Mai Ngọc Bích
(narisie)
CTV Ban Thông Tin
Huyền thoại ly kì về những chàng Samurai từng làm say mê biết bao người qua các hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết & phim võ hiệp Phù Tang. Với thanh trường kiếm trong tay, chàng Samurai xông pha oanh liệt giữa chiến trường đãm máu để bảo vệ lãnh chúa của mình, hoặc đột nhập vào sào huyệt của bọn gian tà để cứu khổ phò nguy.Bài viết này xin giới thiệu sơ nét về nguồn gốc của kiếm Nhật.
Kiếm là một trong những vũ khí được con người sử dụng nhiều nhất vào thời phong kiến, khắp nơi từ Châu Âu sang Châu Á.Vũ khí & binh giáp của người Nhật ngày xưa có chịu ảnh hưởng phần nào từ Trung Quốc, trong đó có thanh kiếm. Khi xông trận, các kỵ sĩ trang bị áo giáp, mũ trận dày, nặng, một tay cầm cương ngựa, tay kia cầm kiếm. Thanh kiếm thời đó có hình dạng thẳng, cấu trúc đơn giản, thường dùng để chém và đâm, động tác chiến đấu cũng chưa tinh xảo. Theo truyền thuyết thì đến thế kỉ thứ 8, thanh kiếm với lưỡi hơi lượng cong, cán dài, cấu trúc đặc thù Nhật Bản được thợ rèn tên Amakuni chế tạo tại tỉnh Yamoto. Song theo những tài liệu đáng tin cậy hơn, thanh kiếm cong độc đáo như ngày nay chúng ta thường thấy xuất hiện vào thế kỉ thứ 10( năm 940) vào thời Heian, do một nghệ nhân tài ba về nghề luyện kiếm tên Hoki rèn. Đây chính là loại kiếm được sáng tạo và rèn luyện rất công phu, chủ yếu là để sử dụng bằng cả hai tay khi chiến đấu. Đương nhiên, kèm theo đó là một số kĩ thuật công, thủ cơ bản cũng được giới thiệu. Nhận thức được sự lợi hại của kiếm mới, nhiều kiếm sư, kiếm sĩ đương thời bèn làm một cuộc cách tân về vũ khí cùng chiêu thức tập luyện. Trước tiên nó được dùng trong những cuộc giao đấu giữa các kiếm thủ, rồi sau dần trở nên phổ biến trong cả quân đội thuộc quyền lãnh chúa và dùng trong chiến trường có quy mô lớn, bởi nó có hiệu quả đặc biệt, hơn hẳn loại kiếm thẳng. Đã có kiếm dài ( trường kiếm- tachi còn gọi là katana) thì phải có kiếm ngắn, thanh đoản kiếm ( kodachi hay wakizashi) được chế tạo cũng theo kiểu dáng cong cong tương tự. Kiến ngắn chỉ sử dụng lúc lâm nguy ( mất kiếm dài), và để dùng trong nghi thức Seppuku ( mổ bụng tự sát- một hành động vì danh dự của Samurai, còn gọi là Harakiri)
Kiếm là một trong những vũ khí được con người sử dụng nhiều nhất vào thời phong kiến, khắp nơi từ Châu Âu sang Châu Á.Vũ khí & binh giáp của người Nhật ngày xưa có chịu ảnh hưởng phần nào từ Trung Quốc, trong đó có thanh kiếm. Khi xông trận, các kỵ sĩ trang bị áo giáp, mũ trận dày, nặng, một tay cầm cương ngựa, tay kia cầm kiếm. Thanh kiếm thời đó có hình dạng thẳng, cấu trúc đơn giản, thường dùng để chém và đâm, động tác chiến đấu cũng chưa tinh xảo. Theo truyền thuyết thì đến thế kỉ thứ 8, thanh kiếm với lưỡi hơi lượng cong, cán dài, cấu trúc đặc thù Nhật Bản được thợ rèn tên Amakuni chế tạo tại tỉnh Yamoto. Song theo những tài liệu đáng tin cậy hơn, thanh kiếm cong độc đáo như ngày nay chúng ta thường thấy xuất hiện vào thế kỉ thứ 10( năm 940) vào thời Heian, do một nghệ nhân tài ba về nghề luyện kiếm tên Hoki rèn. Đây chính là loại kiếm được sáng tạo và rèn luyện rất công phu, chủ yếu là để sử dụng bằng cả hai tay khi chiến đấu. Đương nhiên, kèm theo đó là một số kĩ thuật công, thủ cơ bản cũng được giới thiệu. Nhận thức được sự lợi hại của kiếm mới, nhiều kiếm sư, kiếm sĩ đương thời bèn làm một cuộc cách tân về vũ khí cùng chiêu thức tập luyện. Trước tiên nó được dùng trong những cuộc giao đấu giữa các kiếm thủ, rồi sau dần trở nên phổ biến trong cả quân đội thuộc quyền lãnh chúa và dùng trong chiến trường có quy mô lớn, bởi nó có hiệu quả đặc biệt, hơn hẳn loại kiếm thẳng. Đã có kiếm dài ( trường kiếm- tachi còn gọi là katana) thì phải có kiếm ngắn, thanh đoản kiếm ( kodachi hay wakizashi) được chế tạo cũng theo kiểu dáng cong cong tương tự. Kiến ngắn chỉ sử dụng lúc lâm nguy ( mất kiếm dài), và để dùng trong nghi thức Seppuku ( mổ bụng tự sát- một hành động vì danh dự của Samurai, còn gọi là Harakiri)