Thiếu phụ và con đường (thơ Vi Thuỳ Linh)
Tự nhủ không thể yêu ai nữa
Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóng
Chị cố tránh con đường xưa…
Lại đêm…
Lại đêm…
Lại một giao thừa mùa xuân hực nhựa
Để mặc những người đàn ông đến và đi, ngoài cánh cửa
Mười bảy đêm giao thừa đi qua…
Rồi lịch cũng không muốn xé
Tờ lịch lẻ loi đến đầu giường, như lá bùa sã cánh
Chị nhặt lên,
dán lại
đêm...
Lại một giao thừa nữa đi qua, bằng tốc độ bằng số năm sống của mình, bằng số tuổi khi chị gặp anh
Người đàn bà hổn hển lao về con đường bấy lâu chị tránh
Tiếng gọi cứ sôi lên không dứt
"Anh cần em, hãy trả lời anh!" - Không phải anh! Mà là người đã đứng 18 giao thừa bên cánh cửa
Vẫn đứng đúng chỗ hẹn trên con đường cũ
Thiếu phụ đưa bàn tay phải ra trước mặt
Nhìn vào đường tình duyên đầy nhánh ngang chồng chéo và đứt đoạn:
"Anh có đi hết con đường này không?".
"Thiếu phụ và con đường" có lẽ là bài thơ có sự trải nghiệm nhiều nhất của Vi Thuỳ Linh ở thời điểm " Linh " ra đời. Một chân dung của cô gái_đàn bà, của thơ ngây và ma quái trong con người Vi Linh, một cảm xúc muốn cất cánh mà cũng quá trần trụi, quá ngây ngô mà cũng nồng nàn quá đỗi trong trái tim yêu, khao khát yêu và được yêu_ trái tim Vi Linh.
" Cánh tay thiêng" Vi Linh ( như rất nhiều lần Vi Linh đã nói) bắt đầu câu chuyện đàn bà của mình bằng âm điệu và tâm linh đầy bản năng, thầm thì ngơ ngác, hẫng hụt thơ ngây:
Tự nhủ không thể yêu ai nữa
Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóng
Chị cố tránh con đường xưa…
Lại đêm…
Lại đêm…
Âm điệu giục giã của đêm _ người bạn mà cũng là tri kỷ trong thơ cứ nối tiếp khôn nguôi. Đêm là thời điểm người đàn bà sống thật với mình nhiều nhất. Và đêm với Vi Linh, là câu chuyện của chị, là cánh cửa khoá kín của tâm hồn. Chiếc chìa khoá đó, trao hay không trao, cánh cửa đó, đóng lại mãi hay để hở một khe cửa nhỏ. Tiếng đêm giục giã và tiếng gọi tâm linh thầm thì quẫy đạp, và chị trở về với hiện thực:
LẠi một giao thừa mùa xuân hực nhựa
Để mặc những người đàn ông đến và đi, ngoài cánh cửa
Mười bảy đêm giao thừa đi qua…
Rồi lịch cũng không muốn xé
Tờ lịch lẻ loi đến đầu giường, như lá bùa sã cánh
Chị nhặt lên,
dán lại
đêm...
Giấc mơ đàn bà hé mở. Biết bao nhiêu cô gái đợi chờ hoàng tử trong đêm_ như Vi Linh? Đợi chờ từ khi là một cô bé cho đến khi trở thành thiếu nữ và đàn bà. Những người đàn ông đi qua, như là một trò chơi trêu ngươi của tuổi trẻ. Không tìm được người đàn ông của cuộc đời, không phải là khuôn mặt đó, cá tính đó. Giấc mơ rơi vãi đi theo tiếng lịch xé tạm bợ qua ngày. NĂm đầy lên, tháng đầy lên, gánh nặng cũng đầy lên, giấc mơ trôi đi nhạt nhoà nhưng không bao giờ tắt hẳn. Bởi ở một lúc nào đó, một đêm nào đó, người đàn bà vẫn "dán lại đêm", dán lại ước mơ và hình ảnh của hoàng tử. Ánh sáng leo lét qua ngày nhưng không tắt lịm mà nó vẫn được nuôi sống bằng một sức chịu đựng, sức chờ đợi và thuỷ chung vô cùng.
Lại một giao thừa nữa đi qua, bằng tốc độ bằng số năm sống của mình, bằng số tuổi khi chị gặp anh
Người đàn bà hổn hển lao về con đường bấy lâu chị tránh
Tiếng gọi cứ sôi lên không dứt
"Anh cần em, hãy trả lời anh!" - Không phải anh! Mà là người đã đứng 18 giao thừa bên cánh cửa
Lại một giao thừa đã đi qua. lại một giấc mơ chông chênh và tiếng những tiếng gọi. Không phải là anh, là con người đó. Không thể chờ đợi, người đàn bà tự nhủ với mình. Chị tránh con đường đó, con đường của những yêu thương. " KHông thể yêu được nữa". Nhưng lại vẫn đợi chờ người đàn ông của cả đời mình. Chị chờ đợi mà lại không mong được chấp nhận. Nhưng lại cũng không thể chấp nhận người đàn ông đã đợi chờ 18 giao thừa ngoài cánh cửa.Tại sao? Nhịp thơ sôi lên trong bức bách một câu trả lời rồi lại chìm xuống, dịu dàng khôn nguôi:
Vẫn đứng đúng chỗ hẹn trên con đường cũ
Thiếu phụ đưa bàn tay phải ra trước mặt
Nhìn vào đường tình duyên đầy nhánh ngang chồng chéo và đứt đoạn:
"Anh có đi hết con đường này không?".
Đã bao giờ bạn nhìn thấy một người đàn bà chìa bàn tay chứa đựng cả số phận ra chưa, đã bao giờ bạn đi đến tận cùng trái tim và tâm linh của một người đàn bà để đọc hết những u uẩn và những thông điệp từ đó. Sự ám ảnh về người đàn ông của cả cuộc đời, những yêu thương và những nối niềm về hạnh phúc. Bây giờ thì câu trả lời mới hé mở, câu trả lời cho giấc mơ về tình yêu. Sự lẩn trốn những yêu thương có phải là bởi vì nỗi sợ người đàn ông sẽ không đủ can đảm đi hết con đường, có phải là nỗi sợ của người đàn bà sẽ cho đi rất nhiều mà không thể được nhận lại hoặc bị tàn nhẫn từ chối, là nỗi sợ trọng trách trên vai người đàn ông của cả đời mình là quá lớn. " Anh có đi hết con đường này không?" nói với mình mà là nói với người, niềm tin mà lại là sự hồ nghi tuyệt đối. Chất thiếu nữ thấm đẫm vào từng câu thơ. Một cô gái chưa tìm được bến đỗ của mình, vẫn mải miết trong cuộc hành trình đi tìm và chờ đợi. Cái từ " thiếu phụ" ở đầu bài thơ bỗng nhiên bị oằn xuống bởi một giấc mơ rất mộng mị ngây ngô, và chữ " con đường" bỗng trở nên có hình thái, có dáng vẻ và có điểm đến rất cụ thể, điểm đến của một giấc mơ và cảm xúc đàn bà.
Không có sex, không những người đàn ông ở một thế giới linh thiêng thờ phụng. " Thiếu phụ và con đường " là một bài thơ mà cũng là một đường thơ rất dài của một cô gái trinh nguyên. Người ta phải nói về Vi Linh như vậy, vì đọc thơ Vi Linh cũng biết, một người đàn bà không bao giờ tri giác tình yêu và sex như vậy. Chỉ có một cô gái trinh nguyên mới đứng trước thế giới đàn bà và những giới hạn bằng ánh mắt và sự hiếu kỳ liều lĩnh như thế. Nhưng " Thiếu phụ và con đường", rất khác với nhiều bài thơ ở " Linh", nó có trải nghiệm, trái tim và cả cái đầu nữa. Ở đây Vi Linh đã níu giữ được cảm xúc và câu chuyện của mình, chị không lao đi ngơ ngác, hăng say và vô ích như rất nhiều bài thơ chị viết trong đêm, trong cái thời khắc 12 giờ và những tiếng thở. Chị trở về với đúng bản chất của một người đàn bà_ yếu đuối, mơ mộng và thuỷ chung chờ đợi. Người ta khó mà nhìn thấy ở " Thiếu phụ và con đường " một sự phá cách đầy cấm đoán ( như rất nhiều người đã bình luận về thơ Vi Linh), nhưng người ta lại tìm thấy ở đó một trái tim yếu đuối và khao khát yêu, một nhà thơ nữ thực sự. Ở đó, người đàn bà đợi chờ người đàn ông của cả cuộc đời, trong khao khát, tuyệt vọng. Nhưng cái ước mơ đó không bao giờ tắt đi, sự ám ảnh về những con đường đời, và một người đàn ông , dám đi hết con đường đó, dám vượt qua những ngã ba và những cấm đoán cứ luôn khắc khoải, mỏi mệt nhưng lúc nào cũng thức dậy và quẫy đạp trong lòng. Đọc hết " Thiếu phụ và con đường" như đi hết một câu chuyện và giấc mơ của người đàn bà. Và đó cũng là lần đầu tiên, Vi Linh thoát khỏi hình ảnh" thơ của mình, câu chuyện của mình", sex của mình và đêm của mình, thoát khỏi một cái riêng mà chị cố gắng ép buộc nó cho mình để trở thành một cái chung nào đó, một tâm trạng đàn bà chung nào đó. Để đọc " Thiếu phụ và con đường", người ta thấy quen chứ không lạ, người ta thấy hay chứ không độc, người ta thấy đồng cảm chứ không xa lắc và khó chịu trong lòng
Cũng phải nói thêm về tên của bài thơ . Vi Linh đã chọn từ thiếu phụ cho con đường của cô gái 18 tuổi. Đúng là bản tính của chị, luôn muốn vụt lớn lên, luôn muốn làm một cái gì đó khác người. Người ta gọi nó là tham vọng. Nhưng gắn chữ tham vọng cho một bài thơ cũng thật là kỳ. Chỉ là bởi vì, với chị ,cụm từ "thiếu nữ và con đường" chắc quá xa lạ, quá ngây ngô, quá đơn giản, quá đời thường. Phải là "thiếu phụ" nó mới có độ ngân, có kinh nghiệm và mới truyển tải hết được bản năng đàn bà trong chị. Làm một thiếu nữ hình như với chị là chưa đủ, phải trở thành một người đàn bà, tri giác cuộc sống của người ta mới đa dạng và mới có thể được lắng nghe hơn(!!!)
Giai điệu bài thơ thì không hề lạ và hiện đại như nhiều nhà bình luận đã nói. Cảm xúc căng vỡ ra và ngừng lại đột ngột, nó chỉ là cái lạ ở cảm xúc thơ chứ chưa phải là nghệ thuật thả chữ và thả dòng trong thơ. Vì thơ Vi Thuỳ Linh, cũng như rất nhiều nhà thơ hiện đại bây giờ, ít trau chuốt và thô ráp quá để có thể gọi là nghệ thuật. Cũng có người nói rằng thơ trẻ hiện đại bây giờ thiếu sự kiểm soát về tình cảm và tri giác yêu, Nhưng điều đó không hẳn đã đúng, người ta không vạch ranh giới ra cho người làm thơ và người cảm nhận thơ, cũng không đánh dấu chừng mực tình cảm cho một tác phẩm nghệ thuật. Cái khá nhất của giai điệu bài thơ đánh dấu ở những nút mắc ngoặc trong tâm lý Vi Linh. Đó là sự ngập ngừng, dai dẳng trong giấc mơ đàn bà của chị, nửa muốn tiếp tục, nửa muốn không, nửa tha thiết đợi chờ, nửa nóng vội ồn ã như sóng xô nước chảy,có lúc lại yên bình, chân thật và dịu dàng như là suốt mát trăng trong.
Viết " Thiếu phụ và con đường"có lẽ ở thời điểm Vi Linh chưa tìm được "chàng Nguyễn" của mình, tôi thấy yêu bài thơ hơn ở điểm đó. Vì như sau này, thơ Vi Linh chỉ còn tri giác cuộc sống qua tri giác của một người đàn ông. Nên đọc bài thơ nào của chị sau đó cũng thấy lặp lại những xúc cảm của đêm và của một con người, nó mất đi tính sáng tạo và hơi có phần nam tính quá so với Linh. Nhưng bài viết này không bàn về thơ Linh và bước phát triển của thơ chị, chỉ dơn giản là quá nhiều người đã viết rồi. Nó chỉ là cảm xúc cho một bài thơ, một bài thơ mà tôi đọc được và tìm được chút đồng cảm với tiếng tơ lòng của chính mình. Như thế ước chừng đã là quá đủ.
T8.2002
BL
Tự nhủ không thể yêu ai nữa
Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóng
Chị cố tránh con đường xưa…
Lại đêm…
Lại đêm…
Lại một giao thừa mùa xuân hực nhựa
Để mặc những người đàn ông đến và đi, ngoài cánh cửa
Mười bảy đêm giao thừa đi qua…
Rồi lịch cũng không muốn xé
Tờ lịch lẻ loi đến đầu giường, như lá bùa sã cánh
Chị nhặt lên,
dán lại
đêm...
Lại một giao thừa nữa đi qua, bằng tốc độ bằng số năm sống của mình, bằng số tuổi khi chị gặp anh
Người đàn bà hổn hển lao về con đường bấy lâu chị tránh
Tiếng gọi cứ sôi lên không dứt
"Anh cần em, hãy trả lời anh!" - Không phải anh! Mà là người đã đứng 18 giao thừa bên cánh cửa
Vẫn đứng đúng chỗ hẹn trên con đường cũ
Thiếu phụ đưa bàn tay phải ra trước mặt
Nhìn vào đường tình duyên đầy nhánh ngang chồng chéo và đứt đoạn:
"Anh có đi hết con đường này không?".
"Thiếu phụ và con đường" có lẽ là bài thơ có sự trải nghiệm nhiều nhất của Vi Thuỳ Linh ở thời điểm " Linh " ra đời. Một chân dung của cô gái_đàn bà, của thơ ngây và ma quái trong con người Vi Linh, một cảm xúc muốn cất cánh mà cũng quá trần trụi, quá ngây ngô mà cũng nồng nàn quá đỗi trong trái tim yêu, khao khát yêu và được yêu_ trái tim Vi Linh.
" Cánh tay thiêng" Vi Linh ( như rất nhiều lần Vi Linh đã nói) bắt đầu câu chuyện đàn bà của mình bằng âm điệu và tâm linh đầy bản năng, thầm thì ngơ ngác, hẫng hụt thơ ngây:
Tự nhủ không thể yêu ai nữa
Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóng
Chị cố tránh con đường xưa…
Lại đêm…
Lại đêm…
Âm điệu giục giã của đêm _ người bạn mà cũng là tri kỷ trong thơ cứ nối tiếp khôn nguôi. Đêm là thời điểm người đàn bà sống thật với mình nhiều nhất. Và đêm với Vi Linh, là câu chuyện của chị, là cánh cửa khoá kín của tâm hồn. Chiếc chìa khoá đó, trao hay không trao, cánh cửa đó, đóng lại mãi hay để hở một khe cửa nhỏ. Tiếng đêm giục giã và tiếng gọi tâm linh thầm thì quẫy đạp, và chị trở về với hiện thực:
LẠi một giao thừa mùa xuân hực nhựa
Để mặc những người đàn ông đến và đi, ngoài cánh cửa
Mười bảy đêm giao thừa đi qua…
Rồi lịch cũng không muốn xé
Tờ lịch lẻ loi đến đầu giường, như lá bùa sã cánh
Chị nhặt lên,
dán lại
đêm...
Giấc mơ đàn bà hé mở. Biết bao nhiêu cô gái đợi chờ hoàng tử trong đêm_ như Vi Linh? Đợi chờ từ khi là một cô bé cho đến khi trở thành thiếu nữ và đàn bà. Những người đàn ông đi qua, như là một trò chơi trêu ngươi của tuổi trẻ. Không tìm được người đàn ông của cuộc đời, không phải là khuôn mặt đó, cá tính đó. Giấc mơ rơi vãi đi theo tiếng lịch xé tạm bợ qua ngày. NĂm đầy lên, tháng đầy lên, gánh nặng cũng đầy lên, giấc mơ trôi đi nhạt nhoà nhưng không bao giờ tắt hẳn. Bởi ở một lúc nào đó, một đêm nào đó, người đàn bà vẫn "dán lại đêm", dán lại ước mơ và hình ảnh của hoàng tử. Ánh sáng leo lét qua ngày nhưng không tắt lịm mà nó vẫn được nuôi sống bằng một sức chịu đựng, sức chờ đợi và thuỷ chung vô cùng.
Lại một giao thừa nữa đi qua, bằng tốc độ bằng số năm sống của mình, bằng số tuổi khi chị gặp anh
Người đàn bà hổn hển lao về con đường bấy lâu chị tránh
Tiếng gọi cứ sôi lên không dứt
"Anh cần em, hãy trả lời anh!" - Không phải anh! Mà là người đã đứng 18 giao thừa bên cánh cửa
Lại một giao thừa đã đi qua. lại một giấc mơ chông chênh và tiếng những tiếng gọi. Không phải là anh, là con người đó. Không thể chờ đợi, người đàn bà tự nhủ với mình. Chị tránh con đường đó, con đường của những yêu thương. " KHông thể yêu được nữa". Nhưng lại vẫn đợi chờ người đàn ông của cả đời mình. Chị chờ đợi mà lại không mong được chấp nhận. Nhưng lại cũng không thể chấp nhận người đàn ông đã đợi chờ 18 giao thừa ngoài cánh cửa.Tại sao? Nhịp thơ sôi lên trong bức bách một câu trả lời rồi lại chìm xuống, dịu dàng khôn nguôi:
Vẫn đứng đúng chỗ hẹn trên con đường cũ
Thiếu phụ đưa bàn tay phải ra trước mặt
Nhìn vào đường tình duyên đầy nhánh ngang chồng chéo và đứt đoạn:
"Anh có đi hết con đường này không?".
Đã bao giờ bạn nhìn thấy một người đàn bà chìa bàn tay chứa đựng cả số phận ra chưa, đã bao giờ bạn đi đến tận cùng trái tim và tâm linh của một người đàn bà để đọc hết những u uẩn và những thông điệp từ đó. Sự ám ảnh về người đàn ông của cả cuộc đời, những yêu thương và những nối niềm về hạnh phúc. Bây giờ thì câu trả lời mới hé mở, câu trả lời cho giấc mơ về tình yêu. Sự lẩn trốn những yêu thương có phải là bởi vì nỗi sợ người đàn ông sẽ không đủ can đảm đi hết con đường, có phải là nỗi sợ của người đàn bà sẽ cho đi rất nhiều mà không thể được nhận lại hoặc bị tàn nhẫn từ chối, là nỗi sợ trọng trách trên vai người đàn ông của cả đời mình là quá lớn. " Anh có đi hết con đường này không?" nói với mình mà là nói với người, niềm tin mà lại là sự hồ nghi tuyệt đối. Chất thiếu nữ thấm đẫm vào từng câu thơ. Một cô gái chưa tìm được bến đỗ của mình, vẫn mải miết trong cuộc hành trình đi tìm và chờ đợi. Cái từ " thiếu phụ" ở đầu bài thơ bỗng nhiên bị oằn xuống bởi một giấc mơ rất mộng mị ngây ngô, và chữ " con đường" bỗng trở nên có hình thái, có dáng vẻ và có điểm đến rất cụ thể, điểm đến của một giấc mơ và cảm xúc đàn bà.
Không có sex, không những người đàn ông ở một thế giới linh thiêng thờ phụng. " Thiếu phụ và con đường " là một bài thơ mà cũng là một đường thơ rất dài của một cô gái trinh nguyên. Người ta phải nói về Vi Linh như vậy, vì đọc thơ Vi Linh cũng biết, một người đàn bà không bao giờ tri giác tình yêu và sex như vậy. Chỉ có một cô gái trinh nguyên mới đứng trước thế giới đàn bà và những giới hạn bằng ánh mắt và sự hiếu kỳ liều lĩnh như thế. Nhưng " Thiếu phụ và con đường", rất khác với nhiều bài thơ ở " Linh", nó có trải nghiệm, trái tim và cả cái đầu nữa. Ở đây Vi Linh đã níu giữ được cảm xúc và câu chuyện của mình, chị không lao đi ngơ ngác, hăng say và vô ích như rất nhiều bài thơ chị viết trong đêm, trong cái thời khắc 12 giờ và những tiếng thở. Chị trở về với đúng bản chất của một người đàn bà_ yếu đuối, mơ mộng và thuỷ chung chờ đợi. Người ta khó mà nhìn thấy ở " Thiếu phụ và con đường " một sự phá cách đầy cấm đoán ( như rất nhiều người đã bình luận về thơ Vi Linh), nhưng người ta lại tìm thấy ở đó một trái tim yếu đuối và khao khát yêu, một nhà thơ nữ thực sự. Ở đó, người đàn bà đợi chờ người đàn ông của cả cuộc đời, trong khao khát, tuyệt vọng. Nhưng cái ước mơ đó không bao giờ tắt đi, sự ám ảnh về những con đường đời, và một người đàn ông , dám đi hết con đường đó, dám vượt qua những ngã ba và những cấm đoán cứ luôn khắc khoải, mỏi mệt nhưng lúc nào cũng thức dậy và quẫy đạp trong lòng. Đọc hết " Thiếu phụ và con đường" như đi hết một câu chuyện và giấc mơ của người đàn bà. Và đó cũng là lần đầu tiên, Vi Linh thoát khỏi hình ảnh" thơ của mình, câu chuyện của mình", sex của mình và đêm của mình, thoát khỏi một cái riêng mà chị cố gắng ép buộc nó cho mình để trở thành một cái chung nào đó, một tâm trạng đàn bà chung nào đó. Để đọc " Thiếu phụ và con đường", người ta thấy quen chứ không lạ, người ta thấy hay chứ không độc, người ta thấy đồng cảm chứ không xa lắc và khó chịu trong lòng
Cũng phải nói thêm về tên của bài thơ . Vi Linh đã chọn từ thiếu phụ cho con đường của cô gái 18 tuổi. Đúng là bản tính của chị, luôn muốn vụt lớn lên, luôn muốn làm một cái gì đó khác người. Người ta gọi nó là tham vọng. Nhưng gắn chữ tham vọng cho một bài thơ cũng thật là kỳ. Chỉ là bởi vì, với chị ,cụm từ "thiếu nữ và con đường" chắc quá xa lạ, quá ngây ngô, quá đơn giản, quá đời thường. Phải là "thiếu phụ" nó mới có độ ngân, có kinh nghiệm và mới truyển tải hết được bản năng đàn bà trong chị. Làm một thiếu nữ hình như với chị là chưa đủ, phải trở thành một người đàn bà, tri giác cuộc sống của người ta mới đa dạng và mới có thể được lắng nghe hơn(!!!)
Giai điệu bài thơ thì không hề lạ và hiện đại như nhiều nhà bình luận đã nói. Cảm xúc căng vỡ ra và ngừng lại đột ngột, nó chỉ là cái lạ ở cảm xúc thơ chứ chưa phải là nghệ thuật thả chữ và thả dòng trong thơ. Vì thơ Vi Thuỳ Linh, cũng như rất nhiều nhà thơ hiện đại bây giờ, ít trau chuốt và thô ráp quá để có thể gọi là nghệ thuật. Cũng có người nói rằng thơ trẻ hiện đại bây giờ thiếu sự kiểm soát về tình cảm và tri giác yêu, Nhưng điều đó không hẳn đã đúng, người ta không vạch ranh giới ra cho người làm thơ và người cảm nhận thơ, cũng không đánh dấu chừng mực tình cảm cho một tác phẩm nghệ thuật. Cái khá nhất của giai điệu bài thơ đánh dấu ở những nút mắc ngoặc trong tâm lý Vi Linh. Đó là sự ngập ngừng, dai dẳng trong giấc mơ đàn bà của chị, nửa muốn tiếp tục, nửa muốn không, nửa tha thiết đợi chờ, nửa nóng vội ồn ã như sóng xô nước chảy,có lúc lại yên bình, chân thật và dịu dàng như là suốt mát trăng trong.
Viết " Thiếu phụ và con đường"có lẽ ở thời điểm Vi Linh chưa tìm được "chàng Nguyễn" của mình, tôi thấy yêu bài thơ hơn ở điểm đó. Vì như sau này, thơ Vi Linh chỉ còn tri giác cuộc sống qua tri giác của một người đàn ông. Nên đọc bài thơ nào của chị sau đó cũng thấy lặp lại những xúc cảm của đêm và của một con người, nó mất đi tính sáng tạo và hơi có phần nam tính quá so với Linh. Nhưng bài viết này không bàn về thơ Linh và bước phát triển của thơ chị, chỉ dơn giản là quá nhiều người đã viết rồi. Nó chỉ là cảm xúc cho một bài thơ, một bài thơ mà tôi đọc được và tìm được chút đồng cảm với tiếng tơ lòng của chính mình. Như thế ước chừng đã là quá đủ.
T8.2002
BL