Thầy giáo "diễn tuồng" trong lớp luyện thi

Nguyễn Vũ Anh
(RYS)

New Member
Thầy quay xuống nói: "Thế nào, có hiểu gì không mấy cưng; các người nên nhớ rằng mỗi câu nói của ta đều rất có chiều sâu. Nó xuyên cả quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai". Lớp luyện thi im lặng, những ánh mắt nhìn ngơ ngác.
Một tháng trước kỳ thi tuyển sinh, học trò ngoại tỉnh ùn ùn kéo về Hà Nội, các trung tâm luyện thi cũng ồ ạt mở lớp. Chất lượng giáo viên được quảng cáo "nổi tiếng" cũng dần lộ diện qua bài giảng...

Tại một trung tâm luyện thi đại học lâu năm ở khu Bách Khoa, vừa dúi vào tay khách tờ quảng cáo, anh "hướng dẫn viên" của trung tâm vừa nhanh nhảu giới thiệu: "Học cả khóa, 12.000 đồng một buổi Toán, Lý, Hóa, Sinh và 15.000 đồng một buổi Văn, Sử, Địa, Anh. Còn nếu học theo buổi thì cho anh xin 15.000 đồng".

Nằm trong con ngõ nhỏ, căn phòng rộng chừng 50 m2, bàn ghế kê sát nhau. Ngoài chiếc bảng, trên bục giảng còn treo chiếc máy chiếu lớn khiến cơ sở vật chất ở đây trông có vẻ khang trang hơn so với các 'lò" luyện khác.

15h30, nửa tiếng trước giờ khai giảng lớp luyện Hóa, số người có mặt trong lớp chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nhưng chỉ 15 phút sau, dòng người ùn ùn kéo đến chen chúc nhau mua phiếu, ghi tên... Phòng học trở nên chật kín với khoảng 150 người.

Lên Hà Nội ôn thi từ sau Tết nhưng cảm thấy chưa chắc chắn nên Đông, cựu học sinh THPT Đào Duy Từ (Thanh Hoá) lại đăng ký thêm lớp luyện thi cấp tốc. Đúc kết kinh nghiệm từ nhiều "lò", Đông cho rằng, cách dạy thi trắc nghiệm chẳng khác với dạy thi tự luận là mấy.

16h, một thanh niên trẻ măng, khuôn mặt khá điển trai, ăn mặc đúng mốt, phóng xe SH màu mận chín vào sân trung tâm. Chậm rãi bước lên bục giảng, thanh niên này tự giới thiệu tên Phát, giảng viên một trường đại học có tiếng ở Hà Nội.

Sau vài phút tìm hiểu lớp, thầy Phát nói như đinh đóng cột: "Vì thời gian có hạn nên tôi dạy kỹ vào phần nào mà tôi chắc chắn năm nay sẽ có trong đề thi, phần nào ít khả năng thì tôi sẽ phát tài liệu cho các em tham khảo. Xin nhắc lại, tôi chỉ dạy kỹ phần nào chắc chắn sẽ có trong đề thi".

Để tăng tính thuyết phục, thầy lại đưa ra một lời hứa hẹn đầy hấp dẫn: “Các kiến thức của phần hữu cơ thầy sẽ gấp rút viết trong một đêm để thành quyển bí kíp dày khoảng 10 trang A4. Các em chỉ cần đọc cuốn bí kíp đó là đủ, còn bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào phần vô cơ.”

Ông thầy trạc 30 tuổi này bắt đầu bài giảng: "Bây giờ đề thi đại học không ra kiểu chất nọ cộng chất kia rồi ra cái lọ cái chai đâu...". Sau một hồi đọc lý thuyết để trò chép, thầy Phát quay xuống hỏi: "Thế nào, có hiểu gì không mấy cưng?".

Nhưng đáp lại lời thầy chỉ là sự im lặng, những ánh mắt nhìn ngơ ngác, ở góc nào đó một vài học sinh rúc rích cười. Cậu học sinh tên Đông chốc chốc lại quay xuống phía dưới nhăn nhó: "Thầy dạy kiểu gì mà như diễn tuồng vậy nhỉ?"

Ngán ngẩm, thầy đứng từ trên bục giảng, phi viên phấn đang viết dở xuống cuối lớp rồi phủi tay phán: "Lý thuyết chán quả hả, vậy làm bài tập nhé." Mỗi học sinh được phát một tờ giấy photo với 15 bài toán do thầy biên soạn. "Chỉ cần bạn hiểu được bài tập mẫu do Phát sắp làm sau đây, bạn sẽ giải được 50 dạng bài khác nhau về kim loại và axit", thầy nói.

Mới nghe đến đó, hơn 150 học sinh đồng loạt ồ lên thán phục rồi thi nhau cắm cúi chép. Sau khi giải bài toán theo cách thông thường, thầy Phát kết luận: “Đây là cách giải của 99% giáo viên và học sinh hiện nay. Nhưng cách đó không cao, cách đó là của những người... lìu tìu. Còn những thiên tài thì sẽ làm theo cách của Phát.”

Nói rồi, thầy vừa khua chân múa tay, vừa dài giọng như đang hát cải lương: "Đặt số mol của NO và N2O lần lượt là W, C.” Cả lớp cười ồ lên. Thầy quay mặt lại ngơ ngác: "Có gì mà cười? Ngày xưa đi học cô giáo tôi toàn đặt là X, Y, Z nhưng tôi cứ WC, SH với @ mà đặt. Cô thắc mắc thì tôi chỉ bảo: "Thế em hỏi cô, không có WC, cô đi giải bằng cách nào?” Nghe đến đây, lũ học trò ôm bụng cười ngặt nghẽo.

Cứ như vậy, bài toán được giải qua những câu bông đùa nhạy cảm của thầy Phát. Dừng hẳn bài giảng, thầy rút từ trong túi ra chiếc điện thoại di động đời mới, tay vừa liên tục bấm, mồm thầy vừa luyến thoắng, giọng trầm bổng nhịp nhàng: "Các người nên nhớ rằng mỗi câu nói của ta đều rất có chiều sâu. Nó xuyên cả quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai. Do vậy, các người phải cực kỳ giỏi mới hiếu được hết ý nghĩa sâu xa của nó".

Từ đó cho tới cuối buổi, thầy Phát thao thao bất tuyệt giới thiệu về bản thân với những khả năng siêu phàm. Lũ học trò kinh ngạc há hốc mồm ra nghe.

18h, buổi học vừa kết thúc, thầy dặn: "Chủ nhật tới thầy sẽ tranh thủ dạy thêm cho các con một buổi tổng ôn. Buổi học này không có trong lịch, là thầy thấy cần thiết thì dạy thôi. Ngày hôm đó thầy sẽ phát hành đĩa và cuốn bí kíp mà thầy đã nói. Các con nhớ nhé, Chủ nhật tới tại đây".

Kết thúc buổi học, Ngọc Lĩnh (THPT Nguyễn Trãi - Hà Tây) cười: "Thầy dạy hay mà lại vui tính nữa. Giờ học nào mà cũng được cười thoải mái như vậy thì đỡ nhàm chán".

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến không đồng tình. Lấy tay ẩn lại cặp kính cận bị trễ xuống, cậu học sinh tên Bằng khẽ lẩm bẩm: "Cách giải này có gì mới đâu mà thầy cứ khoe". Theo Bằng, ở trường, giáo viên cũng hướng dẫn giải bài theo cách của thầy Phát. Tuy nhiên, cách giải này không được khuyến khích vì trong khi tính dễ bị nhầm lẫn. "Cách thày giảng cũng vui đấy nhưng có lẽ không phù hợp với môi trường sư phạm", cậu bạn của Bằng bình luận.

Thấy đám học sinh lục tục chen chúc nhau ra về làm nghẽn cả lối ra, thầy Phát thốt lên vẻ sốt ruột: "Kìa, các người nhanh lên, ta còn phải chạy sô nữa."

* Tên giáo viên đã được thay đổi

Ngọc Khanh

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/06/3BA034EE/

sắp đến mùa thi là mình hơi bị nhớ mấy vụ luyện lò, hôm nay đọc được mấy cái này nhắng vãi :))
 
Ai đã từng ôn thi vào BK, Tổng Hợp hồi tâm 3 năm trước thì nhiều khả năng kinh qua lò của mấy các giáo sư dạng này, chẳng qua bây giờ mới lên báo thôi. Em ôn thi vào Tổng Hợp, lượt phượt cũng nhiều, nhất là hồi tháng 6, cứ trả 8 ngàn/buổi nhảy vào lớp học vài trăm người trong 1 cái xưởng cơ khi ở Tạ Quang Bửu. Điểm tên như Công Cường, Trung Hiếu thiên hạ đệ nhất Hoá, trong bài giảng toàn xen lẫn Hàn Long Thập Bát Chưởng và Kim Kê Độc Lập vào, còn đùa nghịch dâm ô bậy bạ thì phải kể đến cặp đôi Lê Thống Nhât và Hồ Sỹ Thái, học Toán của các bác mà không hề căng thẳng, vui phết. Dạo này thi trắc nghiệm, chắc mấy ông ý cũng về vườn rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chưa chắc ông Thầy giáo này đã có đủ chuyên môn mà dạy thi đại học :(

Việc đi luyện thi e nghĩ ko có j` sai nhưng cũng nên suy xét kĩ trước khi đăng ký, tìm nơi fù hợp, chất lg. cao, còn nếu không thì tự học.

E là học sinh lớp Hoá, thấy mấy cái kthức " ông thầy Phát " nói lằng nhằng, thiếu hệ thống, cũng có thể e học chương trình chuyên nên ko nói làm j` :(

E nghĩ rằng môn Hoá nói đúng ra ko fải là 1 môn khó học lắm, chỉ cần tư duy và chịu khó học một chút là cũng kha khá rồi :(

Đương nhiên ai cũng thích một lớp học thú vị , không nhàm chán, nhưng e nghĩ nó chỉ ở giới hạn nào đấy , tức là dù thân thiết thế nào cũng nên có kcách thích hợp giữa thầy và trò, như vậy mới đạt được lòng tôn trọng tuyệt đối từ 2 bên . Cách fa trò như trong câu chuyện tương đối thiếu văn hoá cho 1 lớp luyện thi đại học, khi mà các tú tài chỉ lo cho kthức sắp tới .

Việc học tủ , học chuyên về 1 fần cũng ko nên, thi trắc nghiệm đòi hỏi sự toàn diện trong học tập. Vì vậy việc fát hành đĩa vs bí kíp mang đậm tính kinh doanh là fần nhiều ....

Dù sao cũng chúc các anh chị năm nay thi đại học đạt nhiều thành công .... Good Luck!
 
nghi ngờ ông Hiếu dạy Hóa là cái ông Phát kia =))
 
ờ, tên Phát là được đổi mà,,, anh nghe bọn trên mạng kháo nhau là ông Hiếu...cũng chưa học lão này,nhưng nghe nói phóng SH và ăn mạc bóng bẩy thì chắc là bác ý ;))
 
hồi bé mình nghe kể đi học lò luyện thi đại học nhiều cái thú lắm, thế mà đến lúc mình thi thì chả được học lò bao h để mà biết :(
 
em Dương nói kiểu thi đh đến nơi í nhỉ lollllllllllll :))
 
Tin này mới đọc trên Yahoo --> shock :O
Ông thày này thế có gọi là liều ko? Cho 150 học sinh vào cái phòng 50 m2, cứ kiểu như sân khấu biểu diễn ý. Mặc dù cách dạy của ông cũng đặc biệt, giúp học sinh nhớ hơn qua các phương pháp "làm trội". Thế nhưng lớp ông này sớm muộn gì cũng mất trât tự ,rồi thay vì dạy ông ý sẽ suốt ngày cãi nhau với học sinh chăng ... 8-}
Thế nên mới có mấy quyển bí kíp. ;)
Học sinh ko đọc thì cũng bằng ko :(
--> Luyện cho học sinh tính tự học. :)
Nhưng mà lớp mà mất trật tự thì cũng khó học, dễ "mất" học sinh lắm. >:p
--> Chắc sẽ có lúc ông ý sẽ quát tháo ầm ĩ, cả lớp im re ... :|
Từ đó ông có đùa học sinh chỉ lặng lẽ lắng nghe ... :|
Dù sao cũng chỉ là suy đoán
 
đến học thử 1 buổi là biết,đỡ phải suy đoán vở vẩn tốn cơm bố mẹ em ạ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kể ra dạy vui vui một tí cũng tốt đấy chứ..

Nhưng mà 150 người 1 phòng thì đỡ sao đây.. =.=
 
mùa hè nóng nực thế này mà vớ phải cái lò tôn như thế thì khổ thật
 
150 người/ phòng thì nhằm nhò gì, Công Cường dạy 800 người trong 1 cái xưởng cơ. Chú nào có dịp lang thang oánh điện tử ở Tạ Quang Bửu và Lê Thanh Nghị, hỏi chủ quán điện tử lớp thầy Công Cường ở đâu, thế éo nào cũng được chỉ đường tận tình đến cái xưởng đấy, hoành tráng lắm, những thằng nào ngồi bàn cuối thì chăm phần chăm là ngủ hoặc làm bài tập cho ca tiếp theo. Nhớ thời ôn thi vãi, khổ đau trăm đường nhưng vui vãi chưởng.
 
Á à, nghe kiểu nói này quen quá. Chẳng biết có đúng là lão ý hay không, nhưng mà thôi, mặc kệ. Thanh niên điển trai 30 tuổi đi xe SH à ;)) Chẹp chẹp, chả lão ý thì còn ai vào đây :)) Lần nào đi qua mình cũng ói mửa vì cái kiểu nói chuyện vãi cả bựa.
 
ờ hồi xưa lúc chưa biết nên học toán ở đâu em cũng thử đến 1 cái lớp toán của thầy Nhất thì phải =)) cũng chen chúc mua phiếu buổi rồi vào đấy chứ :)) được 2 buổi phát chán bỏ ra giữa h học cơ :)) học thì chả được mấy toàn nói mấy thứ nghe muốn :-&

Tạ Quang Bửu với Lê Thanh Nghị nhiều lò lắm :)) hồi xưa lúc nhà ở Bạch Mai, toàn lượn qua lượn lại mấy chỗ đó, :)) hồi đấy cũng khâm phục các anh chị và bạn bè có thể đến mấy chỗ đó học thật :-j
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mr Nhất nếu học chăm thì dạy tốt mà em :)
mỗi tội
học lò mà phải ngồi mấy dãy cuối thì trăm phần trăm không học được 8-|
em đã 1 lần đến muộn phải ngồi bàn cuối
bên cạnh có 1 thằng con zai và 1 đứa con gái
bọn nó dùng tay XXX nhau
lại còn khẽ rên nưa
có mà thánh cũng chẳng học được 8-|
 
Phật fò dek j` đâu a =)) Fải gây ấn tượng sợ bị chửi là Spam lắm >:) Đã đến cái nước 4k bài trong 1 năm nhỉ te' này thì Post bài cũng chả có tử tế j` đâu =))
:| Đi học có 1 zai 1 gái XXX :-? Lại còn khẽ rên :| Học hài ... =)) Ước j` mình được như a ấy :(
Đến năm của 07-10 thì đến cuối năm trg` mới xây xong vs fải thi đại học kiểu xét tuyển rồi :((
Sẽ chuyển những lò luyện thi ĐH thành luyện tốt nghiệp THPT
 
:)) tùy thôi anh ạ :)) chắc là dạy lớp nhỏ thì thầy Nhất dạy tốt :)) Còn cái lớp trăm người như thế :)) em đi được 2 buổi ấn tượng là thầy ăn nói bậy bạ và xỏ xiên nhiều lắm, :)) chửi cũng ko ít đâu :)) vào cái phòng học thấy hài hước vì đánh số như rạp, học thì như được xem kịch ý :p chỉ được mấy bạn bàn trên gần gần là chăm chỉ thôi :p em thì 2 hôm đó đến muộn ngồi giữa cũng thấy mấy đứa tán tỉnh nhau chứ nói j đến mấy dãy cuối :p
 
lần đầu tiên thấy 1 thằng phát biểu mà mình muốn ị vào mõm như cái thằng dương kia :| nó chửi cho rồi mà vẫn mở mồm ra đc :|
học đc buổi nào anh thầy kia chưa mà dám vo ve thế , thiếu hệ thống cái mống l... cút cho trong sạch môi sinh
còn cái vụ abc trong lò là bt =)) ngày xưa học cái lò thoáng mát 1 giảng đường BK 100 slot 15k/slot mà cuối lớp vẫn có đứa ngổi xử lí hàng tươi sống :)) chưa kể cái thú vui 3 cây tá lả thì lò nào cũng có , mà anh Phát dạy còn đỡ chán , tuồng chèo cải lương phải là cái đống lò ở TH , mấy cha đấy chả biết ông nào vào bảo tôi đi giảng nước ngoài mãi , thỉnh thoảng phọt ra tiếng anh vcl :| nhiều khi giật mình nghe thấy angola velocity mà ko biết vận tốc angola là cái j` :|
 
Back
Bên trên