Thể thao điện tử - Khái niệm mới hình thành

Nguyễn Thanh Loan
(loana9d)

New Member
Thể thao điện tử - “ký sự” hành trình​

Những mầm mống đầu tiên

Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện, trò chơi điện tử đã có chế độ thi đấu giữa những người chơi với nhau. Twin Galaxies - một tổ chức lớn được biết đến với nhiệm vụ lưu giữ những kỉ lục của nhiều trò chơi và họ thành lập đội game quốc gia Hoa Kỳ vào năm 1983. Đội game này đã tham gia rất nhiều giải thi đấu, bao gồm cả giải Video Game Masters Tournament với mục đích phá vỡ các kỉ lục Guinness thế giới.

Tới năm 1990, Nintendo tổ chức giải vô địch thế giới đầu tiên của họ ở Mỹ với hơn 90 người lọt vào chung kết. Những giải đấu của Nintendo nổi tiếng hơn với việc những người lọt vào chung kết được tặng một phần thưởng bằng vàng và hiện nay rất có giá trị trên website mua bán trực tuyến ebay. Sau đó cỏn có thêm một số giải đấu quốc tế, nhưng khái niệm thể thao điện tử vẫn chưa thực sự hình thành.


Internet: kỉ nguyên phát triển

Cùng với sự phát triển của Internet, các sự kiện thực sự chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện và lớn dần từ giữa năm 1997. Tháng 5/1997, trong giải đấu Red Annihilation, nhà đồng phát triển game Quake John Carmack tuyên bố tặng chiếc xe Ferrari 328GTS của mình cho người chiến thắng. Cùng năm, Angel Munoz, chính thức tổ chức giải thi đấu chuyên nghiệp đầu tiên dành cho game trên máy vi tính, lấy tên là Cyberathlete Professional League (CPL). Hiện nay, mỗi năm có hàng triệu người trên thế giới theo dõi các sự kiện của CPL qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là Internet. Angel Munoz được biết đến như “cha đẻ của thể thao điện tử”.

CPL tiếp tục duy trì mục tiêu hướng thể thao điện tử, tới năm 2005, CPL chuyển sang hình thức World Tour, tổ chức liên tục các sự kiện có hệ thống tại nhiều quốc gia trên thế giới, sau đó các nhà vô địch của các quốc gia qui tụ để thi đấu vòng chung kết. Năm 2005, tổng giải thưởng của CPL lên tới hơn 1.000.000 đô la Mỹ. Nhà vô địch của năm đó Johnathan “Fatal1ty” Wendel nhận phần thưởng tới 150.000 đô la Mỹ.
Quay ngược lại thời gian, năm 2000, một sự kiện lớn khác: World Cyber Games được tổ chức lần đầu tiên tại Seoul Hàn Quốc dành cho 5 game: Quake III, Starcraft, FIFA 2000, và Age of Empires II. Có tới 174 đấu thủ tham gia đến từ 17 quốc gia với giải thưởng 20.000 đô la Mỹ. Đến năm 2006, giá trị giải thưởng đã lên tới 462.000 đô la Mỹ.

Năm 2003, Electronic Sports World Cup - một giải đấu qui mô lớn khác được tổ chức, với 358 đấu thủ đến từ 37 quốc gia và tổng giá trị giải thưởng là 150.000 Euro. Chỉ hai năm sau, năm 2006, số người tham dự đã là 547 và tổng giải thưởng tăng gần gấp ba (400.000 Euro). ESWC tập trung vào các game Quake, Counter Strike và Warcraft 3.

Bên cạnh đó, các hệ thống giải đấu khác xuất hiện ngày càng nhiều như Major League Gaming - MSL, World Series of Video Games - WSVG. Các game được sử dụng để thi đấu là các game có độ cân bằng và tính đối kháng cao như Counter Strike, Warcraft 3, Quake, Halo 2, Project Gotham Racing 3...

wcg.jpg


wcg18.jpg



Hợp đồng của game thủ:

Cũng giống như mọi môn thể thao khác, khi đã phát triển chuyên nghiệp, các game thủ thi đấu dần dần sẽ nhận được những chế độ như một vận động viên.
Ngày 01 tháng 2/2003, SK Gaming trở thành câu lạc bộ game đầu tiên kí kết hợp đồng với những thành viên của mình. Các bản hợp đồng không được công khai, nhưng trong đó đã có các điều khoản về lương, ngoài ra khi chiến thắng các giải đấu, các game thủ sẽ được chia tiền thưởng.

Ngày 18 tháng 5/2004, cuộc chuyển nhượng game thủ đầu tiên trên thế giới diễn ra, đội game NoA mua lại game thủ Counter Strike Ola Moum, được biết đến với nick name “elemeNt” từ đội SK Gaming.

Cho tới nay, việc chuyển nhượng trở nên quen thuộc, các game thủ cũng có chế độ lương cao hơn rất nhiều, đồng thời họ cũng có trách nhiệm luyện tập để đảm bảo đạt thành tích cao. Đối với họ, game không còn là giải trí, nó đã là một nghề.

Khi các giải đấu lớn ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của xã hội và các phương tiện truyền thông cũng là lúc các công ty lớn, các đơn vị lớn vào cuộc. Họ tham gia đầu tư cho các giải đấu, làm tăng mức phần thưởng cho người chiến thắng, một số khác tài trợ cho các đội game chuyên nghiệp. Các đội game được tài trợ sẽ tham gia nhiều hơn vào các chuyến thi đấu xa cũng như được cung cấp trang bị thi đấu tốt, quảng bá cho thương hiệu của nhà tài trợ

wcg2006_grubby.jpg



Thể thao điện tử đã tồn tại ở VN chưa? Muốn biết điều đó hãy cùng đón xem kì tới.
 
Chị ơi chị copy ở đâu ra thì làm ơn ghi rõ nguồn với ạ.
Mà khái niệm này có từ lâu rồi.
[E-sport]
 
bài này do 1 ng bạn viết ko phải copy từ trang khác wa đâu.
Đúng là khái niệm này có từ lâu rồi nhưng ở VN vẫn còn nhiều ng chưa biết esport là j. Điển hình là chị cũng chỉ mới bít đc vài tuần :">
 
E-sport thì ở đây nhiều ng biết rồi, nhưng nhìn rộng ra khắp VN thì tỉ lệ những ng biết đến E-sport là bao nhiêu. dù sao, bài viết cũng đưa ra cái nhìn hơi hơi đủ về E-sport. và việc đặt 1 bài viết như thế ở TTTG e là ... ko thọ đc lâu với các pro spammer ở đây :D
 
Hơ, em Loan 8-> eSport :x
 
Back
Bên trên