Đỗ Việt
(doviet)
Thành viên danh dự
Ảnh hưởng Võ học trong đời sống Quốc gia
Trong thời kỳ thành lập quốc gia ảnh hưởng võ học thật quan trọng. Cung như mọi nước khác trong buổi đầu dựng nước, nhân tâm chưa được quy kết thành một khối, bất cứ lúc nào cung sẵn có một số mâu thuẫn tiềm ẩn, chỉ chờ dịp tốt là bùng nổ. Vì vậy cách giải quyết hay hơn hết là luôn luôn phải có một khả năng dụng võ vững mạnh mới có thể giải quyết xong những trở ngại trong thời kỳ thành lập quốc gia. Một điểm đặc biệt nữa là võ học tuy mở đuờng cho chính trị vào những công cuộc xây dựng quốc gia, nhưng võ học vẫn có những phẩm chất riêng, đặc tính riêng mà chính trị không thể có. Trong thời kỳ này, tất cả những người nắm quyền lãnh đạo quốc gia đều là những người nắm quyền lãnh đạo quốc gia đều là những người nắm quyền lãnh đạo quốc gia đều là những người giỏi võ học. Ngược lại tới những đời truyền kế, vì người nối dõi không có khả năng võ học đặc biệt, nên dễ bị thay thế bằng những nhân tài võ học khác, để mở đầu những triều đại khác.
Muốn thấu triệt những phẩm chất và đặc tính của võ học trong thời kỳ này, chúng ta lần lượt tìm hiểu về từng khía cạnh của võ học.
I. Võ học với binh pháp:
Đời Tần, vụ giết hiệu úy Đồ Thư của người Việt, tuy còn trong thời kỳ hỗn đấu của võ học và chưa có một binh pháp rõ rệt, cung gợi cho chúng ta một nguyên tắc căn bản của võ học: di nhược kháng cường (lấy yếu chống mạnh) bằng một thứ mà ngày nay chúng ta gọi là chiến thuật du kích.
Rồi suốt thời Bắc thuộc, nguyên tắc trên mỗi ngày đuợc phát triển thêm lên và dưới hình thức tự vệ chiến và khởi nghia chiến. Mỗi cuộc khởi nghia thất bại, người đi sau dần dà rút kinh nghiệm của người đi truớc để tránh "vết xe đổ". Càng ngày, kinh nghiệm võ học càng phong phú thêm. Tới kế hoạch trì thủ (giữ lâu) dạ trạch của Triệu Quang Phục năm 457, kinh nghiệm "lấy yếu chống mạnh" nhờ địa thế hiểm yếu đã tiến xa thêm một bước dài, bằng tự vệ chiến. Sang tới thời kỳ thành lập quốc gia những trận đánh lớn càng nhiều, việc dụng võ càng ngày càng thêm cần thiết, võ học đã dần dần tượng hình thành những nguyên tắc của binh pháp Việt Nam, tuy suốt trong thời kỳ này nước ta vẫn chưa có một binh pháp chính thức nào cả.
Lúc đó, việc dùng binh chỉ là việc thái dụng binh pháp Trung Quốc, với kinh nghiệm chiến trường Việt Nam. Do đó việc thái dụng đòi hỏi rất nhiều ở sáng kiến võ bị của người chỉ huy, vì nhu cầu lịch sử và trình độ dụng võ của nước ta thời đó đòi hỏi ở dân tộc ta những thiên tài quân sự lỗi lạc để có thế thích ứng với tình hình. Mặc dầu sử sách cổ nhất của ta chỉ ghi chép sơ sài những trận đánh ấy, chúng ta cung thấy rõ: những trận đánh thắng lớn phần nhiều do thiên khiếu dùng binh của người chỉ huy nhiều hơn là do tổ chức võ bị của ta vững mạnh mà có. Ngô Quyền, thắng nhờ thiên khiếu về thủy chiến. Nhưng Lê Đại Hành trái lại, lại nghiêng về lục chiến trong trận Chi Lăng. Tuy nhiên cả hai trận đánh điển hình trên chỉ mới có tính cách tự vệ chiến. Mãi tới chiến dịch dẹp nội phản (989-1001) và chiến dịch bình Chiêm (982), trình độ võ học mới lên cao thêm một mức nữa: chinh phạt chiến, tức lấy mạnh thắng yếu (di cường thắng nhược).
Ngoài ra, cung trong thời kỳ này, ta còn thấy vai trò của mưu lược cung đóng góp vào chiến tranh không nhỏ. Mưu lược thường tinh vi, ảo diệu, biến hóa luôn luôn: có khi kiêu địch mà thắng (trận Bạch Đằng: mới đầu giả thua) có khi trá hàng mà thắng (trận Chi Lăng: Lê Đại Hành trá hàng Hầu Nhân Bảo) có khi tốc chiến mà thắng (chiến dịch bình Chiêm: hành quân mau lẹ, đánh thẳng vào kinh thành địch).
Vì vậy, ta có thể nói ngay trong thời kỳ thành lập quốc gia, võ học đã thâm nhập đuợc vào binh pháp (đang hình thành của một nước mới dựng, cả tính Cương, tính Nhu, và tính phối triển). Cả ba tính trên, ta gọi là những tính truyền thống của Việt võ học.
II. Võ học với chính trị:
Trong thời kỳ này, các dòng họ và triều đại đều chuyên chú về võ lực để giải quyết mọi mâu thuẫn chính trị, nên ảnh hưởng của võ học đối với sinh hoạt chính trị cung thật rõ rệt.
Họ Khúc dấy nghiệp nhờ uy thế chính trị, nhưng thảm bại vì uy thế của Nam Hán. Các triều đại sau, lần lượt dùng uy thế võ bị vào chánh trị để tự tồn. Nhà Ngô, những cuộc tranh chấp chính trị đuợc giải quyết bằng võ lực diễn ra thường xuyên. Nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng vì dày công dẹp loại 12 sứ quân mà thắng, nên khi lên ngôi, những hình phạt nghiêm khắc (vạc dầu, hổ báo, cột đồng nung đỏ) cung là lối trừng phạt của người quen dùng võ bị. Nhà Tiền Lê, Lê Đại Hành phải chinh chiến liên miên, nên chế độ của Ông thiết lập trên những căn bản tổ chức võ bị. Thậm chí cuối đời Tiền Lê, Lê Long Đinh thành người "mất thăng bằng" (désiquilibre) ưa thích hình phạt giết chóc, cung do ảnh hưởng của võ bị; dùng sức mạnh đàn áp, chém giết trong thời loạn.
Tóm lại, đối với các chế độ chính trị trong thời kỳ thành lập quốc gia, ảnh hưởng võ học bao giờ cung đóng vai trò tiên quyết, và những vị vua sáng lập của các triều đại trong thời kỳ này đều là những viên tướng giỏi.
III. Võ học với công cuộc xây dựng Quốc gia:
Từ một xã hội thị tộc chuyển sang một xã hội "Quốc gia" tất còn phải vượt qua biết bao công phu xây dựng.
Loạn "Thập nhị sứ quân" (961-967) chính là tàn tích đầu tiên, và phản ứng đầu tiên của chế độ thị tộc với chế độ quốc gia. Nhiều người chưa quên với sinh hoạt quốc gia nên muốn quay về với chế độ thị tộc quen thuộc. Trước tình thế này nếu người lãnh đạo quốc gia mà nhu nhược một chút, quốc gia trẻ trung của chúng ta thời đó sẽ dễ dàng tan vỡ ngay. Những vụ dẹp loạn nội bộ của Lê Đại Hành chính là sự biểu dương cho hai ý thức tranh chấp nhau thời đó: một bên là ý thức quốc gia, một bên là ý thức bảo thủ chế độ thị tộc. Mặt khác, biết bao nhiêu tập quán của xã hội thị tộc còn rơi rớt lại không thể ngày một ngày hai mà xoá bỏ. Trong những trường hợp khó xử như vậy, các nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta buộc lòng phải dùng võ lực vì ngoài võ lực ra không còn con đuờng nào khác.
Sự mở mang quốc gia cung còn liên quan rất nhiều đến sự cai trị, để chuyển từ một trình độ nọ sang trình độ kia, về cả khẩn hoang, tổ chức chánh trị hành chánh. Nếu vượt qua đuợc những trở ngại này, quốc gia ấy mới có thể chứng tỏ đuợc rằng có đủ khả năng tồn tại hay không.
Như vậy, cách hay hơn hết trong thời kỳ này là liên miên dùng võ lực. Cuối cùng mọi việc đều trôi chảy, võ lực tượng trưng cho ý thức thành lập quốc gia đã toàn thắng.
Tóm lại, trong thời kỳ thành lập quốc gia, võ học luôn luôn đuợc trọng đãi và đuợc coi là cách hay nhất để giải quyết vấn đề tự tồn của tân Quốc gia chúng ta.
(Võ sư Huy Vũ - Việt Võ Đạo)