Time left

Nguyễn Chí Trung
(Yogi)

New Member
We have now around 600 millions human beings vegetarian

Our planet need 900 millions vegetarians to be saved

If you eat one day vegetarian and one day meat, that counts a half person

So it is not impossible

It's time to act now

You want to be a hero or a zero ?

Because may be one day when you wake up, there is nothing to save anymore

This day comes closer and closer ...

 
Chỉnh sửa lần cuối:
Time presses

Tiến sĩ Dan Brook & Tiến sĩ Richard Schwartz: Nhân loại trên ngã ba đường?

Giải Nobel Hòa bình được trao tặng đến cả hai Al Gore và Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc (IPCC) cho công việc của họ về việc nghiên cứu và đưa ra cho công chúng biết những hoàn cảnh nguy hiểm của khí hậu thay đổi toàn cầu. Thật ra, hâm nóng toàn cầu đã đi vượt xa "một sự thật bất tiện." Chúng ta đang làm tinh cầu quá nóng đến mức báo động với những hậu quả có khả năng thảm khốc. 2006 là năm nóng nhất đã được ghi lại tại Hoa Kỳ và là năm thứ 11 trong 12 nóng nhất vừa qua được ghi lại. Hãy nghĩ về chiếc xe hơi quá nóng (và những loại xe chúng ta lái), và buổi cơm chiều quá chín (và những món chúng ta ăn), và người nào đó bệnh sốt nóng (và chúng ta hành động ra sao). Bây giờ hãy tưởng tượng điều đó trên tầm mức địa cầu.

Hâm nóng toàn cầu có lẽ là vấn đề xã hội, kinh tế chính trị, đạo đức và môi sinh lớn nhất mà địa cầu chúng ta và dân cư trên đó phải đối diện. Hâm nóng toàn cầu được định nghĩa như là sự tăng nhiệt độ trung bình trong không khí và nước của địa cầu. Người ta ngày càng ý thức và quan tâm về hâm nóng toàn cầu và hậu quả từ đó, bất kể tài liệu không đúng của ExxonMobil và sự làm hoang mang của chính quyền Bush, do những báo cáo thường xuyên về sức nóng đạt kỷ lục, cháy rừng, sự gia tăng số lượng và mức độ nghiêm trọng của bão, hạn hán, sự tan chảy của sông băng, lớp hàn băng, và chỏm băng ở Bắc Cực, mực nước biển dâng cao, lũ lụt, thay đổi hướng gió, axít hóa trong các đại dương, loài vật bị nguy cơ tuyệt chủng, lan truyền bệnh tận, hồ nước bị rút cạn, đảo bị chìm, và người tỵ nạn môi sinh. Chúng ta có thể đang đối mặt với vách đứng. Trưởng thanh tra vũ khí Liên Hiệp Quốc Hans Blix có nói: “Đối với tôi, vấn đề môi sinh đáng lo ngại hơn vấn đề chiến tranh và hòa bình.... Tôi lo lắng về hâm nóng toàn cầu hơn là lo lắng về bất cứ xung đột quân đội nào.”

Vào cuối năm 2006, đã có ít nhất ba sự kiện chính tường trình về sự đe dọa bi thảm hiện tại của hâm nóng toàn cầu:

(1) đảo Lohachara của Ấn Độ đã bị di tản trước khi chìm xuống biển, tạo ra hơn 10.000 người tỵ nạn;
(2) Tảng Băng Ayles khổng lồ bị vỡ khỏi Bắc Cực Gia Nã Đại; và
(3) chính quyền Bush, đã kháng cự để giải quyết hâm nóng toàn cầu, đồng ý rằng gấu Bắc Cực đang bị “nguy cơ tuyệt chủng,” chủ yếu do băng tan gây ra bởi hâm nóng toàn cầu, và đề nghị bảo vệ chúng dưới Điều luật Loài vật bị Nguy cơ Tuyệt chủng.

Hâm nóng toàn cầu cũng gây nguy hiểm cho chim cánh cụt, hải cẩu, hải mã, rùa biển, cá hồi, voi, dã nhân, cóc nhái, bươm bướm, chim muông, và nhiều loài vật khác, đe dọa lên đến một phần ba tất cả các loài vật. Ngược lại, sự tăng mức thán khí và sức nóng sẽ dẫn đến sự gia tăng muỗi về con số và phạm vi, trải rộng thêm sự bất tiện và bệnh tật. “Khí hậu thay đổi sẽ gây tổn hại đến mỗi một người chúng ta ở mọi nơi trên toàn cầu”, theo lời của thị trưởng Jason West của huyện New Paltz, tác giả sách Dám Hy Vọng: “cho dù chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền hoặc nói bao nhiêu lời cầu nguyện.”

Những thảm họa khác gần đây: tảng băng sụp đổ tại Nam Cực và Greenland; sự kiện thời tiết chưa từng xảy ra vòng quanh thế giới, như Bão Katrina, Rita, và Wilma; sóng nhiệt gây chết người, gây ra nhiều điều khác, mùa trượt tuyết bị phá sản tại Âu châu và 35.000-50.000 người bị chết tại Âu châu vào mùa hè năm 2003; sông băng biến mất khỏi Khu Sông băng Quốc gia tại Montana và các nơi khác (khoảng 80% sông băng của thế giới bị co rút); hạn hán trầm trọng tại Úc và các nơi khác; và những dấu hiệu thiên tai không lành khác. 2007 cũng không được báo trước tốt với hạn hán, hỏa hoạn, lũ lụt, bão, và nhiều nữa. “Một con đường như vậy chỉ là không bền vững,” theo Giáo sư John P. Holdren thuộc Đại học Harvard, chủ tịch của Hiệp hội Khoa học Tiến bộ Hoa Kỳ, “đây là một quy định cho thiên tai.”

Nhân loại có lẽ chưa bao giờ bị đe dọa như thế từ trước đến nay và đây là những thay đổi chính yếu phải xảy ra hầu đặt địa cầu trong tình trạng hiểm nghèo của chúng ta trở lại con đường bền vững. Mặc dù một số nhỏ cá nhân bàn cãi chống lại việc hâm nóng toàn cầu, có một sự nhất trí về khoa học và môi sinh – trong số tất cả tổ chức, tập san, tạp chí về khoa học và môi sinh, và tất cả bài viết được thẩm định thông thái - rằng hâm nóng toàn cầu là điều có thật, nghiêm túc, trở nên tệ hơn, và gây ra bởi hoạt động của con người. Bằng chứng này quá mạnh và sự bất đồng thật sự duy nhất là về cường độ.

Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc (IPCC) phát hành Bản Tường trình Ước Định Lần thứ tư vào tháng 2 năm 2007, được nghiên cứu và viết bởi 2.500 khoa học gia khí hậu trong sáu năm vừa qua và được hơn 130 chính phủ hiệu đính. Bài tường trình thận trọng mô tả những xu hướng rõ ràng và hậu quả có khả năng thảm khốc liên hệ với khí hậu thay đổi, cảnh báo về khả năng của sự thay đổi không thể đảo ngược lại, ngoại trừ chúng ta tạo những nỗ lực quan tâm để xoay ngược hâm nóng toàn cầu.

Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc nói rõ rằng khí hậu thay đổi hiện tại và được diễn đạt rõ, không phải chỉ là “sự biến đổi thiên nhiên,” nhưng “rất có thể” (có nghĩa là ít nhất 90%) là kết quả từ hoạt động của con người. Ngay cả Tạp chí Thời Đại (và Viện Brookings, Smithsonian, National Geographic, trong số nhiều nhóm người khác) đã tuyên bố “hồ sơ đóng” trên vấn đề hâm nóng toàn cầu, với chỉ những giải pháp vẫn còn tranh luận. Những người Mỹ theo khoa học nói rằng trường hợp hâm nóng toàn cầu là “không thể phủ nhận.”

Nhiều chuyên gia hàng đầu, bao gồm James Hansen của NASA và nhà vật lý Stephen Hawking, có lẽ khoa học gia còn sống nổi tiếng nhất, cũng như Al Gore, cảnh báo rằng khí hậu thay đổi toàn cầu có thể đạt một ‘đỉnh điểm’ và tăng dần khỏi sự kiểm kiềm chế, hoặc có lẽ thậm chí vụt mất, với những hậu quả thảm khốc, nếu tình trạng hiện tại tiếp tục.

Do đó, nhất định không có gì ngạc nhiên khi Ngũ Giác Đài tuyên bố rằng hâm nóng toàn cầu là một đe dọa thậm chí lớn hơn khủng bố. “Hãy nhìn Nhật Bản, đang chịu khổ vì lũ lụt dọc theo các thành phố ven biển và sự ô nhiễm nguồn nước sạch, hãy xem nguồn dự trữ dầu khí tại Đảo Sakhalin của Nga như một nguồn năng lượng,” một giác thư của Ngũ Giác Đài gợi ý về hâm nóng toàn cầu. “Hãy hình dung Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc - tất cả được trang bị với vũ khí hạt nhân – giao tranh tại đường biên giới của họ về người tỵ nạn, tiếp cận dòng sông dùng chung và đất canh tác được.” Những đám băng co rút tại dải núi Hy Mã Lạp Sơn của Á châu, núi Alps của Âu châu, đỉnh băng Quelccaya của Peru (chỏm băng lớn nhất tại vùng nhiệt đới), và dải núi Sierras của California, cùng với những thay đổi trong hệ thống dòng chảy mật độ nước biển (dây chuyền chuyển vận trên đại dương), có thể có những ảnh hưởng bi thảm và tàn phá. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon, đã nói rằng nạn khí hậu thay đổi phải được đảm nhận nghiêm túc như chiến tranh và, thêm vào đó cho rằng “những thay đổi trong môi trường và biến đổi đột ngột đưa đến từ hạn hán đến các khu vực ven biển ngập lụt đến sự thất thoát đất có thể canh tác, hình như trở thành một động lực chính cho chiến tranh và xung đột.” Chống lại hâm nóng toàn cầu có thể là một cách để phòng tránh chiến tranh trong tương lai, đồng thời tăng sự an toàn năng lượng và an toàn thể chất.

Những người cấp tiến có thêm nhiều lý do để quan tâm. Trong khi theo truyền thống chúng ta được cam kết với công bằng xã hội, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hâm nóng toàn cầu là người nghèo và thiệt thòi trong xã hội, vì họ ở trong vị trí yếu nhất để bảo vệ chống lại những tàn phá môi trường và hình như sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất. Tại các quốc gia kém phát triển, và có lẽ nhất là tại Trung Quốc, Ấn Độ, và Đông Nam Á, cũng như phần lớn của Phi châu và Trung Đông, hâm nóng toàn cầu sẽ ảnh hưởng xấu đến các hệ thống nước uống ở thành thị, sản lượng nông nghiệp, và vận chuyển thương mại và vận chuyển khác trên dòng sông, gây ra vô số cảnh khổ, di tản, và hỗn loạn.

Hơn nữa, sự đau khổ gia tăng và con số người tỵ nạn môi sinh tăng, cùng với nhiều lo lắng về việc tiếp cận được thực phẩm, nước, đất, và nhà ở, những thiết yếu vật chất trong đời sống, thường dẫn đến tình trạng bất ổn khiến mang lại sự giận dữ, bạo lực dân tộc, khủng bố, chủ nghĩa phát xít, và chiến tranh, thường thường nhắm vào các cộng đồng thiểu số. Bụi phản xạ từ khí hậu thay đổi cũng có thể dẫn đến nhiều khủng hoảng, thêm vào nạn đói và bệnh tật, bằng cách bần cùng hóa và biến người ta thành người quá khích, theo lời các chuyên gia. “Đó là người nghèo nhất trong số người nghèo trên thế giới, và điều này bao gồm ngay cả những người nghèo trong xã hội phồn thịnh, sẽ bị ảnh hưởng tệ nhất,” chủ tịch Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc Rajendra Pachauri nói. Những người thoái hóa và tàn phá môi sinh để thỏa mãn thú vui ích kỷ của riêng họ, phạm nhiều lời dạy của Do Thái giáo, dường như là Nữ hoàng Marie-Antoinette trước cách mạng, tuyên bố “Hãy để họ ăn thán khí”!

Một tường trình được ủy quyền bởi Trung tâm Phân tích Hàng hải do Hoa Kỳ tài trợ, do 11 vị tướng Hoa Kỳ hưu trí viết, nói rằng “Trên tầm mức đơn giản nhất, khí hậu thay đổi có tiềm năng để tạo những thảm họa thiên nhiên trên một tầm mức vượt xa những gì chúng ta thấy ngày nay.” Nhóm các nhà chiến thuật xuất sắc, gồm Tướng Anthony Zinni đã hưu trí, cựu sĩ quan chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ tại Trung Đông, minh họa hâm nóng toàn cầu như “một bội số đe dọa cho sự bất ổn tại một số trong những vùng không ổn định nhất của thế giới,” có thể " làm cho điều kiện sống vốn đã đã giới hạn tại nhiều quốc gia Á châu, Phi châu và Trung Đông trở nên tệ hơn trầm trọng hơn, gây ra sự bất ổn chính trị lan rộng và tình trạng sinh kế thất bại.”

Admiral T. Joseph Lopez, tổng tư lệnh trước đây của Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Âu châu và Lực lượng Đồng minh tại Nam Âu, đồng ý rằng khí hậu thay đổi có thể đưa đến “những điều kiện cơ bản mà người khủng bố tìm cách khai thác,” vì vậy tạo ra những tình trạng nguy hiểm có tiềm năng tệ hơn. Một tường trình của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc (UNEP) vào tháng 6 năm 2007 kết luận rằng những xung đột diệt chủng tại Darfur, Sudan có liên hệ đến hâm nóng toàn cầu, nhất là khi nó tăng tình trạng hạn hán, và cho rằng sự khủng hoảng này có thể bị tái diễn tại nhiều nơi của Bắc Mỹ và Trung Đông. Giám đốc điều hành Achim Steiner của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc nhắc nhở chúng ta rằng có một “sự liên kết không tránh được” giữa sự thoái hóa môi sinh và điều kiện xã hội. Một lần nữa, chúng ta có thể thấy mối liên hệ giữa thực phẩm và môi sinh, giữa những gì chúng ta ăn và cách chúng ta sống.

Phải, chúng ta cần các chính phủ, công ty, trường học, cơ sở tôn giáo, và các tổ chức khác tích cực tham gia trong việc chống hâm nóng toàn cầu. Phải, Hoa Kỳ - chịu trách nhiệm nhiều nhất cho hâm nóng toàn cầu - cần tham gia cùng 175 hội viên khác và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto – và rồi tăng cường việc đó. Phải, chúng ta cần ngưng việc phá rừng và tăng việc trồng lại rừng. Phải, chúng ta cần bảo tồn tài nguyên nhiều hơn và nhiều xe hơi, gia dụng, điện tử, pin, và bóng đèn tiết kiệm nhiên liệu nhiều hơn, và đúng, xã hội chúng ta cần chuyển ra khỏi nhiên liệu hóa thạch và hướng về những nhiên liệu tái tạo, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, sinh khối, thuộc địa nhiệt, và các năng lượng khác. Nhưng trong khi phấn đấu cho những thay đổi xã hội quan trọng và khẳng định ở mức độ lớn, chúng ta cũng cần nói “Đồng ý!” đối với thay đổi cá nhân.

Thật ra, tường trình mới nhất của Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc nói rằng “Những thay đổi trong mô hình lối sống và tiêu thụ nhằm nhấn mạnh việc bảo tồn tài nguyên có thể đóng góp vào nền kinh tế ít thán khí vừa hợp tình hợp lý lẫn bền vững.” Một nghiên cứu chủ yếu cho thấy “sự thay đổi trong lối sống và tiêu thụ” cá nhân có thể ảnh hưởng hâm nóng toàn cầu ra sao trong tường trình dài như tập sách của Tổ chức Nông Lương (FAO) Liên Hiệp Quốc vào tháng 11 năm 2006, tựa đề “Bóng Dài của Chăn Nuôi” [http://www.fao.org/newsroom/en/news/2006/1000448]. Bài tường trình nói nông nghiệp chăn nuôi gây ra khoảng 18% khí thải khí nhà kính, dẫn đến hâm nóng toàn cầu, một số lượng đáng kể nhiều hơn khí thải của mọi hình thức vận chuyển trên địa cầu kết hợp lại (khoảng 13.5%). Tác giả kỳ cựu, Tiến sĩ Henning Steinfeld, nói thêm rằng “Chăn nuôi là một trong những yếu tố quan trọng nhất mang lại những vấn đề môi sinh nghiêm trọng nhất ngày nay,” từ tầm mức địa phương đến toàn cầu.

Dĩ nhiên xe hơi vẫn còn là vấn đề, nhưng bò và các thú vật khác được nuôi để con người tiêu thụ, mang lại nhiều hơn đến hâm nóng toàn cầu, vì thế gây ra thêm nhiều tàn phá đến sự tồn tại của chúng ta. Do đó, những thực phẩm chúng ta ăn thật sự quan trọng hơn những phương tiện chúng ta lái, và thay đổi cá nhân quan trọng nhất chúng ta có thể làm cho môi sinh, cũng như cho sức khỏe của chúng ta và mạng sống của thú vật, là chuyển sang ăn chay. Và chúng ta có thể làm việc đó ngay lập tức, nếu chọn như vậy.

Thế giới đang nuôi hơn 50 tỷ nông súc, trong khi hàng triệu người, trong đó phần lớn là trẻ em, bị đói đến chết mỗi năm. Hơn 70% thóc lúa sản xuất tại Hoa Kỳ (và 1/3 được sản xuất khắp thế giới) được chuyển sang nuôi nông súc một cách thiếu hữu hiệu và không đạo đức, để thỏa mãn lòng ham muốn tiền bạc và thịt động vật, khi việc này cần đến 16 cân Anh thóc lúa để sản xuất 1 cân Anh thịt bò nuôi công nghiệp cho con người tiêu thụ. Nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc Liên Hiệp Quốc tường trình rằng ngành chăn nuôi, tổng cộng, dùng và lạm dụng khoảng 30% bề mặt địa cầu, vì thế là 1 trong những nguyên nhân trực tiếp cho sự khan hiếm đất, nước và tài nguyên thiên nhiên khác.” Hơn nữa, lạm dụng đất cho việc chăn nuôi, dẫn đến việc lạm dụng nhiên liệu và nước, đồng thời thoái hóa đất, làm xói mòn tầng đất mặt, và ô nhiễm nước chung quanh đó, đưa đến thêm nhiều vấn đề môi sinh và sức khỏe.

Dinh dưỡng thịt động vật cũng dùng năng lượng không hữu hiệu lắm. Cần có 78 calorie nhiên liệu hóa thạch cho mỗi calorie chất đạm lấy được từ thịt bò nuôi béo, nhưng chỉ cần 2 calorie nhiên liệu hóa thạch để sản xuất 1 calorie chất đạm từ đậu nành. Thóc lúa và đậu cần chỉ 2 - 5% nhiên liệu hóa thạch so với thịt bò. Năng lượng cần để sản xuất 1 cân Anh thịt bò nuôi bằng thóc lúa tương đương với 1 ga-lông xăng. Giảm tiêu thụ năng lượng không phải chỉ là lựa chọn tốt hơn về mắt chống khí hậu thay đổi, việc đó cũng là lựa chọn tốt hơn về mặt ít tùy thuộc vào xăng dầu nước ngoài và thay đổi bất thường của cả hai thị trường lẫn giới độc quyền.

Ngoài ra, các biên tập viên của tạp chí Quan sát Thế giới (Tháng 7/8 năm 2004) kết luận rằng “Khẩu vị của con người thích ăn thịt động vật thật ra là một động lực thúc đẩy chủ yếu sự tổn thất môi sinh hiện đe dọa tương lai của con người — nạn phá rừng, sự xói mòn, khan hiếm nước sạch, ô nhiễm không khí và nước, khí hậu thay đổi, tổn thất đa dạng sinh học, bất công xã hội, sự bất ổn trong cộng đồng, và sự lan tràn bệnh tật.” Lee Hall, giám đốc pháp lý của hội Bạn hữu của Thú vật, nói ngắn gọi hơn: “Thật ra phía sau mọi sự than phiền về môi sinh đều có sữa và thịt ở đó.” Chúng ta đang làm rối tổ của chính mình và mùi hôi trở nên không thể chịu đựng nổi.

Trong khi sự quan tâm phát triển về hâm nóng toàn cầu được tiếp nhận, nhiều kết nối giữa Dinh dưỡng Tiêu chuẩn Hoa Kỳ (SAD) được toàn cầu hóa đang tăng và hâm nóng toàn cầu thường bị xem nhẹ hoặc không quan trọng. Cơ bản sự sản xuất thịt đưa đến khí thải của ba loại khí chủ yếu liên hệ với hâm nóng toàn cầu: thán khí (CO2), khí mê-tan (CH4), và khí nitrous oxide (N2O), cũng như các loại khí tàn phá sinh thái khác như khí ammonia (NH3), đưa đến mưa axít, và khí hydrogen sulfide (H2S).

Quả thật, theo lời của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc về Khí hậu Thay đổi: “Có một liên kết rất mạnh giữa thức ăn của con người và khí thải khí mê-tan từ ngành chăn nuôi.” Ấn loát Trình trạng của Thế giới của Quan sát Thế giới năm 2004 cụ thể hơn về việc liên kết giữa những thú vật được nuôi để lấy thịt và hâm nóng toàn cầu: “Sự thoát hơi, gia súc thoát hơi thải ra 16% số lượng khí mê-tan hàng năm của thế giới, một khí nhà kính rất mạnh.” Tương tự với ấn hành tháng 7 năm 2005 của Thế giới Vật lý học: “Những động vật chúng ta ăn, thải ra 21% của tất cả thán khí có thể được quy cho hoạt động của con người.” Ăn thịt và các sản phẩm động vật khác trực tiếp đóng góp vào kỹ nghệ không chịu trách nhiệm về môi sinh và ảnh hưởng tàn phá theo sau về môi trường, kể cả sự đe dọa thảm khốc của hâm nóng toàn cầu.

Trong khi thán khí là khí nhà kính nhiều nhất (và hiện tại là khoảng 35% nhiều hơn mức khí quyển tiền công nghiệp), khí mê-tan ảnh hưởng 23 lần mạnh hơn (và khoảng 150% cao hơn mức khí quyển tiền công nghiệp), và khí nitrous oxide ảnh hưởng 296 lần mạnh hơn (và khoảng 20% cao hơn mức khí quyển tiền công nghiệp), so với thán khí khi nói về tiềm năng của hâm nóng toàn cầu.

Với ngành chăn nuôi thải ra một số lượng khí mê-tan lớn như vậy và cho rằng khí mê-tan làm thoái hóa khá nhanh trong khí quyển (trong khoảng 12 năm khi so sánh với hàng trăm năm hoặc thậm chí hàng ngàn năm cho thán khí), một mức giảm mạnh trong việc tiêu thụ động vật, và tiếp theo là việc giảm sản xuất và tái sản xuất gia súc, sẽ giảm hâm nóng toàn cầu đang có nguy cơ “vượt ra khỏi sự kiểm soát” trong thời gian ngắn hạn cần thiết. Nhà báo chuyên mục Nicholas Kristof của Thời báo Nữu Ước viết: “Nếu chúng ta biết được rằng Al Qaeda đang bí mật phát minh một phương pháp khủng bố mới, có thể phá vỡ các nguồn nước vòng quanh địa cầu, buộc hàng vạn triệu người phải di tản và có khả năng gây nguy hiểm toàn bộ địa cầu, chúng ta sẽ bị khuấy động trong sự cuống cuồn và triển khai mọi tài sản có thể được để làm mất tác dụng sự đe dọa đó. Nhưng điều đó chính xác là sự đe dọa chúng ta đang tự tạo cho mình, với khí nhà kính của mình.”

Thay đổi từ ăn theo Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ sang dinh dưỡng chay hoặc tốt hơn là ăn thuần chay, theo lời các nhà địa vật lý Gidon Eshel và Pamela Martin tại Đại học Chicago, sẽ hữu hiệu để chống hâm nóng toàn cầu hơn là chuyển đổi từ một xe hơi hiệu Hummer chạy bằng xăng sang xe hơi hiệu Camry hoặc từ xe hơi hiệu Camry sang xe hơi hiệu Prius. Chuyển đổi khỏi xe hiệu SUVs, lối sống SUV, và dinh dưỡng kiểu SUV, sang những thay thế tiết kiệm năng lượng, sự sống quả quyết, là điều thiết yếu để chống hâm nóng toàn cầu. Sự bền vững của địa cầu và hạnh phúc của nhân loại tùy thuộc vô cùng lớn trên việc chuyển đổi sang dinh dưỡng bằng thực vật. Một cách dễ dàng và hữu hiệu để chống hâm nóng toàn cầu mỗi ngày là với dao đĩa của chúng ta! Nếu chúng ta không làm, “hình phạt trì hoãn” sẽ rất đau đớn. “Điều đó tuyệt vời thế nào,” Anne Frank đã viết trong nhật ký của cô, “rằng không ai cần chờ một khoảnh khắc nào trước khi bắt đầu cải tiến thế giới.”

Điều đó ngày càng rõ rệt rằng loại bỏ, hoặc ít nhất giảm mạnh, sự sản xuất và tiêu thụ thịt và các sản phẩm động vật khác là cấp bách hầu giúp giảm hâm nóng toàn cầu và những đe dọa môi sinh nghiêm trọng khác, cộng vào việc lợi ích sức khỏe thể chất, tâm thần, và tâm linh của con người.

Mark Twain có lần đã châm biếm rằng “Mọi người nói về thời tiết, nhưng không ai từng làm bất cứ gì về điều đó.” Bây giờ chúng ta có thể.

---------------------------------------------
Tiến sĩ Dan Brook là một nhà văn, diễn giả, nhà hoạt động, và giáo sư môn xã hội học tại Đại học Tiểu bang San Jose. Ông cũng bảo quản Eco-Eating tại www.brook.com/veg, Vegetarian Mitzvah tại www.brook.com/jveg, Không Hút Thuốc? tại www.brook.com/smoke, và hoan nghênh tất cả ý kiến qua [email protected].

Tiến sĩ Richard H. Schwartz là tác giả của Do Thái giáo và Trường chay, Do Thái giáo và Sự sinh tồn Toàn cầu, và hơn 150 bài viết có tại www.JewishVeg.com/schwartz. Ông là chủ tịch của Hội Ăn chay Do Thái Giáo Bắc Mỹ (JVNA) tại www.JewishVeg.com, Điều phối viên của Hội Ăn chay Đạo đức và Tôn giáo (SERV) tại www.serv-online.org, và hoan nghênh tất cả ý kiến qua [email protected].
 
We don't have to die to save the planet, just be vegan​
 
Thời gian đi có bao giờ trở lại ...
Vật chất như cục đá dù cứng đến mấy cho quả bom nổ phát thì cũng tan.
Nhưng mà ý thức tuy không có hình tướng, còn cứng hơn cục đá trăm ngàn vạn lần.
 
According to the Food and Agriculture Organization (FAO) of the United Nations, livestock farming contributes more to global warming than total worldwide transportation. Nevertheless, this is still consistently ignored in the majority of discussions about climate.

The international nutritional organisation FAO has published a report of over 400 pages on the connection between animal husbandry and climate change. The press release from the UNO on this report and a link to the complete study can be found here:

Livestock a major threat to environment

Format pdf
 
Chỉnh sửa lần cuối:


The critical mass of the numbers of vegetarian people has been reached.

The critical mass means if a certain numbers of people - like being vegetarian is reached, then that number will influence the whole planet in time and make everybody become vegetarian or vegan.

Now, if this critical mass is working, and it's supposed working, just a little bit slower than what we want, then maybe we will have the mass of the planet going to have vegetarian diet, compassionate attitude quite soon.

If it’s working in time so that we can save the planet before we reach the point of no return.

Please, all of you, do something to help. Just pass out information, convince whoever you can.


TimeLeftToSavePlanet.php
 
trời đất, sao có mỗi ông chú này solo vậy ta :|
 
Chắc tại ông ý chơi hàng độc đó mà.

Nếu mọi người tại Anh quốc không ăn thịt 7 ngày 1 tuần, họ sẽ tiết kiệm được 91 triệu tấn khí thải nhà kính = loại bỏ tất cả khí thải nhà kính trong 12 triệu rưỡi gia đình tại Anh quốc.

Nếu toàn thể dân Anh không ăn thịt 6 ngày 1 tuần, điều này sẽ giảm thán khí giống như là loại bỏ toàn thể xe cộ trên đường xá Anh quốc, gồm 29 triệu chiếc xe.

Nếu mọi người ở Anh quốc không ăn thịt 5 ngày 1 tuần, sẽ giảm được 65 triệu tấn khí thải nhà kính. Ðiều này giảm được nhiều hơn là loại trừ tất cả nguồn điện lực trong toàn thể các gia đình tại Anh quốc.

Nếu tất cả các công dân Anh không ăn thịt trong 4 ngày 1 tuần, họ sẽ giảm được 52 triệu tấn khí thải nhà kính. Việc này sẽ giảm thán khí nhiều hơn là loại trừ 70% tổng số xe hơi trên đường xá Anh quốc.

Và nếu không ăn thịt 3 ngày, sẽ có ảnh hưởng khẳng định giống như là loại bỏ tất cả khí thải nhà kính khi đổi tất cả dụng cụ trong nhà như tủ lạnh, tủ đá, máy rửa chén và máy giặt bằng những máy có năng suất cao, cách nhiệt tường, gắn kính hai lớp, dùng máy nấu nước hiệu suất cao và đồng hồ điều nhiệt.
 
Nếu chúng ta không ăn một cân thịt bò chúng ta đã tiết kiệm được 1 lượng nước đủ tắm trong vòng 6 tháng
 
"My ancestors did not claw their way to the top of the food chain for me to eat grass" >:)
 
Why do you want to eat grass? Because your ancestor is on the top of food consumption on americans table?
 
"Sát thủ" đáng sợ từ đáy Bắc Băng Dương

1222504266.img.jpg

Bong bóng khí nổi lên trên diện rộng từ đáy biển: hiện tượng chấn động này vừa được một đoàn thám hiểm quan sát thấy. Đáy biển Bắc Cực rõ ràng là đang phóng thích rất nhiều khí methane – một sát thủ khí hậu.

Đại dương dường như đang sôi sục quanh tàu "Jacob Smirnitskyi". Bong bóng khí nổi lên mặt nước quanh chiếc tàu nghiên cứu Nga dài 70 m. Đây là hiện tượng đáng lo ngại trong vùng biển ngoài khơi Siberia, nơi lạnh đến mức chỉ riêng ý nghĩ về nước sôi không thôi dường như đã là buồn cười.

Trong lúc khí đang nổi lên giống như có ai đó vừa mở nắp một chai nước khoáng vô hình khổng lồ, nhóm chuyên gia Nga - Thụy Điển của dự án "Nghiên cứu thềm lục địa Siberia 2008" đã nhanh chóng biết rõ họ đang đối mặt với việc gì: Methane - một sát thủ khí hậu đầy tiềm năng, có tác động nhiều hơn khí CO2 gấp 20 lần - đang tìm đường đi vào không khí ngay trước mắt họ. Chất khí này thật ra thường nằm ở đáy biển dưới dạng hỗn hợp băng methane, cái được gọi là methane hydrate. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán có khoảng 540 tỷ tấn chỉ riêng cho vùng thềm lục địa Siberia.

Về nguyên tắc, người ta lưu tâm đến methane hydrate vì nó cũng có thể là một nguồn cung cấp năng lượng. Thế nhưng trong thời gian gần đây các nhà khoa học đang lo ngại về tính ổn định của nó trong vùng Bắc cực. Vấn đề là ở chỗ những nơi đóng băng vĩnh cữu ở đáy biển, cho đến nay vẫn đang "gói gém" an toàn lượng khí này, rõ ràng là đã bắt đầu tan chảy vì Trái đất nóng ấm lên.

thoat5.jpg


Khí methane theo đó có thể lên thoát vào khí quyển, tiếp tục làm cho Trái đất nóng ấm thêm và qua đó lại tiếp tục phóng thích thêm nhiều khí methane từ Bắc Băng Dương. Các nhà nghiên cứu người Nga dự đoán rằng nồng độ methane của bầu khí quyển có thể tăng lên gấp 12 lần vì lượng khí đang được trữ dưới Bắc cực.

Hiện tượng khí từ đáy biển thoát lên trên diện rộng dường như không còn phải tranh cãi nữa. Vào mùa hè vừa qua, nhà nghiên cứu người Nga, bà Natalia Schachowa, đã tường thuật về việc methane hydrate đang vỡ vụn ra, và năm nay lại có tường thuật từ tàu "Jacob Smirnitskyi".

Nếu như trong những trường hợp khác khí methane tự do chỉ hòa tan vào trong nước thì nay nó lại sủi bọt thoát lên mặt biển. Một dấu hiệu cho thấy khí ở đáy biển được phóng thích một cách nhanh chóng không bị kìm hãm. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu quan sát trực tiếp được quá trình đáng lo ngại của biển sủi bọt.

Hiện thực đáng lo ngại này có thể mang lại nhiều hậu quả khủng khiếp cho khí hậu. Trái đất đã bước vào lòng lẩn quẩn mà trong đó nhiệt độ nóng ấm lên của nước làm tan chảy ngày càng nhiều đất đóng băng và qua đó lại phóng thích thêm nhiều khí methane hơn? "Vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng chúng ta đã đến một điểm như vậy", nhà nghiên cứu Bắc cực Örjan Gustafsson nói. "Chúng tôi dứt khoát phải cần thêm nhiều nghiên cứu thực tiễn nữa," ông nói.

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=78995#ixzz0FUSyxzKi&A
 
Paris, ngày 17/05/2009
THƠ MỜI
Báo cáo GIEC cảnh báo về Biến Đổi Khí Hậu toàn thế giới xếp Việt Nam trong năm nước sẽ chịu tác động năng nề nhất. Những tác động ấy cụ thể trên nước ta như thế nào ? Chính quyền và đồng bào cả nước chuẩn bị ứng phó ra sao ?
Hội Người Việt Nam tại Pháp trân trọng mời các bác, các anh, chị đến dự buổi
Gặp mặt và trao đổi với
Giáo sư-tiến sĩ NGUYỄN NGỌC TRÂN
tổ chức ngày chủ nhật 31/05/2009 lúc 15 giờ,
tại hội quán, 16 rue du Petit Musc 75004 Paris, M° Sully Morland.
Nhận lời mời của Hội, GSTS Nguyễn Ngọc Trân sẽ đem đến cho chúng ta những thông tin cập nhật và sinh động nhất trên cả nước về Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia ứng phó với Biến đổi khí hậu , sẽ tâm huyết giới thiệu cặn kẽ mô hình Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng mà GS đã dành trên 30 năm làm chủ nhiệm điều tra cơ bản và nghiên cứu phát triển, và sẽ chân tình trao đổi với chúng ta những suy nghĩ trong hướng gắn bó việt kiều với đồng bào cả nước trong sự nghiệp lâu dài đầy gian khó, về những gì có thể hỗ trợ về mặt khoa học công nghệ. Đây cũng là dịp để các bạn sinh viên đang học hay đã ra trường nắm bắt hướng trau dồi chuyên môn tăng cơ hội làm việc ở đất nước.
Trình bày của GS Nguyễn Ngọc Trân sẽ bằng tiếng việt, trao đổi tiếp theo có thể dùng cả hai ngôn ngữ việt và pháp.
 
lamb1.jpg
Quan chức cao cấp về biến đổi khí hậu của chính phủ Anh khẳng định rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ giảm nếu người dân bỏ bớt thịt cừu và bia trong bữa ăn hàng ngày.

"Thay đổi lối sống, trong đó bao gồm cả chế độ ăn uống, sẽ là một trong những nhân tố thiết yếu để cắt giảm lượng khí thải carbon. Chúng tôi không nói rằng mọi người dân chỉ nên ăn rau và ngừng uống bia, song việc giảm lượng thịt và đồ uống có cồn trong bữa ăn hàng ngày chẳng những giúp chúng ta cải thiện sức khỏe, mà còn làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính", David Kennedy, người đứng đầu Ủy ban về biến đổi khí hậu trực thuộc chính phủ Anh, phát biểu.

Một nghiên cứu về các khí thải có hại do chính phủ Anh tài trợ cho thấy, để có 1 kg thịt, cừu phải giải phóng 16,6 kg khí CO2 vào khí quyển. Trong khi đó lượng CO2 dành cho 1 kg cà chua và khoai tây lần lượt là 9 kg và 0,45 kg.

Thịt cừu tạo ra nhiều CO2 vì cừu ợ ra rất nhiều khí metan, một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất. Bò cũng giải phóng nhiều khí CO2 (16 kg cho 1 kg thịt). Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng lượng khí metan mà 200 con bò thải ra trong một năm gây tác hại tương đương lượng khí CO2 mà một xe hơi thải ra sau khi chạy 160.000 km.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các loại đồ uống có cồn cũng đóng góp đáng kể vào hiệu ứng nhà kính. Quá trình trồng, xử lý hoa bia và mạch nha thành bia, rượu whisky tạo ra 15% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại Anh.

Chính phủ Anh từng cam kết cắt giảm 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay tới năm 2050. Hơn 1/3 lượng khí metan mà xứ sở sương mù thải vào khí quyển tới từ các trang trại chăn nuôi gia súc. Với cùng khối lượng hoặc thể tích, khí metan có khả năng giữ nhiệt gấp 20 lần so với CO2. Vì thế, nó là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất. Nhưng trong khí quyển, CO2 chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với metan.

http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/05/3BA0F645/
 
Nhân đạo với một con sói là giết chết cả bầy cừu

TP- Sau hàng loạt sự việc về môi trường như: Vedan, Miwon xả nước thải ra các sông, vụ tuồn rác thải y tế chưa qua xử lý ra cộng đồng... dư luận càng có cái nhìn nghiêm khắc hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Thanh niên Yên Bái dọn dẹp đường phố sau trận lũ quét Ảnh: Phương Hiếu

Chương trình Đối thoại trẻ số 10 (VTV6- Đài truyền hình Việt Nam) chủ đề Bảo vệ môi trường từ ý thức đến trách nhiệm đã giúp bạn trẻ có cái nhìn rõ nét và vào cuộc vì môi trường qua cuộc đối thoại giữa các khách mời.

Khách mời chương trình là TS Nguyễn Hữu Ninh- Người Việt Nam đầu tiên được xướng tên trong lễ trao giải Nobel vì hòa bình 2007, Hoàng Thanh Thuỷ- Đại sứ môi trường Bayer với TS Lê Thế Sơn- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tài nguyên Môi trường - Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TNMT), TSKH Nghiêm Vũ Khải- Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và môi trường của Quốc hội ( UB KHCN &MTQH)

Hình phạt hành động phá hủy môi trường còn quá nhẹ

Đó là khẳng định của TS Lê Thế Sơn - đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường khi được bạn Thanh Thủy “đối thoại”: Những người sống trong khu Thị Vải bị bệnh tật thì ai chịu trách nhiệm? Có thiên vị về lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội hay không?

TS Lê Thế Sơn khẳng định, không có sự thiên vị nào. Dòng sông gắn với đời sống, sức khỏe, công việc của hàng nghìn người. Các cơ quan chuyên môn không phải không quyết liệt, tuy nhiên cần nêu cao ý thức của các doanh nghiệp và sửa lại các điều luật, khung xử phạt.

Hình thức xử phạt hành động phá hủy môi trường hiện nay còn quá nhẹ. “Nhân đạo với một con sói là vô nhân đạo với cả một bầy cừu” - TS Sơn nhấn mạnh.

Vedan xả nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải trong một thời gian dài nhưng phải đến 14 năm sau mới phát hiện và ngăn chặn, thời gian buông lỏng trước đó đã kịp phá hủy một dòng sông, trách nhiệm trong thời gian buông lỏng đó thuộc về ai? (Câu hỏi của bạn Linh, Thanh Hóa)

TS Lê Thế Sơn: Sự việc kể trên là bài học lớn cho ngành môi trường cũng như cho các Cty. Hiện, Vedan phải ngừng 3 nhà máy , các nhà máy khác chỉ hoạt động khoảng 30%-40% công suất, Vedan đang phải trả giá cho hành động của mình.

Hoàng Thanh Thủy: Nhưng tính đến thời điểm này Vedan vẫn đang xả nước thải xuống dòng sông Thị Vải, ông có chắc rằng đó là nước thải đã qua xử lý hay không?

TS Lê Thế Sơn: Tôi không chắc vấn đề này, cần phải nhờ các cơ quan chức năng kiểm tra mới có sự khẳng định chắc chắn. Nếu vẫn xả nước thải bẩn chưa qua xử lý, Vedan sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Khán giả trường quay: Cơ quan kiểm tra, thanh tra còn chưa làm chặt nên để xảy ra tình trạng này?

TS Nghiêm Vũ Khải: Chúng tôi đã có 3 lần đi giám sát tình trạng ô nhiễm môi trường ở sông Thị Vải, biết đó là dòng sông chết. Chính quyền địa phương biết nhưng còn dùng dằng, thỏa hiệp vì còn nhiều vấn đề như thuế, lao động, tiêu thụ sản phẩm… khi đình chỉ phải đối diện với nhiều vấn đề. Việc dùng dằng cũng là khuyết điểm, trách cơ sở gây nhiễm một thì phải trách trách nhiệm của cơ quan quản lý nhiều hơn.

Các cơ quan về môi trường vừa là người thẩm định, cấp phép vừa là người xử phạt, thiếu cơ chế đối trọng trong quản lý môi trường, có phải đó là nguyên nhân làm gia tăng vi phạm về môi trường?

TS Lê Thế Sơn cho rằng, ý kiến này có phần đúng phần sai vì cơ quan chức năng về môi trường có phê duyệt, thẩm tra, kiểm định nhưng bên cạnh đó còn có Cảnh sát môi trường và nhân dân, ngành Tài nguyên môi trường. Ngành Tài nguyên môi trường không thể “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Hoàng Thanh Thủy: Việc thanh tra có vấn đề hay không?

TS Lê Thế Sơn: Bộ phận thanh tra thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, điều kiện thanh tra hạn chế cộng với sự chủ quan là lý do để các doanh nghiệp vi phạm.

Hoàng Thanh Thủy: Thiếu nhân lực trong thanh tra nhưng lại đủ nhân lực trong cấp phép?

TS Lê Thế Sơn: Việc cấp phép và thanh tra là hai việc khác nhau, có những doanh nghiệp cố tình vi phạm, sẽ tìm mọi thủ đoạn, lợi dụng những yếu kém của ngành, trong khi ngành còn yếu kém về chuyên môn và không đủ thời gian bám sát từng hành động của họ. Đó là thực tế khó khăn.

Theo bạn Hoàng Thanh Thủy, để khắc phục tình trạng này nên đầu tư cho cán bộ thanh tra môi trường, đảm bảo đủ về lượng và chất. Đổi lại nếu họ không đảm bảo được khu vực mình theo dõi giám sát để xảy ra sai phạm có thể trừ lương, cách chức… nên đánh vào lợi ích của họ.

TS Nguyễn Hữu Ninh nhấn mạnh đến vai trò của người trẻ trong vấn đề bảo vệ môi trường: các bạn có quyền được lên tiếng, quyền bảo vệ môi trường, hãy là lực lượng đi đầu cùng với các nhà khoa học.

Xả rác vô tư, nhặt rác phải xin giấy phép!

Hiện, các bạn trẻ có những CLB tình nguyện về môi trường như CLB môi trường 360, C4E, Talking Green Club… nhưng những hoạt động còn nhỏ lẻ như đạp xe tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng, vớt rác ven sông, hồ, phố… và phần lớn là hoạt động tự phát.

Theo Hoàng Thanh Thủy, các CLB nên tập trung lại cùng nhau tổ chức những sự kiện lớn về môi trường thu hút sự chú ý lớn đồng thời mang lại hiệu quả hơn.

Song các hoạt động đều có một trở ngại đó là phải xin giấy phép trước khi làm việc như muốn vớt rác dọc sông Tô Lịch (Hà Nội) phải xin giấy phép của Cty cấp thoát nước Hà Nội, muốn nhặt rác quanh khu vực Hồ Gươm phải xin giấy phép của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội…

Điều này đặt ra câu hỏi: “Tại sao vứt rác không cần phải xin phép mà dọn rác lại phải xin phép?”. Trả lời câu hỏi này, TS Lê Thế Sơn cho biết: Hành động của các bạn đã thổi lên ngọn lửa nhỏ trong việc bảo vệ môi trường. Tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trong điều kiện có thể. Hãy liên hệ trực tiếp với tôi khi phải xin giấy phép hoạt động.

Thông điệp mà hai khách mời gửi tới chương trình đó là các bạn trẻ hãy lên tiếng hãy thể hiện quyền bảo vệ môi trường của mình, tương lai đất nước và một môi trường trong sạch lành mạnh đang nằm trong tay các bạn. Đừng để đến khi môi trường bị phá hủy mới lên tiếng. Hãy thay đổi từ hôm nay trước khi quá muộn.

Ước gì có một cái máy tự hút khí metan và chuyển thành hidro

Theo nghiên cứu của các nhà địa chất thì cách đây 3,5 tỉ năm các loại vi khuẩn đã tồn tại và chúng hút các loại khí độc trên bề mặt trái đất đồng thời thải ra khí ô xi. Nhờ các loại vi khuẩn này mà trái đất mới có thể có sự sống.
 
Kể từ năm 2013, mùa hè ở Bắc cực sẽ không còn băng

Kể từ năm 2013, mùa hè ở Bắc cực sẽ không còn băng
Tường trình bởi Jonathan Amos, Phóng viên khoa học, thời sự đài BBC, San Francisco

Các khoa học gia tại Mỹ mới trình bày một trong những dự báo bi thảm nhất về sự biến mất của băng đá tại Bắc Băng Dương

Những nghiên cứu dự báo mới nhất của các khoa học gia cho thấy chỉ trong vòng 5-6 năm nữa, mùa hè ở Bắc cực sẽ không còn băng.

Giáo sư Wieslaw Maslowski phát biểu tại cuộc họp Hiệp hội các nhà Địa vật lý Hoa Kỳ rằng những dự báo trước đây đã đánh giá thấp tiến trình băng tan hiện nay.

Đợt tan băng mùa hè năm nay đã làm giảm diện tích phủ băng đá xưống còn 4,13 triệu km vuông, thấp nhất chưa từng thấy trong thời kỳ cận đại.

Cần nói thêm là mô hình dự báo của giáo sư Maslowski và nhóm làm việc được chạy trên tập hợp dữ liệu lấy từ năm 1979 đến 2004 và tất nhiên chưa tính đến thấp điểm đáng lo ngại này.

Các nhà nghiên cứu của trường đào tạo sau đại học Naval, Monterey, California, giải thích với đài BBC: “dự báo của chúng tôi về mùa hè 2013 không có băng là còn chưa tính đến hai cực điểm thấp nhất gần đây vào năm 2005 và 2007”.

“Với sự kiện này, có thể nói dự đoán của chúng tôi vào năm 2013 vẫn còn quá trễ”.


Việc sử dụng các siêu máy tính để tính các khả năng có thể xảy ra trong tương lai đã trở thành một chuẩn mực của khoa học dự báo thời tiết trong những năm gần đây.

Nhóm làm việc của giáo sư Maslowski, trong đó có các cộng tác viên của Nasa (Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia), Viện Hải dương học và Học viện khoa học hàn lâm Ba Lan, được biết đến với những mẫu mô hình hoá thời gian tiến bộ hơn hẳn các nhóm làm việc khác.

Những nhóm làm việc khác dự báo mùa hè đầu tiên không có băng vào nhiều thời điểm khác nhau nói chung xảy ra từ khoảng năm 2040 đến 2100.

Nhưng các nhà nghiên cứu của Monterey tin tưởng rằng những mô hình này đã thật sự đánh giá thấp một số quá trình làm tan băng then chốt. Giáo sư Maslowski đặc biệt quả quyết rằng những mô hình này cần đưa vào thêm nhiều biến số tượng trưng cho những cách thức mà nước nóng di chuyển từ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương đến lưu vực Bắc Băng Dương.

Giáo sư Maslowski nói rằng :

“Cái thiếu sót là ở chỗ những mô hình khí hậu toàn cầu đánh giá thấp về số lượng nhiệt được đưa tới biển băng qua các dòng chảy xuyên đại dương.

Lý do là hiện nay họ sử dụng mô hình không gian có độ phân giải thấp và do đó tầm nhìn bị giới hạn trong những yếu tố chi tiết quan trọng.

Chúng tôi sử dụng mô hình vùng biển Bắc cực có độ phân giải cao và mô hình băng đá biển với các số liệu thực tế về lực tương tác của bầu khí quyển. Bằng cách này, chúng tôi tính đựợc nhiều ảnh hưởng tương tác sát với thực tế hơn, ảnh hưởng của bầu khí quyển ở trên và ảnh hưởng từ đại dương ở dưới.”
 
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh: Giờ thì không ai dám nói biến đổi khí hậu là do... trời đất nữa
Ngày 10/12 năm 2007, tại thủ đô Oslo của đất nước Na Uy, trong lễ Trao giải Nobel, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và nhân loại, tên của một nhà khoa học Việt Nam được trân trọng xướng lên. Hàng tỉ người trên khắp địa cầu đã trực tiếp hoặc gián tiếp chứng kiến sự kiện trọng đại này. Người ấy là Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh, là đồng tác giả của cuốn sách dày 3000 trang viết về biến đổi khí hậu vừa được trao giải Nobel vì Hòa bình năm 2007. Các bản báo cáo trên được vinh danh là công trình mang tầm thế kỷ, mang tên “Báo cáo lần thứ tư – Biến đổi khí hậu 2007”, do Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) chủ trì. TS Ninh cùng một số tác giả khác đã tham gia viết chương về Châu Á.

TS Nguyễn Hữu Ninh hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Môi trường (CERED) thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; đồng thời, ông cũng là Giảng viên uy tín của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội.

Cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Hữu Ninh xoay quanh chủ đề môi trường ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ đưa Việt Nam về đâu? Những bất cập “biết rồi khổ lắm nói mãi” về lĩnh vực này ở Việt Nam tại sao lại trở nên đau đớn, nhục nhằn như thế? Chúng ta đã sai ở khâu nào? Lương tâm của người Việt Nam đang sống trong tay nôi của bà mẹ vỏ trái đất hôm nay đã thể hiện như thế nào, qua cách ứng xử của họ với môi trường, với bầu khí quyển…?

Có thể nói, đó là một câu chuyện buồn. Vịn trên nỗi buồn ấy, chúng ta hãy nhìn thẳng thắn vào hành vi của mình, của cộng đồng để làm gì đó thực sự vì môi trường sống, vì bầu khí quyển đang nổi giận từng ngày từng giờ của trái đất – cũng là vì chính chúng ta.

TS Nguyễn Hữu Ninh: Giờ thì không ai dám nói biến đổi khí hậu là do... trời đất nữa. Khi mà bản báo cáo của chúng tôi đã chỉ ra: hơn 90% nguyên nhân của biến đổi khí hậu gây hiệu ứng nhà kính là do con người, là từ con người mà ra. Đó là một sự thực không thể chối cãi. Nhân loại chỉ còn cách ngồi lại với nhau và cùng bàn cách để "tự cứu mình".

Loài người có đủ trí khôn, tài chính và trình độ công nghệ để tự cứu mình; nhưng…

Phóng viên (PV): Thưa ông, phải nói rằng, gần đây, ở Việt Nam, nhận thức về những thảm họa do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra cho loài người và cho người Việt Nam đã được nâng cao rất nhiều. Nhưng, dù không muốn, chúng tôi vẫn phải nói điều này mong ông thông cảm, việc “hiệu ứng nhà kính”, làm “băng tan” ở… một, hai hay… ba cái đầu cực trái đất, làm nước biển dâng cao. Vân vân và vân vân. Những điều đó đôi khi rất xa lạ với ngay cả giới trí thức, chứ đừng nói gì đến người nông dân, hay bác đạp xích lô, chị lao công quét rác. Chuyện biến đổi khí hậu toàn cầu xa xôi như… tảng băng ở Nam Cực, xa xôi như nước biển dâng lên trên… màn hình tivi. Ông có nghĩ, cảm giác đó là một thực tế, là thách thức mà người như ông, sau buổi được xướng tên trong lễ trao giải Nobel Hòa Bình cần phải công nhận để khắc phục?

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh: Quả đất là một “hệ thống sống”, một khi nó bắt đầu thay đổi, thường thì nó thay đổi rất là lâu. Nó cũng như cơ thể con người ta ấy. Mình có ông bạn làm Vụ trưởng, một ngày đẹp trời, ông đi chụp phổi phát hiện ra mình có một cái u rất nguy hiểm. Dù rằng, bình thường thì không bao giờ ông cảm thấy mình đang có cái u đáng sợ như thế cả. Cũng may, mức độ của cái u chưa đến độ… chết chóc. Đi cắt (phẫu thuật) một cái thì ông ấy khỏi bệnh gần như hoàn toàn. Nhưng nếu chậm đi khám, nếu cứ để một vài năm nữa thì nó sẽ trở thành ung thư, cực kỳ nguy hiểm.

Tương tự như thế này, việc nghiên cứu, làm báo cáo về biến đổi khí hậu của IPCC như thể mình dùng máy chụp chiếu nhìn xuyên qua quả đất, nhìn thấy nhiều thứ bệnh, nhiều thứ lo toan phải tháo gỡ, để mọi thứ tốt hơn. Chứ nếu không nhìn thấy thì chúng ta còn mải lo ăn, lo uống, lo chơi, lo đủ thứ trên đời, lo cho bản thân mình ngày nay và ngày mai. Cứ mải miết lo mãi, chứ thời gian đâu mà “dở hơi” đi lo chuyện của quả đất.

Trước đây, người ta không tin chuyện biến đổi khi hậu toàn cầu, kể cả người nghèo lẫn nhà tỷ phú khổng lồ của thế giới, họ đều không tin vào việc khí hậu có thể biến đổi với những hậu quả “nhìn thấy, sờ thấy” được như hiện nay. Hơn thế, cho đến nay, khi công trình của chúng tôi được công nhận, được trao giải Nobel Hòa bình, thì loài người đã có cơ sở khoa học không thể chối cãi.

… Khẳng định hẳn hoi. Không chối cãi được nữa. Điều này sẽ là cơ sở cực kỳ quan trọng khiến tất cả mọi người trên hành tinh này phải thừa nhận thực trạng và những nguy cơ nhãn tiền, khủng khiếp của biến đổi khí hậu. Vấn đề còn lại chỉ còn là… phải tìm cách giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả nhất mà thôi.

PV: Chúng ta đã phải đau đầu rất nhiều về cái việc phải làm thế nào để chống biến đổi khí hậu quá… tang thương như đã thấy và sẽ phải thấy trong những năm tới. Các nghị định thư, các cuộc biểu tình, tuần hành, vận động, rồi hoạt động rất đáng kính trọng của tổ chức Hòa bình Xanh và nhân loại có lương tri. Các quốc gia cãi nhau nảy lửa về việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngay cả khi Nghị định thư Kyoto đã có hiệu lực từ tháng 2 năm 2005. Theo đó: buộc 35 quốc gia công nghiệp cắt giảm lượng khí C02 và 5 loại khí nhà kính khác cho tới năm 2012; đồng thời yêu cầu 157 quốc gia thành viên bắt đầu các cuộc đàm phán để cắt giảm hơn nữa khí thải nhà kính trong giai đoạn tiếp theo. Nhưng! Các “khoảng trống, khoảng vênh” vẫn còn rất lớn. Và nhiều người đã tỏ ra bất lực. Ông thấy sự bất lực đó có chia sẻ được không?

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh: Nhiều nhà khoa học đã khẳng định, loài người có đủ trí khôn, đủ tài chính, đủ công nghệ để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu này, nhưng con người thiếu sự đoàn kết và những quyết tâm chính trị cho vấn đề này. Câu chuyện này có vẻ như là cái gì đó đã cũ, nhưng thật ra nó không hề cũ. Chúng ta cần thay đổi hành vi của con người với con người; và của con người với thiên nhiên – cần thay đổi hành vi ấy theo hướng an toàn cho môi trường và bầu khí quyển một cách quyết liệt hơn. Giờ đây, vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề liên quan mật thiết đến sự tồn vong của nền văn minh nhân loại. Là câu hỏi lớn: tồn tại hay không tồn tại.

Trước đây, chúng ta quan tâm nhiều đến mối quan hệ xã hội nọ với xã hội kia, chế độ nọ với chế độ kia và tự coi đó là thứ quan trọng. Nay, biến đổi khí hậu nó đặt loài người trước một bước ngoặt lịch sử. Bước ngoặt này đã hình thành chính thức, kể từ khi bản báo cáo thứ tư về biến đổi khí hậu được thừa nhận trên toàn nhân loại. Trước đây người ta bảo, hậu quả của biến đổi khí hậu chưa chắc đã là do con người. Là của tự nhiên chăng? Đến nay thì không ai dám nói như vậy nữa: hơn 90% nguyên nhân của biến đổi khí hậu gây hiệu ứng nhà kính là con người, là từ con người mà ra.

PV: Vậy là loài người đã có cơ sở thuyết phục để thay đổi hành vi của mình hòng “cứu” trái đất khỏi thảm họa. Vấn đề chỉ còn là: họ có thật sự thấy tính cấp thiết, có giác ngộ và có đủ tử tế với cộng đồng, với thế hệ tương lai hay không… để thay đổi hành vi?

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh: Thật ra thì, từ trước đây, từ cách đây 20 năm, tổ chức IPCC đã thành lập. Loài người tiến bộ, bấy giờ đã hiểu rằng, cần phải giao cho một tổ chức có uy tín để họ tập hợp các bộ óc của loài người lại nhằm đánh giá chính xác và khoa học vấn đề biến đổi khí hậu và những hệ lụy của nó.

Kết quả là, sau vài thập niên, những gì mà khoa học làm được (mà bản báo cáo lần thứ tư là một ví dụ tiêu biểu) đã chứng minh những điều không chối cãi được nữa. Rằng con người như thế này đây, đối xử với quả đất và khí hậu toàn cầu như thế này đây, kết quả thế này đây. Loài người sẽ không còn đổ lỗi cho nhau nữa. Mà loài người chỉ còn một việc phải làm trên hết: phải ngồi lại với nhau, ngồi lại với nhau như thế nào để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu gây hiệu ứng nhà kính một cách hiệu quả nhất.

Buồn thay! Người nghèo là đối tượng hứng chịu những hậu quả của biến đổi khí hậu trước tiên

PV: Được biết, cách đây 20 năm, khi ông Nguyễn Hữu Ninh đăng ký đề tài nghiên cứu về biến đổi khí hậu thì giới khoa học Việt Nam ngơ ngác, có người nói thẳng, làm cái “trên trời” xa xôi ấy để làm gì. Vẫn phải nhắc lại một điều rằng: ngay cả bảo vệ động vật hoang dã, hay nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp đôi khi đã là xa xỉ với người nghèo. Biến đổi khí hậu càng xa tít mù tắp so với người nông dân chân lấm tay bùn ở làng quê Việt Nam. Nếu cái dạ dày họ còn gào réo, con cháu họ còn chưa biết lấy gì ăn và đi học xóa mù, thì vấn đề của ông như một thứ “cổ tích”, như một “giấc mơ ngoài hành tinh”, ông nghĩ sao khi có một người nông dân Việt Nam dắt trâu, cầm cày đứng trước mặt ông nói như vậy?

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh: Tôi nghĩ, đó là chuyện của cả thế giới chứ có riêng gì Việt Nam. Thế giới, 6 tỷ người đói và cũng ngần ấy người không được sử dụng nước sạch. Đó là một bi kịch của loài người. Không phải của riêng Việt Nam. Vai trò truyền thông lúc này mới được nhấn mạnh hơn bao giờ hết. Cần cho họ hiểu, cả người giàu lẫn người nghèo: nếu tiết kiệm tài nguyên, giữ gìn được môi trường sống thì giúp thế giới tồn tại lâu dài và yên bình hơn. Ví dụ cái túi ni-lông, hãy hạn chế dùng, hoặc tẩy chay nó đi. Thiết bị khi không dùng thì tắt đi, tivi tắt toàn bộ từ chỗ nguồn cắm điện đổ đi (chứ không chỉ tắt bằng remote). Chẳng hạn thế.

Khi buộc phải dùng điều hòa nhiệt độ, nếu tôi cảm thấy điều hòa mát rồi thì thôi, điều hòa chỉ 26 độ trở lên thôi, thế là được rồi. Thực hiện những thói quen đó cho nó thành văn, thành “ý thức hệ” đi. Rằng phải sử dụng tối thiểu năng lượng tài nguyên trên một đơn vị tiêu hao mà vẫn đạt được hiệu quả cao nhất. Đi ô tô thì tiết kiệm ra sao, đi máy bay thì tiết kiệm thế nào. Về ý thức này thì tôi thấy người giàu người nghèo cũng giống nhau hết. Với góc độ của mình, họ thực hiện hành vi đó theo cái kiểu của họ. Người nghèo cũng vứt rác chứ, cũng sử dụng túi ni lông chứ.

Người nông dân, người nghèo, họ sẽ nghĩ không dùng thuốc hóa học cho đồng ruộng quá nhiều, sẽ ủ phân hữu cơ để bón ruộng, sẽ thu gom rác thải lại một cách khoa học, chẳng hạn thế. Chứ đừng nghĩ, ta nông dân nghèo có gì đâu (nông dân có thải khói xăng xe, có nhà máy xí nghiệp gì đâu mà đem khí thải gây hiệu ứng nhà kính!).

Nghĩ thế để cứ làm thoải mái ư? Sai lầm. Hậu quả của lối nghĩ, lối hành động đó là gì? Là người nghèo bị hậu quả đầu tiên của biến đổi khí hậu. Chứ không phải là người giàu bị hậu quả đầu tiên. Nước bẩn, nguồn nước cạn kiệt, sâu bệnh, thiên tai, thất bát, lũ quét, cháy rừng… là những thứ mà khi nó xảy đến thì người nghèo là người hứng chịu đầu tiên, hứng chịu trực tiếp nhất. Ai đó nói, con người ta sinh ra vốn đã không bình đẳng, nhưng người ta bình đẳng trước bài toán và con đường đi tìm lời giải cho bài toán biến đổi khí hậu. Người ta buộc phải đoàn kết trước biến đổi khí hậu và những hậu quả của hiệu ứng nhà kính.

PV: Trước những bức thiết đó, chúng ta không thể ngồi một chỗ, khoanh tay mà kêu gọi sự tử tế của người ta, rằng phải bảo vệ quả đất trước tình trạng biến đổi khí hậu gây hiệu ứng nhà kính. Vấn đề phải là sức mạnh của nhà quản lý đối với những tổ chức cá nhân giết cộng đồng bằng những hành vi gây hậu quả xấu cho môi trường, khí hậu. Ví như ở Việt Nam, các doanh nghiệp cho nhập phế liệu về với những công ten nơ chất thải kinh tởm từ nước ngoài về để tái chế kiếm lời; những nhà máy xí nghiệp càng hoạt động càng gây ra những làng ung thư tuyệt diệt hết… người. Người Việt Nam nên đưa vấn đề ý thức với môi trường, khí hậu vào cái văn hóa làm người của mỗi cá nhân và tổ chức. Cả dân tộc cần có chính sách, phong trào tẩy chay những doanh nghiệp như thế. Nó là một tội ác trời không dung, đất không tha!

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh: Theo tôi, những hành động đó là tội ác! Tôi có thể nói ngắn gọn thế này, ở Việt Nam, đầu tư cho môi trường rất thấp. Lãi của doanh nghiệp, đôi khi là do mình ăn thịt môi trường mà ra. Mà môi trường là của toàn dân. Thế tại sao sông Đồng Nai, sông Cầu bị ô nhiễm rất nặng như thế, kể cả các con sông ở Hà Nội? Là vì 80% doanh nghiệp đổ thẳng chất thải xuống sông. Điều ấy ai cũng biết. Ai cũng biết, không cần nói lại nữa.

Chúng ta thành lập rất nhiều “ủy ban” cho vấn đề cứu các dòng sông này rồi. Nhưng đang có hai câu hỏi đặt ra. Một, nhà nước pháp quyền của chúng ta, trong tay có pháp quyền, chúng ta có sẵn sàng đóng cửa những nhà máy kia không? Không đóng thì anh xử lý thế nào để cứu dân, cứu môi trường? Thứ hai, doanh nghiệp họ làm như vậy là làm giàu cho họ, cho công nhân của họ. Thì họ nghĩ gì khi họ làm như vậy để họ hưởng lợi cho riêng họ, trong khi hàng nghìn hàng vạn người khác phải chịu khổ? Người chịu đó là họ hàng nhà họ, con cháu họ và chính bản thân họ.

Nếu tính như vậy thì lãi của họ lấy từ đâu ra? Xin thưa, chỉ lấy lãi từ việc “giết” môi trường. Sự đóng góp của họ trong vấn đề giữ gìn và cải thiện môi trường của đối tượng này là vô cùng bé nhỏ. Và cứ xét thế, thì ở ta, người càng giàu thì họ càng đóng góp cho môi trường càng ít.
 
Không còn nhiều thời gian để cứu trái đất

http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/khoahoc/409332/index.html
29/09/2009 16:27 (GMT +7)

Liên Hợp Quốc cảnh báo các nhà lãnh đạo thế giới rằng chọ chỉ còn 70 ngày để đạt được một thỏa thuận về giảm khí thải. Các nhà hoạt động môi trường thì nhận định trận lụt khủng khiếp đang hoành hành tại Philippines là bằng chứng rõ ràng nhất về hậu quả của biến đổi khí hậu.

Cảnh báo được đưa ra trong phiên họp mở màn hội nghị về khí hậu tại Bangkok, Thái Lan, hôm qua. Hội nghị kéo dài hai tuần với mục tiêu đạt được một thỏa thuận quốc tế về cắt giảm khí thải để thay thế Nghị định thư Kyoto (sẽ hết hiệu lực vào năm 2012).

Ông Yvo de Boer, tổng thư ký ban soạn thảo hiệp định khung về biến đối khí hậu của Liên Hợp Quốc, và Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva trong phiên khai mạc hội nghị khí hậu tại Bangkok vào ngày 28/9.

Chỉ vài giờ sau khi các vòng đàm phán bắt đầu, một số nước giàu và nước nghèo đã tỏ ra bất đồng về nhiều vấn đề. Theo AP, các cuộc thương lượng trước đó rơi vào thế bế tắc suốt nhiều tháng do các nước công nghiệp phát triển không muốn cam kết cắt giảm quá nhiều khí thải hay cung cấp nhiều tỷ USD cho những nước nghèo để giúp các quốc gia này thích nghi với những tác động của biến đổi khí hậu và hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (như xăng và than đá).

Những nước lớn thuộc khối đang phát triển - như Ấn Độ và Trung Quốc - đáp trả bằng cách từ chối cam kết thực hiện các mục tiêu cắt giảm khí thải.

Phát biểu trước khoảng 1.500 nhà lãnh đạo và đại biểu từ 180 nước trong phiên khai mạc hội nghị, ông Yvo de Boer, tổng thư ký ban soạn thảo hiệp định khung về biến đối khí hậu của Liên Hợp Quốc, nói: "Thời gian dành cho chúng ta sắp hết. Như nhiều nhà lãnh đạo đã nói, chúng ta không có phương án dự phòng. Nếu chúng ta không thể đạt được thỏa thuận, chúng ta sẽ có tội với những thế hệ tương lai".

Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường lấy trận lụt tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ tại Philippines do bão nhiệt đới Ketsana gây nên vào cuối tuần trước để minh họa tác động ghê gớm của biến đổi khí hậu. Lũ lụt và lở đất khiến ít nhất 140 người tại quốc gia châu Á này thiệt mạng (tính đến hết ngày hôm qua) và số người chết còn có thể tăng lên. Những cơn bão khủng khiếp như Ketsana sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn bởi tình trạng ấm lên của trái đất.

"Chúng tôi kêu gọi các nhà đàm phán nhìn xa hơn. Họ cần phải nhận ra rằng người dân đang sống cùng những hiểm họa", Dinah Fuentesfina, một nhà hoạt động môi trường của tổ chức Global Campaign for Climate Action Asia, phát biểu.

Một báo cáo của Liên Hợp Quốc - được công bố vào tuần trước - cho thấy các hiện tượng liên quan tới khí hậu (như tình trạng băng ở Bắc Cực hay nồng độ axit trong các đại dương ngày càng tăng) đang xảy ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự đoán của giới khoa học.

Hội nghị tại Thái Lan là cuộc gặp gỡ cuối cùng trước khi các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch vào tháng 12 tới để đàm phán về một thỏa thuận khí hậu mới. Nhiệm vụ của hội nghị Bangkok là rút gọn bản dự thảo 200 trang xuống còn 30 trang. Bản dự thảo rút gọn sẽ được đệ trình các bộ trưởng môi trường tại hội nghị Copenhagen.

Hãy Ăn Chay, Sống Xanh, Cứu Địa Cầu
 
Back
Bên trên