Thi đàn A3

Nguyen Hoang Lam
(NHLam)

New Member
Tôi nhớ rất rõ ngày thành lập thi đàn A3 là vào một buổi chiều hè oi ả năm 1995, ngày 21 tháng 6. Thi đàn mở rộng vòng tay tiếp đón mọi công dân A3 ko kể trình độ sang tác hay cảm thụ thi ca (kể cả khuôn mặt phong trần béo đen của anh Vinh, lẫn tấm thân bồ tượng của anh Huy).

Phần 1: Dòng thơ Siêu tưởng

Trong thi đàn, có lẽ nên dành những lời giới thiệu đầu tiên về anh Lê Phương, người có thiên hướng sáng tạo với những ý tưởng đột phá kì diệu. Đọc thơ anh, người ta ko thể ko liên tưởng tới “Phân tâm học” của Freud, hay Thuyết tương đối của Einstein: hay, đẹp và vô cùng tối nghĩa. VD:
“Có những điều rất thật
Khóc những điều dối gian
Có những nỗi bàng hoàng
Chết trong vùng im lặng”
Các đồng chí thấy hay không ạ? Tôi thì thấy rất hay, nhưng không hiểu gì. Tuy nhiên, là một người duy mỹ, tôi ko để ý nhiều đến điều này. Cái đẹp của thơ ca là làm tâm hồn siêu thoát. Điều này thơ của Phương đạt mức thượng thừa. Đó là thủ pháp “tối tăm hoá sáng tạo”. Anh thích đưa ra một dãy các mệnh đề cực kì khó hiểu, nhưng đọc lên lại rất hoành tráng ấn tượng và đậm chất triết học kinh viện. VD:
“Anh ko muốn làm biển xanh
Nhưng anh muốn giáng cho em một cái tát
Nảy lửa
Đom đóm chập chờn
Bàng hoàng ánh trăng…”

Hay như

“Em như ánh trăng đêm cuồng bạo
Vật vã những tâm hồn tội lỗi
Mất ngủ
Du dương…”

“Cuồng loạn ánh trăng trời hỡi máu
Mịt mù sương đổ áng thơ xa…”

Ko hiểu sao thơ Phương có nhiều trăng thế? Có fai anh bị ám ảnh bởi hình ành nụ cười kiều diễm của nàng thơ trăng tên… Nguyệt Ánh. Hehe, nhân tiện nói qua một chút về Ánh, Ánh có cái tổng hoà giữa vẻ đẹp huyễn hoặc của Monalisa với sự vui tươi của một bộ phim hoạt họa. Chả thế, Ánh là nguồn cảm hứng vô tận cho thi nhân mọi thời đại. Ngay cái tên Ánh, ghép vào thơ rất tiện. Chả thế tôi cũng từng sửa thơ bút tre tặng Ánh nhân dịp sinh nhật lần thứ 32 của nàng

“Sông Hồng đỏ nặng phù sa
Đỏ thì đỏ thật thua da Ánh oè”

Xin trở lại thủ pháp thi ca của Phương, tôi nhớ rất rõ anh có biệt tài viết hàng trang giấy những điều vô nghĩa mà đọc lên nghe rất logic và cực kì hứng khởi cho người đọc. Điều này tôi nhớ rất rõ trong bài diễn văn “Cảm nghĩ về Đoàn” anh sáng tác vào cuốn sổ Đoàn ngày tôi còn làm bí thư Đoàn lớp. Hùng tráng, mạnh mẽ và kích động như thác đổ, suối reo, hình như cuối cùng nó được dung làm mẫu kinh điển cho lớp thì fai...

Còn tiếp (Phần 2: Dòng thơ Kinh dị)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
sao bác P có nhiều bài thơ hoành tráng thế mà ko pốt lên cho anh em đọc mà giấu nghề thể hả.
Mà cái phong cách thơ ca của bác P từa tựa phong cách thơ kinh hoàng của Thế Lữ hay Hàn Mặc Tử thì phải.
 
Chuyện thơ thẩn lại nhớ ngày xưa, anh em ở lớp ngấm ngầm thi đua xem ai đưa càng được nhiều thơ tự mình sáng tác vào bài làm văn nộp thày Thái với cô Di (mà không bị phát giác với bút danh “Có một nhà thơ đã từng viết”). Tất nhiên ko ai ngu gì mà đưa thơ kinh dị vào, chết ngay. Cũng có vài câu lọt lưới (ko bị gạch đỏ loè) mới lạ. Chúng em kính cẩn xin lỗi thày cô ạ!
 
Back
Bên trên