THuyết Luân Hồi

Vũ Xuân Tùng
(NoloveT)

Active Member
Thuyết Luân hồi .

(Liên Tử )

Thuyết luân hồi (re-incarnation) là một trong những thuyết căn bản của hai tôn giáo lớn trên thế giớI là Ấn giáo(Hinduism) và Phật giáo .

Theo thuyết luân hồi thì kiếp sống hiện tại không phải là kiếp sống duy nhất. Trước khi sinh vào kiếp này, con ngườI đã trải qua nhiều kiếp trước. Và khi chết đi, con ngườI sẽ tiếp tục tái sinh vào những kiếp sau .

Các tôn giáo lớn xuất phát từ phương Tây thường không tin vào thuyết luân hồị Chẳng hạn như:

Do-Thái giáo (Judaism) cho rằng kiếp sống này là kiếp duy nhất. Sau khi chết con ngườI sẽ đi vào một giấc ngũ dài, thật dài, mãi cho đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng mới thức dậy để chịu sự phán xét của Thiên Chúa về những việc mình đã làm. Kẻ biết vâng lời Thiên Chúa thì được lên Thiên Đàng, ngược lại thì sẽ xuống hỏa ngục .

Ki-Tô giáo, bao gồm Công giáo, Chính-Thống giáo, và nhiều giáo hộI Tin-Lành khác nhau, cũng tin rằng kiếp sống này là kiếp duy nhất. Sau khi chết, nếu ta tin vào sự cứu chuộc của Chúa Jesus thì sẽ được lên Thiên Đàng, không tin thì sẽ xuống hỏa ngục .

Hồi giáo, bao gồm các phái Sunni, Shìite, và Sufi, cũng tin rằng kiếp sống này là kiếp duy nhất. Trong kiếp sống, nếu con ngườI làm đúng theo lờI dạy của Thiên Chúa trong Thánh Kinh Quoran thì sau khi chết sẽ được lên Thiên Đàng. Không làm theo thì bị xuống hỏa ngục.


Thuyết luân hồi còn quan niệm rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống hiện tại cũng không phải là vũ trụ duy nhất.

Cao hơn cõi mà chúng ta đang sống, có những cõi mà chúng sinh nơi đó thông minh sáng suốt hơn loài người rất nhiều . Họ có nhiều phương tiện, khả năng hơn hẳn loài ngườI gấp bội mà ta thường gọi là phép mầụ Tuy nhiên, họ vẫn bị chi phối bởi những sự vui buồn, thương ghét, giận sợ, muốn. Đó là cõi cũa những chúng sinh mà ta thường gọi là các bậc thiên thần, thần, tiên, thánh, v.v...

Cao hơn nữa là các cõi mà chúng sinh nơi đó không còn bị lung lạc bỡI những sự vui buồn, thương ghét, giận sợ, muốn.

Và còn các cõi cao hơn thế nữạ.. ngoài sự tưởng tượng của con ngườI bình thường.

Thấp hơn cõi mà chúng ta đang sống, có những cõi mà chúng sinh nơi đó tuy không khác chúng ta bao nhiêu, nhưng lúc nào cũng bị khổ não vì sự ham muốn vô tận mà không đạt được: ham ăn, ham vật chất, ham sắc dục, luyến tiếc cuộc sống đã mất. Quan hệ giữa họ vớI nhau thì đầy những giận ghét, sợ sệt, tức giận, nghi ngờ. Đó là cõi mà dân gian hay gọI nôm na là cõi âm.

Thấp hơn nữa, có những cõi mà chúng sinh nơi đó chỉ sống theo bản năng như con thú, không có ý thức, không có tình cảm.

Thấp nhất là các cõi mà ta hay gọi là địa ngục. Đó là nơi mà những gì xấu xa, tệ hại nhất đều dồn vàọ Chúng sinh ở đó chỉ lấy tàn bạo đối đãi nhau . Trong thâm tâm mỗI chúng sinh nơi đó đều bừng bừng ngọn lửa tàn bạo không bao giờ tắt . Vì vậy ngườI đời mớI còn gọi là hỏa ngục .

Theo thuyết luân hồi, các kiếp trước và các kiếp sau của một ngườI không nhất thiết là chỉ quanh quẩn trong cõi người . Chúng ta có thể đến từ các cõi khác, và có thể đi về các cõi khác sau khi chết .

Thế thì ai sẽ quyết định cho chúng ta sẽ đi về cõi nào sau khi chết? Nghiệp (karma) của chúng ta sẽ quyết định điều đó. Nghiệp là hành trang duy nhất mà mỗI ngườI có thể tích lũy và mang theo sau khi chết. Nếu như Nghiệp của ta đầy những dục vọng, thù ghét, dốt nát thì nó sẽ kéo ta đến một cõi xứng đáng cho ta như vậy . Nếu như Nghiệp của ta có nhiều sáng suốt, từ bi, thanh thản thì nó sẽ đưa ta đến một cõi thích hợp cho ta .


Theo Ấn giáo, mục đích của con ngườI là phấn đãu để được sinh vào các cõi tốt đẹp hơn, nếu như có sinh vào lại cõi ngườI thì cũng được làm ngườI có trí tuệ, có đạo đức, có đời sống hạnh phúc. Phấn đãu như thế nào thì Ấn-giáo có nhiều trường phái khác nhaụ Có những vị tu theo các phép khổ hạnh. Có vị tập thiền để kiểm soát những nghiệp xấu không cho phát triển. Có vị tập các phép thần thông để vượt lên các cõi trên. NgườI bình thường thì cố sống đạo đức, năng bố thí, tránh sát sinh .

Tuy nhiên, Ấn giáo cũng có những điểm tiêu cực, điển hình là chế độ kỳ thị đẳng cấp. Chế độ đẳng cấp xuất hiện dựa trên quan niệm cho rằng những giai cấp cùng khổ phải chịu như vậy vì kết quả của những nghiệp xấu của họ từ tiền kiếp. Các giai cấp giàu sang, quí tộc, các bậc tu sĩ thì xứng đáng được kính nể vì đó là do nghiệp tốt của họ mang lạị Quan niệm này là một quan niệm hết sức nông cạn và sai lầm về thuyết luân hồị Bởi vì một ngườI nghèo chưa chắc là nghèo hoài và người giàu chưa hẳn là giàu mãi mãị Bên cạnh đó, nghèo chưa chắc là đau khổ và giàu chưa phải là hạnh phúc. Vả lại, không thiếu gì những chúng sinh tràn đầy nghiệp tốt nhưng tâm nguyện tái sinh vào chỗ cùng khổ để thực hiện những ý nguyện cao cả. Thế nhưng quan niệm đẳng cấp đã bị các tầng lớp thống trị ở Ấn Độ lợi dụng để duy trì địa vị của họ. Qua nhiều thế kỷ, nếp suy nghĩ ăn sâu vào quần chúng, phải mất nhiều thờI gian mớI xóa bỏ được .

Theo Phật giáo, mục đích cuối cùng không chỉ dừng lại ở chổ được tái sinh vào chỗ tốt, mà là hoàn toàn thoát ra khỏi vòng luân hồi, không còn sinh và tái sinh vào các cõi nữạ Đạo Phật cho rằng ai ai cũng có khả năng thăng tiến để cuối cùng thoát khỏi luân hồị Ngay cả những chúng sinh nơi địa ngục, nếu giác ngộ và lo giải trừ nghiệp ác thì cũng có lúc lên được các cõi trên. Còn chúng sinh các cõI trên, nếu để cho nghiệp xấu phát triển, thì cũng có thể bị sa vào các cõi thấp hơn .

Tuy nhiên, việc này không phải dễ làm và cũng không phải dễ làm được trong một kiếp. Vì vậy, Phật giáo mớI có nhiều tông phái khác nhau, dùng những phương pháp khác nhau đễ giúp quần chúng thăng tiến tùy theo căn cơ và khả năng của tông người .

Tịnh-Độ tông dùng đức tin đễ giúp quần chúng. Người theo Tịnh-Độ tin rằng chư Phật và chư Bồ-Tát luôn có mặt để dìu dắt giúp đỡ chúng sinh đi dến chỗ giác ngộ. Với đức tin, chúng sinh sẽ phát tâm từ bi, sống đờI đạo hạnh. Khi chết đi, chúng sinh sẽ vững tin rằng chư Phật và chư Bồ-Tát sẽ dìu dắt mình về cõi Tịnh Độ. Nơi đó chúng sinh sẽ có điều kiện tốt đẹp hơn để tiếp tục tu tập hầu thăng tiến hơn nữa đến chỗ hoàn toàn giải thoát.

Thiền tông dùng sự sáng suốt để giúp quần chúng. NgườI theo Thiền tông luyện tập để tỉnh táo theo dõi cái Nghiệp của mình, hầu biết cách chận đứng và tiêu trừ các nghiệp xấu .

Mật tông dùng những kỹ thuật tu tập đặc biệt vớI sự trợ giúp của các bậc đại sư và của chư Bồ-Tát để giúp quần chúng kiểm soát và tiêu trừ nghiệp xấu .

Liên tông dùng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa để tóm gọn nội dung căn bản của đạo Phật hầu giúp quần chúng dễ dàng lĩnh hội .

Nam tông dùng các phép tu cổ điển để giúp chúng sinh diệt tham, sân, si, tìm được trạng thái thân tâm an lạc trong đời sống hàng ngày .

Phật giáo Hòa Hảo kết hợp đạo Phật vớI đạo đức truyền thống dân tộc, truyền bá giáo lý một cách đơn giản, dễ hiểu để giúp cho quần chúng bình dân dễ dàng hành đạo .
 
Back
Bên trên