Đỗ Việt
(doviet)
Thành viên danh dự
Chim én là một loài chim nhỏ, đuôi dài và chẻ đôi, cánh cũng dài, bay lượn rất nhanh, hay thiên cư và hằng năm thường xuất hiện vào mùa xuân. Trên lãnh vực văn hóa nghệ thuật, hình ảnh của chim én đã đi vào nhiều tác phẩm văn học dân gian, lưu lại trong lòng mọi người những ấn tượng khá sâu sắc. Chẳng hạn như hai câu ca dao:
Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành.
Không những chỉ người dân Bình Định mới biết, mà có thể nói rằng nhiều người am hiểu võ thuật dân tộc trên cả nước Việt Nam đều biết, bởi không ai có thể quên được một chàng Lía của đất Bình Định vừa giỏi võ lại vừa hiếu thảo! Hay trong tác phẩm "Đoạn Trường Tân Thanh" (Truyện Kiều) nổi tiếng của thi hào Nguyễn Du, người đọc mãi nhớ bốn câu lục bát đặc tả cảnh xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Hoặc trong một bài hát gần đây của nhạc sĩ Trần Tiến mang tên "Tạm biệt chim én" với câu hát mở đầu "Tạm biệt chim én xưa..." đã làm say mê biết bao trái tim thưởng thức âm nhạc nước nhà...
Trên lãnh vực võ thuật cũng vậy, chim én cũng đã hiện diện trong rất nhiều thế võ, bài quyền, bài binh khí của các môn võ truyền thống ở Việt Nam và Trung Quốc, tạo nên những hình tượng rất đẹp mắt khi những võ sĩ thi triển các thế võ, bài quyền mang tên chim én.
Trước hết, có thể đề cập ngay đến võ Bình Định với bài quyền mang tên "Yến phi" (bay như chim én) qua những câu thiệu ghi tên đòn thế như sau:
Bước vào biến thế yến phi
Tàm càn tam đả tức thì làm xong
Rồi lại biến thế thần đồng
Rồi về yến bãi chực phòng song phi
Phi rồi cuốn cánh nép vi
Lập thế bộ hổ rồi về Triệu công
Ví dù nó có lướt xông
Thì ta biến thế phượng hoàng một chân
Bái tổ sư lập như tiền
Nhìn các môn sinh dạo quyền bài "Yến phi," người xem có thể mường tượng như đang thưởng thức một điệu múa đẹp, với thân người và đôi tay của môn sinh biến đổi, khi công khi thủ, khi tràn mình khi nhập nội, chẳng khác nào những cánh én đang chao liệng giữa mùa xuân ấm áp.
Đối với môn võ Bắc phái Thăng Long Hà Nội do cố võ sư Thanh Vân mang vào Sài Gòn truyền bá từ những năm 40, hình ảnh chim én đi vào trong bài binh khí "Hoàng kim độc giản" nổi tiếng của môn phái này qua thế giản mang tên "Yến tử xuyên lâm" (tức chim én bay xuyên qua rừng cây) vô cùng đẹp mắt và không kém phần lợi hại. Trong thế giản này, môn sinh đứng một chân phải, chồm người tới với tay phải cầm giản đâm thẳng về phía trước, trong khi tay trái xòe ra đỡ trước trán và chân trái giở hổng lên duỗi ra phía sau, tạo thành tư thế như con én đang bay xuyên qua giữa rừng cây. Thế giãn "Yến tử xuyên lâm" lặp lại hai lần trong tổng số 22 thế của bài giãn, gây nên một điểm dừng tạo hình khá lý thú và không kém phần ngoạn mục. Xin ghi ra đây nguyên văn bài thiệu trên.
Bình thân lập thế - Lưỡng long thủ châu
Khuynh thân bái tổ - Thiềm thừ vọng nguyệt
Kim giãn bạt sơn - Tiềm tàng long hổ
(Võ sư Từ Thiện chưởng môn phái Tân Khánh Bà Trà)
Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành.
Không những chỉ người dân Bình Định mới biết, mà có thể nói rằng nhiều người am hiểu võ thuật dân tộc trên cả nước Việt Nam đều biết, bởi không ai có thể quên được một chàng Lía của đất Bình Định vừa giỏi võ lại vừa hiếu thảo! Hay trong tác phẩm "Đoạn Trường Tân Thanh" (Truyện Kiều) nổi tiếng của thi hào Nguyễn Du, người đọc mãi nhớ bốn câu lục bát đặc tả cảnh xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Hoặc trong một bài hát gần đây của nhạc sĩ Trần Tiến mang tên "Tạm biệt chim én" với câu hát mở đầu "Tạm biệt chim én xưa..." đã làm say mê biết bao trái tim thưởng thức âm nhạc nước nhà...
Trên lãnh vực võ thuật cũng vậy, chim én cũng đã hiện diện trong rất nhiều thế võ, bài quyền, bài binh khí của các môn võ truyền thống ở Việt Nam và Trung Quốc, tạo nên những hình tượng rất đẹp mắt khi những võ sĩ thi triển các thế võ, bài quyền mang tên chim én.
Trước hết, có thể đề cập ngay đến võ Bình Định với bài quyền mang tên "Yến phi" (bay như chim én) qua những câu thiệu ghi tên đòn thế như sau:
Bước vào biến thế yến phi
Tàm càn tam đả tức thì làm xong
Rồi lại biến thế thần đồng
Rồi về yến bãi chực phòng song phi
Phi rồi cuốn cánh nép vi
Lập thế bộ hổ rồi về Triệu công
Ví dù nó có lướt xông
Thì ta biến thế phượng hoàng một chân
Bái tổ sư lập như tiền
Nhìn các môn sinh dạo quyền bài "Yến phi," người xem có thể mường tượng như đang thưởng thức một điệu múa đẹp, với thân người và đôi tay của môn sinh biến đổi, khi công khi thủ, khi tràn mình khi nhập nội, chẳng khác nào những cánh én đang chao liệng giữa mùa xuân ấm áp.
Đối với môn võ Bắc phái Thăng Long Hà Nội do cố võ sư Thanh Vân mang vào Sài Gòn truyền bá từ những năm 40, hình ảnh chim én đi vào trong bài binh khí "Hoàng kim độc giản" nổi tiếng của môn phái này qua thế giản mang tên "Yến tử xuyên lâm" (tức chim én bay xuyên qua rừng cây) vô cùng đẹp mắt và không kém phần lợi hại. Trong thế giản này, môn sinh đứng một chân phải, chồm người tới với tay phải cầm giản đâm thẳng về phía trước, trong khi tay trái xòe ra đỡ trước trán và chân trái giở hổng lên duỗi ra phía sau, tạo thành tư thế như con én đang bay xuyên qua giữa rừng cây. Thế giãn "Yến tử xuyên lâm" lặp lại hai lần trong tổng số 22 thế của bài giãn, gây nên một điểm dừng tạo hình khá lý thú và không kém phần ngoạn mục. Xin ghi ra đây nguyên văn bài thiệu trên.
Bình thân lập thế - Lưỡng long thủ châu
Khuynh thân bái tổ - Thiềm thừ vọng nguyệt
Kim giãn bạt sơn - Tiềm tàng long hổ
(Võ sư Từ Thiện chưởng môn phái Tân Khánh Bà Trà)
Chỉnh sửa lần cuối: