Nguyễn Quang Hưng
(sonnet)
New Member
“Con” báo lỗ, “mẹ” hưởng lợi!
--------------------------------------------------------------------------------
Theo số liệu vừa được Phòng Quản lý Đầu tư nước ngoài (Cục Thuế Tp.HCM) công bố, trong 1.450 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Tp.HCM, chỉ có hơn 190 doanh nghiệp (tương đương 13%) báo cáo làm ăn có lãi.
1.260 doanh nghiệp còn lại (tương đương 87%) hạch toán thua lỗ hoặc đang trong giai đoạn triển khai dự án, chưa sinh lợi.
Những con số trên được trích từ báo cáo kê khai hạch toán tính đến tháng 6/2005 của 1.450 doanh nghiệp nói trên. Đối với cơ quan thuế, tình trạng trên là... không có gì bất ngờ bởi trong vài năm gần đây, đa số các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố luôn kê khai hạch toán thua lỗ liên tục.
Nghi ngờ sự thiếu trung thực này, chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng đầu năm 2005, Cục Thuế Tp.HCM đã tiến hành kiểm tra hơn 50 doanh nghiệp có vốn FDI và phát hiện nhiều doanh nghiệp khai man lợi nhuận trước thuế, xác định được số thuế truy thu là gần 60 tỉ đồng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chính là nhiều doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng hình thức chuyển giá để nâng chi phí đầu vào, hạ thấp giá đầu ra để giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nhiều tập đoàn đa quốc gia thường áp dụng “chiêu thức” này tại các nước có mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao như Việt Nam (28%), Trung Quốc (30%) nhằm nâng khống giá nguyên vật liệu, tăng khống chi phí quảng cáo tiếp thị... để giảm lợi nhuận đến mức thấp nhất, thậm chí hạch toán ra những con số lỗ “ảo” để trốn thuế
Khi tình trạng thua lỗ “ảo” của liên doanh kéo dài, những doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh sẽ không thể trụ nổi, đành ôm nợ, xin rút! Lúc đó, công ty liên doanh sẽ bị thôn tính thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Tại Việt Nam, “con” cứ báo lỗ. Tại bản xứ, “mẹ” cứ ung dung hưởng lợi. Tình trạng trên đang là thách thức đối với các cơ quan chức năng Việt Nam. Tại Mỹ và Nhật Bản, trong quá khứ hai quốc gia này đã từng xử phạt rất nặng một số tập đoàn đa quốc gia của nước khác gian lận qua chuyển giá
Còn tại Việt Nam, dù Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã có quy định, nhưng theo một chuyên gia về lĩnh vực này, phải mất ít nhất... 5 năm Việt Nam mới có thể điều tra nổi một công ty đa quốc gia có gian lận chuyển giá hay không.
Sở dĩ như vậy bởi năng lực thẩm định giá, khả năng theo dõi định giá nội bộ, kiểm soát chuyển giá quốc tế và những điều luật liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp của chúng ta còn yếu kém, thiếu chặt chẽ.
Theo Nguoilaodong
--------------------------------------------------------------------------------
Theo số liệu vừa được Phòng Quản lý Đầu tư nước ngoài (Cục Thuế Tp.HCM) công bố, trong 1.450 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Tp.HCM, chỉ có hơn 190 doanh nghiệp (tương đương 13%) báo cáo làm ăn có lãi.
1.260 doanh nghiệp còn lại (tương đương 87%) hạch toán thua lỗ hoặc đang trong giai đoạn triển khai dự án, chưa sinh lợi.
Những con số trên được trích từ báo cáo kê khai hạch toán tính đến tháng 6/2005 của 1.450 doanh nghiệp nói trên. Đối với cơ quan thuế, tình trạng trên là... không có gì bất ngờ bởi trong vài năm gần đây, đa số các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố luôn kê khai hạch toán thua lỗ liên tục.
Nghi ngờ sự thiếu trung thực này, chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng đầu năm 2005, Cục Thuế Tp.HCM đã tiến hành kiểm tra hơn 50 doanh nghiệp có vốn FDI và phát hiện nhiều doanh nghiệp khai man lợi nhuận trước thuế, xác định được số thuế truy thu là gần 60 tỉ đồng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chính là nhiều doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng hình thức chuyển giá để nâng chi phí đầu vào, hạ thấp giá đầu ra để giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nhiều tập đoàn đa quốc gia thường áp dụng “chiêu thức” này tại các nước có mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao như Việt Nam (28%), Trung Quốc (30%) nhằm nâng khống giá nguyên vật liệu, tăng khống chi phí quảng cáo tiếp thị... để giảm lợi nhuận đến mức thấp nhất, thậm chí hạch toán ra những con số lỗ “ảo” để trốn thuế
Khi tình trạng thua lỗ “ảo” của liên doanh kéo dài, những doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh sẽ không thể trụ nổi, đành ôm nợ, xin rút! Lúc đó, công ty liên doanh sẽ bị thôn tính thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Tại Việt Nam, “con” cứ báo lỗ. Tại bản xứ, “mẹ” cứ ung dung hưởng lợi. Tình trạng trên đang là thách thức đối với các cơ quan chức năng Việt Nam. Tại Mỹ và Nhật Bản, trong quá khứ hai quốc gia này đã từng xử phạt rất nặng một số tập đoàn đa quốc gia của nước khác gian lận qua chuyển giá
Còn tại Việt Nam, dù Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã có quy định, nhưng theo một chuyên gia về lĩnh vực này, phải mất ít nhất... 5 năm Việt Nam mới có thể điều tra nổi một công ty đa quốc gia có gian lận chuyển giá hay không.
Sở dĩ như vậy bởi năng lực thẩm định giá, khả năng theo dõi định giá nội bộ, kiểm soát chuyển giá quốc tế và những điều luật liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp của chúng ta còn yếu kém, thiếu chặt chẽ.
Theo Nguoilaodong