To Minh:
Em ạ, anh có lời khuyên thế này. Chịu khó học thêm nhé, chắc sẽ tiến xa trong nghề thầy cãi đấy. He he
Official statistic from Vietnam year book 2001
Số dân thành thị < 25%
Số dân nông thôn miền núi > 75%
Tổng tiêu thụ điện của Hà Nội chỉ chiếm 4% của cả nước
Tỷ lệ điện sinh hoạt của nhân dân chiếm 49%, điện sản xuất công nghiệp chiếm 40%, điện nông nghiệp là 2% và thương mại, dịch vụ 9%.
Tỷ lệ giá tiền điện thoại TB của các nước ASEAN/giá tiền điện thoại TB của Việt Nam > 10 lần Tỷ lệ giá tiền điện TB của các nước ASEAN/giá tiền điện TB của Việt Nam. Tức là nếu giá tiền điện thoại giảm 3 lần và tiền điện tăng 3 lần thì 2 tỷ lệ gần như tương đương đấy. Hy vọng lúc đó Việt Nam cũng thành developed country
Ah ha, phát minh mới: hạn chế dùng điện sẽ hạn chế chất xám -> điện sản xuất ra chất xám. Giải nobel y học + vật lý năm 2004 phải dành cho em đấy Minh ah. Ha Ha Ha
To Hà:
Dạ anh không dám, khi nào Hà từ Holland về thì dẫn anh đi nốt 16 tỉnh còn lại của Việt Nam nhé. Trong 61 tỉnh/TP anh mới chỉ có đi khoảng 44-45 tỉnh thôi, nhiều chỗ không thể đi được bằng oto buộc phải thuê công nông hay xe ngựa để đi đó. Từ 6 tỉnh phía Bắc (địa đầu Móng Cái) đến tận mũi Cà Mau, Hà Tiên cực Nam đó. Nhiều chỗ không thể kéo điện về cho bà con nên phải tặng không cho bàn con dàn pin mặt trời hay máy phát điện nhỏ để bà con sài. Anh cũng đã đến 10 vị trí (phương án) mà người ta sẽ định xây nhà máy thủy điện Sơn La (ở Sơn La và Lai Châu) gặp bà con Sơn La thuyết phục họ di chuyển về khu tái định cư mới mà ngành điện bỏ tiền ra xây dựng mới cho họ. Anh cũng phải lặn lội tìm chỗ để 10 năm sau nữa sẽ có nhà máy nhiệt điện to gấp 2 lần cái nhà máy nhiệt to nhất miền Bắc bây giờ, thậm chí cả thời điểm bao giờ Việt Nam sẽ xuất hiện NMD Nguyên tử và các vị trí dự kiến có thể xây được nhà máy này. Em không định xây NMD nguyên tử ở Hà Nội đúng không vì nếu có vấn đề gì bà con Hà nội tèo trước đó. Vậy phải để ở chỗ nào nhỉ? Bí mật! Sẽ được biết trong 2 năm tới.
Còn về số lượng tỉnh huyện thị xã và số gia đình (cả nông thôn, thành thị và miền núi, bản làng) được dùng điện: official statistic: 100% số tỉnh và 100% số huyện, 90% số xã và 80% số hộ. Nếu em cần từng tỉnh thì anh có thể cấp riêng cho em thôi chứ anh không được quyền post thông tin đó lên mạng kẻo mấy ổng chủ tịch tỉnh có số hộ thấp lại đến kiện anh vì tỉnh tôi sao có thể thua tỉnh bạn được He he
Dạ thực tế anh vẫn thiếu nhiều em ạ. Anh cũng vẫn thích đi công tác độ 1-2 tuần dọc các con sông (vượt không ít gềnh thác) tìm vị trí có thể xây dựng được các nhà máy thủy điện lắm. Nếu bà con miền núi không giúp thì tụi này sao biết đường mà đi nhỉ. Những lúc đó mà cắp tay sau đít thì phải ăn mấy cái bạt tai của các anh chị nhiều kinh nghiệm cùng đi rồi.
Còn thống kê tiêu dùng hiện nay cho thấy cứ 6-7 năm Việt Nam tiêu thụ điện tăng gấp đôi (Mấy thằng Tây mắt xanh mũi lõ nghe không rõ hỏi lại 16-17 năm). Thế mà 20 năm nữa hy vọng Việt Nam sẽ đuổi kịp Thái Lan bây giờ. Có nghĩa là cứ 7-8 năm số lượng nhà máy điện của Việt Nam phải tăng gấp đôi rồi. Thử hỏi Việt Nam có bao nhiêu nhà máy điện hiện nay. Ai trả lời đúng trong 1 tháng nhận vào làm việc ngay đấy
Các em có biết hiện nay ngành điện cần số vốn là bao nhiêu không để đầu tư xây dựng mỗi năm không: 1,5 tỷ USD đấy. Cứ nhân thử ra tiền Việt xem là bao nhiêu và so sánh với lại tổng đầu tư xây dựng của Hà Nội nhé. Sẽ thấy ngạc nhiên lắm.