tăng trưởng kinh tế ấy vì lợi ích của ai, có đi kèm với phát triển hay không; nếu vì tăng trưởng mà ảnh hưởng đến sức khỏe người dân thì không nên.
Mặt khác, tuy gây tốn kém nhưng việc in hình cảnh báo trên bao thuốc lại có tác dụng giáo dục sức khỏe rất lớn. Để đạt hiệu quả này qua các kênh truyền thông khác, Nhà nước sẽ phải bỏ ra số tiền lớn hơn nhiều.
Theo ông Hoàng Minh Thái, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa thông tin, in hình ảnh cảnh báo lên vỏ bao là một cách truyền thông hiệu quả và tiết kiệm nhất. Hình ảnh phổi bị tổn thương, não chảy máu hay răng miệng hư hỏng đi kèm với lời cảnh bảo ấn tượng sẽ có tác động rất mạnh. Các thông điệp này sẽ đến được với tất cả những người hút thuốc, đặc biệt là những người trình độ văn hóa thấp, ít tiếp xúc với báo chí sách vở, thậm chí cả người không biết chữ.
"Bởi vậy, thông tin cảnh báo trên vỏ bao thuốc lá nên được coi là một kênh truyền thông quan trọng trong việc giáo dục sức khỏe cho người dân" - ông Thái nói.
Bộ Y tế dự định bắt buộc in hình ảnh cảnh báo sức khỏe trên nhãn bao thuốc lá từ năm 2008. Nhưng vì sợ giảm sản lượng, các công ty thuốc lá phản đối việc này. Ngay cả việc in lời cảnh báo một cách rõ ràng hơn, họ cũng muốn hoãn đến hạn cuối mà công ước khung về kiểm soát thuốc lá cho phép.
Công ước khung về kiểm soát thuốc lá có hiệu lực từ tháng 3/2005 và hạn cuối để thực hiện các điều khoản của nó là hết tháng 4/2008. Để triển khai, Bộ Y tế đang xây dựng quy định về vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá. Theo dự thảo, phần cảnh báo sức khỏe tối thiểu phải bằng 50% diện tích mặt trước và sau của vỏ bao, trong đó hình ảnh phải chiếm ít nhất một nửa, in bằng 3 màu trở lên. Dự thảo cũng đưa ra 5 mẫu cảnh báo để các công ty sản xuất sử dụng luân phiên 6 tháng một lần. Lộ trình áp dụng dự kiến là tháng 6/2007 đối với phần lời và tháng 7/2008 với cả lời và hình ảnh.
Hiện nay, lời cảnh báo sức khỏe chỉ được in rất nhỏ ở bên cạnh bao thuốc. Theo khảo sát của Bộ Thương Mại, chỉ 1% người tiêu dùng nhận thấy dòng chữ này.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất lại cực lực phản đối quy định in hình ảnh cảnh báo trên bao thuốc, với lý do Công ước khung không bắt buộc và điều này không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Tại hội thảo về thuốc lá ngày 7/7 tại Hà Nội, ông Nguyễn Thái Sinh, Chủ tịch Hiệp hội thuốc lá, cho rằng, việc in hình cảnh báo sẽ đẩy người dân đến với thuốc lá lậu. Từ đầu năm nay, giá thuốc lá Việt Nam đã tăng do thuế tiêu thụ đặc biệt tăng. Loại thuốc lá thấp cấp giá 1.500 - 3.000 đồng lại đang được nhập lậu ồ ạt từ Campuchia. Nếu lại có thêm hình ảnh cảnh báo nữa thì người tiêu dùng sẽ chọn thuốc lá nhập lậu vì vừa rẻ vừa không có hình.
Tuy e sợ khách hàng bị hình ảnh tác động, nhưng khi đề nghị Bộ Y tế trước mắt chỉ bắt buộc dùng lời cảnh báo, ông Sinh đưa ra lý do là "lời nói là ngàn vàng, có tác dụng không kém gì hình ảnh" và "việc sử dụng hình ảnh chưa chắc đã làm giảm lượng người hút thuốc".
Ông Sinh cũng cho rằng việc in hình ảnh nhiều màu sẽ làm chi phí đội lên do các cơ sở in nhãn bao thuốc lá ở Việt Nam chưa in được nhiều màu, phải nhập máy in mới, mua mực in, thuê thiết kế nhãn. Giá thành sẽ tăng thêm khoảng 70 đồng mỗi bao thuốc và điều này sẽ góp phần đẩy khách hàng đến với thuốc lá lậu.
Theo Hiệp hội thuốc lá, nếu phải in hình cảnh báo, ngành này sẽ tốn thêm 350 tỷ đồng mỗi năm. Trong khi đó, hằng năm Việt Nam chi hơn 800 tỷ đồng để điều trị chỉ 3 trong số 25 bệnh do thuốc lá gây ra. Đó là chưa kể số tiền chi cho các chương trình giảm tác hại thuốc lá khác.
Còn bà Phạm Thị Mùi, Phó tổng giám đốc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, cho biết việc phải luân phiên thay nhãn thường xuyên sẽ buộc nhà in phải chia nhỏ số lượng in, thay nhiều lần nhãn trong một ca, gây khó khăn cho việc bố trí quy trình sản xuất. Bà kiến nghị chỉ nên thay mẫu cảnh báo 2 năm một lần.
Theo bà Mùi, diện tích dành cho phần cảnh báo chỉ nên chiếm 30%, mức tối thiểu mà Công ước khung quy định. Về lời cảnh báo, Tổng công ty thuốc lá đề nghị dùng 3 mẫu "nhẹ nhàng": Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe; hút thuốc có thể gây ung thư phổi; hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thời gian thực hiện in cảnh báo mới nên lùi đến hạn chót mà Công ước khung cho phép.
Hầu hết ý kiến khác tại hội thảo đều không đồng tình với các nhà sản xuất thuốc lá. Ông Nguyễn Trọng Khoa, Vụ Điều trị, Bộ Y tế, cho biết các nghiên cứu đều khẳng định hình ảnh cảnh báo có tác động đến người xem hơn hẳn lời vì nó đem lại nhận thức trực tiếp, nhờ đó giúp người dân, nhất là giới trẻ, giảm hút hoặc có ý định bỏ thuốc. Tại Thái Lan, kể từ khi áp dụng in hình ảnh lên nhãn bao thuốc, 92% người hút đã muốn bỏ, 62% giảm hút. Gần 78% thanh niên nước này tiếp nhận thông tin về tác hại của thuốc lá qua nhãn bao thuốc, ngoài truyền hình ra không có kênh truyền thông nào khác bao phủ rộng như vậy.
Theo ông Khoa, lời cảnh báo hiện nay và những mẫu mà Tổng công ty thuốc lá đề nghị đều quá chung chung, và từ "có thể" không phản ánh đúng mức tác hại của thuốc lá. Ông Khoa cho rằng việc luân phiên nhãn cảnh báo 6 tháng một lần không gây khó khăn gì cho nhà sản xuất vì họ in một lần với số lượng lớn, khi đóng gói mới lựa chọn loại nhãn thích hợp.
Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế Thế giới, cũng đồng tình rằng việc in hình ảnh cảnh báo nhiều màu không gây quá nhiều phiền toái cho các công ty thuốc lá: "Theo tìm hiểu của tôi, hiện các cơ sở in đều có đủ thiết bị để in nhiều màu nên không phải mua thêm máy móc. Mặt khác, ngay cả khi phải tốn kém như vậy thì số tiền 70 đồng tăng thêm cho mỗi bao thuốc cũng chỉ chiếm 1-2% giá bán". Theo thạc sĩ Lâm, mức tăng này không đáng kể nếu so với các mặt hàng tiêu dùng khác, và không vì thế mà mất khách hàng. Hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc in hình cảnh báo lại khiến người tiêu dùng chuyển sang dùng thuốc lá lậu không có hình.
Đại diện của Hội Người tiêu dùng, ông Đỗ Gia Phan, cho rằng việc in hình cảnh báo trên nhãn thuốc lá là cực kỳ cần thiết, vì người tiêu dùng có quyền được thông tin về sản phẩm, được biết thuốc lá có hại như thế nào đối với họ: "Các nhà sản xuất lo ngại lời cảnh báo làm giảm số người hút thuốc, nhưng đó lại là điều mà cộng đồng mong muốn".
Để trì hoãn việc tăng cường thông tin cảnh báo trên nhãn, các công ty thuốc lá đều vin vào việc nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm sản lượng của ngành thuốc lá, vốn đóng một phần rất lớn cho ngân sách, hoặc lấy lý do cây thuốc lá góp phần thay thế cây thuốc phiện, là cây xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương. Họ cũng lấy cớ rằng việc giảm sản lượng thuốc lá sẽ kéo theo nhiều công nhân mất việc. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Gia Phan, đặt vấn đề là sự tăng trưởng kinh tế ấy vì lợi ích của ai, có đi kèm với phát triển hay không; nếu vì tăng trưởng mà ảnh hưởng đến sức khỏe người dân thì không nên.
Mặt khác, tuy gây tốn kém nhưng việc in hình cảnh báo trên bao thuốc lại có tác dụng giáo dục sức khỏe rất lớn. Để đạt hiệu quả này qua các kênh truyền thông khác, Nhà nước sẽ phải bỏ ra số tiền lớn hơn nhiều.
Theo ông Hoàng Minh Thái, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa thông tin, in hình ảnh cảnh báo lên vỏ bao là một cách truyền thông hiệu quả và tiết kiệm nhất. Hình ảnh phổi bị tổn thương, não chảy máu hay răng miệng hư hỏng đi kèm với lời cảnh bảo ấn tượng sẽ có tác động rất mạnh. Các thông điệp này sẽ đến được với tất cả những người hút thuốc, đặc biệt là những người trình độ văn hóa thấp, ít tiếp xúc với báo chí sách vở, thậm chí cả người không biết chữ.
"Bởi vậy, thông tin cảnh báo trên vỏ bao thuốc lá nên được coi là một kênh truyền thông quan trọng trong việc giáo dục sức khỏe cho người dân" - ông Thái nói.