[Tham khảo] Sự liên hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền

Nguyễn Quí
(SauXao)

New Member
Trước hết, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược hai môn Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền.

Thiếu Lâm tự và Thiếu Lâm Quyền

Tại trung tâm văn hóa và lịch sử của Trung Quốc, tỉnh Hà Nam, có một ngôi chùa dựng vào năm 495 được danh tiếng trên thế giới. Tiểu thuyết võ hiệp, phim võ thuật, và một phim nhiều kỳ chiếu trên màn ảnh nhỏ bên Mỹ Quốc đã đưa một hình ảnh rất đẹp của những nhà sư ham mê luyện tập quyền thuật và côn pháp.
Trên núi Tung Sơn, rừng Thiếu Thất đã cho chùa tại đây cái tên Thiếu Lâm. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 6, nhà sư người Ấn Đ tên là Đạt Ma tới chùa và lập môn Thiền. Từ đó chùa được danh tiếng trên phương diện đạo giáo.
Vào thế kỷ thứ 7, mười ba võ tăng giúp Hoàng thân Lý Thế Dân (599-649) chống lại một tướng phản nghịch. Rồi chùa có tiếng về võ thuật.
Vào thế kỷ thứ 16, Bạch Ngọc Phong lập nên quyền thuật cho chùa. Môn võ danh tiếng khắp nước vào khoảng 1600.
Tiểu thuyết võ hiệp đưa ra khá nhiều truyền kỳ về chùa Thiếu Lâm. Người ta xác nhận là Đạt Ma là tổ sư môn Thiếu Lâm Quyền. Có người bày ra chuyện cạnh tranh giữa nhà sư Thiếu Lâm và đạo sỉ Võ Đang. Lại có người đưa ra thuyết năm nhà sư thoát khỏi cuc hỏa thiêu chùa vào thế kỷ thứ 18...
Truyền thuyết có ghi lại một chùa Thiếu Lâm ở miền Nam nước Trung Hoa; nhưng hiện giờ không ai tìm được vết tích đích xác. Có người định vị trí tại Cữu Liên Sơn, còn người khác đặt chùa tại Tuyền Châu hay Phước Thanh.
Quyền thuật Thiếu Lâm không ngừng biến đổi trong chùa trên mấy thế kỷ, đặc biệt dưới sự ảnh hưởng của hai danh tướng Thích Kế Quang (1528-1588) và Du Đại Du (1503-1579).
Thanh danh của nhà sư Thiếu Lâm làm cho nhiều người nói là quyền thuật mình dạy là Thiếu Lâm Quyền ! Và như vậy vô số Thiếu Lâm Quyền chào đời. Nhưng phải công nhận là trong số đó có những môn thật sự xuất phát từ một nhà sư hay một đệ tử tục gia của chùa Thiếu Lâm.

Vào thập niên 1980, theo sự đòi hỏi của du khách và báo chí, chùa che chở lực sỉ cải trang thành nhà sư. Những "nhà sư" trẻ tuổi nầy biểu diễn vài trò và dạy một môn quyền thuật hổn hợp từ môn Trường Quyền và từ nhiều môn võ dạy chung quanh chùa.
Chung quanh chùa, ta có thể nêu ra những chi phái xuất từ Thiếu Lâm Quyền cổ truyền :
- Thiếu Lâm Quyền của gia đình họ Giá,
- Thiếu Lâm La Hán Quyền của Chu Thiên Hỷ (thế kỷ thứ 20),
- Thiếu Lâm Thiền Môn của Vương Tử Nhân (sanh năm 1890),
- Thiếu Lâm Quyền của gia đình họ Lương...

Bài quyền Thiếu Lâm có đặc điểm là đánh theo đường thắng, "chỗ một con trâu nằm là đủ". Những bài quyền cổ truyền thịnh hành nhất được dạy trong chùa là :
- Đại hồng quyền,
- Lục hợp quyền,
- La hán quyền,
- Mai hoa quyền,
- Pháo quyền,
- Thất tinh quyền,
- Thông bối quyền,
- Tiểu hồng quyền,
- Tâm ý bả,
- vân vân...

Nguyễn Jacques và Dufresne Thomas
Báo Sổ Tay Võ Thuật
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sự quan hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền 2

Gia đình họ Trần và Thái Cực Quyền

Vào cuối thế kỷ thứ 14, một người nông dân, tên là Trần Bốc, tới cư ngụ tại một làng nhỏ thuc huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, phía bắc sông Hoàng Hà. Ông là người tỉnh Sơn Tây, và là tổ của gia đình họ Trần. Làng mà ông tới cư ngụ sau đó được gọi là Trần gia câu.
Theo vài người trong gia đình họ Trần, môn võ bắt nguồn từ Trần Bốc, nhưng nhiều học giả khác nghỉ là môn võ chỉ xuất phát từ Trần Vương Đình...

Trần Vương Đình (1600-1680), thế hệ thứ 9, thuộc một gia đình điền chủ và gia đình ông đã biết xử dụng vài môn binh khí.
Quyển "Trần thị gia phổ" có ghi lại : "Ông sinh vào cuối triều đại nhà Minh, đầu triều đại nhà Thanh, danh tiếng tại tỉnh Sơn Đông, đánh đuổi quân cướp, và là người đầu tiên đem vào gia đình ông môn quyền, đao và thương, ông thường xử dụng cây đại đao".

Theo "Hoài Thanh huyện chí", "Ôn huyện chí", và "An Bình huyện chí", vào 1641, Trần Vương Đình chỉ huy Dân quân của huyện Ôn. Những tài liệu nẩy dẫn chứng là Trần Vương Đình phải biết chút ít võ thuật.

Theo gia đình họ Trần, môn võ nầy chỉ truyền trong gia đình từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.
Trước thế hệ thứ 14 vào thế kỳ thứ 18, theo "Trần thị Quyền Giới phổ", còn lưu tại Trần Gia câu, môn Thái Cực Quyền thời đó gồm có :

1) Đầu sáo quyền còn được gọi là Thập tam thức,
2) Nhị sáo quyền,
3) Tam sáo quyền còn có tên là Đại tứ sáo trùy,
4) Tứ sáo quyền còn được gọi là Hồng quyền, hay Thái Tổ hạ nam đường,
5) Ngũ sáo quyền,
6) Trường quyền còn được gọi là Nhất bách linh bát thức,
7) Pháo trùy,
8) Đoản đả,
9) Tán thủ,
10) Kiều thủ,
11) Lược thủ,
12) Sử thủ,
13) Tam thập lục cổn điệt,
14) Kim Cang thập bát noa pháp,
15) Đơn đao,
16) Song đao,
17) Song kiếm,
18) Song giản,
19) Bát thương,
20) Bát thương đối thích pháp,
21) Thập tam thương,
22) Hoàn hậu Trương Dực Đức tứ thương,
23) Nhị thập tứ thương,
24) Nhị thập tứ thương luyện pháp,
25) Bàng la bảng,
26) Xuân thu đao,
27) Bàng la bảng luyện pháp,
28) Tuyền phong côn,
29) Đại chiến phác liêm.

Cho tới thế hệ thứ 14 vào thế kỷ thứ 19 môn võ gia truyền của gia đình họ Trần được chia ra thành hai chi nhánh chánh. Một chi nhánh xuất từ Trần Sở Nhạc, truyền bởi Trần Hữu Bản và Trần Hữu Hằng ; và một chi nhánh khác xuất từ Trần Nhử Tín, truyền bởi Trần Trường Hưng.

Từ ba đại võ sư của thế kỷ thứ 19 nầy, phát sinh ra hai chi nhánh còn lưu truyền hiện nay, chi nhánh Tiểu Giá và Đại Giá. Theo truyền thuyết, ba quyền sư nầy đã tóm gọn lại quyền giá, từ bảy bài quyền xưa, lúc đó chỉ còn lại hai bài : Đệ nhất lộ và Pháo trùy.
Trần Trường Hưng thời đó có dạy ngoài gia đình : hai học trò được biết nhất là Dương Lộ Thiền và Lý Bá Khôi. Dương Lộ Thiền là người thành lập chi phái Dương gia Thái Cực Quyền.
Từ chi nhánh Tiểu Giá phát xuất chi nhánh Triệu Bảo Giá của Trần Thanh Bình (1795-1868).
Còn chi nhánh Đại Giá vào thế kỷ thứ 20 chia ra hai chi phái : Lảo Giá của Trần Chiếu Phi (1893-1972) và Tân Giá của Trần Phát Khoa (1887-1957).

Môn Trần gia Thái Cực Quyền được biết ngoài gia đình họ Trần nhờ công của :
- Trần Phát Khoa và con là Trần Chiếu Khuê (1928-1981), thuộc Tân Giá,
- Trần Chiếu Phi thuộc Lảo Giá,
- Trần Tử Minh (?-1951) thuộc Tiểu Giá.

Chương trình hiện nay của chi phái Lảo Giá Trần gia Thái Cực Quyền bao gồm :
- Thái Cực quyền đệ nhất lộ,
- Thái Cực quyền đệ nhị lộ hay Pháo trùy,
- Ngũ chủng Thôi thủ,
- Thái Cực đơn đao,
- Thái Cực đơn kiếm,
- Thái Cực thương,
- Thái Cực thập tam can,
- Trần thị Xuân thu đại đao,
- Thái Cực song giản,
- Thái Cực song kiếm,
- Thái Cực song đao,
- Thái Cực tam can, bát can đối luyện,
- Thái Cực sao can đối luyện,
- vân vân...

Hiện nay, có năm chi phái Thái Cực Quyền thịnh hành nhất, đó là :
-chi phái Trần từ Trần Vương Đình (1600-1680),
-chi phái Dương từ Dương Lộ Thiền (1799-1872),
-chi phái Ngô từ Ngô Giám Tuyền (1870-1942), học trò đời thứ hai của Dương Lộ Thiền,
-chi phái Võ từ Võ Vũ Tương (1812-1880), học trò của Dương Lộ Thiền và Trần Thanh Bình (thế hệ thứ 15 của gia đình họ Trần, 1795-1868) và
-chi phái Tôn từ Tôn Lộc Đường (1861-1932), học trò đời thứ 2 của Võ Vũ Tương.
Những chi phái Dương, Ngô, Võ và Tôn chỉ dạy một bài quyền, và sau đó môn Thôi thủ. Chi phái Trần có dạy thêm một bài thứ nhì, bài Pháo trùy, bổ túc bài thứ nhất.

Riêng tại Việt Nam có môn Triệu Gia Thái Cực Chưởng, do Triệu Trúc Khê (1898-1991), thuộc Thái Cực Đường Lang Quyền, sáng tác vào thập niên 1950 tại Việt Nam. Chương trình của môn nầy gồm có :
-Thái Cực quyền gồm 24 thức (là bài Giản Hóa Dương gia Thái Cực quyền sáng tác vào thập niên 1950 tại Trung Quốc dưới sự chỉ định của Quốc Gia Thể Ủy),
-Đơn vãn thôi thủ,
-Thái Cực chưởng,
-Thái Cực kiếm,
-Thái Cực đao.

Nhiều môn khác cùng mang tên Thái Cực Quyền, đó là :
-Hòa Gia Thái Cực Quyền lập bởi Hòa Triệu Nguyên (1810-1890), đệ tử của Trần Thanh Bình (1795-1868),
-Lý Gia Thái Cực Quyền lập bởi Lý Thụy Đông, đệ tử đời thứ hai của Dương Lộ Thiền, vào cuối thế kỷ thứ 19, môn nầy còn được gọi là Ngũ Tinh Thái Cực Quyền hay Ngũ Tinh Trùy,
-Lý Gia Thái Cực Quyền truyền bởi Lý Anh Ngang (thế kỷ thứ 20),
-Nhạc Gia Thái Cực Quyền thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20,
-Phó Gia Thái Cực Quyền, lập bởi Phó Chấn Tung (1881-1953),
-Tam Hợp Nhất Thái Cực Quyền lập bởi Trương Kính Chi, đệ tử đời thứ tư của Trần Thanh Bình (1795-1868),
-Thiếu Lâm Tổng Hợp Thái Cực Quyền truyền bởi nhà sư Như Tỉnh vào cuối thế kỷ thứ 19,
-Thường Gia Thái Cực Quyền lập bởi Thường Đông Thăng (1909-1986), một danh sư môn Suất Giao, với biệt danh là Hoa Hồ Điệp,
-Triệu Bảo Giá Thái Cực Quyền lập bởi Trần Thanh Bình (1795-1868),
-Trịnh Gia Thái Cực Quyền lập bởi Trịnh Mãn Thanh (1901-1975),
-Trương Gia Thái Cực Quyền truyền bởi Vạn Lai Thanh (Wan Laisheng) (1903-1992),
-Võ Đang Thái Cực Quyền, còn được gọi là Do Long Phái hay Long Hành Thái Cực Quyền, mới sáng tác sau nầy trên tiêu chuẩn của Dương Gia Thái Cực Quyền, hiện dạy trên núi Võ Đang,
-vân vân...


Nguyễn Jacques và Dufresne Thomas
Báo Sổ Tay Võ Thuật
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sự quan hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền 3

Luận bàn về sự quan hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền

Để cho dể hiểu, chúng tôi xin phân cuộc luận bàn nầy ra tám điều. Giả thuyết chúng tôi trình bày đây, tùy chỉ là một giả thuyết, nhưng dựa vào sự kiện lịch sử.

Điều thứ nhất
Chỉ vào thời Trần Vương Đình ta mới nghe nói tới võ thuật của giòng họ Trần. Trần Vương Đình có phải là người sáng tác ra Thái Cực Quyền hay là ông đã học với một người ngoài gia đình ông ?

Điều thứ nhì
Nhà văn Đường Hào (1897-1959) có tới Trần gia câu nghiên cứu và đã đưa ra thuyết là Trần Vương Đình (1600-1680) sáng chế Thái Cực Quyền dựa vào quyển Kỷ hiệu tân thư của Đại tướng Thích Kế Quang (1528-1588). Quyển sách nầy, xuất bản vào năm 1562, mô tả bằng hình vẻ 32 thế quyền, rút tỉa từ 16 môn quyền thuật của cuối triều đại nhà Minh (1368-1644), và 29 trong 32 tên của những thế quyền nầy được tìm thấy trong 7 lộ xưa của môn Thái Cực Quyền. Chẳng những tên giống mà có lúc thế lại giống nhau.

Theo chúng tôi, như vậy Đường Hào đã chứng minh rõ là môn Thái Cực Quyền đã bị ảnh hưởng nhiều bởi môn võ của Thích Kế Quang, nhưng ông không có chứng minh được là môn Thái Cực Quyền được truyền từ Thích Kế Quang... Trần Vương Đình chế môn Thái Cực từ quyển sách Kỷ hiệu tân thư hay là ông đã học môn võ đó từ một đệ tử đời thứ nhất hay thứ nhì của Thích Kế Quang?

Có một môn võ hiền đại, Thích gia Quyền, tự xưng chân truyền từ Thích Kế Quang. Trong những thế đặc biệt của môn phái, chúng tôi có tìm thấy : Bằng và Tề, hai thế quan trọng của Thái Cực Quyền, một điều cần chú ý là hai thế nầy không được ghi lại trong quyển Kỷ hiệu tân thư của Thích Kế Quang.

Điều nầy cho chúng ta nghỉ là môn Thái Cực Quyền không được sáng tác từ quyển sách Kỷ hiệu tân thư mà lại được truyền từ Thích Kế Quang ?

Điều thứ ba
Cách làng Trần gia câu cỡ 50 cây số, có một ngôi chùa Thiếu Lâm, được nhiều người biết đến nhờ tiểu thuyết và huyền thoại.

Nếu chúng ta so sánh những bài quyền xưa của Thiếu Lâm Quyền và bài quyền của Thái Cực Quyền, thì chúng ta sẽ thấy nhiều sự trùng hợp. Hơn ba mươi thế và một bài quyền (bài Pháo Trùy) mang cùng tên.
Thời nay khá nhiều sách được xuất bản, nhưng thời xưa ta phải là học trò của môn phái mới biết được tên thế.
Chúng tôi nhắc sự kiện nầy để giải thích là khi những thế của hai môn võ mà trùng tên thì chắc là hai môn nầy cùng một nguồn gốc !

Chúng tôi có tìm thấy những tên sau đây trong những bài của Thái Cực Quyền và Thiếu Lâm Quyền :

- Bạch hạc lượng sí,
- Bài cước,
- Bạch xà thổ tín,
- Bạch viên hiến quả,
- Bạch vân cái đỉnh,
- Triều thiên,
- Xung,
- Đả hổ,
- Đơn tiên,
- Đương đầu pháo,
- Nhị khởi cước,
- Phản thân,
- Phục hổ,
- Hải để lao nguyệt,
- Hoài trung bảo nguyệt,
- Hoàng long tam giảo thủy,
- Kim cang đảo đối,
- Kim kê đc lập,
- Khóa hổ,
- Lan trửu,
- Liên hoàn pháo,
- Điểu long bải vĩ,
- Thất tinh,
- Tước địa long,
- Đồng tử bái Quan Âm,
- Tảo đường thoái,
- Thập tự cước,
- Thập tự thủ,
- Dương cung xạ hổ,
- Vi Đà hiến can,
- Tiên nhân chỉ lộ,
- Tà hành,
- Tuyền phong cước,
- Yến tử chác,
- Dã mã phân tung,
- Ngọc nữ xuyên thoa,
- Trảm thủ,
- vân vân...

Như ta thấy, danh sách những thế trùng tên rất dài. Hơn nửa phần lý thuyết của hai môn phái có nhiều sự trùng hợp như : triền ty, phát kình, cương nhu tương tể, tứ lạng bạt thiên cân ...
Và phần nhiều những tên thế nêu trên đều nằm trong quyển sách của Thích Kế Quang.

Chúng tôi có thể kết luận là Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền đều chịu ảnh hưởng của môn quyền của Thích Kế Quang. Và vì núi Tung sơn không xa làng Trần gia câu, chúng tôi củng nghỉ là hai môn quyền thuật hoặc cùng một nguồn gốc hoặc đã ảnh hưởng lẩn nhau.

Điều thứ tư
Ba tên Kim cang, Vi Đà và Quan Âm trong những thế như : thế thứ hai của Thái Cực quyền đệ nhất lộ, thế thứ bốn mươi bảy của Thái Cực đơn kiếm và thế thứ hai của Thái Cực thập tam can không có trong quyển sách của Thích Kế Quang.
Ba tên của hai vị Phật và một vị Thần nầy cho phép chúng tôi nghỉ là môn Thái Cực Quyền bắt nguồn từ Thiếu Lâm Quyền. Và môn Thiếu Lâm có gốc từ võ thuật của Thích Kế Quang vì trong hơn nửa những bài của Thiếu Lâm đều có ít nhất một thế của Thích Kế Quang.
Xin nhắc lại là chùa Thiếu Lâm thường mời danh tài võ thuật đến chùa để trao đổi kỷ thuật.

Điều thứ năm
Lược sử gia võ thuật Matsuta Takachi, trong quyển Trung Quốc võ thuật sử lược, ghi lại những trùng hợp giữa hai môn phái : bài Hồng quyền, bài thứ tư của môn Thái Cực Quyền thời xưa, giống bài Hồng quyền của Thiếu Lâm Môn.
Trong bài Bàng la bảng của Trần Vương Đình và một bài côn của Thiếu Lâm môn, Matsuta còn tìm thấy bốn thế giống nhau và mang cùng tên :
- Triều thiên thế,
- Đường sơn thế,
- Địa xà thế,
- Khóa kiếm thế.

Điều thứ sáu
Nhưng điều mà Matsuta không ghi nhận là hai thế trong bốn thế côn (Triều thiên thế và Khóa kiếm thế) mà ông nêu ra đều nằm trong phần Thương phổ của Thích Kế Quang. Và quan trọng hơn, bốn thế đó chúng tôi đều tìm thấy trong quyển sách của Trịnh Xung Đẩu (1561- ?), xuất bản vào năm 1621 : Thiếu Lâm côn pháp xiển tông ! Trịnh Xung Đẩu là đệ tử tục gia của chùa Thiếu Lâm.
Như vậy phải là Thiếu Lâm Quyền đã ảnh hưởng Thái Cực Quyền vì Trịnh Xung Đẩu sanh bốn mươi năm trước Trần Vương Đình ?

Điều thứ bảy
Vào năm 1984, quyển Thiếu Lâm võ thuật, xuất bản tại tỉnh Hà Nam, trình bày bài Tâm ý quyền. Tác giả Giá Triệu Tuyền nói là bài nầy được truyền từ ông tổ Giá Thục Vọng, một đệ tử của chùa Thiếu Lâm.
Giá Triệu Tuyền cắt nghĩa là ông tổ của ông đã chép bài Tâm ý quyền từ một quyển sách trong thư viện của chùa Thiếu Lâm, vào triều đại Hoàng Đế Khánh Hy (1662-1723), khoảng thời gian cuối đời của Trần Vương Đình (1600-1680). Mà phần diễn thế của bài Tâm ý quyền giống y bài Thái Cực quyền đệ nhất lộ và thế của hai bài trùng tên rất nhiều !

Khi chúng tôi khám phá ra quyển sách nầy, chúng tôi bị kinh ngạc bởi vài sự kiện.

- Sự kiện thứ nhất, chùa Thiếu Lâm và làng Trần gia câu chỉ cách nhau chừng độ hai ngày đi bộ. Vả lại, vào thế kỷ thứ 17, Trần Vương Đình có tới núi Tung sơn khuyên bạn ông là Lý Tế Ngộ hàng đầu nhà Minh.

- Sự kiện thứ nhì, không như ta lầm tưởng, Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền có lý thuyết, thế và bài rất giống nhau.

- Sự kiện thứ ba, Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền đều bị ảnh hưởng bởi môn võ của Thích Kế Quang.

- Sự kiện thứ tư, hai môn đều có vài thế võ mà ta không tìm thấy trong môn võ của Thích Kế Quang...

Điều thứ tám
Theo như Đại tướng Du Đại Du thuật lại trong quyển "Chánh khí đương tập", vào năm 1561, lúc đem quân đi xuống hướng nam, Du Đại Du đã ghé thăm chùa Thiếu Lâm, và chỉ trích môn côn pháp của các nhà sư, nộp hai hòa thượng Tông Kình và Phổ Tòng làm đệ tử, cùng nhau đánh đuổi quân Nhật Bãn trong ba năm ; Tông Kình và Phổ Tòng học với Du Đại Du côn, kiếm, khinh công và quyền pháp ; sau đó, Tông Kình trở về Thiếu Lâm tự và truyền lại môn võ của Du Đại Du.
Du Đại Du là bạn thân của Thích Kế Quang (1528-1588), Thích Kế Quang cùng tập luyện chung với Du Đại Du và học côn pháp với Du Đại Du. Dỉ nhiên trong nhửng môn võ của Thích Kế Quang ghi chép lại, có một phần là môn võ của Du Đại Du.


Kết luận cho tám điều trên

Tất cả những sự kiện trên cho phép chúng tôi nghỉ là môn Thiếu Lâm Quyền được hoàn toàn canh tân lại vào thế kỷ thứ 16 dưới sự ảnh hưởng của môn võ của Du Đại Du (1503-1579) và Thích Kế Quang (1528-1588).
Sau đó vài chục năm, Trần Vương Đình (1600-1680), Tưởng Phát (1574-?) hay một người khác học môn quyền của Thiếu Lâm và đem lại Trần gia câu.
Cuối cùng, Thiếu Lâm Quyền theo thời gian được canh tân lại nhiều lần.

Tóm lại, Thái Cực Quyền bắt nguồn từ môn võ của hai ông Du và Thích qua sự trung gian của Thiếu Lâm Quyền vào thế kỷ thứ 16 và 17.
Dỉ nhiên môn Thái Cực Quyền sau đó đã chịu ảnh hưởng của những môn khác và được gia đình họ Trần tu bổ thêm nên môn Thái Cực có những đắc điểm mà ta không tìm thấy trong môn võ của Du hay của Thích hay môn Thiếu Lâm.


Nguyễn Jacques và Dufresne Thomas
Báo Sổ Tay Võ Thuật

Tài liệu tham khảo

Sách :
- 1933 : Trần Hâm, Trần thị Thái Cực Quyền đồ thuyết, Trung Quốc ;
- 1935 : Trần Chiếu Phi, Trần thị Thái Cực Quyền hối tông, Trung Quốc ;
- 1963 : Trầm Gia Trinh & Cố Lưu Hinh, Trần thị Thái Cực Quyền, Trung Quốc ;
- 1964 : Đường Hào & Cố Lưu Hinh, Thái Cực Quyền nghiên cứu, Trung Quốc ;
- 1984 : Matsuta Takachi, Trung Quốc võ thuật sử lược, Trung Quốc ;
- 1984 : Feng Zhiqiang, Feng Dabiao, Chen Xiaowang & Gu Liuxin, Chen style Taijiquan, Hong Kong ;
- 1989 : Trần Chánh Lôi, Thái Cực Quyền giới hối tông, 3 quyển, Trung Quốc.

Bài báo :
- 1984 : Bu Xieming, Chenjiagou, berceau de la Boxe Taiji, báo La Chine progresse... số 6, Trung Quốc ;
- 1987 : Chu Thiên Tài, Trần thị Thái Cực Quyền ngũ chủng Thôi Thủ pháp, báo Trung Hoa Võ Thuật số 42, Trung Quốc ;
- 1992 : Nguyên Jacques, A la recherche du Taiji Quan, báo Karaté-Bushido, số 192, Pháp.
 
Re: Sự quan hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền

Anh Qui oi, cho em hoi chut! Nhung thong tin tren anh load o dau vay? EM rat yeu thich Thieu Lam va cung da tung theo hoc Thieu Lam nhung ko co dieu kien tim hieu ki ve no. Ngoai nhung dieu viet o tren, anh co biet them gi ve Thieu Lam ko a? Neu co gi anh lien lac voi em qua nick nay nhe: ngocanhnguyen89. Cam on anh nhieu!
 
Re: Sự quan hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền

Nguyễn Ngọc Anh đã viết:
Anh Qui oi, cho em hoi chut! Nhung thong tin tren anh load o dau vay? EM rat yeu thich Thieu Lam va cung da tung theo hoc Thieu Lam nhung ko co dieu kien tim hieu ki ve no. Ngoai nhung dieu viet o tren, anh co biet them gi ve Thieu Lam ko a? Neu co gi anh lien lac voi em qua nick nay nhe: ngocanhnguyen89. Cam on anh nhieu!

Khong biet tra loi tu cho Ngoc Anh nhu sao, nen tra loi tren nay (hinh nhu dia chi email khong dung ? Xin chi dum lam sao.). Ngoc Anh muon biet chuyen gi ve Thieu Lam ?
 
Re: Sự quan hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền

mà đề nghị bà Ngọc Anh ăn nói lễ phép một chút nhé b-)
chú Quý hơn mình gần 2 chục tuổi mà bà cứ anh anh em em thế à [-x
đổi cách xưng hô đi chứ :>
 
Re: Sự quan hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền

Rùi, biết rùi. Lúc đấy chưa biết mà chưa biết thì không có tội. Cháu xin lỗi "chú", mong chú bỏ wa cho, lần sau thì cháu xin chừa! Cám ơn chú vì đã thông báo cho cháu. Ah, chú có thể update cho cháu thông tin về việc luyên tập võ thuật Thiếu Lâm và nhwng noi luyện tập có uy tín trên thế giới ngoài TQ dược ko ah? Cmas ơn chú trước. (Ôi! Mình ngoan wa!)
 
Re: Sự quan hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền

Mong chú Quý cho bọn cháu... xin cuốn sách luôn. Có vài bài thế này hông đủ đâu T_T...
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Re: Sự quan hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền

ông anh nói đùa hay thật đấy
 
Re: Sự quan hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền

Này, nhắc nhở đồng chí Vũ lần một, câu bài ít thôi không thì lần sau clb sẽ áp dụng biện pháp mạnh để xử lí đấy! Anh Đỗ Việt mà biết thì ông toi đời đấy! (Nói nhỏ, lần sau có câu thì cũng phải câu có phương pháp vào, hiểu chưa?). ấy, anh Việt ơi, đừng đnahs em nhé! EM chỉ đùa thui mà!
 
Re: Sự quan hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền

Dưới Cầu Sắt, có một người thầy được chân truyền Thiếu Lâm, ông đó họ Trương, tên gí thì quên rồi, hình như là Phong Tam. Ông đó có nhiều bí kíp, như Cửu Âm Hư kinh, Huỳnh long trảo công toàn thư, La hán tọa sinh ngạng công, Lục bộ điểm huyệt xảo thủ... Nghe nói ông ta là học trò của một bậc thầy Thiếu Lâm tự, hòa thượng Thích Kim Dung.
 
Back
Bên trên