Thắc mắc về việc chế tạo Dung dịch Bordeaux

Trịnh Đức Minh
(minhdaubua)

Điều hành viên
Dung dịch Bordeaux là một dung dịch đc nông dân sử dụng để diệt nấm trên cây trồng. Nguyên liệu của nó rất đơn giản: Ca(OH)2 và CuSO4.
Em có thắc mắc nhỏ thế này: Tại sao khi chế tạo, nếu cho từ từ CuSO4 vào Ca(OH)2 thì ko kết tủa và cho ta dung dịch, còn khi cho Ca(OH)2 vào CuSO4 thì lập tức có kết tủa??
Mong các bạn và các anh chị giải đáp!!
 
Câu hỏi của em hay đấy nhỉ...
Hiện giờ chị không có dịp thử thí nghiệm này, phải đến cuối tháng chị mói có thời gian, lúc đấy chị cũng sẽ thử xem thế nào... ;)

Lý do tại sao đổ Ca(OH)[SUB]2[/SUB] vào CuSO[SUB]4[/SUB] thì có kết tủa thì chị nghĩ chắc là lúc đó, môi trường phản ứng là neutral, còn ngược lại là môi trường phản ứng kiềm?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Úi úi chị nhầm :"> :p

Xóa đoạn giữa đi ngay thôi :">
-------------

Cám ơn em Vân nhắc chị nhé!! :x
 
Dung dịch Bordeaux thường có nồng độ 1%, có tỷ lệ đồng vôi nước là 1:1:100. Thường người ta pha có mỗi 100 gram đồng trong 8 lít nước, do đó dung dịch này có lượng đồng cực kì loãng. Sau đó pha vôi đặc, 120-130 gr vôi trong 2 lít. Sau đó đổ dd đồng vào dung dịch vôi nên khi đổ đồng vào vôi thì lượng đồng đổ vào dung dịch Ca(OH)2 thực ra có nồng độ rất nhỏ. Mà kết tủa Cu(OH)2 ko phải quá dễ xuất hiện khi nồng độ đồng thấp.
Còn CaSO4 chỉ hơi ít tan thôi, chứ ko phải là cực kì khó tan nên với nồng độ cỡ 1% nó tan tốt.

Ngược lại, nếu đổ Ca(OH)2 vào thì nồng độ Ca(OH)2 nó cao sẵn rồi nên dễ gây kết tủa. Mà kết tủa ở đây là kết tủa cục bộ :)
Nhưng chú ý là dung dịch Bordeaux rất dễ lắng vì dù sao cũng là môi trừơng kiềm nên người ta thường chú ý, pha xong thì phải dùng ngay.

Tóm lại, nếu đổ vôi vào đồng sẽ xẩy ra kết tủa cục bộ đồng do tại nơi đổ dung dịch vôi vào độ pH quá cao mà một khi kết tủa rồi thì ko thể tan được trong môi trường kiềm, trong khi đó nếu đổ đồng (dung dịch loãng, chủ yếu là nước) thì sẽ ko có kết tủa xuất hiện (tất nhiên để lâu quá thì cũng có đấy :D )
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên