Trong tuần trên thế giới diễn ra 2 sự kiện gây nhiều sự quan tâm: đó là cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và cuộc trưng cầu dân ý về chủ quyền Gibraltar. Kết cục của 2 sự kiên trên chắc không thể để cho chúng ta thờ ơ.
Trước tình hình kinh tế xuống dốc, thất nghiệp gia tăng, Đảng Cộng hòa của ông Bush lại thắng đậm trên chính trường! Tất nhiên tuyên truyền vận động cũng đã có một vai trò nhất định nhưng phe Dân chủ cũng không phải là không biết đến điều đó, nên hiệu quả của PR tạm gác sang một bên. Vì sao cử tri Mỹ lại bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa? Điều này có thể đồng nghĩa với việc các chính sách của Tổng thống Bush được sự ủng hộ đông đảo của dân Mỹ (đặc biệt là việc Jeb Bush tái thắng. Hay ngược lại, vì sao phe Dân chủ lại đánh mất niềm tin ở cử tri? Có thể nhận thấy rằng chính sách của ông Bush không có gì là thông minh cho lắm, nó mang tính chất coi thường thế giới đến trắng trợn, và nước Mỹ đang tự cô lập mình bằng những chính sách mang tính chất đơn phương (Unilateralism). Người Dân chủ thì cẩn thận hơn, mặc dù họ cuối cùng thì cũng đã ủng hộ Bush trong vấn đề Iraq nhưng trước đây không phải là không có tranh cãi. Phải chăng Chủ nghĩa dân tộc đã trỗi dậy?
Ngược lại cử tri ở Gibraltar đã bỏ phiếu cho việc ở lại trong chủ quyền của Anh Quốc. Điều này không gây bất ngờ lắm, vì trước đấy phần đông nhà phân tích cũng đã tiên đoán kết quả này. Cái gì đã làm người dân lãnh thổ này đánh mất niềm tự hào dân tộc và chịu nhẫn nhục làm thuộc địa một dân tộc khác? Chẳng nhẽ đồng tiền và sự hưởng thụ vật chất đã làm lu mờ?
Nhưng chúng ta lại có những ví dụ phản bác điều đó. Như ngưới Bask ở Tây Ban Nha chẳng hạn - họ đâu có thiếu thốn về kinh tế và cũng không hề bị phân biệt đối xử. Cái gì đã đưa họ đến con đường giải phóng dân tộc? Và họ đấu tranh để giải phóng cái gì?
Một ví dụ khác, người Serbs ở Bosnia và Hersegovina lại giết nhau cũng không rõ vì sao. Vì tôn giáo: giữa đạo Hồi và Thiên chúa giáo? Cũng không hẳn, vì người Serbs đạo Hồi lại hợp tác với người Croatia thiên chúa giáo! Việc phân chia Ấn Độ làm 2 nước India và Pakistan, sau đó là Bangladesh tách ra khỏi Pakistan cũng là một chủ đề.
Đến thời kỳ văn minh thì người ta có thể giết nhau vì bất đồng quan điểm (không phải là vì quyền lực nhé). Cuộc chiến giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch đã làm hàng triệu người Trung Quốc đổ máu.
Đã có một thời kỳ người ta cho rằng quyền lợi giai cấp đứng lên trên quyền lợi dân tộc! Đã có một thời kỳ vàng của Chủ nghĩa Quốc tế vô sản - hàng ngàn người chiến sĩ quốc tế đã hy sinh ở Tây Ban Nha để bảo vệ nền cộng hòa trước chủ nghĩa phát-xít của Franko. Nhưng lại có những sự kiện phản bác lại luận điểm này: tổng thống Saddam Hussein đã được Liên Xô giúp đỡ và ủng hộ tích cực mặc dù ông ta là một tên chống cộng sản khét tiếng! Ví dụ như thế còn nhiều, người ta lại đưa ra giả thuyết là quyền lợi dân tộc bao giờ cũng đứng trên quyền lợi giai cấp. Với luận điểm này người ta đã cố giải thích vì sao các đảng cộng sản đã nhanh chóng sụp đổ ở Đông Âu, còn ở Việt Nam và Trung Quốc thì không. Đơn giản vì các đảng cộng sản ở Đông Âu lên nắm chình quyền là nhờ thế lực ở bên ngoài, nghĩa là một chính quyền bù nhìn, không phải dân tộc.
Nhưng liệu quyền lợi dân tộc đã phải là trên hết chưa? Mà thế nào là một dân tộc? Nó dựa trên cái gì? Sắc tộc, màu da, tiếng nói hay tôn giáo?
Càng bạn luận càng thấy rối, nhưng nếu ta hiểu được thì chúng ta sẽ có trong tay một sức mạnh vô biên trong thế giới đa phương, đa chiều này.
Đối với thuật trị dân, Phạm Lãi thời xưa đã có câu "Đối với các dân tộc mọi rợ thì chỉ cần dùng tình cảm ra thuyết dụ, còn đối với dân tộc khôn ngoan thì phải đem tiền bạc ra mua chuộc".
Quan điểm này cũng được lặp lại phần nào trong nhận định của Bzezhinskii (cố vấn cho Nixon) thì lại nhận xét thế này "Cái làm con người này khuất phục người kia, hay dân tộc này khuất phục dân tộc kia không phải là thành tựu khoa học kỹ thuật, trí tuệ, tiền bạc mà là... văn hóa". Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của nhiều người là 'Who owns technology that rules the world'. Quan điểm cá nhân của tôi thì Bzezhinskii đúng.
Liệu lòng tự hào dân tộc chỉ có thể có được khi văn hóa dân tộc được coi trọng? Và để thống trị các dân tộc khác thì cần phải cho văn hóa của dân tộc đó diệt vong?
PS: người Do Thái lại có thuật thống trị khác Cái này để bàn sau
Trước tình hình kinh tế xuống dốc, thất nghiệp gia tăng, Đảng Cộng hòa của ông Bush lại thắng đậm trên chính trường! Tất nhiên tuyên truyền vận động cũng đã có một vai trò nhất định nhưng phe Dân chủ cũng không phải là không biết đến điều đó, nên hiệu quả của PR tạm gác sang một bên. Vì sao cử tri Mỹ lại bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa? Điều này có thể đồng nghĩa với việc các chính sách của Tổng thống Bush được sự ủng hộ đông đảo của dân Mỹ (đặc biệt là việc Jeb Bush tái thắng. Hay ngược lại, vì sao phe Dân chủ lại đánh mất niềm tin ở cử tri? Có thể nhận thấy rằng chính sách của ông Bush không có gì là thông minh cho lắm, nó mang tính chất coi thường thế giới đến trắng trợn, và nước Mỹ đang tự cô lập mình bằng những chính sách mang tính chất đơn phương (Unilateralism). Người Dân chủ thì cẩn thận hơn, mặc dù họ cuối cùng thì cũng đã ủng hộ Bush trong vấn đề Iraq nhưng trước đây không phải là không có tranh cãi. Phải chăng Chủ nghĩa dân tộc đã trỗi dậy?
Ngược lại cử tri ở Gibraltar đã bỏ phiếu cho việc ở lại trong chủ quyền của Anh Quốc. Điều này không gây bất ngờ lắm, vì trước đấy phần đông nhà phân tích cũng đã tiên đoán kết quả này. Cái gì đã làm người dân lãnh thổ này đánh mất niềm tự hào dân tộc và chịu nhẫn nhục làm thuộc địa một dân tộc khác? Chẳng nhẽ đồng tiền và sự hưởng thụ vật chất đã làm lu mờ?
Nhưng chúng ta lại có những ví dụ phản bác điều đó. Như ngưới Bask ở Tây Ban Nha chẳng hạn - họ đâu có thiếu thốn về kinh tế và cũng không hề bị phân biệt đối xử. Cái gì đã đưa họ đến con đường giải phóng dân tộc? Và họ đấu tranh để giải phóng cái gì?
Một ví dụ khác, người Serbs ở Bosnia và Hersegovina lại giết nhau cũng không rõ vì sao. Vì tôn giáo: giữa đạo Hồi và Thiên chúa giáo? Cũng không hẳn, vì người Serbs đạo Hồi lại hợp tác với người Croatia thiên chúa giáo! Việc phân chia Ấn Độ làm 2 nước India và Pakistan, sau đó là Bangladesh tách ra khỏi Pakistan cũng là một chủ đề.
Đến thời kỳ văn minh thì người ta có thể giết nhau vì bất đồng quan điểm (không phải là vì quyền lực nhé). Cuộc chiến giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch đã làm hàng triệu người Trung Quốc đổ máu.
Đã có một thời kỳ người ta cho rằng quyền lợi giai cấp đứng lên trên quyền lợi dân tộc! Đã có một thời kỳ vàng của Chủ nghĩa Quốc tế vô sản - hàng ngàn người chiến sĩ quốc tế đã hy sinh ở Tây Ban Nha để bảo vệ nền cộng hòa trước chủ nghĩa phát-xít của Franko. Nhưng lại có những sự kiện phản bác lại luận điểm này: tổng thống Saddam Hussein đã được Liên Xô giúp đỡ và ủng hộ tích cực mặc dù ông ta là một tên chống cộng sản khét tiếng! Ví dụ như thế còn nhiều, người ta lại đưa ra giả thuyết là quyền lợi dân tộc bao giờ cũng đứng trên quyền lợi giai cấp. Với luận điểm này người ta đã cố giải thích vì sao các đảng cộng sản đã nhanh chóng sụp đổ ở Đông Âu, còn ở Việt Nam và Trung Quốc thì không. Đơn giản vì các đảng cộng sản ở Đông Âu lên nắm chình quyền là nhờ thế lực ở bên ngoài, nghĩa là một chính quyền bù nhìn, không phải dân tộc.
Nhưng liệu quyền lợi dân tộc đã phải là trên hết chưa? Mà thế nào là một dân tộc? Nó dựa trên cái gì? Sắc tộc, màu da, tiếng nói hay tôn giáo?
Càng bạn luận càng thấy rối, nhưng nếu ta hiểu được thì chúng ta sẽ có trong tay một sức mạnh vô biên trong thế giới đa phương, đa chiều này.
Đối với thuật trị dân, Phạm Lãi thời xưa đã có câu "Đối với các dân tộc mọi rợ thì chỉ cần dùng tình cảm ra thuyết dụ, còn đối với dân tộc khôn ngoan thì phải đem tiền bạc ra mua chuộc".
Quan điểm này cũng được lặp lại phần nào trong nhận định của Bzezhinskii (cố vấn cho Nixon) thì lại nhận xét thế này "Cái làm con người này khuất phục người kia, hay dân tộc này khuất phục dân tộc kia không phải là thành tựu khoa học kỹ thuật, trí tuệ, tiền bạc mà là... văn hóa". Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của nhiều người là 'Who owns technology that rules the world'. Quan điểm cá nhân của tôi thì Bzezhinskii đúng.
Liệu lòng tự hào dân tộc chỉ có thể có được khi văn hóa dân tộc được coi trọng? Và để thống trị các dân tộc khác thì cần phải cho văn hóa của dân tộc đó diệt vong?
PS: người Do Thái lại có thuật thống trị khác Cái này để bàn sau
Chỉnh sửa lần cuối: