[Tham khảo] "Kiếm chiêu" và "Kiếm ý"

Nguyễn Tuấn Anh
(cattuhan1983)

New Member
Re: [Tham khảo] Vô Cực luận

Khi ở ngọn cành lá với muôn hình dạng phức tạp dễ làm ta hoang mang rối trí. Nhưng ở gốc thì chỉ có một, mọi thứ trở nên đơn giản, đồng thời nắm được gốc tức là nắm được ngọn, nắm được vạn vật. Bởi vậy môn Vô Cực Công đề xướng một giải pháp là đi lùi về gốc, về Vô Cực. Trở về gốc hay quy nguyên, tức tìm về căn nguyên cội nguồn của ta cũng như của vũ trụ, hầu nắm lấy nguyên lý của bản thể, để dù có ở đâu chăng nữa cũng sẽ không bị bối rối lung lạc. Chẳng những vậy, khi cầm chìa khóa Vô Cực trong tay, ta sẽ khai mở được nét đặc thù của bất cứ môn phái nào.

Kiếm chiêu và Kiếm ý

Trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, cuốn “ ỷ thiên đồ long ký ” có miêu tả một đoạn trưởng giáo phái Võ Đang Trương Tam Phong dạy kiếm cho Trương Vô Kỵ. Đoạn này nói lên kiến gii sâu sắc của Kim Dung về võ học.

Giữa sân điện mênh mông đầy đủ cả ta lẫn địch, Trương Tam Phong đã dạy kiếm cho Trương Vô Kỵ. Đồng thời hẹn sau khi Vô Kỵ học xong bài kiếm sẽ giao đấu cùng “Bát tý thần kiếm” Phương Đông Bạch là người lừng danh liếm thuật đã mấy chục năm, cũng có mặt tại đó. Trương Vô Kỵ là người thông minh, khi học kiếm của Trương Tam Phong dạy chàng không chú ý các kiếm thức, kiếm chiêu mà chỉ cố lĩnh hội tỉ mỉ sâu sắc về “ý kiếm” mà Trương Tam Phong truyền dạy, đó là “thần ở trước kiếm, liên miên không dứt”
“….chỉ thấy Trương Tam Phong hỏi cháu nhỏ cháu đã thấy rõ chưa?”. Trương Vô Kỵ đáp: “thấy rõ rồi ạ!” Trương Tam Phong bảo:“cháu đã nhớ kỹ chưa?” Vô Kỵ đáp: “Cháu đã quên mất gần nửa!”. Trương Tam Phong bo:“tốt! Thế cũng phiền cho cháu đấy! Giờ cháu tự nhớ lại xem” Trương Vô Kỵ cúi đầu lặng lẽ ngẫm nghĩ. Một lúc sau Trương Tam Phong hỏi:“ Giờ cháu thấy thế nào?”. Vô Kỵ đáp:“cháu quên mất phần lớn rồi ạ!”

Trương Tam Phong chỉ mỉm cười: “Được để ta múa lại lượt nữa coi” bèn giơ kiếm ra chiêu và múa lên. Mọi người thấy các đường kiếm trong lòng vô cùng kinh lạ vì lần múa kiếm thứ hai này chẳng giống tí gì với lần múa kiếm trước. Trương Tam Phong vung kiếm thành vòng tròn hỏi: “cháu nhỏ! Thế nào rồi?”. Trương Vô Kỵ đáp: “còn ba chiêu nữa vẫn chưa quên được!”. Trương Tam Phong gật đầu, thu kiếm lại ngồi xuống!

Trương Vô Kỵ chậm rãi bước một vòng trong sân điện, vừa đi vừa ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi lại đi thêm nửa vòng nữa chợt ngẩng đầu, mặt mũi tươi tỉnh, kêu to: “giờ cháu quên hết rồi, quên sạch cả rồi!” Trương Tam Phong nói: “Giỏi lắm!giỏi lắm!quên nhanh quá!tốt!giờ cháu mời Bát tý thần kiếm dạy bảo cháu đi!”, nói rồi đưa cây kiếm gỗ trên tay cho Vô Kỵ. Vô Kỵ khom lưng đón kiếm rồi quay sang bảo Phưng Đông Bạch: “xin mời Phuơng tiền bối….”

Cần phải biết Trương Tam Phong dạy cho chàng là “ý kiếm” không phải là “chiêu kiếm”. Chỗ tinh tuý, thần diệu của kiếm pháp là học để quên thì khi gặp địch dùng ý sử dụng kiếm sẽ thiên biến vạn hoá, vô cùng vô tận. Nếu còn một vài chiêu kiếm chưa quên hết thì tâm còn bị gò bó, ý không được thông suốt, kiếm pháp sẽ không tinh thuần. ý này của các cao thủ như Dương Tiêu, Ân Thiên Chính đã phảng phất hiểu được, còn Chu Điên vốn kém cỏi hơn một bậc nên cứ lo lắng.

Kết quả trận đấu là Trương Vô Kỵ cầm cây kiếm gỗ với môn Thái Cực kiếm vừa mới học đã chiến thắng được danh gia kiếm thuật “Bát tý thần kiếm” Phưng Đông Bạch với cây ỷ thiên kiếm chém sắt như bùn trong tay.
Mấu chốt gợi ý của tác gi là phải quên hết “chiêu kiếm” đi mới lĩnh hội được “ý kiếm”. Từ đó vận dụng linh hoạt biến hoá, nếu các “chiêu kiếm” cố định in sâu vào đầu óc thì làm sao vận dụng biến hoá linh hoạt được. Đạo lý đó ngẫm cho kỹ mới thấy hết sự sâu xa. Ngay trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vẫn phải thấu hiểu đạo lý này. Ví như một cậu học sinh làm văn chăm chăm học thuộc các đoạn văn hay của các nhà văn, khi làm bài thì chắp vá nhồi nhét vào các bài văn của mình một cách gượng ép, thử hỏi làm sao viết lên một bài văn hay? Nếu cứ học hỏi nhiều, đọc nhiều dần dà thông suốt ý tứ, không cần chép thuộc lòng những câu văn hay của người khác mà lúc làm bài bụng nghĩ ý thông sẽ viết được bài văn hay. Đó là ví dụ đơn gin để hiểu đạo lý “chiêu kiếm” và “ kiếm ý” của tác giả Kim Dung.

Lại một ví dụ khác, một thanh niên tốt nghiệp vào công tác tại một công ty liên doanh. Giám đốc có thể chỉ vẽ cho anh ta một vài phương pháp hay phương thức kinh doanh, đó cũng là “kiếm chiêu” mà anh ta học được từ giám đốc. Nhưng khi bắt tay vào việc, nếu anh nhân viên cứ nhăm nhăm “kiếm chiêu” đó mà làm việc thì sẽ gặp không ít trở ngại ở bên ngoài, cũng tại tự mình còn bị gò bó khó mà làm việc tốt, chỉ vì anh ta học “kiếm chiêu” mà quên mất “kiếm ý” mà ông giám đốc chuyền cho. Vì kiếm ý chỉ có thể dùng ý để lĩnh hội chứ không thể dạy rõ từng lời, nếu không nắm được “kiếm ý” để rồi ứng dụng trong thực tiễn mà dần dà lĩnh hội thêm sâu sắc, hiệu quả trở thành cao thủ.

Tóm lại, tôi cho rằng khi hạ bút viết nên chương “kiếm ý” “kiếm chiêu” đã trích dẫn như trên, nhà văn Kim Dung đã qua đại tôn sư võ học Trương Tam Phong nêu lại một triết lý thật hàm súc giữa “đạo lý lớn” và “đạo lý nhỏ” của cuộc đời, vừa sâu sắc bao la vừa đời thường rễ hiểu. Mặt khác đạo lý này cũng rất phù hợp với lý thuyết võ “ lấy tĩnh chế động, ra sau tới trước” của nội gia quyền mà Kim Dung phát triển thành môn kiếm thuật vô chiêu thắng hữu chiêu, đánh vào chỗ s hở của địch” qua nhân vật Lệnh Hồ Xung trong bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ sau này.
(Ngôi sao võ thuật)

Lời của người soạn thảo ;)

Qua trên chúng ta có thể thấy, dù trong tập quyền thuật hay binh khí, ta cần hiểu được cái tinh túy, cốt yếu, các góc cạnh và góc độ của mỗi đòn thế thế. Từ đó tập nhuần nhuyễn đên chính xác, để rồi nó tự ăn sâu vào tiềm thức chúng ta, trở thành những phản xạ không điều kiện, mỗi khi ra đòn là liền một mạch, không cần nghĩ đến chiêu thế nào cả. Hiểu được điều đó và làm tốt tức là chúng ta đã trở về trạng thái căn nguyên, cội nguồn, tâm tư trống trải, không chiêu thức, không tư thế, ra đòn nhanh hơn cả suy nghĩ. Đó mới thực sự là cảnh giới cao thâm của võ thuật
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ở trong Tiếu ngạo giang hồ, KD cũng có tư tưởng như vậy trong Phong Thanh Dương dạy kiếm cho Lệnh Hồ Xung
 
Back
Bên trên