Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Nguyễn Đức Long
(Louis2)

New Member
Bài viết từ mạng Vietnamnet : http://www.vnn.vn

http://www.vnn.vn/kinhte/toancanh/2004/05/153798/

DN ngày càng có trách nhiệm xã hội14:50' 24/05/2004 (GMT+7) (VietNamNet) - Nhiều DN khi nghe đến các tiêu chuẩn SA 8000, WRAP, ISO 14001, CSR... đều cảm thấy như bị áp lực, nhưng thực tế, những tiêu chuẩn này còn giúp DN nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trách nhiệm xã hội là yêu cầu bắt buộc của nhiều nhà nhập khẩu với DN.

Riêng đối với chứng chỉ CSR, chứng chỉ về trách nhiệm của DN đối với đời sống công nhân, là yêu cầu bắt buộc của nhiều nhà nhập khẩu khi họ mua hàng từ DN. Đợt khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội tại 24 DN thuộc ngành dệt may và da giày gần đây đã cho thấy những kết quả khả quan. Theo đó, doanh thu của các DN này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34 lên 36 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Ngoài ra, các DN còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, thu hút thêm được lao động có chuyên môn cao.


Trên thực tế, rất nhiều DN đang áp dụng thành công những tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội và đã thu được những kết quả nhất định. Theo Ông Lê Viết Tòa, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu May mặc Việt Tiến: ''Khi bắt đầu áp dụng các bộ CoC, ban lãnh đạo và các giám đốc xí nghiệp cũng cảm thấy bị sức ép nhất định. Việt Tiến đang áp dụng SA 8000, WRAP và các bộ CoC của bạn hàng lớn như Nike, Adidas, Columbia Sport, JC Penny... Theo kinh nghiệm thực tế, các tập đoàn lớn bao giờ cũng tiến hành kiểm tra xem công ty có đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động và môi trường không, trước khi đặt hàng. Năm nay, mục tiêu của Việt Tiến là làm mát tất cả các xưởng sản xuất và áp dụng mức lương tối thiểu cho công nhân 550.000 đồng/người''.

Ông Khiếu Thiện Thuật, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Dệt Phong Phú cho biết: ''Chúng tôi đã chủ động áp dụng cùng một lúc ISO 9001, ISO 14001, SA 8000, nhưng không hề cảm thấy áp lực. Bởi thứ nhất, cách quản lý của các bộ tiêu chuẩn này là khá giống nhau. Thứ hai, đây là việc mà chúng tôi tự nguyện làm với mục đích tạo ra hệ thống để phục vụ chính mình, chứ không phải để đối phó. Những hệ thống này giúp cho người lao động có môi trường và chính sách làm việc ổn định, dù có sự thay đổi trong ban lãnh đạo. Mặt khác, các hệ thống đều được áp dụng khách quan, vì có sự kiểm tra và đánh giá định kỳ của bên thứ ba''.

Trong hơn 36 năm làm việc trong ngành dệt, ông Thuật đã chứng kiến nhiều thế hệ công nhân nam nữ có sức lao động xuống cấp trầm trọng, bình thường chỉ tồn tại được 10-15 năm. Từ đó, ông rút ra kết luận: ''Nếu không có cách gì để bảo vệ sức khỏe cho người lao động, thì sẽ mất mát vô cùng lớn nguồn lực của DN''.

Ông Colin Scott, chuyên gia cao cấp của Trung tâm Đào tạo May mặc Quốc tế tại Việt Nam nhận định: ''Thành công của ngành may mặc Việt Nam trong tương lai sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sử dụng lao động hiệu quả, sản xuất được vải và phụ kiện trong nước, áp dụng công nghệ mới, đào tạo đội ngũ quản lý, khả năng giới thiệu và quảng bá sản phẩm, cùng bức thông điệp rằng Việt Nam hoàn toàn ủng hộ một môi trường lao động an toàn, công bằng và những tập quán sử dụng lao động được xã hội thừa nhận''.

Tuy nhiên, Ông Carey Zesiger, Giám đốc Phát triển dự án, Công ty Global Standard nhận xét: ''Ở Việt Nam, đôi khi các công ty quá coi trọng việc có được bộ chứng chỉ, nhưng chứng chỉ là vô nghĩa nếu như không được thực thi nghiêm túc''.

Một số chứng chỉ quốc tế về trách nhiệm xã hội của DN
SA 8000: tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất.
WRAP: trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc.
ISO 9001: hệ thống quản lý chất lượng.
ISO 14001: hệ thống quản lý môi trường trong DN.
CSR: cam kết của DN đóng góp cho sự phát triển bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống người lao động và các thành viên gia đình họ.
Ngoài ra, những tập đoàn lớn như: Nike, Timberland, Gap, IKEA... đều có các bộ quy tắc ứng xử (CoC) riêng.




Phương Thanh



http://www.vnn.vn/kinhte/thuongmaidichvu/2005/01/366141/

Thực hiện trách nhiệm xã hội, DN lợi hay thiệt?07:58' 17/01/2005 (GMT+7) [font=arial, helvetica, sans-serif](VietNamNet) - Khách hàng nước ngoài khi mua hàng của DN Việt Nam, vẫn đặt yêu cầu về trách nhiệm xã hội, nhưng rất nhiều DN băn khoăn vì đầu tư tốn kém.[/font]

[font=arial, helvetica, sans-serif]DN còn lơ mơ[/font]

[font=arial, helvetica, sans-serif]
Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thăm hỏi công nhân Dệt Thành Công, đơn vị đã đạt chứng chỉ SA8000. Ảnh: Đ.V.

Trách nhiệm xã hội trong quan lý DN, gọi chung là trách nhiệm xã hội (TNXH), được hiểu là việc DN thực hiện các quyền lợi dành cho cán bộ công nhân viên, người lao động nói chung. Đó là sự chăm sóc đến quyền lợi người lao động, từ điều kiện làm việc, đến chăm sóc sức khỏe, sự tôn trọng, công bằng về tiền lương, tiền công, chăm sóc đời sống tinh thần… Chứng chỉ SA8000 tập trung đề cao các nội dung này.
[/font]
[font=arial, helvetica, sans-serif]Hiện nay trên thế giới, TNXH là một yêu cầu khá khắt khe trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù đây là hoạt động tự nguyện, nhưng do sự đề cao nên có những nước đưa ra thành những quy định pháp luật. Liên hiệp quốc đã có 9 nguyên tắc quy định về vấn đề này. Ủy ban châu Âu đã đưa ra “Văn bản xanh”, trong đó TNXH được hiểu như là việc DN đưa các vấn đề xã hội và môi trường vào các hoạt động một cách tự nguyện. Australia đã đề xuất bộ Luật về TNXH, Anh quốc hàng năm đưa ra kết quả nghiên cứu và kèm theo đó là khuyến nghị của các Bộ ngành. [/font]

[font=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên hiện tại, hoạt động này ở Việt Nam chưa được nhiều DN quan tâm. Trước đây, các DN Việt Nam có thực hiện TNXH là do yêu cầu của đối tác là khách hàng nước ngoài, khi khách hàng có yêu cầu. Ông Trần Ngọc Trung, giám đốc Trung tâm huấn luyện và chuyển giao công nghệ quản lý của Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cho biết: khái niệm TNXH manh nha du nhập vào Việt Nam khoảng từ năm 1995, khi Việt Nam tổ chức một Hội nghị quản lý ở Hà Nội. Từ việc “chữa cháy” là gặp đâu làm đó, sai đâu sửa đó, chuyển dần sang xu thế “phòng ngừa”, khái niệm này bắt đầu được DN chú ý tìm hiểu để thực hiện. Tuy nhiên đến nay, cũng chỉ có 1991 chứng chỉ phù hợp với ISO 14000, một con số rất ít ỏi. Việt Nam vẫn chưa có một quyết định nào của Nhà nước và giao vấn đề này cho cơ quan nào chịu trách nhiệm. Ông Trung cho rằng, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam bị yếu, cũng có một nguyên nhân từ đây.[/font]

[font=arial, helvetica, sans-serif]Vì vậy, hiện tại ở Việt Nam nếu kể đến DN áp dụng tự giác và đã thành công trong lĩnh vực này rất ít ỏi. Một số đã thực hiện tốt là các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, như NIKE, Adidas, Columbia Sport, JC Penny. DN trong nước áp dụng thành công được nêu làm ví dụ tiêu biểu như Coart Phong Phú, (sản xuất phụ liệu cho ngành dệt và may mặc), Dệt Thành công, Giày Thái Bình... không có nhiều. Giày Thái Bình đã xây dựng chỗ ở cho 1.000 lao động, trong đó xây 500 căn hộ chung cư cho gia định người lao động. Hay như Dệt Thành Công là đơn vị đã đạt chứng chỉ SA8000, ấn tượng nhất ở DN này là trong các cơ sở sản xuất của công ty đều được trang bị một hệ thống quạt hơi nước đã làm lạnh, tạo không khí mát mẻ dễ chịu. [/font]

[font=arial, helvetica, sans-serif][/font][font=arial, helvetica, sans-serif]Lợi hay thiệt?[/font]

[font=arial, helvetica, sans-serif]
Da giày và dệt may là hai lĩnh vực được xác định rất cần thiết thực hiện TNXH để tăng sức cạnh tranh. Đ.V.

Đó là câu hỏi mà các DN băn khoăn nhiều nhất khi đả động đến vấn đề này. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc công ty Dệt Thành Công, cho biết, khi khách hàng nước ngoài đến công ty đặt hàng, vấn đề đầu tiên khách hàng quan sát là điều kiện làm việc, sức khỏe công nhân, xử lý chất thải, nhà ăn, nhà vệ sinh… chứ không phải kiểm tra chất lượng sản phẩm. Khách hàng Mỹ đặc biệt chú trọng điều này.
[/font]

[font=arial, helvetica, sans-serif]Trong một khảo sát của gần 100 DN ở Hà Nội và TP.HCM, nhiều DN đã nhận ra, khi thực hiện TNXH, sẽ thu lại phần lợi trên một số điểm: thêm đối tác khách hàng, tăng đơn hàng, thu hút được lao động; lợi ích lâu dài là người lao động gắn bó, giúp DN cải tiến tốt hơn về phương pháp quản lý; sức khỏe người lao động bảo đảm sẽ cho hiệu quả công việc cao hơn, chất lượng sản phẩm tăng, giảm sản phẩm hư, làm hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh về năng suất và chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh, phát triển bền vững.[/font]

[font=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, theo các DN, việc thực hiện TNXH cũng là một thách thức không nhỏ. Cũng trong đợt khảo sát nêu trên, các băn khoăn của DN đưa ra tập trung ở một số điểm, trong đó hầu hết đều nêu ý kiến DN Việt Nam hầu hết ít vốn, thực hiện TNXH sẽ làm tăng thêm chi phí đầu tư, tức tăng giá thành sản phẩm. Các yếu tố như: thiếu người thực hiện, tốn thời gian, cộng với nhận thức của người lao động chưa thấu đáo, luật pháp chưa có quy định… được xem như là thách thức, khiến DN e ngại. [/font]

[font=arial, helvetica, sans-serif]Ông Trần Ngọc Tuệ, chuyên viên tổ chức phi chính phủ Action Aids Việt Nam, cho biết, vì vậy, hầu hết các DN cho rằng TNXH như hoạt động từ thiện, hoặc thực hiện một bộ quy tắc ứng xử (CoC) nào đó, một gánh nặng tốn kém, chứ không phải là trách nhiệm của DN. [/font]

[font=arial, helvetica, sans-serif]Phân tích về việc bỏ ra chi phí này, là chi phí hiển nhiên hay phải bỏ thêm tiền túi của DN, bà Phan Thị Hải Yến, chuyên viên tổ chức TNXH quốc tế (SAI), một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, cũng là cơ quan chấp bút SA8000, cho rằng: Đây là quyền lợi của người lao động, người lao động xứng đáng được hưởng. Vì vậy, thực hiện TNXH là nghĩa vụ của DN phải thực hiện, nên không thể cho rằng DN phải bỏ tiền túi. Đó là chưa kể, khi đầu tư vào đây, về trước mắt như lâu dài, DN thu lại nhiều lợi ích đặc biệt khác.[/font]

[font=arial, helvetica, sans-serif]Theo ông Trần Ngọc Trung, trong xu thế cạnh tranh và hội nhập hiện nay, việc thực hiện TNXH là vấn đề không thể không thực hiện, vì vậy DN phải nghĩ đến ngay từ bây giờ. Ông Trung cho biết, kinh nghiệm khi ít tiền các DN nên đầu tư trước vào việc nâng cao nhận thức cán bộ công nhân, sắp xếp cải tạo điều kiện lao động, là những việc làm chi phí thấp, nhưng có hiệu quả trong thời gian ngắn. Còn về lâu dài, việc đầu tư đầy đủ để tiến tới nhận chứng chỉ SA8000 là việc cũng rất cần làm.[/font]

- Tại một nhà máy của công ty dệt may đã cải tạo hệ thống ánh sáng, thông gió, nhà vệ sinh… khoảng 1 tỷ đồng, trong vòng 3 năm năng suất lao động tăng 18%.

- Một công ty giày đầu tư vào trang thiết bị và cải tạo điều kiện lao động trong thời gian qua đã giúp đạt sản lượng kỷ lục 5,5 triệu đôi giày / năm 2004, xuất khẩu được 50%.

- Công ty Coast Phong Phú tập trung vào chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng điều kiện làm việc, nhờ đó năng suất lao động tăng lên.

(Nguồn: Trung tâm huấn luyện và chuyển giao công nghệ quản lý của Hiệp hội DN có vốn đầu tư nước ngoài).












  • [font=arial, helvetica, sans-serif]Đặng Vỹ[/font]

quote 2 bài dài ngoằng của 2 nhà báo tên tuổi từ Vietnamnet để nói lại về thread "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" trước của chị Nguyễn Thảo". Đọc 2 bài này có thể thấy : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là có thật, chứ không phải là 1 điều tất yếu gắn bó với lợi nhuận của doanh nghiệp mà mọi người đã đồng tình và phản bác chị Thảo. Có lẽ anh Tuấn nên mở lại thread đó, hoặc chí ít tiếp tục thảo luận về vấn đề này. Theo em, điều mọi người confused đó là sự rõ ràng giữa 2 khái niệm : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và Lợi ích kinh tế của 2 doanh nghiệp đó. Ý chị Thảo ở đây là bàn đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp riêng lẻ, chưa đụng chạm gì đến lợi ích của doanh nghiệp (dù trong thực tế 2 vấn đề này đi liền với nhau), nhưng mọi người bị nhầm lẫn khi đưa cả khái niệm Lợi ích kinh tế vào đây, cho nên nó thành ra : Có trách nhiệm thì có lợi ích, mà muốn có lợi ích thì phải có trách nhiệm. Nhưng đây không phải 1 vấn đề tổng quát, nó chỉ như luật sư này biện hộ cho thân chủ của mình, luật sư kia cũng biện hộ cho thân chủ của mình, người quyết định bản án sẽ xem xét 2 phần biện hộ mà đưa ra các phán quyết thích hợp. Mọi người tạm thời gạt cái lợi ích của doanh nghiệp kia ra vội, thì sẽ thấy là chỉ có trách nhiệm nói chung thôi của doanh nghiệp cũng đã có rất nhiều điều để thảo luận rồi.

(Hy vọng chúng ta sẽ xem xét khái quát cả 2 vấn đề trách nhiệm và lợi ích này ở 1 thread nào đó sau này).
 
Nguyễn Đức Long đã viết:
Trách nhiệm xã hội trong quan lý DN, gọi chung là trách nhiệm xã hội (TNXH), được hiểu là việc DN thực hiện các quyền lợi dành cho cán bộ công nhân viên, người lao động nói chung. Đó là sự chăm sóc đến quyền lợi người lao động, từ điều kiện làm việc, đến chăm sóc sức khỏe, sự tôn trọng, công bằng về tiền lương, tiền công, chăm sóc đời sống tinh thần… Chứng chỉ SA8000 tập trung đề cao các nội dung này.



chị Thảo đã viết:
"Kinh doanh thực chất là khai thác các nhu cầu của con người: các nhu cầu đang có, các nhu cầu sẽ có và các nhu cầu có thể tạo ra. Bạn không thể bán máy tính trên sao Hỏa. Đơn giản vì trên đó không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy cho cùng là do các khách hàng tạo ra. Những khách hàng này - già trẻ, gái trai tập hợp nhau lại thành xã hội. Và vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đặt ra là trên cơ sở của mối quan hệ như vậy".

trách nhiệm XH mà chị Thảo nói có giống như chú Long quote về không ạ?
 
Mấy cái Long quote về đây liên quan đến việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Theo các quan điểm hiện nay thì việc áp dụng các phương pháp QLCL cần phải tập trung trước hết vào cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp vì

* Nếu họ không thoả mãn với chất lượng của môi trường làm việc thì dù cho ta có áp đặt loại chương trình chất lượng nào chăng nữa cũng không thể có kết quả. Trong điều kiện đó, họ không thể tạo ra các sản phẩm hay các dịch vụ có chất lượng.
* Mặt khác nếu điều kiện làm việc có chất lượng cao, thì đó có thể là thách thức, thú vị, vui vẻ và có cơ hội thăng tiến, các nhà quản lý sẽ không phải lo lắng về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà chính nhân viên sẽ quan tâm đến điều đó.
 
Phạm Đức Hoài đã viết:
trách nhiệm XH mà chị Thảo nói có giống như chú Long quote về không ạ?
Chị nghĩ là em hiểu chứ, cùng một tiêu đề giống hệt nhau mà "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp", chị nghĩ là không quá khó để phân biệt tiếng Việt ngay cả khi số nhiều trong chúng ta đang ở nước ngoài. :)) :)) (j/k)

Chị cũng cho rằng đây là một chủ đề hay vì không ít những members của HAO đang và sẽ là chủ nhân của các doanh nghiệp lớn nhỏ, vì vậy với chút kiến thức ít ỏi của mình, chị mong đem được một cái gì đó để chúng ta có thể áp dụng trước mắt vào chính doanh nghiệp mà mình đang có, từ kinh nghiệm sẵn có được rút ra trong bài học thực tế khi không chịu đóng góp sức mình vào xã hội, không chịu thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình với xã hội. Well, đó là khi doanh nghiệp mới được thành lập và cái mà chúng ta lo hơn như bài trên của em Long đó là lợi ích doanh nghiệp, nhưng liệu chúng ta tồn tại được bao lâu, khi kể cả không thực hiện trách nhiệm thì doanh nghiệp vẫn phát triển, khi ấy, vấn đề lương tâm sẽ thế nào... mỗi cá nhân đều là một con người, đều có những cảm xúc, tình cảm va nhu cầu tương tự nhau, vậy thì hôm nay chúng ta có thể là các chủ doanh nghiệp đấy, nhưng ai mà biết ngày mai... chúng ta lại là những người cần các chủ doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội... Vậy nên, có nói cũng bằng thừa khi chính những doanh nghiệp không ý thức được trách nhiệm của mình mà cho đó là nhiệm vụ.... (bác Cầu nhỉ, doanh nghiệp bác dạo này làm ăn thế nào, có cần kiểm toán không :)) )
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Công cụ tạo dựng lợi thế cạnh tranh


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR) đuợc hiểu là "sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội".1 Những doanh nghiệp (DN) mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng v.v.
Các DN có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC); thực tế, một số DN Việt Nam đã làm được như vậy.2 Tuy nhiên những DN nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chưa có khả năng đạt những chứng chỉ này vẫn có thể có được những lợi ích cụ thể trong kinh doanh nếu tự nguyện áp dụng những tiêu chuẩn về CSR.

CSR ở Việt Nam

Khái niệm CSR còn tương đối mới ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, rào cản và thách thức cho việc thực hiện CSR bao gồm: 1) nhận thức về khái niệm CSR còn hạn chế; 2) năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ CoC; 3) thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (đặc biệt là đối với các DNNVV); 4) sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của CSR và Bộ luật Lao động; 5) những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các CoC.3

Trong những điều kiện khó khăn như vậy, các DNNVV có nên quan tâm đến CSR không và vì sao? Câu trả lời là nên! Bởi lẽ những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những DN không tuân thủ CSR có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.

Một số ví dụ về lợi ích của việc thực hiện CSR

Những DN thực hiện CSR đã đạt được những lợi ích đáng kể bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Dưới đây là một số ví dụ minh họa với mục đích giúp các DNNVV Việt Nam có được nhận thức tốt hơn về CSR và để họ có thể đưa CSR vào hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, cho môi trường và cho xã hội.

Giảm chi phí và tăng năng suất

DN có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn. Ví dụ, một DN sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu Đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí.

Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho DN bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

Tăng doanh thu

Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu. Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại ấn Độ, vào đầu những năm 1970 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương, và do vậy đã lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương. Nhờ chương trình này, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn.

Rất nhiều công ty sau khi có được chứng chỉ về CSR đã tăng được doanh thu đáng kể. Ví dụ, Aserradero San Martin, một công ty sản xuất đồ gỗ ở Bolivia, sau khi có chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đã tiếp cận được thị trường Bắc Mỹ và bán sản phẩm với giá cao hơn từ 10-15%.

Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty

CSR có thể giúp DN tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp DN tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các DN có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.

Thu hút nguồn lao động giỏi

Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các DN. Những DN trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt.

Grupo M, một công ty dệt cỡ lớn ở Cộng hoà Đô-mi-ních, đã tổ chức đưa đón công nhân, có trung tâm y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân và gia đình họ, tổ chức đào tạo công nhân và trả lương gấp đôi mức lương tối thiểu do quốc gia này qui định. Tổng Giám đốc, đồng thời là sáng lập viên của công ty, không lo lắng nhiều về những chi phí này mà cho rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt. ông nói "tất cả những gì chúng tôi dành cho người lao động đều đem lại lợi ích cho công ty - đó là hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành và sự sáng tạo."

Ví dụ ở Việt Nam

Trong mấy năm gần đây, chủ yếu do yêu cầu của đối tác mua hàng nước ngoài, một số DN Việt Nam đã thực hiện các chương trình CSR. Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 DN thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chương trình CSR, doanh thu của các DN này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%.4 Ngoài hiệu quả kinh tế, các DN còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao.

(1) Định nghĩa của Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng Thế giới. Xem www.worldbank.org/privatesector/csr/index.htm. Phát triển bền vững, với những nguyên tắc chính của CSR là một mục tiêu hàng đầu của IFC. Các ví dụ minh họa trong Bản tin này được trích từ báo cáo "Phát triển Giá trị: Những ví dụ điển hình về phát triển bền vững tại các thị trường đang nổi lên". Có thể tham khảo thêm thông tin về phương thức phát triển bền vững của IFC theo địa chỉ www.ifc.org/sustainability.
(2) Một số chứng chỉ phổ biến như SA 8000 (tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất), WRAP (trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc), FSC (bảo vệ rừng bền vững), và ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp). Những tập đoàn lớn như Nike, Timberland, Gap, IKEA... có bộ CoC riêng mà họ thường yêu cầu nhà cung ứng của họ phải tuân thủ.
(3) Twose, Nigel và Tara. "Tăng cường sự tham gia của chính phủ các nước đang phát triển trong vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp". Ngân hàng Thế giới, 2003.
(4) Đào Quang Vinh, Báo cáo tóm tắt nghiên cứu CSR tại các doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2003.

(from VCCI)
 
Back
Bên trên