Chú đừng phật ý nhé
cháu thành thực không ủng hộ [-o<
Tiếng Việt mình có cái hay chính ở sự rắc rối,
ngh và
ng không giống nhau,
k và
c không giống nhau, ... Nếu dùng bảng tốc kí vào mục đích tiết kiệm thời gian thì rất có ích trong thời đại IT này, nhưng ngược lại đem lại hậu quả không thể tưởng tượng được về sự đi xuống của ngôn ngữ.
Trước hết nó làm ảnh hưởng đến tư duy logic ngôn ngữ học. Chúng ta vẫn dùng tiếng Việt như một bản năng, ít ai để ý đến những quy luật ghép vần, đặt dấu... Nhưng tất cả đều có quy luật của nó, không phải tự nhiên mà
k khác
c,
ng khác
ngh ...
Ví dụ:
Phân biệt phụ âm
c, k, q
Phụ âm
c chỉ đứng đầu các nguyên âm chính
a, â, ă, o, ô, ơ, u, ư (cam, căm..)
Phụ âm
k chỉ đứng đầu các nguyên âm chính
e, ê, i, ie ( kem, kinh...)
Phụ âm
q chỉ đứng đầu nguyên âm chính
u
Hoặc về
i/y:
I đứng ngay sau phụ âm đầu (kí, chị, lính, mĩ...)
Y đứng sau âm đệm u (quý, thúy...)
..v..v..
Cách tốc kí kia gần như một sự phá hoại hoàn toàn các quy luật xưa nay của ngôn ngữ Mẹ, cũng làm mất đi vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của nó. Dùng quen bảng tốc kí này một thời gian chẳng còn mấy ý niệm về quy luật nguyên âm, phụ âm ... của tiếng Việt mình mất
Nếu như nó trở thành một thói quen ăn sâu vào ngừoi dùng Việt ngữ, e là lúc chẳng cần tốc kí vẫn cứ sử dụng và tới lúc cần sử dụng ngôn ngữ chính thống (văn chính luận, hành chính, khoa học ...) thì chẳng còn kĩ năng căn bản với tiếng Mẹ mất !!!
Chú có nói cách tốc kí này chỉ thay chữ, chứ không thay nghĩa. Đó chỉ là nhìn vào bề nổi.
Con người ai cũng có một phản xạ nhất định với chữ viết, phản xạ đầu tiên là liên tưởng từ cách viết đến cách phát âm.
Đơn cử 1 ví dụ nho nhỏ:
Có nhà viên ngoại họ Vương
Có nhà vil ngọj họ Vưz
Chữ
viên được bác thay bằng
vil, âm
l là âm biên đầu lưỡi, chân răng, khi phát âm lữoi chạm vào lợi trên, so với âm n thì lùi về phía sau nhiều hơn, luồng hơi theo hai bên đầu lưỡi ra ngoài. Nói đơn giản thì âm
L tạo cảm giác uốn lưỡi nhiều, nhìn thế này nhát định nhiều người đọc theo kiểu âm Tiếng Anh giống
feel hay
till vậy ...
Phản xạ thứ hai là cách ghi chữ làm cho người ta liên tưởng đến hiện tượng, sự vật ..v..v.. trong thế giới khách quan (ý nghĩa, nội dung). Đặc biệt tiếng Việt mình chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Hoa, từ Hán_Việt chiếm rất nhiều phần trăm. Gốc của từ Hán_Việt là từ phương Bắc, ban đầu vốn là chữ tượng hình, du nhập vào Việt Nam từ lâu, sau nhiều thời kì có chút thay đổi về cách đọc và đến nay thì đựoc ghi bằng chữ Latinh. Nhưng bản chất thì vẫn là những từ xuất phát từ tượng hình, cách ghi chép chúng trên văn bản ảnh hưởng đến nghĩa, Can thì sẽ không giống với Kan,
Cháu xin trích dẫn vài câu trong văn bản chú trích dẫn ( của người khác):
Chữ viết là một hệ thống tín hiệu ghi lại ngôn ngữ để truyền đạt tư tưởng. Về phương diện đó, ta có thể xem nó là một mã (code).
Nguyên tắc xây dựng mã là phải tiết kiệm tín hiệu. Cần bao nhiêu tín hiệu thì chỉ sử dụng bấy nhiêu thôi, nói chung càng ít càng tốt. Thực tế, không có lối chữ viết nào trên thế giới thực hiện được trịệt để nguyên tắc này.
Trời ơi ngôn ngữ chỉ được coi là những kí hiệu khô khan như code sao? Nó giá trị hơn thế, và nó đáng được coi trọng hơn thế!
Tại vì sao trên thực tế không có lỗi chữ viết nào được thực hiện triệt để theo nguyên tắc "tiết kiệm" đấy?
Bởi con người tôn trọng những quy luật về ngôn ngữ ông cha sáng tạo, tôn trọng văn hóa, bản sắc dân tộc mình...Tìm tòi những cách thức mới phù hợp với thời đại, với nhu cầu phát triển của xã hội là điều đáng hoan nghênh, nhưng cháu thiết nghĩ, mình cứ phải tôn trọng ngôn ngữ, đấy cũng là tôn trọng mình.
Không thì tại sao người Tày cứ phải nói tiếng Tày? Người Lô Lô vẫn phải nói tiếng Lô Lô? Sao không nói hết tiếng Kinh một lượt,viết hết tiếng Kinh một lượt cho đơn giản (và chắc cũng tiết kiệm kí tự chăng?)...
(Trong trường hợp cần tiết kiệm thời gian, mình có thể viết tắt_ nhg viết tắt khác với cách tốc kí này, viết tắt không phải là thay đổi toàn bộ quy luật ghép vần, dùng dấu như vậy.)
Chữ viết không đơn thuần là cách ghi lại tiếng nói trên văn bản, nó là một văn hóa cần bảo tồn, cần gìn giữ, có thay đổi thì để làm tốt lên, thayđổi những cái bất cập nhằm cải thiện ngôn ngữ viết, chứ không phải hì hục nghĩ cách sao cho tiết kiệm nhất, ko phải làm mất sự trong sáng và vẻ đẹp của Tiếng Việt !!!
Xin lưu ý: Các đề nghị chỉ thích hợp cho những ai nói thông viết thạo tiếng Việt.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, có người nói (viết) phải có người nghe (đọc), nếu những người tiếp nhận thứ ngôn ngữ tốc kí này không thuộc thành phần "nói thông viết thạo tiếng Việt" thì sao?
Bỗng nhiên tạo ra một sự phân biệt không bình đẳng trong cộng động ngôn ngữ Việt! ( nói cách khác là sự bất thống nhất nội bộ người dùng tiếng Việt). Như vậy rất phản cảm: người dùng được, người không dùng được; người dùng được cũng phải lựa chọn đối tượng để có thể dùng, ..v..v..
Trong trường hợp có thể phổ biến cho tất cả, nó cũng phản cảm không kém: Cách mạng Tiếng Việt? Dùng một cách thức khác để ghi chép ngôn ngữ nói? Đã mất bao lâu người ta áp bảng latinh để ghi tiếng nói người Việt trên trang giấy, và giờ đây mất bao lâu để ta hì hục phá tan hệ thống bền vững đó?
Nhắc đến cụm từ "chỉ thích hợp cho những ai nói thông viết thạo tiếng Việt" thì cháu lại có chút phật lòng. Những người câm thì sao? Hay những ai biết nói mà không biết viết thì sao?
Hợp lí hơn, nên thay từ "nói", "viết" bằng từ "sử dụng"_ nó mang nghĩa rộng hơn, và sâu hơn
Viết thông thạo, nói thông thạo có thể đạt được, nhưng viết và nói chưa đủ, ngườii Việt phải học cả đời kĩ năng thẩm thấu tiếng Việt, sẽ chẳng bao giờ là đủ để tiến tới ngưỡng sử dụng "thông thạo" cả. Vậy thì trong quá trình rèn luyện ngôn ngữ mẹ, ý kiến chủ quan riêng cháu cho rằng thế này, mình cứ dùng cách ghi chép thông thường cổ kim đã vậy, không thì thương cho Tiếng Việt đã đành, thương ngay cho bản thân mình nữa, làm sao mà cảm được hết cái hay cái đẹp trong tiếng mẹ được đây?
Vài ý kiến nho nhỏ, mong được chỉ bảo thêm. Chúc chú và mọi người sức khỏe và sự thành đạt.
TP./.[chue_chan]
Người yêu Tiếng Việt.
[Tiếng Việt_ nghĩ đi nghĩ lại đây dù là danh từ riêng, vẫn là một nghĩa từ quá đẹp]