Ngô Đào Duy
(dao duy)
New Member
Lược sử võ thuật Việt Nam (Phần 1)
Kể từ ngày Hồng Bàng lập quốc cho đến nay, nước Việt Nam đã có gần năm ngàn năm lịch sử (kể từ năm Nhâm Tuất 2879 trước CN), trải qua mười tám đời vua Hùng Vương cho đến các triều đại Ngô,Đinh, Lê, Lý Trần, Nguyễn,... nước Việt Nam đã chịu biết bao nỗi thăng trầm lịch sử của các thời thịnh trị và loạn lạc để giữ vững đất nước, tự vệ chống ngoại xâm phương Bắc và mở mang bờ cõi lấn chiếm về phương Nam, tổ tiên Việt Nam cũng đã khéo léo phối hợp trong việc xử "VĂN" dùng "VÕ'", để tạo nên được một dãy giang san cẩm tú như ngày hôm nay. Do đó,người xưa đã có câu:
Văn quan cầm bút an thiên hạ,
Võ tướng đề đao định thái bình.
Qua hai câu trên, chứng tỏ rằng người xưa chẳng những học văn mà còn chú trọng đến việc rèn luyện võ thuật để chống giặc, dẹp loạn, nhằm mang lại thanh bình cho xứ sở. Nhìn chung vào toàn bộ lịch sử tranh đấu của dân tộc Việt Nam, nền võ học Việt Nam đã đóng một vai trò rất quan trọng, trong vận mạng thịnh suy của đất nước. Bởi vì, những vị anh hùng dân tộc, phần lớn đều xuất thân từ giới võ học, đã tiên phong mang tài thao lược võ dũng và võ trí để góp công vào cuộc lập quốc và kiến quốc. Do đó, để tìm hiểu lịch sử võ học Việt Nam, chúng tôi xin được căn cứ trên bối cảnh lịch sử và thứ tự thời gian, trong bộ "Việt Nam sử lược", của học giả Trần Trọng Kim làm căn bản, để phân chia lịch sử võ học Việt Nam ra làm bốn thời kỳ chính yếu như sau: Thời thượng cổ, thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ độc lập tự chủ ,
và thời kỳ cận đại.
I. THỜI THƯỢNG CỔ (2879 - 110 TRƯỚC CN)
Căn cứ vào lịch sử tiến hóa của nhân loại, võ học đã có một nguồn gốc sâu xa trong quá khứ, từ khi con người còn sống trong các hang động, chỉ biết ăn sống thịt thú rừng, cây cỏ, và sự sinh hoạt còn quá phôi thai, rời rạc.Đó là thời tiền sử, theo các nhà khảo cổ học, thời tiền sử được chia ra làm bốn thời kỳ chính: Thời cựu thạch (thời đá đẽo), thời trung thạch (thời đá mài), và thời kim khí.
Trong thời cựu thạch (đá đẽo), khởi đầu vì bản năng sinh tồn, trong cảnh sống chống chọi với thiên nhiên, mà con người đã biết vận dụng sức mạnh lao động của thể xác để tự vệ và tranh đấu với các loại vật sống chung quanh mình. Từ đó, các động tác và các dụng cụ thô sơ dùng làm khí giới, để chiến đấu của thời khai nguyên đã được chớm nở. Mặc dù, trong thời tiền sử con người chưa biết dùng chữ viết để ghi chép lại những biến cố xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, nhưng các nhà khảo cổ cũng đã tìm hiểu được sự sinh hoạt của nhân loại vào thời xa xưa qua những di tích còn để lại.
Riêng tại Việt Nam, những di tích thuộc vào thời cựu thạch (đá đẽo) như các món binh khí: búa, rìu, dao, nạo, dùi, cào,... làm bằng loại đá đẽo đã được các nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy tại các vùng đất Thanh hóa, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, thuộc miền Bắc Việt Nam. Ở hang Thượng Phú thuộc miền Trung Việt Nam, nhà khảo cổ M. Colani đã tìm thấy được những hình ảnh khắc vẽ trên vách đá, giống như một người thợ săn tay đang cầm cây lao để nhắm hướng lên một con chim đang bay lượn trên không trung, trong khi ở bên dưới là hình ảnh của những chiếc đầu có sừng. Ngoài ra, xuyên qua những bức tranh họa trên da thú rừng hoặc được khắc trên những phiến đá được lưu trữ tại các viện bảo tàng Việt Nam, chúng ta còn nhận thấy được hình ảnh của những chiếc thạch côn trong thời đại đá đẽo. Với những di tích vừa kể trên cũng đã nói lên được một phần nào sự liên quan đến khoa chiến đấu của tổ tiên Việt Nam trong thời đó.
Đến thời đại trung thạch (đá mài) con người vẫn nhờ vào võ công của mình để làm phương tiện mưu sinh căn bản cho cá nhân và gia đình, rồi dần dần với đà tiến bộ biết cách trồng trọt, nuôi , con người đã tạo được sự bảo đảm về mặt thực phẩm, rồi sự sinh sản gia tăng, con người mới bắt đầu sống định cư, thành tập đoàn dưới hình thức bộ lạc. Theo quan điểm của các nhà khảo cổ học đã ghi nhận, đây là thời kỳ tân thạch, con người bắt đầu biết sống tập đoàn và có chút ít sống văn minh, tiến bộ lần tới thời đại kim khí.
Theo các sử gia và các nhà khảo cổ học Việt Nam, vào đời vua Hùng Vương chính là thời đại kim khí cực thịnh, tổ tiên người Lạc Việt đạt được một sự tiến bộ lớn lao về phương diện kỹ thuật và mỹ thuật. Tổ tiên Việt Nam đã tìm được các quặng mỏ đồng, sắt, ... và biết cách áp dụng phươngpháp luyện kim (những kỹ thuật pha chế thành hợp kim) để sản xuất ra các dụng cụ và binh khí sắt bén như: rìu đồng, trống đồng, đồng côn, thiết côn, dao, búa, cào bằng sắt cho các vị Lạc tướng và binh sĩ dùng để đánh giặc.
Trong những di tích đào được ở các vùng đất núi Việt Nam, người ta nhận thấy có những món binh khí bằng kim loại rất là mỹ thuật như rìu đồng và trống đồng.
Rìu đồng là một dụng cụ để chặt chém, và cũng là một loại binh khí dùng để đánh giặc. Trên những rìu đồng này, phần lớn đều được trạm trổ hình kỷ hà, hoặc là những hình ảnh sinh hoạt của con người thời đó. Những hình vẽ thường là hình ảnh bơi thuyền, nhảy múa, săn bắn , và những động tác đấu võ.
Trống đồng là một loại nhạc cụ dùng để tạo ra những âm thanh hòa tấu trong những buổi lễ, đặc biệt trong thời vua Hùng Vương đã biết dùng trống đồng làm một loại binh khí bằng âm thanh, để khích động tinh thần tướng sĩ, cũng như ra hiệu lệnh cho binh sĩ trong lúc đánh nhau. Loại trống đồng này đã được tìm thấy rất nhiều tại các vùng đất thuộc các tỉnh miền Bắc Việt Nam như Thanh Hóa, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Nội, Hòa Bình, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An... Trên mặt trống đồng có trạm vẽ hình ảnh và sự sinh hoạt của thời đó rất là đẹp đẽ. Điều này đã chứng tỏ được tinh thần mỹ thuật của tổ tiên Việt Nam đã bước tiến rất cao xa.
Một di tích khác mà hiện nay còn lưu lại tại tỉnh Phúc Yên (Bắc Việt) đó là thành Cổ Loa, với kiến trúc cổ kính đầy tính cách quân sự, vòng thành xoắn theo hình trôn ốc, với sự bố trí rất thuận lợi cho việc phòng thủ, chống giặc từ bên ngoài. ây cũng là một di tích đã nói lên được một khoa võ học quân sự có tổ chức trong triều đại An Dương Vương (257 - 207 trước CN), với năm mươi năm làm vua, sau khi Thục Phán đã đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 để đổi tiên nước từ Văn Lang thành nước Âu Lạc.
II. THỜI KỲ BẮC THUỘC (207 TRƯỚC CN ĐẾN 939 SAU CN)
Sau khi đánh bại được vua An Dương Vương, Triệu Đà là một vị quan úy ở quận Nam Hải liền sát nhập Nam Hải vào nước Âu Lạc lập thành một nước tự chủ, đặt tên là Nam Việt, làm vua được năm đời. Đến năm 111 trước CN, nhà Hán bên Trung Hoa đánh chiếm nước Nam Việt rồi đổi thành Giao Chỉ Bộ (Giao Châu) đặt quan cai trị như các châu quận của nước Trung Hoa.
Vào năm 40 sau CN, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị người huyện Yên Lăng, tỉnh Phúc Yên, đầu tiên cầm gươm cưỡi bạch tượng, điều khiển nghĩa quân đánh đuổi quan quân Thái Thú Tô Định, và chiếm được sáu mươi lăm thành trì, rồi hai bà lên làm vua dành quyền độc lập, giải phóng nước nhà ra khỏi ách đô hộ của người Trung Hoa được ba năm. Sự kiện này đã viết lên được một trang võ sử oai hùng cho dân tộc Việt Nam nói chung, và cho nữ giới Việt Nam nói riêng.
Mãi đến năm 248 sau CN, noi gương hai bà Trưng, bà Triệu Ẩu, người huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa cỡi bạch tượng mặc áo giáp vàng, cùng với một ngàn nghĩa quân đứng lên chống với quân Thái Thú Lục Dận, cầm cự một thời gian ngắn, quân của bà chống cự không lại, bà đành tự tử.
Đây là một điểm son thứ hai cho nữ giới trong lịch sử Việt Nam.
Năm 542, Lý Bôn, một vị anh hùng dân tộc đã đứng lên đánh đuổi quân Trung Hoa để làm vua, dựng nên nghiệp nhà Tiền Lý. Đến năm 602, Lý Phật Tử thuộc hậu Lý Nam Đế vì thế yếu nên xin hàng phục vua nhà Tùy. Kể từ đó, Giao Châu lại lệ thuộc nước Trung Hoa lần thứ ba. Mãi cho đến năm 939 sau CN, người Việt mới dành lại được quyền tự chủ.
Vào thế kỷ thứ hai, song song với việc du nhập các tôn giáo Phật, Khổng, Lão và Việt Nam, ngành võ học từ Ấn Độ và Trung Hoa cũng được các vị thiền sư, đạo sĩ mang đến qua hai con đường thủy và đường bộ do hai cách được ghi nhận như sau:
Do các đạo sĩ Trung Hoa sang đất Giao Châu (Bắc Việt Nam) để lánh nạn vì năm 189 sau CN, sau khi vua Hán Linh đế mất, nước Trung Hoa có nhiều loạn lạc. Nhân cơ hội này các vị đạo sĩ đã giới thiệu đạo Khổng và Lão cũng như các phương pháp thể dục dưỡng sinh, thổ nạp chân khí (tức là cách luyện khí). Trong số đó có ngài Mâu Bác (Meou-Po) rất tinh thông tam giáo, về sau ngài phát tâm theo Phật giáo.
Do các vị thiền sư Ấn Độ sang đất Giao Châu (Bắc Việt Nam) để truyền báo đạo Phật, hoặc có một số ghé ngang qua Giao Châu, trước khi sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ ba. Trong số các vị thiền sư Ấn Độ được ghi nhận như Chí Cương Lương (Tche-Kiang Leang), Khương Tăng Hội (K'ang Seng Houei), Ma Ha Kỳ Vực (Marjivaka ha La Jivaka)... Vào năm 247, vua Ngô Tôn Quyền thấy ngài Khương Tăng Hội thi triển nhiều phép lạ đem lòng tín phục và xây chùa ở thành Kiến Nghiệp (Nam Kinh bây giờ) để ngài tu trì và giảng dạy Phật học. Trong sách "Cao Tăng Truyện" có ghi: "Ông Ma Ha Kỳ Vực gốc ở Ấn Độ, đi du lịch các nước, đến Founan theo đường Giao Châu và Quảng Châu (bắc Việt và Quảng Đông bây giờ), đến nơi nào ngài cũng làm phép lạ. Khi đến Tương Dương, ngài muốn qua đò nhưng người lái đò thấy ngài quần áo rách rưới không cho xuống. Nhưng đến khi đò ngang cập bến, mọi người đều lấy làm lạ vì thấy ngài đã ở bên này sông rồi."
Vào thời kỳ này, mặc dù võ học đã được mang đến do các vị thiền sư, đạo sĩ nhưng vẫn chưa được phổ biến sâu rộng trong dân gian.
Mãi đến năm 580, vị thiền sư Tì Ni a Lưu Chi (Vinitaruci) từ Tây Trúc đã chính thức mang đến Việt Nam ngành đạo thiền tông đầu tiên ở nước Việt Nam, tại chùa Pháp Vân (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), truyền được 19 đời (580 - 1216). Năm 820, vị sư Trung Hoa là ngài Vô Ngôn Thông đến chùa Kiến Sơ (Bắc Ninh) lập nên thiền phái thứ hai, truyền được 14 đời (820 - 1221).
Kể từ đó, các môn võ lâm cổ truyền từ Ấn Độ cũng như các môn Thiếu Lâm Nam và Bắc phái của ngài Bồ Đề Lạt Ma từ Trung Hoa bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Hết phần 1
Kể từ ngày Hồng Bàng lập quốc cho đến nay, nước Việt Nam đã có gần năm ngàn năm lịch sử (kể từ năm Nhâm Tuất 2879 trước CN), trải qua mười tám đời vua Hùng Vương cho đến các triều đại Ngô,Đinh, Lê, Lý Trần, Nguyễn,... nước Việt Nam đã chịu biết bao nỗi thăng trầm lịch sử của các thời thịnh trị và loạn lạc để giữ vững đất nước, tự vệ chống ngoại xâm phương Bắc và mở mang bờ cõi lấn chiếm về phương Nam, tổ tiên Việt Nam cũng đã khéo léo phối hợp trong việc xử "VĂN" dùng "VÕ'", để tạo nên được một dãy giang san cẩm tú như ngày hôm nay. Do đó,người xưa đã có câu:
Văn quan cầm bút an thiên hạ,
Võ tướng đề đao định thái bình.
Qua hai câu trên, chứng tỏ rằng người xưa chẳng những học văn mà còn chú trọng đến việc rèn luyện võ thuật để chống giặc, dẹp loạn, nhằm mang lại thanh bình cho xứ sở. Nhìn chung vào toàn bộ lịch sử tranh đấu của dân tộc Việt Nam, nền võ học Việt Nam đã đóng một vai trò rất quan trọng, trong vận mạng thịnh suy của đất nước. Bởi vì, những vị anh hùng dân tộc, phần lớn đều xuất thân từ giới võ học, đã tiên phong mang tài thao lược võ dũng và võ trí để góp công vào cuộc lập quốc và kiến quốc. Do đó, để tìm hiểu lịch sử võ học Việt Nam, chúng tôi xin được căn cứ trên bối cảnh lịch sử và thứ tự thời gian, trong bộ "Việt Nam sử lược", của học giả Trần Trọng Kim làm căn bản, để phân chia lịch sử võ học Việt Nam ra làm bốn thời kỳ chính yếu như sau: Thời thượng cổ, thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ độc lập tự chủ ,
và thời kỳ cận đại.
I. THỜI THƯỢNG CỔ (2879 - 110 TRƯỚC CN)
Căn cứ vào lịch sử tiến hóa của nhân loại, võ học đã có một nguồn gốc sâu xa trong quá khứ, từ khi con người còn sống trong các hang động, chỉ biết ăn sống thịt thú rừng, cây cỏ, và sự sinh hoạt còn quá phôi thai, rời rạc.Đó là thời tiền sử, theo các nhà khảo cổ học, thời tiền sử được chia ra làm bốn thời kỳ chính: Thời cựu thạch (thời đá đẽo), thời trung thạch (thời đá mài), và thời kim khí.
Trong thời cựu thạch (đá đẽo), khởi đầu vì bản năng sinh tồn, trong cảnh sống chống chọi với thiên nhiên, mà con người đã biết vận dụng sức mạnh lao động của thể xác để tự vệ và tranh đấu với các loại vật sống chung quanh mình. Từ đó, các động tác và các dụng cụ thô sơ dùng làm khí giới, để chiến đấu của thời khai nguyên đã được chớm nở. Mặc dù, trong thời tiền sử con người chưa biết dùng chữ viết để ghi chép lại những biến cố xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, nhưng các nhà khảo cổ cũng đã tìm hiểu được sự sinh hoạt của nhân loại vào thời xa xưa qua những di tích còn để lại.
Riêng tại Việt Nam, những di tích thuộc vào thời cựu thạch (đá đẽo) như các món binh khí: búa, rìu, dao, nạo, dùi, cào,... làm bằng loại đá đẽo đã được các nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy tại các vùng đất Thanh hóa, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, thuộc miền Bắc Việt Nam. Ở hang Thượng Phú thuộc miền Trung Việt Nam, nhà khảo cổ M. Colani đã tìm thấy được những hình ảnh khắc vẽ trên vách đá, giống như một người thợ săn tay đang cầm cây lao để nhắm hướng lên một con chim đang bay lượn trên không trung, trong khi ở bên dưới là hình ảnh của những chiếc đầu có sừng. Ngoài ra, xuyên qua những bức tranh họa trên da thú rừng hoặc được khắc trên những phiến đá được lưu trữ tại các viện bảo tàng Việt Nam, chúng ta còn nhận thấy được hình ảnh của những chiếc thạch côn trong thời đại đá đẽo. Với những di tích vừa kể trên cũng đã nói lên được một phần nào sự liên quan đến khoa chiến đấu của tổ tiên Việt Nam trong thời đó.
Đến thời đại trung thạch (đá mài) con người vẫn nhờ vào võ công của mình để làm phương tiện mưu sinh căn bản cho cá nhân và gia đình, rồi dần dần với đà tiến bộ biết cách trồng trọt, nuôi , con người đã tạo được sự bảo đảm về mặt thực phẩm, rồi sự sinh sản gia tăng, con người mới bắt đầu sống định cư, thành tập đoàn dưới hình thức bộ lạc. Theo quan điểm của các nhà khảo cổ học đã ghi nhận, đây là thời kỳ tân thạch, con người bắt đầu biết sống tập đoàn và có chút ít sống văn minh, tiến bộ lần tới thời đại kim khí.
Theo các sử gia và các nhà khảo cổ học Việt Nam, vào đời vua Hùng Vương chính là thời đại kim khí cực thịnh, tổ tiên người Lạc Việt đạt được một sự tiến bộ lớn lao về phương diện kỹ thuật và mỹ thuật. Tổ tiên Việt Nam đã tìm được các quặng mỏ đồng, sắt, ... và biết cách áp dụng phươngpháp luyện kim (những kỹ thuật pha chế thành hợp kim) để sản xuất ra các dụng cụ và binh khí sắt bén như: rìu đồng, trống đồng, đồng côn, thiết côn, dao, búa, cào bằng sắt cho các vị Lạc tướng và binh sĩ dùng để đánh giặc.
Trong những di tích đào được ở các vùng đất núi Việt Nam, người ta nhận thấy có những món binh khí bằng kim loại rất là mỹ thuật như rìu đồng và trống đồng.
Rìu đồng là một dụng cụ để chặt chém, và cũng là một loại binh khí dùng để đánh giặc. Trên những rìu đồng này, phần lớn đều được trạm trổ hình kỷ hà, hoặc là những hình ảnh sinh hoạt của con người thời đó. Những hình vẽ thường là hình ảnh bơi thuyền, nhảy múa, săn bắn , và những động tác đấu võ.
Trống đồng là một loại nhạc cụ dùng để tạo ra những âm thanh hòa tấu trong những buổi lễ, đặc biệt trong thời vua Hùng Vương đã biết dùng trống đồng làm một loại binh khí bằng âm thanh, để khích động tinh thần tướng sĩ, cũng như ra hiệu lệnh cho binh sĩ trong lúc đánh nhau. Loại trống đồng này đã được tìm thấy rất nhiều tại các vùng đất thuộc các tỉnh miền Bắc Việt Nam như Thanh Hóa, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Nội, Hòa Bình, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An... Trên mặt trống đồng có trạm vẽ hình ảnh và sự sinh hoạt của thời đó rất là đẹp đẽ. Điều này đã chứng tỏ được tinh thần mỹ thuật của tổ tiên Việt Nam đã bước tiến rất cao xa.
Một di tích khác mà hiện nay còn lưu lại tại tỉnh Phúc Yên (Bắc Việt) đó là thành Cổ Loa, với kiến trúc cổ kính đầy tính cách quân sự, vòng thành xoắn theo hình trôn ốc, với sự bố trí rất thuận lợi cho việc phòng thủ, chống giặc từ bên ngoài. ây cũng là một di tích đã nói lên được một khoa võ học quân sự có tổ chức trong triều đại An Dương Vương (257 - 207 trước CN), với năm mươi năm làm vua, sau khi Thục Phán đã đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 để đổi tiên nước từ Văn Lang thành nước Âu Lạc.
II. THỜI KỲ BẮC THUỘC (207 TRƯỚC CN ĐẾN 939 SAU CN)
Sau khi đánh bại được vua An Dương Vương, Triệu Đà là một vị quan úy ở quận Nam Hải liền sát nhập Nam Hải vào nước Âu Lạc lập thành một nước tự chủ, đặt tên là Nam Việt, làm vua được năm đời. Đến năm 111 trước CN, nhà Hán bên Trung Hoa đánh chiếm nước Nam Việt rồi đổi thành Giao Chỉ Bộ (Giao Châu) đặt quan cai trị như các châu quận của nước Trung Hoa.
Vào năm 40 sau CN, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị người huyện Yên Lăng, tỉnh Phúc Yên, đầu tiên cầm gươm cưỡi bạch tượng, điều khiển nghĩa quân đánh đuổi quan quân Thái Thú Tô Định, và chiếm được sáu mươi lăm thành trì, rồi hai bà lên làm vua dành quyền độc lập, giải phóng nước nhà ra khỏi ách đô hộ của người Trung Hoa được ba năm. Sự kiện này đã viết lên được một trang võ sử oai hùng cho dân tộc Việt Nam nói chung, và cho nữ giới Việt Nam nói riêng.
Mãi đến năm 248 sau CN, noi gương hai bà Trưng, bà Triệu Ẩu, người huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa cỡi bạch tượng mặc áo giáp vàng, cùng với một ngàn nghĩa quân đứng lên chống với quân Thái Thú Lục Dận, cầm cự một thời gian ngắn, quân của bà chống cự không lại, bà đành tự tử.
Đây là một điểm son thứ hai cho nữ giới trong lịch sử Việt Nam.
Năm 542, Lý Bôn, một vị anh hùng dân tộc đã đứng lên đánh đuổi quân Trung Hoa để làm vua, dựng nên nghiệp nhà Tiền Lý. Đến năm 602, Lý Phật Tử thuộc hậu Lý Nam Đế vì thế yếu nên xin hàng phục vua nhà Tùy. Kể từ đó, Giao Châu lại lệ thuộc nước Trung Hoa lần thứ ba. Mãi cho đến năm 939 sau CN, người Việt mới dành lại được quyền tự chủ.
Vào thế kỷ thứ hai, song song với việc du nhập các tôn giáo Phật, Khổng, Lão và Việt Nam, ngành võ học từ Ấn Độ và Trung Hoa cũng được các vị thiền sư, đạo sĩ mang đến qua hai con đường thủy và đường bộ do hai cách được ghi nhận như sau:
Do các đạo sĩ Trung Hoa sang đất Giao Châu (Bắc Việt Nam) để lánh nạn vì năm 189 sau CN, sau khi vua Hán Linh đế mất, nước Trung Hoa có nhiều loạn lạc. Nhân cơ hội này các vị đạo sĩ đã giới thiệu đạo Khổng và Lão cũng như các phương pháp thể dục dưỡng sinh, thổ nạp chân khí (tức là cách luyện khí). Trong số đó có ngài Mâu Bác (Meou-Po) rất tinh thông tam giáo, về sau ngài phát tâm theo Phật giáo.
Do các vị thiền sư Ấn Độ sang đất Giao Châu (Bắc Việt Nam) để truyền báo đạo Phật, hoặc có một số ghé ngang qua Giao Châu, trước khi sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ ba. Trong số các vị thiền sư Ấn Độ được ghi nhận như Chí Cương Lương (Tche-Kiang Leang), Khương Tăng Hội (K'ang Seng Houei), Ma Ha Kỳ Vực (Marjivaka ha La Jivaka)... Vào năm 247, vua Ngô Tôn Quyền thấy ngài Khương Tăng Hội thi triển nhiều phép lạ đem lòng tín phục và xây chùa ở thành Kiến Nghiệp (Nam Kinh bây giờ) để ngài tu trì và giảng dạy Phật học. Trong sách "Cao Tăng Truyện" có ghi: "Ông Ma Ha Kỳ Vực gốc ở Ấn Độ, đi du lịch các nước, đến Founan theo đường Giao Châu và Quảng Châu (bắc Việt và Quảng Đông bây giờ), đến nơi nào ngài cũng làm phép lạ. Khi đến Tương Dương, ngài muốn qua đò nhưng người lái đò thấy ngài quần áo rách rưới không cho xuống. Nhưng đến khi đò ngang cập bến, mọi người đều lấy làm lạ vì thấy ngài đã ở bên này sông rồi."
Vào thời kỳ này, mặc dù võ học đã được mang đến do các vị thiền sư, đạo sĩ nhưng vẫn chưa được phổ biến sâu rộng trong dân gian.
Mãi đến năm 580, vị thiền sư Tì Ni a Lưu Chi (Vinitaruci) từ Tây Trúc đã chính thức mang đến Việt Nam ngành đạo thiền tông đầu tiên ở nước Việt Nam, tại chùa Pháp Vân (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), truyền được 19 đời (580 - 1216). Năm 820, vị sư Trung Hoa là ngài Vô Ngôn Thông đến chùa Kiến Sơ (Bắc Ninh) lập nên thiền phái thứ hai, truyền được 14 đời (820 - 1221).
Kể từ đó, các môn võ lâm cổ truyền từ Ấn Độ cũng như các môn Thiếu Lâm Nam và Bắc phái của ngài Bồ Đề Lạt Ma từ Trung Hoa bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Hết phần 1