Tăng thuế, Việt Nam càng khó có ngành công nghiệp ôtô?
16:59' 08/11/2003 (GMT+7)
Toyota Việt Nam - liên doanh sản xuất và lắp ráp ôtô có tỷ lệ nội địa hoá cao nhất.
(VietNamNet) - Không đầy hai tháng nữa, từ 1/1/2004, ôtô sản xuất trong nước sẽ phải chịu thêm 5% thuế nhập khẩu linh kiện. Đồng thời thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô trong nước đang ở các mức 1,5-3%( bình quân) sẽ tăng lên 7,5-24%. Với các mức thuế tăng ''cao bất ngờ'', như thế này, một số câu hỏi đặt ra là: Tăng thuế có tạo sức ép để các liên doanh tăng tỷ lệ nội địa hoá? Thị trường ôtô sẽ ra sao?
Tỷ lệ nội địa hoá khó tăng!
Theo ông Quách Đức Pháp, Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính, Chính phủ đã có chính sách bảo hộ đặc biệt dành riêng cho ngành ôtô, trong đó nổi bật lên là ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo hộ về thuế nhập khẩu. Đối với loại xe ôtô 5 chỗ ngồi trở xuống, thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc là 100%, trong khi bộ linh kiện CKD2 là 20% và IKD là 5%. Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 100% trong khi ôtô sản xuất lắp ráp trong nước được giảm tới 95%, chỉ chịu thuế 5%. Tính chung những yếu tố này thì ôtô sản xuất trong nước (loại 5 chỗ ngồi) hiện đang bảo hộ gần 300% so với ôtô nhập khẩu.
''Tuy nhiên, những gì mà ngành công nghiệp ôtô đạt được đến nay chưa tương xứng với những ưu đãi ấy'' - ông Pháp nói. Nhiều DN cam kết trong giấy phép đầu tư sẽ đạt tỷ lệ nội địa hoá 30-40% nhưng đến nay sau gần 10 năm hầu hết chỉ mới đạt được 2-10%. Bên cạnh đó, mặc dù được bảo hộ gần 300% so với ôtô nguyên chiếc nhập khẩu, nhưng giá thành ôtô sản xuất trong nước hiện cao gấp 1,5-2 lần so với Thái Lan và 2,7 lần so với Nhật Bản.
Tỷ lệ nội địa hoá thấp, theo một số liên doanh ôtô, cũng là vấn đề ''bất đắc dĩ''. Vì với thị trường tiêu thụ nhỏ bé như hiện nay (bằng 1/10 so với Thái Lan), các nhà sản xuất chưa thể đầu tư vào sản xuất linh kiện phụ tùng tại Việt Nam được. Không có một nhà sản xuất ôtô nào sản xuất ra toàn bộ chiếc ôtô với khoảng 30.000 phụ tùng, mà Việt Nam hiện không có nhiều các nhà cung cấp phụ tùng, nên vẫn phải nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hoá còn gặp trở ngại bởi chiến lược toàn cầu của các tập đoàn. Chẳng hạn, Toyota kế hoạch sản xuất động cơ ở Indonesia, hệ thống điện ở Malaysia, vỏ xe và chassis ở Thái Lan để cung cấp cho các nhà máy lắp ráp ở các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Trong khi đó, gần 10 năm kể từ khi các hãng ôtô vào Việt Nam, đến tháng 8 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ mới chính thức công bố cách tính tỷ lệ nội địa hoá đối với ôtô. Cả một thời gian như vậy, đã không có cơ quan nào kiểm tra và báo cáo tỷ lệ nội địa hoá với Chính phủ?
Thị trường ôtô sẽ ra sao?
Ông Quách Đức Pháp cho biết, theo lộ trình đã được Chính phủ, từ 1/1/2004, thuế nhập khẩu linh kiện ôtô sẽ tăng thêm 5%. Cũng bắt đầu từ thời điểm này, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực, xe ôtô từ 5 chỗ trở xuống sẽ bị tăng thuế từ 5% lên 24%; 6-15 chỗ tăng từ 3% đến 15%; loại 16-23 chỗ sẽ tăng từ 1,5% lên 7,5%. Mức thuế này sẽ còn tăng cho đến năm 2007 là 80%, 50% và 25%. Một liên doanh ôtô cho biết, giá các loại xe có thể tăng thêm 20% cùng thời điểm tăng thuế.
Theo tính toán của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), thuế tăng sẽ buộc các liên doanh ôtô cắt giảm sản xuất, giảm sản lượng và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của các công ty. Kể từ năm 2004, thuế tăng sẽ bắt buộc các liên doanh giảm sản lượng xe xuống 22.000 chiếc so với 45.000 chiếc (nếu không có thay đổi về thuế), đến năm 2007 sản lượng xe chỉ còn 7.000 chiếc so với 77.000 chiếc. Số tiền nộp vào ngân sách cũng theo đó giảm từ 281 triệu USD (năm 2004) xuống còn 76 triệu US( năm 2007).
Tuy nhiên, ông Quách Đức Pháp lại cho rằng, khả năng giảm giá vẫn có thể thực hiện được nếu các DN kịp thời có các biện pháp tổ chức lại sản xuất, giảm chi phí đầu vào như giá nhập khẩu bộ linh kiện, chi phí quảng cáo khuyến mãi... ''Việc tăng thuế không có nghĩa là lượng xe tiêu thụ sẽ giảm mạnh vì đời sống của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể. Nhu cầu tiêu thụ ôtô trong nước đang tăng nhanh cùng với sự tăng trưởng về kinh tế và sự cải thiện của hạ tầng giao thông'' - ông Pháp nói.
Theo một chuyên gia kinh tế, tăng thuế thì chắc chắn là giá ôtô sẽ tăng, nhưng khó có thể tăng bằng mức tăng thuế. Hiện nay, giá bán các loại xe trong nước gần như bằng với xe nhập khẩu và các liên doanh không thể tăng giá quá cao để cạnh tranh. Người tiêu dùng vốn đã chịu chịu giá xe cao do hàng rào thuế bảo hộ cũng sẽ không ''lo'' giá xe tăng quá mức. Hậu quả của việc tăng thuế chủ yếu sẽ làm giảm lãi, đảo lộn kế hoạch kinh doanh của các liên doanh ôtô và ''phản tác dụng'', làm chậm tiến trình nội địa hoá. Như vậy, mục tiêu Việt Nam có một ngành công nghiệp ôtô càng khó đạt được!
Sau gần 10 năm thực hiện đầu tư, đến nay ở Việt Nam đã có 11 liên doanh tham gia hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp ôtô. Trong 11 liên doanh này có sự góp mặt của các hãng sản xuất ôtô lớn trên thế giới như Daewoo, Mercedes Benz, Suzuki, Ford, Toyota...Tổng số vốn đầu tư của các liên doanh này theo giấy phép là 574,7 triệu USD, vốn thực hiện là 419,85 triệu USD, đạt 74%. Công suất đăng ký theo Giấy phép đầu tư của 11 liên doanh này là 148.200 xe/năm.
Bên cạnh khối DN liên doanh, ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam còn có sự tham gia của các DN trong nước. Tuy nhiên, trang thiết bị, công nghệ và nhà xưởng của các DN này phần lớn còn lạc hậu, chủ yếu là sữa chữa. Trừ Công ty Cơ khí ôtô 1-5 hiện đang triển khai dự án đầu tư 443 tỷ đồng, các DN khác chủ yếu lắp ráp ôtô từ xát xi nhập khẩu có xuất xứ SNG hoặc Trung Quốc với tổng giá trị tài sản rất thấp, trung bình có 10-20 tỷ đồng/mỗi DN.
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Thanh Minh
16:59' 08/11/2003 (GMT+7)
Toyota Việt Nam - liên doanh sản xuất và lắp ráp ôtô có tỷ lệ nội địa hoá cao nhất.
(VietNamNet) - Không đầy hai tháng nữa, từ 1/1/2004, ôtô sản xuất trong nước sẽ phải chịu thêm 5% thuế nhập khẩu linh kiện. Đồng thời thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô trong nước đang ở các mức 1,5-3%( bình quân) sẽ tăng lên 7,5-24%. Với các mức thuế tăng ''cao bất ngờ'', như thế này, một số câu hỏi đặt ra là: Tăng thuế có tạo sức ép để các liên doanh tăng tỷ lệ nội địa hoá? Thị trường ôtô sẽ ra sao?
Tỷ lệ nội địa hoá khó tăng!
Theo ông Quách Đức Pháp, Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính, Chính phủ đã có chính sách bảo hộ đặc biệt dành riêng cho ngành ôtô, trong đó nổi bật lên là ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo hộ về thuế nhập khẩu. Đối với loại xe ôtô 5 chỗ ngồi trở xuống, thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc là 100%, trong khi bộ linh kiện CKD2 là 20% và IKD là 5%. Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 100% trong khi ôtô sản xuất lắp ráp trong nước được giảm tới 95%, chỉ chịu thuế 5%. Tính chung những yếu tố này thì ôtô sản xuất trong nước (loại 5 chỗ ngồi) hiện đang bảo hộ gần 300% so với ôtô nhập khẩu.
''Tuy nhiên, những gì mà ngành công nghiệp ôtô đạt được đến nay chưa tương xứng với những ưu đãi ấy'' - ông Pháp nói. Nhiều DN cam kết trong giấy phép đầu tư sẽ đạt tỷ lệ nội địa hoá 30-40% nhưng đến nay sau gần 10 năm hầu hết chỉ mới đạt được 2-10%. Bên cạnh đó, mặc dù được bảo hộ gần 300% so với ôtô nguyên chiếc nhập khẩu, nhưng giá thành ôtô sản xuất trong nước hiện cao gấp 1,5-2 lần so với Thái Lan và 2,7 lần so với Nhật Bản.
Tỷ lệ nội địa hoá thấp, theo một số liên doanh ôtô, cũng là vấn đề ''bất đắc dĩ''. Vì với thị trường tiêu thụ nhỏ bé như hiện nay (bằng 1/10 so với Thái Lan), các nhà sản xuất chưa thể đầu tư vào sản xuất linh kiện phụ tùng tại Việt Nam được. Không có một nhà sản xuất ôtô nào sản xuất ra toàn bộ chiếc ôtô với khoảng 30.000 phụ tùng, mà Việt Nam hiện không có nhiều các nhà cung cấp phụ tùng, nên vẫn phải nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hoá còn gặp trở ngại bởi chiến lược toàn cầu của các tập đoàn. Chẳng hạn, Toyota kế hoạch sản xuất động cơ ở Indonesia, hệ thống điện ở Malaysia, vỏ xe và chassis ở Thái Lan để cung cấp cho các nhà máy lắp ráp ở các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Trong khi đó, gần 10 năm kể từ khi các hãng ôtô vào Việt Nam, đến tháng 8 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ mới chính thức công bố cách tính tỷ lệ nội địa hoá đối với ôtô. Cả một thời gian như vậy, đã không có cơ quan nào kiểm tra và báo cáo tỷ lệ nội địa hoá với Chính phủ?
Thị trường ôtô sẽ ra sao?
Ông Quách Đức Pháp cho biết, theo lộ trình đã được Chính phủ, từ 1/1/2004, thuế nhập khẩu linh kiện ôtô sẽ tăng thêm 5%. Cũng bắt đầu từ thời điểm này, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực, xe ôtô từ 5 chỗ trở xuống sẽ bị tăng thuế từ 5% lên 24%; 6-15 chỗ tăng từ 3% đến 15%; loại 16-23 chỗ sẽ tăng từ 1,5% lên 7,5%. Mức thuế này sẽ còn tăng cho đến năm 2007 là 80%, 50% và 25%. Một liên doanh ôtô cho biết, giá các loại xe có thể tăng thêm 20% cùng thời điểm tăng thuế.
Theo tính toán của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), thuế tăng sẽ buộc các liên doanh ôtô cắt giảm sản xuất, giảm sản lượng và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của các công ty. Kể từ năm 2004, thuế tăng sẽ bắt buộc các liên doanh giảm sản lượng xe xuống 22.000 chiếc so với 45.000 chiếc (nếu không có thay đổi về thuế), đến năm 2007 sản lượng xe chỉ còn 7.000 chiếc so với 77.000 chiếc. Số tiền nộp vào ngân sách cũng theo đó giảm từ 281 triệu USD (năm 2004) xuống còn 76 triệu US( năm 2007).
Tuy nhiên, ông Quách Đức Pháp lại cho rằng, khả năng giảm giá vẫn có thể thực hiện được nếu các DN kịp thời có các biện pháp tổ chức lại sản xuất, giảm chi phí đầu vào như giá nhập khẩu bộ linh kiện, chi phí quảng cáo khuyến mãi... ''Việc tăng thuế không có nghĩa là lượng xe tiêu thụ sẽ giảm mạnh vì đời sống của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể. Nhu cầu tiêu thụ ôtô trong nước đang tăng nhanh cùng với sự tăng trưởng về kinh tế và sự cải thiện của hạ tầng giao thông'' - ông Pháp nói.
Theo một chuyên gia kinh tế, tăng thuế thì chắc chắn là giá ôtô sẽ tăng, nhưng khó có thể tăng bằng mức tăng thuế. Hiện nay, giá bán các loại xe trong nước gần như bằng với xe nhập khẩu và các liên doanh không thể tăng giá quá cao để cạnh tranh. Người tiêu dùng vốn đã chịu chịu giá xe cao do hàng rào thuế bảo hộ cũng sẽ không ''lo'' giá xe tăng quá mức. Hậu quả của việc tăng thuế chủ yếu sẽ làm giảm lãi, đảo lộn kế hoạch kinh doanh của các liên doanh ôtô và ''phản tác dụng'', làm chậm tiến trình nội địa hoá. Như vậy, mục tiêu Việt Nam có một ngành công nghiệp ôtô càng khó đạt được!
Sau gần 10 năm thực hiện đầu tư, đến nay ở Việt Nam đã có 11 liên doanh tham gia hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp ôtô. Trong 11 liên doanh này có sự góp mặt của các hãng sản xuất ôtô lớn trên thế giới như Daewoo, Mercedes Benz, Suzuki, Ford, Toyota...Tổng số vốn đầu tư của các liên doanh này theo giấy phép là 574,7 triệu USD, vốn thực hiện là 419,85 triệu USD, đạt 74%. Công suất đăng ký theo Giấy phép đầu tư của 11 liên doanh này là 148.200 xe/năm.
Bên cạnh khối DN liên doanh, ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam còn có sự tham gia của các DN trong nước. Tuy nhiên, trang thiết bị, công nghệ và nhà xưởng của các DN này phần lớn còn lạc hậu, chủ yếu là sữa chữa. Trừ Công ty Cơ khí ôtô 1-5 hiện đang triển khai dự án đầu tư 443 tỷ đồng, các DN khác chủ yếu lắp ráp ôtô từ xát xi nhập khẩu có xuất xứ SNG hoặc Trung Quốc với tổng giá trị tài sản rất thấp, trung bình có 10-20 tỷ đồng/mỗi DN.
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Thanh Minh