Tiếp nhận thuật ngữ khoa học n­ước ngoài

Hoàng Việt
(hoangviet)

Thành viên danh dự
http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/diendan/vh113.html

Diễn đàn
Tiếp nhận thuật ngữ khoa học n­ớc ngoài
Trong thời đại thông tin hiện nay, cùng với xu h­ớng toàn cầu hóa đang ảnh h­ởng ngày một sâu sắc đến xã hội n­ớc ta, tầng lớp trí thức, đông đảo nhất là sinh viên, học sinh ngày một cần tiếp xúc với các thông tin mới, các kiến thức mới của thế giới. Chỉ đi đạo một vòng chung quanh các cửa hàng sách ngoại văn, ta có thể tìm thấy hàng loạt các loại sách báo, ngoài các tác phẩm văn học là các sách về kinh tế, tin học, các môn khoa học kỹ thuật, luật, triết học, v.v.
Tuy nhiên, số l­ợng không phải là tiêu chuẩn cho chất l­ợng. Hiện tại, có rất nhiều tr­ờng hợp đọc sách báo tiếng n­ớc ngoài ta thấy rất hay nh­ng hầu nh­ không dịch nổi ra tiếng Việt, nếu cố dịch thì thấy văn rất gò ép, dài dòng mà vẫn không hết ý. Ng­ợc lại, khi đọc một tác phẩm dịch ra tiếng Việt và so sánh nó với nguyên bản tiếng n­ớc ngoài, ta thấy một độ vênh rất đáng kể về chất l­ợng thông tin đ­ợc chuyển dịch sang tiếng Việt. Có thể có nhiều nguyên nhân: do khác biệt về ph­ơng pháp luận, hay rất có thể, do trình độ chuyên môn ng­ời dịch còn hạn chế. Nh­ng lý do dễ thấy nhất có lẽ xuất phát từ sự thiếu thốn vốn thuật ngữ tiếng Việt.
Hiện tại, ph­ơng Tây, đặc biệt là Mỹ và Tây Âu, đã và vẫn đang là nơi "cầm chịch" cho sự phát triển khoa học, nhất là về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Cấu trúc xã hội công nghiệp phức tạp và chuyên môn hóa cao đã tạo một môi tr­ờng thuận lợi để khoa học phát triển. Liên tục các mô hình (models), lý thuyết (theories) và các khái niệm mới, các ngành mới đ­ợc phát hiện và giới thiệu trong vài chục năm gần đây, mà nổi bật nhất, ảnh h­ởng sâu rộng nhất có lẽ là ngành tin học - công nghệ thông tin. Đi cùng với mô hình, lý thuyết, khái niệm đó là các thuật ngữ mới, phần nhiều là tiếng Anh.
Tiếng Việt ta, ng­ợc lại với ph­ơng Tây nói chung và tiếng Anh nói riêng, sản sinh từ một nền văn hóa nông nghiệp và do đó, đa số từ ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, tình cảm, trong khi ít có những từ có tính trừu t­ợng cao (abstractterms) nh­ tiếng Anh. Vì lẽ đó, thuật ngữ khoa học khi dịch sang tiếng Việt th­ờng không chuyển tải đ­ợc hết nội dung của từ gốc, thậm chí không chính xác. D­ới đây là một vài thí dụ điển hình.
Computer vision, là một lĩnh vực mới và có rất nhiều ứng dụng thực tế của ngành công nghệ thông tin, và thuật ngữ t­ơng đ­ơng với nó trong tiếng Việt là Thị giác máy. Ta có thể thấy ngay thuật ngữ tiếng Việt này không bao gồm đ­ợc hết ý nghĩa của từ gốc, bởi "vision" của tiếng Anh không chỉ có một nghĩa nhìn mà rộng hơn rất nhiều. Giải thích ra tiếng Việt, Computer vision là ngành áp dụng, mô phỏng không chỉ khả năng tiếp nhận, tái tạo hình ảnh mà còn nhận dạng, phán đoán và xử lý thông tin nhận vào qua thị giác của con ng­ời vào máy tính.
Trong ngành ngôn ngữ học, Hà Văn Tấn dịch acculturation là tiếp biến văn hóa có chuẩn hơn cách dịch cũ là giao thoa văn hóa, nh­ng cũng chỉ phản ánh đ­ợc thuật ngữ này trong lĩnh vực văn hóa chứ vẫn ch­a đầy đủ hết nghĩa của thuật ngữ này trong các lĩnh vực liên quan. Acculturation còn bao gồm cả nghĩa thái độ của ng­ời học ngoại ngữ đối với nền văn hóa của cộng đồng nói ngôn ngữ đích, thái độ này sẽ có ảnh h­ởng tới quá trình đắc thụ ngôn ngữ của ng­ời học. Còn trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng, interlanguage, thuật ngữ nói về giai đoạn phát triển ngôn ngữ của ng­ời học ngoại ngữ khi ch­a đạt tới trình độ của ng­ời bản ngữ, đ­ợc dịch thành ngôn ngữ quốc tế thì đúng là râu ông nọ cắm cằm bà kia mất rồi.
Tất nhiên, trong quá trình tiếp thu các thuật ngữ mới thì con đ­ờng tạo thuật ngữ t­ơng đ­ơng bằng tiếng Việt không phải là duy nhất. Tr­ớc một thuật ngữ n­ớc ngoài, tiếng Việt có 3 con đ­ờng:
Chấp nhận thuật ngữ n­ớc ngoài mà không chuyển đổi. Các từ ở dạng này th­ờng hoặc rất trừu t­ợng nh­ marketing, hoặc có thể mang quá nhiều nghĩa trong những tr­ờng hợp khác nhau nh­ log, hoặc mới xuất hiện nh­ nano, file, CD-ROM, card (máy tính), hoặc mới đ­ợc chuyển từ dạng phiên âm sang la-tinh nh­ enzyme, polymer. Đây là con đ­ờng nhập khẩu thuật ngữ nhanh nhất và đơn giản nhất. Nh­ng với sự khác biệt về tính chất ngôn ngữ, các thuật ngữ dài khi cho vào văn tiếng Việt th­ờng làm mất sự mạch lạc của bài viết.
Phiên âm ra tiếng Việt thuật ngữ n­ớc ngoài. Các từ này th­ờng xuất hiện đã lâu và cách viết th­ờng không thống nhất nh­ phô-tôn, hy-đrô các-bon. Tr­ớc đây từ ma-ket-tinh cũng đ­ợc sử dụng nh­ng hiện tại đã mất hẳn.
Con đ­ờng thứ ba: tạo thuật ngữ tiếng Việt t­ơng đ­ơng có lẽ là con đ­ờng có tính tự hào dân tộc cao nhất và đ­ợc quan tâm đeo đuổi nhiều nhất. Thế nh­ng, đây cũng là con đ­ờng chông gai nhất. Ngoài việc dịch cho đúng, nó còn cần thời gian để quảng bá để có thể trở thành tiêu chuẩn chung cho cả n­ớc. Mà không phải cứ tạo ra thuật ngữ tiếng Việt đã là tốt. Nó chỉ có ý nghĩa tích cực khi ngành đó, lĩnh vực đó Việt Nam mình cũng mạnh. Nếu không thuật ngữ chỉ làm ta lúng túng đến khổ sở khi đọc và so sánh với các t­ liệu mới bằng tiếng n­ớc ngoài. Điều này cũng giải thích vì sao các ngành khoa học cơ bản, đặc biệt là toán và vật lý, hiện tại có một hệ thống thuật ngữ khá hoàn chỉnh. Hầu nh­ ai cũng biết các khái niệm chuỗi (series), ma trận (matrix), vành (ring). Trong khi đó, có những ngành nh­ dầu khí chẳng hạn, vừa hoàn thành bộ từ điển thuật ngữ đầu tiên cho ngành gồm hơn 20.000 mục từ nh­ng thực tế, nhiều thuật ngữ tiếng Việt không đ­ợc sử dụng. Ch­a kể tới việc còn thiếu rất nhiều thuật ngữ quan trọng khác và nhiều thuật ngữ ch­a đ­ợc dịch chính xác. Nói thêm về ph­ơng pháp tạo thuật ngữ mới ở Việt Nam hiện nay, ta thấy đại bộ phận các thuật ngữ là từ Hán Việt mà rất ít từ thuần Việt. Có thể thấy ba lý do cơ bản. Thứ nhất, là số l­ợng. L­ợng từ Hán Việt có thể nói là "thừa thãi" so với l­ợng từ thuần Việt. Chúng chiếm khoảng 75% tổng số từ của tiếng Việt. Thứ hai là bản thân tính chất của từ Hán Việt. Trong khi từ thuần Việt là những từ có tính biểu cảm, th­ờng chỉ mang một nghĩa thì từ Hán Việt cô đọng và súc tích và mang nghĩa khái quát cao hơn. Với tính khoa học nh­ thế, nó rất thích hợp cho việc tạo dựng các thuật ngữ. Tuy nhiên, không phải bao giờ thuật ngữ Hán Việt cũng phù hợp. "Hình vị" không thể đơn giản bằng "tiếng", cũng nh­ thuật ngữ "cụm từ" dễ hiểu hơn nhiều so với từ "tổ từ". Lý do thứ ba là vấn đề lịch sử. Tiếng Việt trong lĩnh vực khoa học còn rất trẻ, mới chỉ bắt đầu từ sau năm 1945. Tr­ớc đó, nó bị coi là thứ tiếng "nôm na mách qué" không có chỗ đứng trong giáo dục và khoa cử. Vốn từ Hán Việt, hấp thu từ chữ Hán có nền móng hơn và vì thế mang những đặc tính còn duy trì cho đến ngày nay nh­ có tính trang trọng, cô đọng và súc tích nh­ đã nói ở trên. Khi Giáo s­ Hoàng Xuân Hãn làm cuốn từ điển thuật ngữ khoa học đầu tiên cho tiếng Việt, ông và ban biên tập đã tạo ra rất nhiều thuật ngữ gốc Hán Việt hoặc "giả" Hán Việt (nh­ "tá tràng"), và vô hình trung, tạo ra một h­ớng đi chung cho các hệ thống thuật ngữ chuyên ngành sau này.
Nh­ vậy, việc dịch hay không dịch các thuật ngữ khoa học từ tiếng n­ớc ngoài, dịch sao cho bảo đảm về tính chính xác của thuật ngữ mà vẫn giữ đ­ợc sự trong sáng của tiếng Việt. Để bảo đảm cho tính mạch lạc dễ hiểu của thuật ngữ đ­ợc dịch là một vấn đề nhức nhối của ngành dịch thuật nói riêng và các ngành khoa học nói chung. Và trong thời điểm ta đang tụt hậu về quá nhiều mặt so với trung bình thế giới và hơn bao giờ hết phải tăng c­ờng giáo dục và học hỏi tri thức mới, việc thống nhất cách giải quyết sự thiếu thốn thuật ngữ càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Nguyễn thủy minh, Jo trần
(Tạp chí Khoa học và Tổ quốc)
 
Tu dien cua tiang Anh co toi hon 450,000 tu nhu vay thi toi gan 400,000 la thuat ngu the thi co ngon ngu nao co the doi het 400,000 tu do ve tieng ban xu cua minh.
 
Các chú cứ học tiếng Việt phổ thông cho giỏi đi . Tiếng mẹ đẻ chưa thông thì lấy đâu ra mà học thuật ngữ .
Theo ý tui thì thuật ngữ thì nên học thứ tiếng phổ dụng nhất ( khả năng là tiếng Anh ) .
 
Bài viết rất tốt. Nếu như the author hiểu hán nôm nhiều hơn, modern linguistics, math model, để có thể phân tích sâu hơn khả năng và hạn chế của con đường thứ 3 thì còn đáng giá nữa :) Chẳng hạn có thể bàn đến standardized algorithms trong việc dịch thuật ngữ, cách tạo ra các từ mới trong tiếng Việt :)
Cũng có đôi chỗ không chính xác. Toán và khoa học cơ bản (Bio, Phys, Chem, and closely related areas) của VN hoặc thuộc hàng trung bình, hoặc còn rất yếu, chứ không phải là mạnh. Thuật ngữ tiếng Việt ngay trong (theoretical) Physics, Math - những thứ mà được self-claimed là mạnh cũng còn thiếu. Do đó 0 thể vin vào đó mà giải thích này nọ về sự đầy đủ hơn của thuật ngữ trong những ngành đó. Theo tôi đó là công lao của gs HXH và các cộng sự, cũng như thế hệ Toán đi đầu (before 54). Hiện nay thiếu thuật ngữ trầm trọng nhất là trong Engineering, CS, Business/Economy, Entertainment, Laws, Y, social sciences.

Hoàng Việt đã viết:
http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/diendan/vh113.html

Tr­ớc một thuật ngữ n­ớc ngoài, tiếng Việt có 3 con đ­ờng:
Chấp nhận thuật ngữ n­ớc ngoài mà không chuyển đổi. Các từ ở dạng này th­ờng hoặc rất trừu t­ợng nh­ marketing, hoặc có thể mang quá nhiều nghĩa trong những tr­ờng hợp khác nhau nh­ log, hoặc mới xuất hiện nh­ nano, file, CD-ROM, card (máy tính), hoặc mới đ­ợc chuyển từ dạng phiên âm sang la-tinh nh­ enzyme, polymer. Đây là con đ­ờng nhập khẩu thuật ngữ nhanh nhất và đơn giản nhất. Nh­ng với sự khác biệt về tính chất ngôn ngữ, các thuật ngữ dài khi cho vào văn tiếng Việt th­ờng làm mất sự mạch lạc của bài viết.
Phiên âm ra tiếng Việt thuật ngữ n­ớc ngoài. Các từ này th­ờng xuất hiện đã lâu và cách viết th­ờng không thống nhất nh­ phô-tôn, hy-đrô các-bon. Tr­ớc đây từ ma-ket-tinh cũng đ­ợc sử dụng nh­ng hiện tại đã mất hẳn.
Con đ­ờng thứ ba: tạo thuật ngữ tiếng Việt t­ơng đ­ơng có lẽ là con đ­ờng có tính tự hào dân tộc cao nhất và đ­ợc quan tâm đeo đuổi nhiều nhất. Thế nh­ng, đây cũng là con đ­ờng chông gai nhất. Ngoài việc dịch cho đúng, nó còn cần thời gian để quảng bá để có thể trở thành tiêu chuẩn chung cho cả n­ớc. Mà không phải cứ tạo ra thuật ngữ tiếng Việt đã là tốt. Nó chỉ có ý nghĩa tích cực khi ngành đó, lĩnh vực đó Việt Nam mình cũng mạnh. Nếu không thuật ngữ chỉ làm ta lúng túng đến khổ sở khi đọc và so sánh với các t­ liệu mới bằng tiếng n­ớc ngoài. Điều này cũng giải thích vì sao các ngành khoa học cơ bản, đặc biệt là toán và vật lý, hiện tại có một hệ thống thuật ngữ khá hoàn chỉnh.


Theo chỗ tôi được biết thì chưa có nhà ngôn ngữ học đương đại nào của VN có thể sánh vai với gs Hòang Xuân Hãn trong lĩnh vực Hán-Nôm. Cụ Hãn (và đồng nghiệp) nghĩ ra cách dịch rất hay sang hán việt những khái niệm cơ sở trong Tóan: eg. toán tử, tuyến tính, vi/tích phân, đạo hàm, đồng/đẳng cấu, đồng luân/đồng điều/đối đồng điều, ..., thành công ngoài sức tưởng tượng :)
Tôi tin là nếu có những ng uyên thâm Hán-Việt như cụ HXH làm dict cho engineering, cs, etc. thì nhiều thuật ngữ, khái niệm sẽ được chuyển dịch thành công hơn, sẽ được chấp nhận rộng rãi hơn và sẽ thành chuẩn mực :)
Dĩ nhiên cũng phải quên ảo tưởng là có thể dịch thành sang tiếng Việt 1 số lượng lớn các thuật ngữ. Ngay chuyện dịch các khái niệm (cơ bản/hay dùng) mới cũng đã rất khó. Số lượng từ tiếng Việt trong Từ Nguyên, Từ Hải, vay mượn từ Hán, Khmer - cũng không đủ để dịch chúng! Chưa nói chuyện tối nghĩa của nhiều từ Hán Việt và ng Việt hiện đại lại rất kém HV, nên sẽ rất khó hấp thụ nổi. Cũng còn phụ thuộc vào từng lĩnh vực nữa mà lựa: eg. trong Dược - do dùng gốc Latin nhiều, dùng cách 1-2 là hợp lý nhất, 1-st solution is a favourite in entertainment. Vậy dù muốn hay không vẫn cứ phải dùng tổng hợp cả 3 cách.

Hầu nh­ ai cũng biết các khái niệm chuỗi (series), ma trận (matrix), vành (ring). Trong khi đó, có những ngành nh­ dầu khí chẳng hạn, vừa hoàn thành bộ từ điển thuật ngữ đầu tiên cho ngành gồm hơn 20.000 mục từ nh­ng thực tế, nhiều thuật ngữ tiếng Việt không đ­ợc sử dụng. Ch­a kể tới việc còn thiếu rất nhiều thuật ngữ quan trọng khác và nhiều thuật ngữ ch­a đ­ợc dịch chính xác. Nói thêm về ph­ơng pháp tạo thuật ngữ mới ở Việt Nam hiện nay, ta thấy đại bộ phận các thuật ngữ là từ Hán Việt mà rất ít từ thuần Việt. Có thể thấy ba lý do cơ bản. Thứ nhất, là số l­ợng. L­ợng từ Hán Việt có thể nói là "thừa thãi" so với l­ợng từ thuần Việt. Chúng chiếm khoảng 75% tổng số từ của tiếng Việt. Thứ hai là bản thân tính chất của từ Hán Việt. Trong khi từ thuần Việt là những từ có tính biểu cảm, th­ờng chỉ mang một nghĩa thì từ Hán Việt cô đọng và súc tích và mang nghĩa khái quát cao hơn. Với tính khoa học nh­ thế, nó rất thích hợp cho việc tạo dựng các thuật ngữ. Tuy nhiên, không phải bao giờ thuật ngữ Hán Việt cũng phù hợp. "Hình vị" không thể đơn giản bằng "tiếng", cũng nh­ thuật ngữ "cụm từ" dễ hiểu hơn nhiều so với từ "tổ từ". Lý do thứ ba là vấn đề lịch sử. Tiếng Việt trong lĩnh vực khoa học còn rất trẻ, mới chỉ bắt đầu từ sau năm 1945. Tr­ớc đó, nó bị coi là thứ tiếng "nôm na mách qué" không có chỗ đứng trong giáo dục và khoa cử. Vốn từ Hán Việt, hấp thu từ chữ Hán có nền móng hơn và vì thế mang những đặc tính còn duy trì cho đến ngày nay nh­ có tính trang trọng, cô đọng và súc tích nh­ đã nói ở trên. Khi Giáo s­ Hoàng Xuân Hãn làm cuốn từ điển thuật ngữ khoa học đầu tiên cho tiếng Việt, ông và ban biên tập đã tạo ra rất nhiều thuật ngữ gốc Hán Việt hoặc "giả" Hán Việt (nh­ "tá tràng"), và vô hình trung, tạo ra một h­ớng đi chung cho các hệ thống thuật ngữ chuyên ngành sau này.
Nh­ vậy, việc dịch hay không dịch các thuật ngữ khoa học từ tiếng n­ớc ngoài, dịch sao cho bảo đảm về tính chính xác của thuật ngữ mà vẫn giữ đ­ợc sự trong sáng của tiếng Việt. Để bảo đảm cho tính mạch lạc dễ hiểu của thuật ngữ đ­ợc dịch là một vấn đề nhức nhối của ngành dịch thuật nói riêng và các ngành khoa học nói chung. Và trong thời điểm ta đang tụt hậu về quá nhiều mặt so với trung bình thế giới và hơn bao giờ hết phải tăng c­ờng giáo dục và học hỏi tri thức mới, việc thống nhất cách giải quyết sự thiếu thốn thuật ngữ càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Nguyễn thủy minh, Jo trần
(Tạp chí Khoa học và Tổ quốc)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên