Thủy Điện Sơn La

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Phạm Quang Minh
(Minh172)

New Member
“Nếu đập Sơn La vỡ, chiếc xe tăng 40 tấn ở Sơn Tây sẽ bị thổi bay như lá vàng. Sau 30 phút, toàn đồng bằng Bắc Bộ chìm sâu 4-60 m, cướp đi sinh mạng 15 triệu người”. Khuôn mặt các đại biểu trở nên đăm chiêu sau lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Khá, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng, an ninh của Quốc hội.

Em đọc cái này mà giật thót cả mình, 15 triệu người là gần 1/4 dân số ViệtNam. Thủ đô HàNội nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, tất cả người thân, gia đình bạn bè đều ở đấy cả...:(.... Không hiểu mọi người nghĩ sao chứ Minhbe' thấy cái này không được tin tưởng cho lắm.

Vừa rồi tổng thanh tra nhà nước công bố thì có đến hơn một nửa công trình đầu tư thất thoát 50%, không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra thì bộ máy quản lí và trình độ của những nhà "hoặch định chiến lược" ở VN thì mọi người biết cả rồi. Qua những vấn đề như GIÁO DỤC, GIAO THÔNG... thì thấy được là họ giỏi đến đâu....

Ngoài ra còn nhiều vấn đề rất đáng quan tâm: “Hội đồng thẩm định Sơn La phần đông là lãnh đạo các bộ, ngành, không có chuyên môn thuỷ lợi, thủy điện. ”

Còn đại biểu Hoàng Công Hoàn, Phó bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn chỉ ra mối lo ngại khác: 47% lưu vực sông Đà nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm đề nghị Trung Quốc trả lời về quy hoạch khai thác nguồn nước này, nhưng không được phản hồi

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải cũng bảo vệ tờ trình của Chính phủ khi khẳng định trường hợp có thể xảy ra thảm họa vỡ 3 đập dây chuyền là rất hiếm.

Trước một công trình liên quan đến sinh mạng của 15 triệu dân mà bộ trưởng trả lời đúng 1 câu :mad: ngoài ra không hề có tính toán chi tiết, sắc xuất xảy ra thảm họa và các biện pháp dự phòng.... Thế mà vẫn cứ đưa ra biểu quyết... Nếu lần này QH thông qua thì rất chuối..:confused:..

Trước các ý kiến khác nhau về công trình thế kỷ này, đại biểu Lương Phan Cừ đề nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến trước khi Quốc hội quyết định. Tuy nhiên, Thủ tướng Phan Văn Khải đã không có mặt.

(thông tin được lấy từ vnexpress)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:( Nhiều khi em nghĩ ban lãnh đạo nhà mình chỉ chạy theo thành tích mà chằng bao giờ tính toán được opportunity cost cả. Nhưng nói chung cũng phải tính xem ai sẽ được lợi trong công trình này. Nếu đấu thầu mà vẫn theo nguyên tắc chân trong thì tất nhiên các Cty XD nhà nước có lợi, tỉ lệ ăn chia như cũ, thì dám cái project này vẫn được thông qua lắm.
Còn cả cái đường mòn HCM cũng vậy, không được một đồng tài trợ nào của nước ngoài vẫn cứ làm, toàn dùng kĩ thuật thô sơ của Liên Xô cũ, không hiểu chất lượng thế nào, đấy là chưa kể môi trường tự nhiên của khu rừng quốc gia xung quanh sẽ bị xâm phạm nặng nề.
Sigh, đến phải tập bơi thôi. :(
 
Pham Quang Minh đã viết:
...sắc xuất xảy ra thảm họa...
Các bài viết của Minh bé đều rất hay, thể hiện sự trăn trở, day dứt của anh với thời cuộc, với đất nước. Chỉ có một góp ý nhỏ là anh hay viết sai chính tả quá. Trên chỉ là một ví dụ nhỏ: xác suất chứ không phải sắc xuất :D
 
:D Xuân gì bây giờ Đông rồi còn đâu ;) :D Anh Minhbes nhể:mrgreen: :cool:
 
Trăn trở quá, ối giồi ôi tôi trăn trở quá, nẫu cả ruột ra rồi đây này:D

Em Linh bé người mà đã phán ghê thế:D, đường mòn HCM đã có các chuyên gia lo rồi, mình thì biết gì mà bàn :D
 
hè hè, nhân tiện hỏi nhờ mọi người chút (chắc là thành nói xấu mất ):
cái Sân vận động Quốc Gia (xây cho Sea Games) thì thế nào ? (bên này nghe bảo sẽ xây xong trong vòng 1.5 năm? = 1 kỷ lục thế giới ):mrgreen:
hic, thế này thì chắc làm chân Volunteer đứng ngoài chứ ai dám vào ?
(mình lính mới, ko biết mọi người nói chuyên cái SVD ấy chưa? thông cảm nhé ):D
 
Phê bình các bác các cô các chú (CB4C), chúng ta không được mất lòng tin vào Đảng và Nhà nước như thế. Có một căn bệnh phổ biến ở tất cả các diễn đàn là rất thích nói chuyện quốc gia đại sự, và rất thích phê phán, ra vẻ ta đây cũng hiểu biết. Đối với những vấn đề ta là trực tiếp chịu ảnh hưởng, trực tiếp tham gia nói nghe còn có lý, đằng này toàn vác đại bác tàu ngầm ra dọa nhau là anh rất hãi. Những cái CB4C biết chỉ là bề nổi của tảng băng trôi, là thông tin thường là một chiều do báo chí tuyên truyền, còn bao nhiêu chuyện hậu trường ta không thể biết được sao dám phát biểu lung tung? Như thế là ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin vào đất nước, là không quán triệt tư tưởng của Đảng và Chính phủ. CB4C mới bước chân ra nước ngoài có vài năm mà đã lung lay thế này là rất không ổn. Đề nghị CB4C tự kiểm điểm lại chính bản thân và mau chóng khắc phục sửa chữa khuyết điểm.
 
thủy điện Sơn La mà không làm thì vẫn thiếu điện. Mà thiếu điện thì còn làm ăn gì được nữa. Hình như nhà mình định làm cả nhà máy điện nguyên tử ở Đà Lạt ??

Hôm nọ em vừa chạy lên Hòa Bình xem cái nhà máy thủy điện, thực sự là không tin tưởng lắm chúng ta có thể làm được một cái nhà máy qui mô hơn thế nếu không có sự trợ giúp của nước ngoài. Thế mà nhà mình lại còn định làm thủy điện Sơn La qui mô gấp đến mấy lần thủy điện Hòa Bình, nhà mình định bụng xây dựng một nhà máy thủy điện lớn nhất châu á với thủy điện Sơn la. Đúng là căn bệnh hình thức chạy theo thành tích, cứ thích phải nhất chỗ này, nhì chỗ kia.

PS0. Thực ra thì chỉ cần đập Hòa Bình vỡ là hơn 2tr mét khối nước sẽ quét sạch sẽ Hà Nội Hải Phòng và những tỉnh khác trên con đường khối nước này qua.

PS1. Ở đây lâu lâu lại thấy tivi thông báo một cây cầu vừa xây bị sập, bị sự cố. :(
 
ồ ồ Châu làm tớ nhớ tới kết luận hay hay của một đồng chí lấy bút danh Lê Thị Liên Hoan về những con ếch và đáy giếng.

Có những con ếch ngỡ mình ra khỏi đáy giếng nhưng không hay rằng nó ra khỏi đáy giếng này để rơi vào đáy giếng khác :).
 
Pham Quang Minh đã viết:
“Nếu đập Sơn La vỡ, chiếc xe tăng 40 tấn ở Sơn Tây sẽ bị thổi bay như lá vàng. Sau 30 phút, toàn đồng bằng Bắc Bộ chìm sâu 4-60 m, cướp đi sinh mạng 15 triệu người”. Khuôn mặt các đại biểu trở nên đăm chiêu sau lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Khá, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng, an ninh của Quốc hội.

Em đọc cái này mà giật thót cả mình, 15 triệu người là gần 1/4 dân số ViệtNam. Thủ đô HàNội nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, tất cả người thân, gia đình bạn bè đều ở đấy cả...:(.... Không hiểu mọi người nghĩ sao chứ Minhbe' thấy cái này không được tin tưởng cho lắm.

Vừa rồi tổng thanh tra nhà nước công bố thì có đến hơn một nửa công trình đầu tư thất thoát 50%, không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra thì bộ máy quản lí và trình độ của những nhà "hoặch định chiến lược" ở VN thì mọi người biết cả rồi. Qua những vấn đề như GIÁO DỤC, GIAO THÔNG... thì thấy được là họ giỏi đến đâu....

Ngoài ra còn nhiều vấn đề rất đáng quan tâm: “Hội đồng thẩm định Sơn La phần đông là lãnh đạo các bộ, ngành, không có chuyên môn thuỷ lợi, thủy điện. ”

Còn đại biểu Hoàng Công Hoàn, Phó bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn chỉ ra mối lo ngại khác: 47% lưu vực sông Đà nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm đề nghị Trung Quốc trả lời về quy hoạch khai thác nguồn nước này, nhưng không được phản hồi

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải cũng bảo vệ tờ trình của Chính phủ khi khẳng định trường hợp có thể xảy ra thảm họa vỡ 3 đập dây chuyền là rất hiếm.

Trước một công trình liên quan đến sinh mạng của 15 triệu dân mà bộ trưởng trả lời đúng 1 câu :mad: ngoài ra không hề có tính toán chi tiết, sắc xuất xảy ra thảm họa và các biện pháp dự phòng.... Thế mà vẫn cứ đưa ra biểu quyết... Nếu lần này QH thông qua thì rất chuối..:confused:..

Trước các ý kiến khác nhau về công trình thế kỷ này, đại biểu Lương Phan Cừ đề nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến trước khi Quốc hội quyết định. Tuy nhiên, Thủ tướng Phan Văn Khải đã không có mặt.

Anh cũng đi đến chỗ Tạ Bú, nơi định xây đập rồi, cả những nơi đang xây dựnh khu tái định cư cho đồng bào dân tộc như ở Chiềng Sinh, Chiềng Khoi, Chiềng Lề, Quỳnh Nhai... ở Sơn La và Lai Châu. Việc các bác ở quốc hội cứ thảo luận còn công tác di dân, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để đón dân cư cứ đến đã được thực hiện khoảng ít nhất hơn 1 năm nay rồi. Đấy là tính từ lúc anh đến những nơi đấy. Có thể các bác nhà mình đã làm trước đó nữa. Thủy điện Sơn La thì chắc chắn được xây thôi, các bác ở Quốc hội cứ bàn ra bàn vào rồi thể nào cũng quyết Ok, nếu không hàng nghìn tỷ đồng đã chi ra để cho công tác di dân và định cư đổ ra sông ra biển à?:lol:

Về mặt kĩ thuật thì anh không biết rõ nên không bàn ở đây. Ở đây anh chỉ muốn nói về mặt xã hôi của việc di dân. Ở thủy điện Hòa Bình công tác di dân thực hiện kém, dân sống ngay trong vòng lòng hồ sông Đà không có nước cho sản xuất và không có điện để dùng mặc dù dường đây cao thể đi qua trên đầu họ. Người dân tộc quen với lối sống của cả cộng đồng nên muốn di dân thì phải di đân cả một bản, một xã...và đưa họ đến nơi mới với nguyên cộng đồng như thế chứ nếu không họ rất khó sinh sống và họ sẽ bỏ nơi định cư mới để du canh du cư. Những nhà hoàn định chính sách của mình chỉ chú ý tới yếu tố kinh tế, kĩ thật mà quên đi mất yếu tố xã hội. Bằng chứng là Chính phủ xây nhà gạch cho đồng bào dân tộc ở nơi định cư mới nhưng dân không ở vì không phù hơp với tập quản của họ. Khôngnhuwng thế khu định cư mố có mật độ dân cao hơn nơi cũ và không có đất sản xuất (đủ lớn - vì năng suất rất thấp) nên cũng là một lí do mà dân bỏ khu định cư vào rừng đốt nương lmaf rẫy, du canh du cư.

Nói chung còn nhiều ván đề cũng không thể nêu ra hết được:mrgreen:
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Re: Re: Thủy Điện Sơn La

Nguyen Si Ha đã viết:
...Ở đây anh chỉ muốn nói về mặt xã hôi của việc di dân. Ở thủy điện Hòa Bình công tác di dân thực hiện kém, dân sống ngay trong vòng lòng hồ sông Đà không có nước cho sản xuất và không có điện để dùng mặc dù dường đây cao thể đi qua trên đầu họ. Người dân tộc quen với lối sống của cả cộng đồng nên muốn di dân thì phải di đân cả một bản, một xã...và đưa họ đến nơi mới với nguyên cộng đồng như thế chứ nếu không họ rất khó sinh sống và họ sẽ bỏ nơi định cư mới để du canh du cư. Những nhà hoàn định chính sách của mình chỉ chú ý tới yếu tố kinh tế, kĩ thật mà quên đi mất yếu tố xã hội. Bằng chứng là Chính phủ xây nhà gạch cho đồng bào dân tộc ở nơi định cư mới nhưng dân không ở vì không phù hơp với tập quản của họ. Không nhuwng thế khu định cư mố có mật độ dân cao hơn nơi cũ và không có đất sản xuất (đủ lớn - vì năng suất rất thấp) nên cũng là một lí do mà dân bỏ khu định cư vào rừng đốt nương lmaf rẫy, du canh du cư.

Nói chung còn nhiều ván đề cũng không thể nêu ra hết được:mrgreen:
Lại góp ý với bác S.Hà: hoạch định chứ không phải hoàn định.
Thực ra thì yếu tố an toàn và đảm bảo không làm ảnh hưởng nặng đến môi trường mới thực sự quan trọng. Việc phát triển công nghiệp đòi hỏi cần có nhiều năng lượng ai cũng biết, nên việc xây mới các nhà máy điện là điều cần thiết thôi. Có điều ở nhà mình nhiều công trình bị tham nhũng vượt nhiều lần mức chấp nhận được, chưa kể làm ăn thiếu trách nhiệm, nên rất nguy hiểm, đặc biệt là các công trình lớn như thế này.
Còn về vấn đề di dân thì phải chấp nhận thôi, rồi họ cũng thích nghi nhanh. Bác cứ nhìn bà con ở Hòa Bình đấy, giờ nhà nào ở gần đập cũng có một cái máy tua-bin của Tàu, xài điện quanh năm không tốn đồng nào. Cái bụng dân bản biết ơn cái Thủy điện lém lém :D
 
Nhung wuyet dinh cai thuy dien Son La day cung dau dau lam: neu lam thap: an toan ca nhung lap tuc: lam the san luon dien thap-> bao gio dat nuoc di len dc! Lam to nho no vo 1 cai... chang dam tuong tuong tiep nua!
 
Cũng xin góp một ý kiên với tư cách của một con ếch ở dưới đáy một cái giếng nào đó :D . Về mắt quốc phòng thì xây đập thủy điện như thế ko hiểu có phải là tự mình làm bẫy mình ko nhỉ? Nói dại chứ nhỡ có chú nào muỗn đánh mình cho quả bom vào đấy thì hỏng kiểu (vì đập chỉ chống lại được sức công phá của vũ khí thông thường). Hay nếu bị khủng bố thì sao nhỉ?
 
Dự án nhà máy Dung Quất: Cầm chắc lỗ


Chính phủ Việt Nam quyết định sẽ một mình đầu tư 1,3 tỷ USD cho dự án xây nhà máy lọc dầu Dung Quất. Những người am hiểu dự án này đều biết, bỏ tiền vào xây nhà máy lọc dầu này gần như chắc chắn sẽ bị lỗ.

Hiệu quả của dự án "khó bàn"

Đứng trước viễn cảnh Việt Nam sẽ một mình bỏ ra số tiền khổng lồ, đến 1,3 tỷ USD, để đầu tư cho nhà máy lọc dầu, vấn đề được nhiều người quan tâm là đầu tư như vậy có hiệu quả không và số phận của dự án sẽ ra sao nếu nó thực sự không có khả nǎng cạnh tranh ? Khi đặt câu hỏi này ra, các chuyên viên và nhà quản lý của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) am hiểu về dự án đều cười và nói : "Đây là vấn đề mà hiện nay ai cũng muốn tránh né, không dám bàn đến".



Một cựu quan chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từng theo dõi dự án nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam từ nǎm 1985, cho biết không riêng gì ở Việt Nam mà các dự án lọc dầu ở các nước khác trong giai đoạn hiện nay thường có hiệu quả rất thấp. Vì vậy, ít có công ty nào chịu bỏ số tiền lớn vào dự án lọc dầu ở nước ngoài nếu không được tham gia mạng lưới bán lẻ xǎng dầu.

Trong điều kiện ngành lọc dầu ở khu vực Đông Nam A' đang thừa công suất và hầu hết các nhà máy đã khấu hao gần xong, có thề thấy dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không thể cạnh tranh với các nước trong khu vực về giá và coi như cầm chắc là lỗ. Cựu quan chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói trên cho biết, chọn địa điểm đặt nhà máy lọc dầu ở Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) thay vì ở Thành Tuy Hạ (Đồng Nai) hay Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những nguyên nhân chính làm cho dự án không có hiệu quả, vì những nguyên nhân sau:

Trước hết, Đồng Nai và Bà Rịa - Vĩmg Tàu đã có các diệu kiện cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi. Trong khi cơ sở hạ tầng ở Dung Quất gần như là con số không, nên khi đặt nhà máy ở đây phải bỏ nhiều tiền để xây dựng đường sá, bến cảng, hệ thống điện, cấp nước... làm cho chi phí đầu tư tǎng lên. Thứ đến, việc đặt nhà máy ở Dung Quất sẽ làm tǎng chi phí vận chuyển nguyên liệu dầu thô cho nhà máy và thành phẩm để tiêu thụ. Một nửa dầu thô sử dụng cho nhà máy lấy từ mỏ Bạch Hổ của Việt Nam, nửa còn lại mua từ Trung Đông. Cự ly vận chuyển dầu thô từ Bạch Hổ cũng như từ Trung Đông về Dung Quất đều xa hơn so với từ Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến khi ra thành phẩm, lại phải chở ngược vào miền Nam hoặc ra các tỉnh phía Bắc là hai trung tâm kinh tế chính để bán. Vì hiện nay, trong tổng nhu cầu tiêu thụ trên 10 triệu tấn xǎng, dầu mỗi nǎm, miền Trung chỉ chiếm khoảng 15%, còn lại là tiêu thụ ở miền Nam và miền Bắc.

Một số chuyên viên của Petrovietnam cho rằng nếu đặt nhà máy ở miền Nam thì toàn bộ 6,5 triệu tấn xǎng dầu của nhà máy sản xuất ra vào thời điểm đi vào hoạt động sẽ đủ đáp ứng nhu cầu của miền Nam. Nhờ đó giảm đáng kể chi phí vận chuyền, làm tǎng tính hiệu quả của dự án. Theo kết quả nghiên cứu của Total, tập đoàn dầu khí của Pháp định đầu tư xây nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, nếu đặt nhà máy ở Bà Rịa - Vũng Tàu giá thành sản phẩm làm ra sẽ thấp hơn 5% so với đặt ở Dung Quất (tương đương khoảng 12 USD/tấn vào thời điểm hiện nay). Dung Quất chỉ có ưu điểm là giá đất rẻ và có thể xây ở đây cảng nước sâu cho loại tàu chở dầu lớn cập cảng rót dầu thô và xuất thành phẩm. Nhưng theo chuyên viên của Petrovietnam, ưu điểm đó không dủ bù lại những nhược điểm về cơ sở hạ tầng và cự ly vận chuyển xa.

Nhưng Chính phủ Việt Nam đã chọn Dung Quất để xây nhà máy. Theo cựu quan chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói trên, lý do chọn là Chính phủ muốn dùng dự án nhà máy lọc dầu như động lực để phát triển công nghiệp miền Trung, đặc biệt là công nghiệp lọc hóa dầu. Lúc đó, Chính phủ hy vọng vùng biển miền Trung sẽ có những mỏ khí đốt lớn và sẽ khai thác các mỏ khí này để cùng với nhà máy lọc dầu phát triển ngành công nghiệp hóa dầu. Nhưng đến nay chỉ tìm thấy một mỏ trữ lượng tuy lớn, khoảng 250 tỷ mét khối, nhưng thành phần lại chứa quá nhiều khí CO2 (không phải là khí đốt) nên chưa biết phải xử lý ra sao.

Chưa biết hiệu quả sẽ đến đâu

Hiệu quả thực sự của dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, theo một chuyên viên của Petrovietnam, vẫn chưa ai biết chính xác. Ông cho biết, hiệu quả của dự án này tới đâu và giá thành xǎng, dầu sản xuất ra còn tùy thuộc nhiều yếu tố, như từng mức đầu tư cho dự án đến khi hoàn tất là bao nhiêu; khi hoạt động nhà máy có chạy được hết công suất không; chất lượng sản phẩm làm ra có đạt như trong nghiên cứu khả thi ; tiến độ xây dựng nhà máy có bị kéo dài không.

Về chi phí đầu tư, mức dự toán hiện nay là 1,3 tỷ USD. Đây là con số mà chủ đầu tư đang cố gắng đạt. Nhưng theo chuyên viên trên, điều này không dễ thực hiện, vì đã có những dự toán mức đầu tư phải lên đến 1,5 - 1,6 tỷ USD. Tiến độ thực hiện dự án này đến nay đã quá chậm, do bất đồng giữa hai bên đối tác trong liên doanh. Sắp tới, không ai dám khẳng định sẽ không còn những bất trắc làm chậm thêm tiến độ dự án. Về khả nǎng khai thác hết công suất của nhà máy cũng thật khó nói trước. Nếu xǎng, dầu sản xuất trong nước kém sức cạnh tranh thì nhà máy khó mà chạy hết công suất, trừ phi Chính phủ có cách nào đó nâng đỡ mà không vi phạm các cam kết của Việt Nam với các nước về bãi bỏ hàng rào phi thuế quan. Còn chất lượng sản phẩm, điều này phụ thuộc nhiều vào công nghệ lựa chọn và khả nǎng vận hành nhà máy của Việt Nam. Vị cựu quan chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nói : "Công nghệ rất quan trọng, chọn sai một ly là đi một dǎm".

Chưa nghĩ ra chính sách trợ giúp

"Dù các điều kiện kể trên đều đạt mức tối ưu, thì giá thành xǎng, dầu của nhà máy ở Dung Quất cũng vẫn cao hơn giá khu vực", một cán bộ quản lý của Petrovietnam nói. Vì thế, theo ông, vấn đề đặt ra là Nhà nước phải có chính sách để giúp cho dự án này sống được trong môi trường cạnh tranh. Nhưng chính sách gì thì đến nay vẫn chưa ai nghĩ ra.

Hy vọng lớn nhất là Petrovietnam, chủ đầu tư của dự án, có thể dùng lãi từ kinh doanh lẻ xǎng, dầu để bù lỗ cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Biện pháp này trước mắt có vẻ thuận lợi, vì hiện Việt Nam chưa mở cửa thị trường bán lẻ xǎng, dầu cho các công ty nước ngoài. Nhưng Việt Nam cũng không đóng cửa thị trường bán lẻ xǎng, dầu được mãi. Do đó, điều Petrovietnam lo lắng là liệu đến khi nhà máy hoạt động các DN trong nước có còn được độc quyền kinh doanh xǎng, dầu lẻ hay không?.

Một giải pháp nữa mà các cán bộ quản lý của Petrovietnam có thể nghĩ đến là đề nghị Nhà nước giảm tối đa các sắc thuế cho dự án lọc dầu Dung Quất để giảm chi phí. Nếu vẫn chưa đủ, có lẽ chỉ còn cách Nhà nước bù lỗ rồi hy vọng sẽ thu lợi từ khả nǎng kích thích phát triển kinh tế miền Trung của dự án này.
Thêm một ví dụ về ý trí chủ quan:cry: Coi thường khoa học:cry:
 
Nguyễn Minh Châu đã viết:
Phê bình các bác các cô các chú (CB4C), chúng ta không được mất lòng tin vào Đảng và Nhà nước như thế. Có một căn bệnh phổ biến ở tất cả các diễn đàn là rất thích nói chuyện quốc gia đại sự, và rất thích phê phán, ra vẻ ta đây cũng hiểu biết. Đối với những vấn đề ta là trực tiếp chịu ảnh hưởng, trực tiếp tham gia nói nghe còn có lý, đằng này toàn vác đại bác tàu ngầm ra dọa nhau là anh rất hãi. Những cái CB4C biết chỉ là bề nổi của tảng băng trôi, là thông tin thường là một chiều do báo chí tuyên truyền, còn bao nhiêu chuyện hậu trường ta không thể biết được sao dám phát biểu lung tung? Như thế là ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin vào đất nước, là không quán triệt tư tưởng của Đảng và Chính phủ. CB4C mới bước chân ra nước ngoài có vài năm mà đã lung lay thế này là rất không ổn. Đề nghị CB4C tự kiểm điểm lại chính bản thân và mau chóng khắc phục sửa chữa khuyết điểm.

Hay, quả có chí khí, phải tin vào Đảng và nhà nước chứ

Hê đúng thật là tình trạng forum bây giờ buồn cười thật, các cháu bé còn ngồi ghế nhà trường thì đã bất mãn về giáo dục, rồi đem so sánh GD Việt nam với Mỹ. Các bác lớn một chút thì toàn chuyện quốc gia đại sự. Minh bé chắc đã lớn hơn một tí nên vào đây trăn trở, có điều Minh bé nói rất đúng là cái bài phát biểu của của ông gì đó đừng bao giờ tin như thế, dân mình không ngu đến mức nằm kề gần với cái chết như thế mà không ai biết.
Còn lại thì có mỗi XChâu nói đúng, hehe các bác đã đi học ngành Thủy điện chưa, có nhà bác nào quê ở Sơn La chưa mà vào đây tranh luận ác thế. Các bác nhớ là Vn không thiếu chuyên gia, không thiếu cán bộ chuyên môn thẩm định, hehe làm được đến đâu là việc của Chính phủ, chúng ta bàn luận toàn như kiểu thầy bói xem voi thôi. Ra nói chuyện học hành hay hơn các bác ạ:D
 
Đây này, các bác ở Quốc hội cứ bàn cãi mãi, người ta đang xây khu định cư đây này.
Lao động số 333 Ngày 12.12.2002
Lên mạng lúc 09:04:11 ngày 12.12.2002


Di dân thuỷ điện Sơn La
Nhìn từ khu tái định cư mẫu Tân Lập
Thanh Thủy


Đường vào khu
tái định cư.
Thời gian đón dân tái định cư từ vùng lòng hồ sông Đà đợt 1đang rút ngắn từng ngày. Những ngày này, tại khu tái định cư mẫu Tân Lập , các công trình hạ tầng gấp rút được thi công. Nhưng nếu chạy theo tiến độ, chất lượng sẽ thế nào? Câu hỏi đó được đặt ra với dự án giao thông trục chính tái định cư từ QL6 vào Tân Lập.

Đường thi công không đảm bảo giao thông
Theo nhiều người, việc cấp trên chọn Tân Lập làm mẫu là một quyết định rất không hợp lý. Đó là vùng hàng năm có tới 9 tháng mưa, 3 tháng sương mù. Việc thay đổi địa điểm đã làm chậm tiến độ do phải lập lại quy hoạch, thủ tục trình duyệt; do khí hậu khắc nghiệt, mưa quá nhiều làm cho các công trình hạ tầng triển khai rất chậm. Yêu cầu tiến độ phải hoàn thành vào năm 2003 với khối lượng công việc quá lớn: Hàng chục hạng mục công trình hạ tầng đủ phục vụ 900 hộ dân tái định cư, trong đó có 400 hộ chuyển từ xã ẹt Ong về và 500 hộ tại chỗ. Cả khu vực Tân Lập và Nông trường Cờ Đỏ đang được thi công ráo riết cả ngày lẫn đêm với yêu cầu kịp đón khoảng 80 đến 100 hộ dân đầu tiên của xã Ít Ong - nơi được chọn làm đập thủy điện- chuyển về trước Tết Nguyên đán 2003. Từ nay tới Tết chỉ còn 45 ngày, nhưng công việc còn bộn bề, hệ thống giao thông là ví dụ.

Từ QL6 đến địa điểm Ban Công tác Sông Đà đóng quân dài 22,4km nhưng phải đi mất gần 4 giờ đồng hồ, với 4 loại phương tiện: Xe LandCruiser, đi bộ, xe ôm, xe Uoat. Có lẽ đây là con đường khó đi nhất mà chúng tôi gặp sau hơn 20 năm ngang dọc với ngành GTVT. Mưa nhiều, các loại xe tải trọng lớn chở vật liệu, thiết bị cho công trường, các loại xe thu mua nông sản đã làm cho con đường đất sét bị "nhào nặn", bùn quánh thành những cái hố hút dính bánh ôtô. Lái xe Đỗ Mạnh Cường phàn nàn: "Chưa có nơi nào mà chế độ bảo đảm giao thông lại tồi tệ như nơi này". Gọi xe ôm, trả tiền 200 nghìn đồng cho một cuốc vào đội 9 với chiều dài khoảng 10 - 13 km mà "tay lái ôm" nào cũng từ chối chỉ vì đường xấu. Dọc đường vào, các đơn vị làm đường dàn quân đang hối hả xếp đá hộc, đá dăm và rải nhựa đường. Trên nền đất yếu nếu không được làm móng tốt thì việc xếp đá, rải nhựa cấp tập thế kia sẽ chịu được bao nhiêu ngày mưa nắng nơi đây? Anh Tống Đức Hạnh - đại diện chủ đầu tư đang giám sát kỹ thuật trên tuyến - cho hay: "Mới nắng được 3 ngày đã lại chuẩn bị mưa, vì thế việc đảm bảo chất lượng cho con đường là rất khó khăn. Chúng tôi cố gắng thúc các đơn vị thi công phải đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật theo quy định của thiết kế. Tuyến đường này phải đạt tiêu chuẩn đường cấp 5 miền núi, và phải hoàn thành vào cuối tháng 12 này. Cùng với trục chính, chúng tôi phải giám sát cả 29,8km đường nhánh (giao thông nông thôn) về các bản, các tiểu khu. Đến thời điểm này mới có khoảng 4km trải nhựa bán thâm nhập đạt khoảng 24% là quá gay go". Kỹ thuật viên Bùi Ngọc Liễn của doanh nghiệp XD Ngọc Cương (Sơn La) đang quản lý 100 thợ làm 7,3km đường nhánh từ ngã ba đội 9 vào Tà Phình kể: "Chúng tôi làm 3 ca, kể cả đêm. Thời gian còn ít quá". Hầu như các đơn vị làm thủ công là chính, máy móc thiết bị rất ít (vì không có đường để đưa thiết bị vào). Chỉ huy trưởng Tổng đội TNXP Vạn Xuân Nguyễn Đức Hồng cũng khẳng định 10km của đơn vị sẽ bàn giao đúng tiến độ, nếu thời tiết ủng hộ. Nhưng, nếu chạy theo tiến độ thì chất lượng con đường trục chính vào khu tái định cư sẽ không đáp ứng việc chuyển dân sắp tới chứ đừng nói chuyện phục vụ bà con lâu dài...

Thiếu nhiều thứ
Trong 182 điểm tái định cư đã được lựa chọn cho công trình thủy điện Sơn La có 3 điểm mẫu được Chính phủ phê duyệt gồm Phiêng Cằm (Mai Sơn), Ngọc Chiến (Mường La) và Tân Lập (Mộc Châu) thì Tân Lập được thúc đẩy tiến độ "nóng" nhất. Tân Lập nằm cách 20 km đường chim bay về phía Tây Bắc thị trấn Mộc Châu, nhưng hầu như biệt lập với bên ngoài vì thiếu thông tin và nhiều thứ nữa. Rút kinh nghiệm từ nhiều dự án tái định cư khác, trước khi đón dân, để dân yên tâm và ổn định cuộc sống ở nơi quê mới nhất thiết phải có đủ hạ tầng cho bà con. Việc xây dựng hạ tầng trước một bước là chủ trương đúng đắn, nhưng có nhất thiết phải hối thúc tiến độ khi mọi thứ đều bề bộn và thiếu? Giao thông chỉ có một đường độc đạo, điện mới dựng cột, phương tiện thông tin liên lạc hoàn toàn không có. Ban Công tác Sông Đà được UBND tỉnh giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư tại các khu tái định cư, nhưng không phương tiện đi lại, liên lạc... Trong khi đó, việc giám sát, thi công các công trình trong khu tái định cư rất cần được thông tin nhanh, xử lý nhanh để đảm bảo chất lượng. Để làm được điều đó rất cần các cơ quan liên quan nhập cuộc.
 
Còn lại thì có mỗi XChâu nói đúng, hehe các bác đã đi học ngành Thủy điện chưa, có nhà bác nào quê ở Sơn La chưa mà vào đây tranh luận ác thế. Các bác nhớ là Vn không thiếu chuyên gia, không thiếu cán bộ chuyên môn thẩm định, hehe làm được đến đâu là việc của Chính phủ, chúng ta bàn luận toàn như kiểu thầy bói xem voi thôi. Ra nói chuyện học hành hay hơn các bác ạ

Người ta bàn là bàn cái chưa biết, chứ cái biết rồi bàn làm cái cóc gì! Phải không các bác, hị hị.
Chính phủ thì vẫn cứ tin, nhưng Chính phủ cũng kêu gọi "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" cơ mà :)
Nhưng tốt nhất là các bác bàn chuyện xây thủy điện bên Mỹ đi, iem thấy quả Sơn La này dễ liên quan tới vấn đề "An ninh - Chính trị - Quân sự" lém
 
Topic này bị đóng vì bàn tán linh tinh - mặc dù không động chạm gì đến chính trị. Để tránh việc biến board này thành chỗ nhí nhố :D topic sẽ bị khóa vĩnh viễn. Bác nào biết về kỹ thuật, xin mở 1 topic khác bên box khoa học kỹ thuật. ;)
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên