[Tham khảo] Độc lư thương

Phạm Minh Tuấn
(namhongson)

New Member
BàI (ÐộC LƯ THƯƠNG)
1/ KHáI NIệM Về NGUồN GốC :
Theo lời kể lại của các lão võ sư , huấn luyện viên ở vùng Tây Sơn Thượng Ðạo (An Khê , Gia Lai) khi dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ địa , chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn phương . Ba anh em Nguyễn Nhạc , Nguyễn Huệ , Nguyễn Lu đã biên soạn và cho tập bài “ Ðộc Lư Thương” vào khoảng năm 1770 . “Ðộc Lư Thương “ ngụ ý tượng trưng cho sự đoàn kết của ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ đứng lên khởi nghĩa , vững chắc trong như thế 3 chân của chiếc lư hương . Ðộc Lư còn có nghĩa là tôn thờ một chủ , quyết tâm đồng lòng ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn của nhân dân .
Bài Ðộc Lư Thương phổ biến ở vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc huyện An Khê tỉnh Gia lai) được chi phái”Tây Sơn võ đạo Bình Ðịnh” tại An Khê lưu truyền và kế thừa.
Tuy nhiên , do trải qua nhiều đời được lưu truyền trong các võ đường khác nhau nên có những điều chưa hợp lý trong chiêu thức cũng như tính khoa học trong bài thương.

II. KếT CấU CủA BàI Ðộc Lư
Trước hết phải nói rõ hai chữ “Ðộc Lư” có một ý nghĩa và hình dáng của cái độc lư ba chân trên bệ thờ dùng để cấm hương , nó nhằm diễn tả bài thương dù trong tư thế nào vẫn vững chắc liền lạc kín đáo trong phòng thủ cũng như tấn công có sự liên hoàn hổ trợ nhau trong tư thế ba chân vạc hình tam giác giữa công thủ kết hợp tấn pháp , bộ pháp , thân pháp , thủ pháp và chiêu thức .
1 . Tấn pháp : Bài thương được sử dụng các bộ tấn như : Ðinh tấn , Trung bình , Tý ngọ , Chảo mã và kim kê tấn.
2 . Bộ pháp : Khi sử dụng bộ pháp di động lướt trên mặt đất và có những lúc dùng sức bật nhanh di chuyển đủ bốn hướng :
tiền , hậu , tả , hữu chéo . Ðiểm chính là tiền , tả hữu hậu là phụ nhưng có lúc là chính . Trấn khoái theo thế tam giác chiến liên hoàn .
3 . Thân và thủ pháp : những động tác được kết hợp liền nhau giữa tay, chân, đầu, mình khi sử dụng “Thương Pháp” trong tấn công, phòng thủ gồm những điểm sau :
-Chân, gạt, đỡ, bổ, quét, tém, triệt, đâm (tiền, hậu, tả, hữu)
-Mục tiêu tấn công chia làm ba phần trên thân thể đối phương là (thượng , trung , hạ)
4 . Chiêu thức :
-Lời giới thiệu của bài thương là 15 câu
-Mỗi câu là 1 chiêu , tổng cộng là 15 chiêu (thế)
-Mỗi chiêu có 1 hay 2,3 thức (tùy thuộc vào chiêu)
-Tổng cộng : 41 thức liên hoàn .
- Ðược phân ra làm 60 động tác
III. NHữNG YếU Tố CHíNH : vì là loại binh khí dài nên thương thường được sử dụng ở chổ rộng . Dùng để xông pha nơi chiến trận , dưới đất, trên ngựa , trên thuyền .v.v....nếu sử dụng nơi chật hẹp hay khi tiếp cận thì sẽ không đạt hiệu quả mà còn trở ngại cho chính mình .
Riêng bài “Ðộc Lư ”có yếu tố quyết định :.
- Nhanh - bất ngờ
- Lấy thủ để co
C / DIễN GIảI CáC ÐộNG TáC TừNG CHI?U THứC :
1 . Chiêu 1 có ba thức : (Lập tấn liên ba phụng giang đầu)
a/ 1 lập tấn bái tổ xong , xoay thương một vòng tròn nhảy chân phải về sau , đứng đinh tấn đầu nhìn lại mặt tiền . Thương kẹp theo tay phải mũi chĩa xiên xuống đất hướng về hậu .
b/2 bước chân phải lên một bộ tấn “Ðinh tấn” mũi thương thẳng gốc với mặt đất chân phải trước
c/3 nhảy chân trái lên trước một bộ đứng “kimkê “ hất chân phải lên cán thương đâm về trước và bỏ chân phải ra sau một bộ ,hai tay chéo nhau mũi thương chĩa xiên xuống đất hướng về trước “đinh tấn”
2 . Chiêu 2 có 2 thức : (nhị bộ tấn nghinh khai đảng thủ)
a/4 nhảy quay người qua phải một gốc 180 độ lui chân trái ra sau một bộ ”độc cước tấn”, mũi thương chĩa xuống thẳng gốc với mặt đất.
b/5 hạ chân phải xuống “ đinh tấn” đâm thẳng thương về trước rút chân trước ra sau chéo tay xoay ngược mũi thương hướng thẳng về trước “ trung bình tấn “
3- Chiêu 3 có hai thức : (Qui đầu phục thế tấn độc lu)
a/6 quay người lại 180 , gạt thương xiên lên bước chân phải ra trước “đinh tấn”
b/7 Bước chân trái lên ngang chân phải “trung bình “ chém thương qua trái phải 03 lần , lần thứ tư bước chân phải lên trước chân trái hình tam giác và đâm thẳng.
4 . Chiêu 4 có 3 thức : (Hạ hồi ký túc song long kích)
a/8 Kéo chân phải trở lại chỗ củ đứng “tý ngọ tấn” cán thương kẹp theo tay phải , mũi chĩa xiên xuống đất , tay trái hướng về trái “cương đai chỉ”
b/9 Chéo tay xoay thương một vòng tròn che trước mặt ,nhảy chân trái lên trước bổ xuống và đâm thẳng trực diện.
c/10 bỏ “ chảo mã “ chân trái ra sau , rút thương về trận đứng trước chân phải , xoay người lại 180 , chận tiếp và nhảy chân trái lên trước 1 bộ đập bổ xuống và đâm thẳng .
5- Chiêu 5 có hai thức : (Hoành thân chuyên đã tái nghịch tâm)
a/11 Rút chân trái về 1 bộ đứng “độc cước tấn” thương kẹp theo tay mũi thương chĩa lên trời bỏ chân trái xuống đứng “trung bình” mũi thương chĩa thẳng về phía trước kéo chân phải ra trước một gốc 180 và đâm thẳng.
b/12 Quay người dùng mũi thương chận trước chân phải, nhảy chân trái lên trước một bộ bổ xuống và đâm thẳng.
6- Chiêu 6 có một thức : (Hậu hành nghinh chiến khai trực chỉ)
a/13 loan thương lui về sau 03 bộ đến bộ thứ tư bất ngờ nhảy chân trái lên trước 1 bộ bổ xuống và đâm thẳng
7- Chiêu 7 có 2 thức : (Hữu phi khai giác thích trung đình)
a/14 kéo chân phải qua phải bỏ chân trái ra sau 1 bộ “đinh tấn” mũi thương chĩa lên trời
b/15 bước chân trái lên trước một bộ ngang chân phải quét ngang thương qua mặt , bước tiếp chân phải lên “chảo mã” quay người 1 vòng 360 tạt vòng mũi thương theo và tiếp tục bỏ chân phải lên “chảo mã” một lần nữa gặt ngang mũi thương qua mặt và đâm thẳng
8- Chiêu 8 có ba thức : (Phi bộ tạ hồi liên trung đỉnh)
a/ 16 Quay người và thương một vòng 360 đứng kim kê chân phải trước , mũi thương chĩa xiên xuống đất
b/17 nhảy về sau 3 bộ , xoay vòng thương về tư thế “hạ mã” Gát thương lên vai mũi chĩa thẳng về trước.
c/18 xoay hai vòng tròn nhảy lên 3 bộ quét từ phải qua trái mũi thương chĩa xiên lên trước “đinh tấn”.
=D>
mời mọi người tham khảo /:)
 
Back
Bên trên