Thế giới người ta làm khoa học như thế nào

Trần Quyết Thắng
(tranthang)

Thành viên (sai email)
Mình vừa đi nước ngoài xong, thấy choáng vì tốc độ nghiên cứu và làm việc của bọn nó quá. Trong box này mình thấy có nhiều thứ cao siêu quá, đọc mãi không hiểu, đọc lại cả cái post của mình cách đây 3 năm cũng thấy choáng, bảo tại sao mình ngày xưa thông minh thế, giờ càng ngày càng thấy mình ngu đi.

Cái chính là nghiên cứu mấy thứ đó tốn tiền lắm cơ. Khoa học cơ bản bây giờ tiền là trên hết. Bọn mình giỏi thật, nhưng mình không có tiền thì chẳng làm được gì cả. Mấy thứ chỉ cần giấy với bút là tính được thì bọn nó làm cả rồi. Mình có mỗi 60 tr người, tính về nghiên cứu thì khoảng 50000 là cùng, mà bọn ấn độ với trung quốc cũng giỏi lắm cơ, mình chỉ có giấy vời bút, lại không có tiền thì đọ thế nào được.

Trong cái labo của mình thì lũ TQ chiếm tới hơn 50%, người Mỹ nghiên cứu chỉ khoảng 30%, còn VN chỉ có 2 mống. Cứ cái đà này thì VN sẽ biến mất trên bản đồ KH thế giới mất.

Đã bao giờ các bạn thử vào hay đọc các scientific journal chưa? Ở đây có trò summer intern, bọn trẻ lớp 10, 11 đã bắt đầu nghiên cứu kh rồi, thậm chí còn có tên trong các bài báo, tạp chí KH nổi tiếng. Trong khi các giáo sư, tiến sỹ trong nước của mình, thì chẳng thấy bao giờ được cited cả, mặc dù một số được đánh giá rất cao.

wei, nếu mọi người thấy hứng thú thì thử tìm đọc một số bài báo đi, nếu hưởng ứng pm tớ, tớ sẽ gửi cho 1 số (vì bọn nó bắt mua).

----------

wei, mình không có ý offence ai đâu, nếu thấy mếch lòng, bỏ quá cho nhé :D
 
Em vẫn ko hiểu lắm ý tưởng của anh khi mở cái thread này ạ :D

Vậy ý anh muốn thảo luận ở đây là gì ? :) "Thế giới người ta làm khoa học như thế nào" hay "VN ko có tiền"? :D Mà em tưởng ng cứu KH công nghệ thì mới cần tiền trước nhất, còn KH cơ bản thì có thể là thiên về lí thuyết hơn nên ko cần nhiều đầu tư bằng. Bằng chứng là VN nhiều công trình về Toán và Vật lý lý thuyết hơn là KH công nghệ.

Chuyện VN có quá ít công trình được cite hay cross-reference thì đúng là chuyện đáng suy nghĩ. Em nghĩ đúng là ng VN rất thông minh, nhưng nó là… kiểu gì ấy, kiểu như ko hoàn thiện. VD ng Việt hiểu và nắm vấn đề rất nhanh, nhai được cả những thứ gọi là xương xẩu nhất, nhưng ko có khả năng sáng tạo ra cái mới thì phải (trong khi bọn Tây nó rất khuyến khích năng lực creative). Cả nước ta trong 1 năm chỉ có 3 đơn xin cấp bằng phát minh sáng chế, trong khi một thành phố nhỏ của TQ một năm có hơn 120 đơn :D (thảo nào TQ rất hay có những món đồ hay hay lạ lạ).Nền giáo dục của ta dựa trên kiểu mô phạm để truyền đạt, rồi người học mô phỏng để thể hiện sự tiếp thu. Bao h mới có được một định lý lớn mang tên Việt. Tất nhiên cái vinh dự đấy cũng rất nhiều nước ko có được, nó tập trung cho châu Âu và Mĩ hết rồi, nhưng Nhật, TQ với Ấn Độ cũng đã có rồi.

Đấy là một, còn nữa là về tổng thể nói chung thì ng Việt đâu đã hard-working lắm. Anh đọc thử một số đoạn tranh luận trên diendantoanhoc xem:

Vấn đề là thời gian bạn ạ. Bà con ở nước ngoài, được cấp học bổng và chỉ làm một việc là đọc sách, và công việc của bạn là bạn phải giỏi. Cái đám PDEser ở quốc nội (nói thế chắc không ai sửa đâu nhỉ) cũng phải ngồi đọc sách, và cũng phải giỏi, nhưng tớ xin phép đổ tội cho sách vở nhé, và đổ tội cho thiếu thông tin nhé, có được không? Chúng nó cũng phải học (thì học mới nên người được chứ), và phải dạy học (để kiếm tiền mà học chứ, có ai chi tiền cho đâu). Nếu KK thiếu sách, OK, thư viện kia kìa, trình thẻ ra là có ngay, còn bọn PDEser ở Việt Nam á, từ từ nhé, thư viện chưa cập nhật, chờ vài bữa nửa tháng nhé, may ra đợt tới nhập sách có chăng. Thiếu thông tin ư, KK có ngay đệ tử của Evans để đấu chưởng, hoặc đến nghe seminar, hỏi là ra, còn chú Mọt thì chỉ hỏi han anh này anh kia ở seminar của mình, nếu viết thư cho de Figueredo (một cao thủ của PDEs) thì cũng đâu có ngay lập tức nhận được câu trả lời. (Xin lỗi chú Mọt nhé, vì tớ dẫn chú ra là anh em biết liền à )

Vậy mà bọn đó vẫn phải học giỏi (không giỏi thì đi chỗ khác kiếm ăn nhé), và vẫn phải làm TS (mà chỉ được có vài năm thôi), cũng cật lực ra phết đấy, nếu muốn hàng Việt Nam chất lượng cao, (để còn đi tiếp thị chứ, kiểu như chú Mọt muốn ra mắt đại lão gia de Figueredo thì cũng phải có gì đó để đại gia ấy để ý chứ nhẩy). Giờ không còn nhiều chỗ cho mấy ông TS Toán vui vẻ nữa đâu, làm cũng vỡ mặt đấy, rồi cái khoản hành chánh thủ tục nữa chứ. Đặc thù chương trình học có thể khiến ta so sánh, nhưng đấy không phải là cái chính nhất.

Theo tớ, việc publish bài báo có thể coi như bông hoa, nó tô điểm cho cuộc sống khoa học của mình, nó cũng có thể được ví như bát cơm, vì nó đem lại cơ hội tồn tại cho mình. Tớ nghĩ rằng tập tọng từ những cái nhỏ nhỏ đâu có gì là đáng chê trách, nói một cách văn vẻ, có thể coi đó là những viên gạch đầu tiên của con đường khoa học mỗi người. Làm được là tốt rồi.

Tớ nghĩ KK là một nhà Toán học trong tương lai, và một trong những nhiệm vụ của nhà toán học là phải lôi kéo để cộng đồng làm Toán không ngừng phát triển. Cứ nhìn ra đằng sau mình xem, các anh em học sinh, sinh viên Toán chính là đối tượng trực tiếp. Nhưng nói thật, cách phê phán của KK sẽ phần nào làm các anh em đó nản (một số thôi nhé, xin mọi người đừng nghĩ đó là nói mình ). Nhà Toán học, trước hết đó là những con người rộng lượng, tốt bụng.

Viết thế đã. Nói nhiều quá không tốt. Chúc bà con vui vẻ.
Chào thân ái.

kakalot đã viết:
Buồn cười nhỉ, tại sao mọi người cứ thích đổ lỗi cho việc không có thời gian là thế nào. Tôi hỏi một câu, một ngày mọi người làm việc bao nhiêu tiếng? KK đã học và làm việc tại khoa tóan trường đại học KHTNHN, cũng đã cặm cụi dạy gia sư luyện thi ĐH nên biết rất rõ. ĐC có thể mang cái lý do đó để nói với những người chưa bao giờ học đại học tại việt nam thì rất có thể họ sẽ thương và thông cảm, còn với tôi thì không.

Vấn đề chính ở đây là thói lười nhác và làm việc lấy được, lấy cái mác chứ không phải là học thực chất. SV học gạo lấy điểm cao, giảng viên làm gạo để đếm paper, cái lối suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức rồi. Tất cả là một lũ lười nhác, nhưng lại rất thích được người khác khen ngợi. Đến khi được nói thẳng thì quay ra chửi bới. Thật không thể hiểu nổi.
Ở bên này, bọn tôi cũng phải dạy SV bục mặt ra chứ có nhàn đâu. Như KK tôi chẳng hạn, phải làm việc liên tục từ sáng cho đến 2 h đêm, kể cả thứ 7 và chủ nhật, đêm ngủ luôn tại phòng làm việc, vài ngày mới về nhà một lần. Bọn tôi để tiết kiệm thời gian còn thậm chí mở cả seminar thảo luận ban đêm từ 11 h cho tới 2 h sáng. Tôi hỏi, thế thì kêu ai, đổ lỗi cho ai? Còn các SV thì chúng nó học ngày học đêm, ngày nào thư viện 2 h sáng đóng cửa thì chúng nó mới lũ lượt kéo về nhà. Khi nào mệt thì uống Vitamin C và ngủ một giấc ngắn. Các quán cà phê thì lúc nào cũng đông nghịt khách, nhưng không phải là cái lũ ra đấy dặt dẹo mà tòan là các SV ra đấy đọc sách.

về việc nói về cách phê phán của tôi, tôi nghĩ tôi làm đúng. Với một người làm khoa học, không thể chấp nhận được việc du di, thông cảm trong việc đánh giá khoa học. Giới khoa học không phải là trại tế bần, cũng không phải là hội chữ thập đỏ. Bản chất của cuộc đời là bất công, vậy thì đừng bao giờ mong có được giọt nước mắt thương hại của người khác nếu như mình không chịu cố gắng phấn đấu. Theo quan điểm của tôi, làm khoa học là tham gia một cuộc chiến một mất một còn, và không có chỗ cho lòng nhân đạo. Một thứ tóan học hời hợt thì nói kiểu gì đi nữa vẫn cứ là thứ tóan học hời hợt.
Và tôi cảm thấy rằng, động viên một người đi vào đường cụt theo kiểu xoa đầu: "mày khá đấy, môi trường như thế mà cũng học được" để nó tiếp bước vào con đường ngõ hẻm, lãng phí tuổi trẻ vào những bài tóan vô bổ thì mới gọi là độc ác và vô lương tâm. Thà cứ nói thẳng với nó như thế để nó thay đổi cách làm việc, rất có thể cứu được cả một con người và bớt đi một tiến sĩ giấy.
Có câu chuyện tương tự. Chắc mọi người đã nghe đến công trình "thuyết tương đối mới" đang sôi động. Cá nhân tôi phản đối việc làm của ông Nguyễn Anh Kỳ, cụ thể hơn là việc động viên tác giả:"Hội đồng khoa học đánh giá rất cao tinh thần làm việc và lòng đam mê khoa học của ông". Việc làm đó của viện vật lý làm cho ông già kiến trúc sư bị mắc bệnh cuồng vĩ, thế là mang cái thuyết tương đối đó đi rêu rao khắp nơi. Cuối cùng thì chỉ khổ thân ông già hoang tưởng và lãng phí tiền bạc của nhà nước. Thà là cứ như tôi, nói thẳng: công trình của ông hòan tòan không có giá trị khoa học, tác giả không có một chút hiểu biết về hình học RIemann (như là một cái lá thư tôi gửi cho Vnexpress) thì mọi chuyện đã đơn giản, và ông ta đã yên trí an hưởng tuổi già.

Đàn ông con trai phải có chí, phải biết vượt lên hòan cảnh, phải biết chấp nhận sự thật. Tuy nhiên, nếu một người làm KH chỉ có thể làm việc được nếu có được sự thương hại và lời khen thì tôi có một lời khuyên chân thành cho các bạn đó. Hãy đi tìm một em SV nữ rồi than nghèo kể khổ với em ấy, biết đâu sau nửa tiếng van vỉ, với bản tính nhân hậu của phụ nữ, rất có thể em gái đó sẽ nhỏ cho một vài giọt nước mắt thương vay khóc mướn, trước khi tót lên @ phi lên Newcentury nhảy đầm với bạn trai.
....
Nhân tiện nói về chuyện dạy và học ở Việt Nam:

1) Nói về giờ giấc: Trừ một số GV nghiêm túc còn thì hầu hết đều vào trễ ra sớm, nghỉ giải lao vô cùng tận.

2) Nói về nội dung: Phải công nhận là nội dung học quá nhàn hạ, SV không phải tốn nhiều công sức mà vẫn được điểm cao, cuối tuần không có homework, không cần vào thư viện tra cứu. Học xong thì 10 phần quên hết 12 ...

3) Nói về cách dạy: Hầu như các môn học được dạy quá châm. Chẳng hạn ở Mỹ một học kì 10 tuần học có thể học 6 chương, còn ở VN thông thường chỉ một hai chương.

4) Nói về người dạy: Ít có cơ hội để được các nhà toán học lớn đến giảng dạy. Lấy ví dụ ĐH Bắc Kinh TQ, hằng năm đều có những tay cỡ như Yau, Gang Tian...đến giảng. Cho nên SV ĐH Bắc Kinh khi apply chỉ cần duy nhất là bảng điểm.

Kết luận: Trừ điểm 4) là bất khả kháng, còn ba điểm 1), 2) và 3) tôi hi vọng là Vn có thể sửa chữa được, với lại hi vọng bớt đi chuyện gian dối về điểm số. Hi vọng vào năm 1xxxx đơn của SVVN sẽ được xếp hạng ưu tiên số 1 trong tuyển chọn vào các trường ĐH hàng đầu thế giới.

Một lời nhắn đến những ai vẫn hay nói rằng GDVN đang cải cách, đang tiến bộ vượt bậc: Muốn biết nó tiến bộ hay không thì hãy đứng trên bình diện thế giới mà nhìn.

:) Nói đúng cũng nhiều, phải ko anh. Nên mình đang thấy TG nó làm khoa học khiếp là phải thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cứ cái đà này thì VN sẽ biến mất trên bản đồ KH thế giới mất.

Nói như thế này không sợ các em nhỏ nó hiểu nhầm rằng Việt Nam mình đã từng có mặt trên bản đồ KH thế giới ư? :D

Về chuyện làm như thế nào để phát triển nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, thì e rằng nó là một câu chuyện dài tập. Tác giả topic đề cập đến vấn đề tiền là đúng một nguyên nhân rồi đấy. Vấn đề nữa là cho dù có nhiều tiền, thì cách chi như thế nào? Ai quản lý? Nói thật là rất nhiều các đề tài nghiên cứu ở Việt Nam mà tôi được biết hiện nay thuộc dạng làm giả ăn thật. Các tác giả nặn ra đề tài để xin kinh phí là chính, còn đề tài làm ra thì chẳng ra đâu vào đâu. Điều này làm nản lòng rất nhiều nhà khoa học chân chính. Những người này không thể quen với môi trường nghiên cứu dối trá, cho nên họ bỏ ngang sự nghiệp nghiên cứu để đi làm những việc có ích khác, và nhiều người cũng rất thành công. Tất nhiên cũng có nhiều người say mê, tâm huyết với nghề cố trụ lại, nhưng họ giống như là ở vào thế "một tay không che đủ bầu trời" vậy.

Câu chuyện này nói rộng ra thì nó là căn bệnh của toàn xã hội. Nhưng giống như rất nhiều vấn đề khác bây giờ, có lẽ nghiên cứu khoa học cũng cần phải đựoc "xã hội hóa" cái đã. Người nghiên cứu cần những tố chất gì? Đó là lòng say mê, tính sáng tạo, và đôi chút trí thông minh nữa (như người ta thường nói, là trí thông minh cũng góp được 1% vào sự thành công). Tạm không nói tới lòng say mê, chúng ta thử tự hỏi xem cơ chế trường lớp và các quan niệm ở Việt Nam hiện nay đã thực sự kích thích tính sáng tạo hay chưa? Hay vẫn là giáo điều kinh viện? Ở tầm vĩ mô thì nhà nước quản lý hết cái sự học, qui định rằng được dạy cái này, phải dạy cái kia, không được dạy những thứ khác, .... Một nhà khoa học tương lai (sinh viên) chưa gì đã được dạy là có những cái này cái kia là hằng đúng, không được phép suy nghĩ ngược lại, thì còn gì là tính sáng tạo nữa? Có phải không ạ? Cho nên sự học là phải "xã hội hóa". Các trường phải được cởi trói cho phép quyết định nên dạy cái gì và dạy ra sao. Các trường tư cần phải được khuyến khích thành lập. Giống như các công ty nhà nước khi tư hữu hóa thì thường ăn nên làm ra, các trường sở nghiên cứu cũng sẽ tương tự như vậy. Nhìn lại Việt Nam thì dường như trường đại học FPT là một sự khởi đầu đúng đắn, cần phải được nhân rộng. Trước mắt trường này có lối đào tạo, ít nhất là theo như tuyên bố của họ, là rất thực tế, thực tế hơn là tuyên bố của các trường khác. Trong tương lai nếu như những trường như vậy có thể mở rộng lĩnh vực nghiên cứu nữa, thì đó sẽ là một điều rất tốt.

Đêm khua quá mà mất ngủ nên việt tạm như vậy. Xin khất lần khác lại vào thảo luận vấn đề thú vị nào cùng các bạn
 
Chính xác là VN đã từng có mặt trên bản đồ KH thế giới.

Nếu anh biết giáo sư Trần Đại Nghĩa đã từng học 6 trường grand ecole trong 6 năm ở Pháp, cũng là một thiên tài về vũ khí được cả thế giới công nhận. Hay GS Nguyễn Văn Hiệu, GS vật lý lý thuyết nổi tiếng TG. Hay ông Phạm Đồng Điện, sinh viên xuất sắc nhất cho tới bây giờ tại trường đại học Lomonosov nổi tiếng.

Khoảng thời gian 1935-1975 là thời hoàng kim của KH VN nếu mọi người chiu khó tim hiểu 1 chút.

Còn cái chính anh muốn nói là việc nghiên cứu KH ở VN nên chọn những thứ thiết thực, rẻ tiền mà làm. Anh rất lấy làm lạ là số không nhỏ các bài báo của TQ và Ấn Độ là hoàn toàn về mô phỏng. Mô phỏng có cái lợi là chỉ cần toán và máy tính. toán thì là toán ứng dụng FEM, Monte Carlos.... không tốn tiền. Máy tính thì đầy, pc bây giờ còn mạnh gấp 100 lần mấy cái super computer hồi trước. Mà bọn Mỹ thì lười, không có mấy ai làm trò này cả. Mình đã từng làm việc ở VAST nên biết, ai làm thực nghiệm cứ làm, làm lý thuyết cứ làm, ko có liên kết gì cả. Nhưng làm simulation ở VN rất không phát triển, còn nếu có thì chỉ là thuần túy lý thuyết.

Tại sao em có vẻ coi thường công nghệ nhỉ, ở Mỹ bọn nó chỉ trả nhiều tiền cho công nghệ thôi. Công nghệ cũng là 1 phần trong KH, và VN cũng làm được, nếu biết lựa chọn. Công nghệ không hề tốn tiền như mọi người tưởng đâu. Công nghệ Nano là 1 ví dụ. Với lại những thứ gì cả thế giới đã từng đào bới nó trong vài chục năm rồi thì càng ngày càng tốn tiền. Chỉ có thứ nào mới mọc ra thì mới có cơ hội cho mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
còn theo mình nghĩ, không nên đổ tại cho đào tạo. Người ta dạy mình thế nào là chuyện của người ta, học ra sao là chuyện của mình. Có người chưa từng đi học cũng có thể thành bác học đấy thôi. Edison thì chưa từng đi học, Newton từng bị coi là đần độn,.... Thế giới rông lớn, internet là thư viện khổng lồ, không cứ phải khi có người dạy thì mình mới học được.

----------

Nếu cứ đợi chính sách thay đổi thì cứ khoảng 10-20 năm nữa, biết đâu lại có *phép màu*

----------

Còn về đề tài, kinh phí ? Đợi cái đó thì còn lâu, làm những gì tự mình làm được đã.

----------

Người giỏi không cần phải hàng triệu. Chỉ cần 10 người xuất sắc, trăm người giỏi, kết hợp lại sẽ không thua ai cả.
 
Ông thày tớ nói 1 câu, sáng tạo chỉ có khi người đó thật sự hiểu vấn đề mình nghiên cứu, lúc nào cũng nghĩ đến nó. Hơn nữa, KH không nhất thiết phải sáng tạo. Sáng tạo có thê biến công trình 10 năm thành 1 năm, hay đưa 1 nghiên cứu ra khỏi ngõ cụt. Nhưng con đường kh rộng lắm, tại sao cứ nhè ngõ cụt mà vào? Nghiên cứu khoa học, cần nhất là đam mê, cái đó có người có thừa. Sau đó là chiu khó tìm hiểu. Internet làm cho cả thế giới trong lòng bàn tay mình, nếu có được ngoại ngữ. Rồi hợp tác, cái đó cũng ko khó.
 
Ớ anh diễn dịch ý tưởng của em thế nào mà lại thành "tại sao em có vẻ coi thường công nghệ nhỉ..." Em đang học nhóm ngành công nghệ mà :D ^^ Em hãi lí thuyết thuần túy của KH cơ bản thì đúng hơn (chắc ko học nổi :D ), còn CN nó gần gũi, cái gì cũng gắn liền với cuộc sống nên thích hơn.
Thực ra thì học về CN cũng khó nhằn chứ có dễ xơi đâu. Cái gì khi mà đi sâu vào nó cũng mênh mông cả. Em cũng nghĩ KHCN mới là thứ đem lại lợi nhuận cao trên cùng một lượng đầu tư (thế giới đang móc tiền chi cho CN và sản phẩm CN nhiều nhất, từ laptop, Ipod, di động, vật liệu mới...)

Nhưng chỉ simulation thì ý anh là làm CN chỉ ăn phần chất xám? Tất nhiên là tỉ trọng R&D trong CN cũng cao nhưng cứ mô hình hóa rồi đưa vào máy thì rốt cục cũng là simulation, chỉ khi nào thành sản phẩm bán được thì mới "ăn tiền" chứ ạ?:D
------------
Còn "sáng tạo là nhận ra sự giống nhau giữa cái mới, chưa biết với cái cũ, đã biết- Ludwig Boltzmann" :D Nếu ko đạt đến khả năng sáng tạo được thì sẽ luôn chỉ là học lại cái người ta đã làm thôi, ko thể có thế thượng phong được. Em nghĩ thế.
Đào tạo có ảnh hưởng nhiều chứ anh, tự tìm hiểu được thì đã là xuất chúng rồi. Được nền GD ĐT của xã hội định hướng vẫn tốt hơn chứ. Nó sẽ làm khác đi cái nếp suy nghĩ.

-------------
Còn anh VD là làm nano làm sao mà rẻ được ạ?:-s Trường em mới được đầu tư phòng lab trọng điểm về CN nano hết hơn 2 mêga USD. Máy móc của nó toàn đồ đắt dã man. Ko lẽ chỉ dừng lại ở nghiên cứu lí thuyết nano mà ko có sản phẩm thực tế nào? :)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Làm KH nên đẩy những thứ nào đắt đỏ sang bên có tiền. Ở bên này máy móc ko thiếu. 2M nói thật ko là gì cả. 1 cái FESEM là 850k rồi. Hay là 1 cái nano manip là 100k, 1 bộ deposition là 700k... toàn trăm K nghe mà hãi... Nhưng cũng có những thứ rẻ, như nano clay, hay aqueous nano growth... rất mới và ko tốn tiền....

Nano là thứ mới. Nếu mình làm kh kiểu Mỹ, thì chẳng bao giờ đọ được. Nên chọn mấy cái rẻ tiền mà làm. Hồi trước mình có đi mấy cái hội thảo, thấy thỉnh thoảng có những thứ rất rẻ mà hay lại ko thấy mấy ai hưởng ứng.

----------

còn về đào tạo, ko nên ỷ lại vào nó. Đào tạo của nước mình tệ, không ai có thể thay đổi, ít nhất trong 10 năm tới. Mình học thế nào là 1 chuyện, người ta dạy thế nào là chuyện khác. Mình chỉ học trong lớp 6 tiếng mỗi ngày, vẫn có thời gian tự học cho mình được cơ mà?
 
wei, sao ko ai nói gì cả?

Thôi đành tự nói mình nghe vậy.

Một số trong những bài báo mình đọc được, và cũng nghe tác giả trình bày, mình thấy đặc biệt hay, post ở đây, chỉ dành cho ai tâm huyết, muốn nghiên cứu khoa học chứ ko dành cho người chỉ nghe khoa học cho vui.

* sdarticle.pdf of size 774.277 KB
http://www.filefactory.com/file/9c5688/
* sdarticle2.pdf of size 467.612 KB
http://www.filefactory.com/file/2e1c02/

chỉ là file pdf, ko có virus đâu.

Đặc biệt dành cho các quí vị dân hóa.

----------

wei, ai ko muốn dl từ nguồn ko rõ, pm hay mail mình, mình gửi cho.
 
Back
Bên trên