Nguyễn Khánh Linh
(NguyenKhanhLinh)
Thành viên danh dự
Thu về lúa nếp chín theo
Dẻo thơm một hạt xót xa phận người
Một mẻ cốm giã đi giã lại không biết bao nhiêu lần. Mỏi gối, chồn chân, nhiều lúc như thiếp đi. Chập chờn, thức ngủ vẫn nghe nhịp chày tay của mẹ đều đều.
Nền đất âm âm, thậm thịch nhịp chày. Nhiều lúc nghe từng tiếng chày đến tức ngực. Có phải đấy là nhịp đời mòn mỏi, nhọc nhằn theo suốt đời mẹ?
Vào cữ lúa ngậm đòng lại gặp đúng tiết mưa Ngâu. Nước thấm ướt suốt từ ngọn tới gốc. Lúa đang thì con gái, mơn mởn, phởn phơ. Những đòng lúa uốn câu, hơi trữu cong. Chuỗi hạt vừa mây mẩy được bọc trong một lớp vỏ xanh mỏng. Đưa lên miệng nhấm khẽ, những hạt nước trăng trắng ứa ra, thơm ngậy thoang thoảng như sưã người mẹ đẻ...
Tưởng chừng tiết mưa Ngâu đã được trời đất sắp đặt từ bao đời nay. Suốt cả năm, hai mùa lúa, một mùa khoai chỉ độc có tháng bẩy ta mới có đựoc mấy ngày Ngâu. Người đời bảo, đằng đẵng suốt cả năm trời mỏi mắt ngóng trông, Ngưu Lang-Chức Nữ mới có một lần thoả lòng gặp nhau.
Mưa bao nhiêu giọt lúa dầy bấy nhiêu
“Vào mồng ba, ra mồng bẩy, rẫy mồng tám”. Tuần tự như thế không bao giờ thay đổi. Mồng ba mưa lác đác, ấm ức, tức tưởi. Sang mồng bẩy, mưa mau và đậm hạt. Đến mồng tám là lúc đôi trai gái sắp phải xa nhau biền biệt, mưa đầm đìa như nước mắt tiễn biệt. Chắc hẳn trong những giọt mưa kia có lẫn cả nước mắt mặn chát, thế nên lúa mới lên nhanh đến thế. Mới ngày nào, sớm tinh mơ hai anh em rủ nhau ra xem ruộng, ngọn lúa chỉ lúp xúp ngang bắp chân. Mà nay, lúa lên bời bời, sẩy bông mây mẩy. Mưa rả rích thế này lại chen vào dăm ngày nắng. Chỉ độ cuối tuần, sang tháng là gặt được. Lúa hãy còn non lắm. Con bé cứ muốn ngắt dăm nhánh về lùi trấu. Sợ mẹ biết nhưng cũng đành chiều nó. Bảo em nắm chặt tay, nhoài người xuống ruộng tuốt vội mấy bông. Chân lúa nếp này, mẹ chăm bẵm chẳng khác gì chăm con. Từ hôm lúa kết đòng, mẹ thuờng bó gối ngồi bệt trên bờ ruộng. Như thể nhìn từng ngọn lúa đang lên trông thấy. Đôi lúc mẹ lại lội xuống ruộng, vén từng ngọn lúa bị gió uốn ngập. Lại có khi lẩn mẩn, khom lưng dò bước theo từng hàng. Chốc chốc, mẹ lại cúi xuống nhổ từng ngọn cỏ chèn chẹn chân lúa. gặp ngày mưa Ngâu rỉ rả, sụt sùi suốt từ sáng tới xẩm tối. Trời nhá nhem thì thấy mẹ tất tả từ ngoài đồng về. Nhìn nét mặt mẹ rạng rờ cũng biết lúa đang chín tới.
Cả nhà trông vào ruộng lúa nếp. Từ nay đến Tết chẳng còn mấy nỗi. May ra trời cho được nửa nong cốm với vài cân gạo mẹ mới đỡ lo. Nong nia, dần sàng đã chuẩn bị sẵn. Cái cối giã gạo được lau đi lau lại bằng lá chuối khô cho khỏi ẩm mốc. Mấy bữa mưa dầm dề, mẹ ngó trời ca cẩm mãi: “Sao năm nay Ngâu dai thế. Nắng mà không hửng không khéo lúa đanh hết mất”. Không biết đến bao giờ mẹ mới hết lo. Hai anh em còn mải dấm dúi dưới bếp lùi lúa. Những hòn than hồng rực phải lấy que cời bớt ra, rồi vùi nhanh từng bông lúa vào tro. Khẽ thấy tiếng thóc nổ lách tách lập tức bới ngay ra. Chỉ chậm một tí là hạt rụng rời hết, có khi còn xém đen. Nướng được bông nào nó bỏ liễn ngày vào miếng vải bọc kín. Chốc nữa ra đồng hai đứa chia nhau. Giờ thì phải giấu kín, chỉ sợ gió heo may đưa mùi lúa tới chỗ mẹ...
Nếp thơm thơm cả cọng rơm
Trông ngóng mãi cũng đến ngày gặt. Suốt đêm qua chắc mẹ không hề chợp mắt. Gà gáy canh tư đã thấy dưới bếp ánh lửa bập bùng. Thiếp đi một lúc mơ màng như có tiếng mẹ gọi. Muốn ngủ thêm mà không thể cưỡng nổi mùi khoai luộc dưới bếp lùa lên tận đầu giường. Thường thì mấy củ bở nhất, mẹ để dành cho hai đứa. Còn mẹ vẫn là dăm mẩu thừa, đuôi thẹo. Chiêu một bát nước chè xanh nóng thế cũng xong. Rồi tay liềm, tay nón mẹ tất tưởi ra đồng...
Ngoài trời chưa có sương muối giăng đục mờ, tái tê. Gió chỉ se se mà cũng phải khép vạt áo. Hai anh em tung tăng đi trước. Cái ấm đất đầy nước chè, chỉ sợ sánh ra ngoài. Một loáng đã tới đầu bờ. Vừa bước xuống ruộng, mẹ liền lẳng lặng gập lưng tay đưa liềm thoăn thoắt. Cào cào, châu chấu bay túa ra.
Hai đứa tranh nhau đuổi bắt, tối về nước lửa. Mới đấy mà lúa ngả rạp sang một bên đều như xếp đũa.
Hai anh em bảo nhau lượm từng bó, truyền tay xếp ngay nơi đầu ruộng. Nắng đã lên tới đầu ngọn tre pheo. Hanh hao thế này, chẳng phải mất công phơi đảo trên sân. Ngoảnh đi ngoảnh lại, quá nửa ruộng đã trơ gốc rạ. Áng chững đã đầy gánh, mẹ xếp vào hai đôi quang.
Cái gánh đầy tới sát đầu đòn là để phần mẹ. Gánh vơi, chỉ độ nửa quang là để hai anh em. hai anh em. Bao giờ con bé cũng tranh gánh trước. Công nhận là nó gánh dẻo thật, chốc chốc lại đổi vai. Cánh tay đung đưa, vung vẩy, chân bước thoăn thoắt chẳng khác gì mẹ. Hai ống quần xắn ngang bắp chân trắng hồng cứ loang loáng đắng trước. Bờ ruộng đầy cỏ mà chẳng hề rối chân vấp. Nếu không rảo bước nhanh thì khó mà theo kịp, nhiều lúc còn phải chạy theo. Độ quá trưa, góc sân gạch đã chất đầy lúa. Ba mẹ con chẳng kịp ngả lưng, lùa vội hai lưng bát cơm. Lúa cũng chẳng nhiều nhặn gì. Đập liền tay chỉ cẩn một cái néo tới xế chiều là xong. Mẹ bảo, làm cốm lúa phải vừa gặt xong còn tươi nguyên, còn nhiều ”sữa”. Như thế hạt cốm mới dẻo thơm...
Buổi chiều vẫn còn dài lắm và nhiều gió heo may từ ngoài đồng lộng thốc. Mẹ đứng nơi đầu gió, khẽ nghiêng thúng. Từ trên vai mẹ gầy, manh áo bạc bệch, những hạt thóc chảy xuống như một dòng suối vàng. Vừa mỏng, vừa thưa, có thể nhìn thấu qua. Bao nhiêu hạt lép theo gió bay đi hết. Đục thóc dưới nong cao dần lên, vun thành ngọn. Trời sâm sẩm tối việc sàng sẩy cũng vừa xong. Giờ là tới lúc xay giã. Cái cẩn cối gỗ lim nặng lắm, phải hai anh em đứng lên mới giã nổi. Con bé lúc nào cũng đòi đứng trước. Hai anh em nhún chân thật đều. Không nhanh quá mà cũng không được chậm quá. Khi đã vào nhịp thì có thể vừa ngủ vừa giã. Tay bíu vào giây thừng, mắt đã díp chặt mà chân vẫn giậm đều. Chờ mãi mới được mẻ đầu, mẹ nhón cho mỗi đữa một vốc nhỏ. Đấy là cốm đầu nia, ít nhưng mà ngon nhất. Hạt cốm xanh óng, trong veo, mỏng mình. Cứ phải nhầm từng hạt một mới thấm hết cái ngọt bùi, thơm ngậy.
Tác giả:Nguyễn Chí Thanh
(Nguồn:Tạp chí Tiêu Dùng)
Dẻo thơm một hạt xót xa phận người
Một mẻ cốm giã đi giã lại không biết bao nhiêu lần. Mỏi gối, chồn chân, nhiều lúc như thiếp đi. Chập chờn, thức ngủ vẫn nghe nhịp chày tay của mẹ đều đều.
Nền đất âm âm, thậm thịch nhịp chày. Nhiều lúc nghe từng tiếng chày đến tức ngực. Có phải đấy là nhịp đời mòn mỏi, nhọc nhằn theo suốt đời mẹ?
Vào cữ lúa ngậm đòng lại gặp đúng tiết mưa Ngâu. Nước thấm ướt suốt từ ngọn tới gốc. Lúa đang thì con gái, mơn mởn, phởn phơ. Những đòng lúa uốn câu, hơi trữu cong. Chuỗi hạt vừa mây mẩy được bọc trong một lớp vỏ xanh mỏng. Đưa lên miệng nhấm khẽ, những hạt nước trăng trắng ứa ra, thơm ngậy thoang thoảng như sưã người mẹ đẻ...
Tưởng chừng tiết mưa Ngâu đã được trời đất sắp đặt từ bao đời nay. Suốt cả năm, hai mùa lúa, một mùa khoai chỉ độc có tháng bẩy ta mới có đựoc mấy ngày Ngâu. Người đời bảo, đằng đẵng suốt cả năm trời mỏi mắt ngóng trông, Ngưu Lang-Chức Nữ mới có một lần thoả lòng gặp nhau.
Mưa bao nhiêu giọt lúa dầy bấy nhiêu
“Vào mồng ba, ra mồng bẩy, rẫy mồng tám”. Tuần tự như thế không bao giờ thay đổi. Mồng ba mưa lác đác, ấm ức, tức tưởi. Sang mồng bẩy, mưa mau và đậm hạt. Đến mồng tám là lúc đôi trai gái sắp phải xa nhau biền biệt, mưa đầm đìa như nước mắt tiễn biệt. Chắc hẳn trong những giọt mưa kia có lẫn cả nước mắt mặn chát, thế nên lúa mới lên nhanh đến thế. Mới ngày nào, sớm tinh mơ hai anh em rủ nhau ra xem ruộng, ngọn lúa chỉ lúp xúp ngang bắp chân. Mà nay, lúa lên bời bời, sẩy bông mây mẩy. Mưa rả rích thế này lại chen vào dăm ngày nắng. Chỉ độ cuối tuần, sang tháng là gặt được. Lúa hãy còn non lắm. Con bé cứ muốn ngắt dăm nhánh về lùi trấu. Sợ mẹ biết nhưng cũng đành chiều nó. Bảo em nắm chặt tay, nhoài người xuống ruộng tuốt vội mấy bông. Chân lúa nếp này, mẹ chăm bẵm chẳng khác gì chăm con. Từ hôm lúa kết đòng, mẹ thuờng bó gối ngồi bệt trên bờ ruộng. Như thể nhìn từng ngọn lúa đang lên trông thấy. Đôi lúc mẹ lại lội xuống ruộng, vén từng ngọn lúa bị gió uốn ngập. Lại có khi lẩn mẩn, khom lưng dò bước theo từng hàng. Chốc chốc, mẹ lại cúi xuống nhổ từng ngọn cỏ chèn chẹn chân lúa. gặp ngày mưa Ngâu rỉ rả, sụt sùi suốt từ sáng tới xẩm tối. Trời nhá nhem thì thấy mẹ tất tả từ ngoài đồng về. Nhìn nét mặt mẹ rạng rờ cũng biết lúa đang chín tới.
Cả nhà trông vào ruộng lúa nếp. Từ nay đến Tết chẳng còn mấy nỗi. May ra trời cho được nửa nong cốm với vài cân gạo mẹ mới đỡ lo. Nong nia, dần sàng đã chuẩn bị sẵn. Cái cối giã gạo được lau đi lau lại bằng lá chuối khô cho khỏi ẩm mốc. Mấy bữa mưa dầm dề, mẹ ngó trời ca cẩm mãi: “Sao năm nay Ngâu dai thế. Nắng mà không hửng không khéo lúa đanh hết mất”. Không biết đến bao giờ mẹ mới hết lo. Hai anh em còn mải dấm dúi dưới bếp lùi lúa. Những hòn than hồng rực phải lấy que cời bớt ra, rồi vùi nhanh từng bông lúa vào tro. Khẽ thấy tiếng thóc nổ lách tách lập tức bới ngay ra. Chỉ chậm một tí là hạt rụng rời hết, có khi còn xém đen. Nướng được bông nào nó bỏ liễn ngày vào miếng vải bọc kín. Chốc nữa ra đồng hai đứa chia nhau. Giờ thì phải giấu kín, chỉ sợ gió heo may đưa mùi lúa tới chỗ mẹ...
Nếp thơm thơm cả cọng rơm
Trông ngóng mãi cũng đến ngày gặt. Suốt đêm qua chắc mẹ không hề chợp mắt. Gà gáy canh tư đã thấy dưới bếp ánh lửa bập bùng. Thiếp đi một lúc mơ màng như có tiếng mẹ gọi. Muốn ngủ thêm mà không thể cưỡng nổi mùi khoai luộc dưới bếp lùa lên tận đầu giường. Thường thì mấy củ bở nhất, mẹ để dành cho hai đứa. Còn mẹ vẫn là dăm mẩu thừa, đuôi thẹo. Chiêu một bát nước chè xanh nóng thế cũng xong. Rồi tay liềm, tay nón mẹ tất tưởi ra đồng...
Ngoài trời chưa có sương muối giăng đục mờ, tái tê. Gió chỉ se se mà cũng phải khép vạt áo. Hai anh em tung tăng đi trước. Cái ấm đất đầy nước chè, chỉ sợ sánh ra ngoài. Một loáng đã tới đầu bờ. Vừa bước xuống ruộng, mẹ liền lẳng lặng gập lưng tay đưa liềm thoăn thoắt. Cào cào, châu chấu bay túa ra.
Hai đứa tranh nhau đuổi bắt, tối về nước lửa. Mới đấy mà lúa ngả rạp sang một bên đều như xếp đũa.
Hai anh em bảo nhau lượm từng bó, truyền tay xếp ngay nơi đầu ruộng. Nắng đã lên tới đầu ngọn tre pheo. Hanh hao thế này, chẳng phải mất công phơi đảo trên sân. Ngoảnh đi ngoảnh lại, quá nửa ruộng đã trơ gốc rạ. Áng chững đã đầy gánh, mẹ xếp vào hai đôi quang.
Cái gánh đầy tới sát đầu đòn là để phần mẹ. Gánh vơi, chỉ độ nửa quang là để hai anh em. hai anh em. Bao giờ con bé cũng tranh gánh trước. Công nhận là nó gánh dẻo thật, chốc chốc lại đổi vai. Cánh tay đung đưa, vung vẩy, chân bước thoăn thoắt chẳng khác gì mẹ. Hai ống quần xắn ngang bắp chân trắng hồng cứ loang loáng đắng trước. Bờ ruộng đầy cỏ mà chẳng hề rối chân vấp. Nếu không rảo bước nhanh thì khó mà theo kịp, nhiều lúc còn phải chạy theo. Độ quá trưa, góc sân gạch đã chất đầy lúa. Ba mẹ con chẳng kịp ngả lưng, lùa vội hai lưng bát cơm. Lúa cũng chẳng nhiều nhặn gì. Đập liền tay chỉ cẩn một cái néo tới xế chiều là xong. Mẹ bảo, làm cốm lúa phải vừa gặt xong còn tươi nguyên, còn nhiều ”sữa”. Như thế hạt cốm mới dẻo thơm...
Buổi chiều vẫn còn dài lắm và nhiều gió heo may từ ngoài đồng lộng thốc. Mẹ đứng nơi đầu gió, khẽ nghiêng thúng. Từ trên vai mẹ gầy, manh áo bạc bệch, những hạt thóc chảy xuống như một dòng suối vàng. Vừa mỏng, vừa thưa, có thể nhìn thấu qua. Bao nhiêu hạt lép theo gió bay đi hết. Đục thóc dưới nong cao dần lên, vun thành ngọn. Trời sâm sẩm tối việc sàng sẩy cũng vừa xong. Giờ là tới lúc xay giã. Cái cẩn cối gỗ lim nặng lắm, phải hai anh em đứng lên mới giã nổi. Con bé lúc nào cũng đòi đứng trước. Hai anh em nhún chân thật đều. Không nhanh quá mà cũng không được chậm quá. Khi đã vào nhịp thì có thể vừa ngủ vừa giã. Tay bíu vào giây thừng, mắt đã díp chặt mà chân vẫn giậm đều. Chờ mãi mới được mẻ đầu, mẹ nhón cho mỗi đữa một vốc nhỏ. Đấy là cốm đầu nia, ít nhưng mà ngon nhất. Hạt cốm xanh óng, trong veo, mỏng mình. Cứ phải nhầm từng hạt một mới thấm hết cái ngọt bùi, thơm ngậy.
Tác giả:Nguyễn Chí Thanh
(Nguồn:Tạp chí Tiêu Dùng)
Chỉnh sửa lần cuối: