Thuế thu nhập

Hoàng Long
(Death_Creator)

Thành viên danh dự
có ai có thông tin chi tiết về income tax rate ở VN không, làm ơn cho em với.
Ở VN đánh thuế theo kiểu nào? Progressive: thu nhập càng cao, mức thuế càng cao... hay là flat: tất cả mọi người chịu chung 1 mức thuế?
Thuế thu nhập bắt đầu được áp dụng từ bao giờ? Revenue từ khi bắt đầu áp dụng đến bây giờ cao thấp ra làm sao?
nếu mọi người ngại post thì làm ơn chỉ cho em xem vào chỗ nào để tìm mấy cái đấy cũng được.

cảm ơn ạ.
 
:mrgreen: căn bản em đang cần gấp, post 1 chỗ sợ không có người giả nhời ngay.
 
Có lẽ bây giờ Long đã tìm được những tài liệu cần thiết. Nhưng mình vẫn muốn đưa cho Long một địa chỉ mà Long có thể tìm thấy các văn bản pháp quy về tài chính ở Việt Nam khi cần. Đó là trang web của Bộ tài chính:
www.mof.gov.vn
rồi vào phần Tra cứu VBQPPL về tài chính hoặc Văn bản pháp quy ngành tài chính mới ban hành, Long sẽ cập nhật được hết các văn bản và thông tin mới cần thiết đấy.
 
hinh nhu bay gio ho con bat cong chuc nha nuoc ke khai tai san, thu nhap........ roi danh thue tum lum het
 
Thực ra không như ở các nước khác, việc kê khai thu nhập và tài sản ở Việt Nam là không hề đơn giản. Hiện nay việc tính thuế thu nhập cá nhân chủ yếu dựa trên số liệu về thu nhập tại các đơn vị, do đơn vị tự báo cáo với cơ quan quản lý thuế còn tài sản của cá nhân thì chưa yêu cầu kê khai. Các doanh nghiệp không muốn nộp thuế nên thực hiện việc điều chỉnh sổ sách kế toán (bằng cách lập nhiều sổ khác nhau) trong khi đó công tác quản lý thuế của nước ta lại gặp nhiều khó khăn và chưa hoàn thiện do nhiều nguyên nhân (như trình độ cán bộ, quy trình quản lý,...). Tuy nhiên, việc tính thuế cũng không phải tùm lum như Dương nghĩ đâu mà theo một biểu thuế suất nhất định và được quy định trong Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở Việt Nam, mặc dù hệ thống các văn bản pháp quy và thực tế hoạt động quản lý thuế của nước ta vẫn còn nhiều điểm bất cập và yếu kém, cần được hoàn chỉnh dần.
 
Theo sự hiểu biết cạn hẹp của em thì việc thu thuế thu nhập công ty và thuế thu nhập cá nhân có nguy cơ bị đánh trùng lặp nếu chính sách thuế không nhất quán. Đấy là còn chưa kể sự khác biệt giữa chính sách thuế của các nước khác nhau trên thế giới trong việc định nghĩa thế nào là một cá nhân chịu trách nhiệm nộp thuế của nước sở tại, ví dụ: Mình mang quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc tại Việt Nam, nhưng qua Mĩ trúng số, thía thì tiền trúng số đấy nộp thuế thu nhập cho ai, nhà nước Việt Nam hay là nhà nước Mĩ
Đối với chuyện này mỗi nước lại định nghĩa khác, thế nhỡ đâu phải nộp thuế hai lần thì sao
 
Vấn đề Hiền đưa ra liên quan đến địa điểm phát sinh thu nhập và thời hạn cư trú và không cư trú của chủ sở hữu thu nhập. Thu nhập của chủ sở hữu thu nhập được coi là cư trú tại một nước thì phải nộp thuế tại nước đó và tính trên mọi khoản thu nhập phát sinh từ khắp nơi trên thế giới. Thu nhập của chủ sở hữu được coi là không cư trú chỉ bị tính thuế trên phần thu nhập phát sinh tại nước đó. Khái niệm cá nhân cư trú ở các nước là khác nhau nhưng hầu hết các nước đều gọi một cá nhân cư trú nếu có thời gian ở nước đó trên 182 hay 183 ngày trong một năm hoặc trên một năm.

Như vậy, việc người Việt Nam trúng số ở Mỹ còn tùy thuộc vào thời gian người đó ở Mỹ là bao lâu. Người đó có thể nộp thuế ở Mỹ hoặc ở Việt Nam trong trường hợp là cá nhân không cư trú ở Mỹ. Và để tránh hiện tượng đánh thuế trùng ở hai nước khác nhau, hiện nay các nước đều ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và áp dụng các phương pháp khác nhau như miễn thuế, trừ thuế hay trừ khoán thuế để đảm bảo lợi ích cho cá nhân có thu nhập.
 
Thuế thu nhập: Vẫn giữ mức 5 triệu đồng/tháng
http://tintucvietnam.com/News/PrintView.aspx?ID=39457

“Đa số ý kiến của Ủy ban Kinh tế & ngân sách nhất trí với đề nghị của Chính phủ: giữ mức khởi điểm chịu thuế 5 triệu đồng/tháng thay vì nâng lên 6-8 triệu đồng/tháng như các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu trước đây". Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế & ngân sách Tào Hữu Phùng đã cho biết như vậy vào chiều qua 14-3.


Tại sao không nâng tiếp?



Tại tờ trình mới nhất, Chính phủ lập luận: với mức khởi điểm chịu thuế từ 3 triệu đồng/tháng hiện nay lên 5 triệu đồng/tháng, số người VN phải nộp thuế sẽ giảm từ 200.000 xuống còn 120.000. Nếu nâng tiếp thành 6 triệu đồng thì chỉ còn khoảng 50.000 người nộp thuế. “Nếu làm như vậy, ý nghĩa của pháp lệnh là điều tiết lại một phần thu nhập của những người có thu nhập cao sẽ bị giảm đi quá nhiều” - phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Thị Cúc nói.

Đồng tình cách đặt vấn đề này, một thành viên cơ quan thẩm tra dự án pháp lệnh cho rằng việc điều chỉnh lên mức 5 triệu đồng/tháng cũng đã phù hợp với tình hình hiện nay khi chỉ số giá sinh hoạt cũng như cơ cấu tiêu dùng của nhân dân đang thay đổi.



Tuy nhiên theo ông Tào Hữu Phùng, đây đó vẫn còn ý kiến bảo lưu quan điểm “6 triệu” nhằm bảo đảm công bằng hơn nữa trong nghĩa vụ nộp thuế giữa người VN và người nước ngoài, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, đặc biệt trong bối cảnh VN đã áp dụng cơ chế một giá đối với nhiều loại dịch vụ.



Chắc chắn vấn đề này sẽ tiếp tục là chủ đề chính trong phiên thảo luận thông qua pháp lệnh sửa đổi (dự kiến vào phiên họp thứ 17 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 17-3).

Bỏ thuế thu nhập từ quà biếu, quà tặng



Tiếp thu ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp 16, Chính phủ đã rút khỏi dự thảo pháp lệnh đối tượng thuế thu nhập chuyển quyền sử dụng đất. Như vậy những nội dung chỉnh sửa lần này sẽ chỉ tập trung vào thu nhập chịu thuế và mức thuế.



Ngoài việc nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 5 triệu đồng/tháng, Chính phủ cũng đề nghị điều chỉnh mức khởi điểm chịu thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng xổ số và chuyển giao công nghệ lên 15 triệu đồng/lần (so với các mức 12,5 triệu và 2 triệu hiện hành).



Và hàng loạt qui định như thuế thu nhập đối với thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về, mức thuế suất 50%; thuế thu nhập bổ sung 30% (đối với phần thu nhập vượt trên 15 triệu đồng/tháng); biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập không thường xuyên đều được loại bỏ.



Riêng với người nước ngoài ở VN, dự thảo pháp lệnh đã bổ sung thu nhập từ lao động dưới 30 ngày vào diện chịu thuế. Đó là những cá nhân, chuyên gia nước ngoài vào kinh doanh tại VN như tham gia các dịch vụ xây dựng lắp đặt, tìm kiếm thăm dò dầu khí... trong thời gian một - hai tuần với mức lương hàng chục ngàn USD lâu nay chưa phải nộp thuế. Việc đưa đối tượng này vào diện chịu thuế sẽ phù hợp với các hiệp định thuế mà VN đã ký với 40 nước.

Lập luận từ các cơ quan của Chính phủ cho rằng: những sửa đổi nêu trên sẽ làm số thu ước giảm 350 tỉ đồng nhưng “do tăng cường công tác quản lý thuế, do điều chỉnh mức thuế phù hợp, cùng với việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thuế, mức tăng thu để bù đắp số hụt sẽ được đảm bảo”.



Ông Tào Hữu Phùng khá hào hứng khi đề cập đến biện pháp mới - “thu từ gốc” - sẽ được áp dụng sau khi pháp lệnh sửa đổi vận hành: “có thu nhập ở đâu, cứ khấu trừ ở đó trước, đợi đến cuối năm quyết toán sau”.



Qui định này được Chính phủ “cụ thể hóa” theo hướng “tạm khấu trừ 10% số tiền trước khi chi trả thu nhập thuộc diện chịu thuế cho cá nhân không hưởng lương tại cơ quan để nộp vào ngân sách. Hằng năm, cá nhân có trách nhiệm kê khai thu nhập và quyết toán thuế với cơ quan thuế, nếu số tiền đã khấu trừ lớn hơn số thuế phải nộp thì được hoàn trả kịp thời”.



Theo cơ quan soạn thảo, đây sẽ là “vũ khí” hạn chế được phần thuế thất thu từ các trường hợp lao động được thuê làm ngắn hạn, làm ở nhiều nơi cũng như quản lý được phần thu nhập là nhuận bút, tiền giảng dạy, hoa hồng môi giới... Trong khi với qui định hiện tại, việc khấu trừ và nộp thuế vào ngân sách mới chỉ có hiệu quả đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh sử dụng lao động ổn định.

Ông Thái Bá Cẩn (phó giám đốc Học viện Tài chính): Mới chỉ nắm được “người có tóc”



Ở các nước, mọi người đều có tài khoản cá nhân, mã số thuế nên thu nhập được cơ quan quản lý thuế nắm chắc, do đó rất khó có thể trốn được thuế.



Nhưng ở VN, những qui định về quản lý thuế thu nhập cá nhân chỉ có thể có hiệu quả đối với những người lao động nhận được thu nhập từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh. Như vậy cơ quan quản lý thuế mới chỉ nắm được “người có tóc”, còn “kẻ trọc đầu” thì chịu.


Ông Nguyễn Thiệu (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng): Làm thế này là “trái khoáy”



Hiện nay, đối với thuế thu nhập cá nhân vẫn đang tồn tại một điều “trái khoáy”: người nào chấp hành chính sách của Nhà nước lại là người phải chịu thiệt thòi hơn những người chấp hành không nghiêm chỉnh. Bởi vì phương tiện kiểm soát tốt nhất vấn đề thu nhập là hoạt động giao dịch qua hệ thống ngân hàng vẫn chưa phát huy được hiệu quả trong một nền kinh tế chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt như hiện nay.
Theo Tuổi Trẻ
 
ở Việt Nam hình như còn có thuế thu nhập non-VND nữa, có nghĩa là thu nhập tiền USD hoặc các currencies khác đều phải đóng thuế. Rồi thuế cho người nước ngoài thuê nhà là một trong những loại thuế phổ biến nhất hiện nay ở HCMC.

Có cái em muốn hỏi các bác, thuế cho saving account có tính không ạ? Theo em biết thì ở Mỹ, saving account cho những mục đích như mua nhà, education của con cái, retirement plans thì được deduct tiền thuế.

Em thấy cách tính thuế của nước nào cũng có lỗ hổng hết, mà ở VN thì còn bát nháo hơn vì khai thu nhập bằng tiền mặt thì ai mà biết được thực chất là bao nhiêu. Làm nhà nước thì còn có hệ số thu nhập chứ làm tư nhân, rồi các nguồn thu nhập khác thì bố ai mà lần ra!!!!!!!!! :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo cơ quan soạn thảo, đây sẽ là “vũ khí” hạn chế được phần thuế thất thu từ các trường hợp lao động được thuê làm ngắn hạn, làm ở nhiều nơi cũng như quản lý được phần thu nhập là nhuận bút, tiền giảng dạy, hoa hồng môi giới... Trong khi với qui định hiện tại, việc khấu trừ và nộp thuế vào ngân sách mới chỉ có hiệu quả đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh sử dụng lao động ổn định.

Theo em thì cái này là do quản lý không chặt thôi. Lấy ví dụ đơn giàn, ở Mỹ mọi người đi làm cuối năm đều nhận được một mảnh giấy từ các nơi mình đã làm, cho dù thay đổi nhiều nơi, nhiều chỗ, một cái form gọi là W2, trên đó ghi rõ số tiền được trả, số tiền của federal tax, state tax, nếu có, medicare tax, Social security tax.... Cái W2 ấy là một hệ thống được connect từ bộ phận payroll của từng công ty đến IRS, thông báo về việc con số đơn thuần. Khi cuối năm dân Mỹ đi khai thuế thì lúc đấy mới là lúc mức thuế được xét theo từng hoàn cảnh. Khi bước chân vào từng nơi làm việc, người ta thường phải khai ra marriage status, có bao nhiêu con để éstimate tax withdraw directly from the check.

Bản thân em khi làm thuế cho dân Mỹ cũng thấy cách tính của nó rất quy củ, ít nhất là về phần con số, thu nhập. Còn chuyện khai báo về những vấn đề khác như dedutible thì vẫn còn nhiều sơ hở.

Ước gì mình có thể thay đổi một ít trong hệ thống thuế mà ở VN. Hix.........
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên