Thấy gì qua việc giảm lãi suất của Fed?

Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)

Điều hành viên
Thị trường tài chính vừa qua vừa bất ngờ về hiện tượng Fed cắt giảm lãi suất tới 50 điểm, như vậy là thị trường tài chính lớn nhất thế giới đã quyết tầm hạ lãi suất USD tới mức thấp nhất trong vòng 4 thập kỷ này với mục đích hỗ trợ đầu tư, kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng. Nếu bạn hay quan tâm tới vấn đề kinh tế, bạn nghĩ sao về điều này? Việt nam chúng ta sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
Đọc tất cả các báo chí Việt nam hôm nay, đều nhận định hiện tại nền kinh tế Mỹ cần có lãi suất thấp để khuyến khích đầu tư, kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế đang suy yếu. Và đó là lý do để Fed ngồi họp bàn với nhau để đi tới quyết định quan trọng. Riêng tôi nghĩ rằng việc Mỹ cắt giảm lãi suất lý do chủ yếu xuất phát từ một vấn đề khác. Căn cứ vào những bối cảnh và sự kiện diễn ra trên thế giới, tôi cho rằng, khả năng Mỹ tấn công vào Irac là hiện thực hơn bao giờ hết.
Nguyên nhân sâu xa của Fed cắt giảm lãi suất không chỉ bởi lý do nhằm khôi phục kinh tế, mà chủ yếu bởi Mỹ bị chi phối bởi vấn đề Irac. Thời điểm Mỹ đưa ra quyết định trùng hợp với thời điểm Liên hợp quốc đang họp bàn về vấn đề Irac. Hiện tại ngân sách Mỹ sẽ có kế hoạch chi lớn cho vấn đề quân sự, và có thể đã thâm hụt cao. Mỹ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách nào? Có 2 cách: Đi vay và in thêm tiền cho chính phủ. Việc Mỹ đi vay (từ dân cư trong nước và nước ngoài) khó xảy ra, vậy Mỹ buộc phải hạ lãi suất để giúp tạo tăng thêm cung tiền để thuận lợi cho việc có tiền cho Ngân sách. Tại sao hạ lãi suất lại tăng thêm cung tiền? những ai học về tài chính ngân hàng đều biết rằng, việc hạ lãi suất sẽ dẫn đến lãi suất chiết khấu tại các giấy tờ có giá của các ngân hàng giảm, và như vậy trong hệ thông ngân hàng việc cầm cố các các chứng từ có giá sẽ nhiều hơn làm tăng cung tiền. Hơn nữa việc giảm lãi suất sẽ làm cho lãi suất trên các trái phiếu giảm theo, dẫn đến cầu về tiền tăng, do đó Mỹ có cớ tăng cung tiền để giữ ổn định. Khi hạ lãi suất khả năng lạm phát tăng là không tránh khỏi
Như vậy có thể thấy mục đích của Mỹ hạ lãi suất là để tài trợ cho Ngân sách chi tiêu quốc phòng nhiều hơn là để khuyến khích phát triển.Còn về phía Việt nam và Châu âu thì sao? Hiện nay lãi suất đồng USD tại các ngân hàng VN là cao hơn lãi suất tại Mỹ. Việt nam sẽ phải đối phó với tình hình này ra sao? Nếu giữ nguyên lãi suất của mình cao hơn Mỹ, sẽ gặp phải áp lực ngoại tệ và sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Còn nếu hạ lãi suất theo Mỹ, sẽ gặp phải vấn đề về lạm phát trong nước. Theo Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương (VCB) Vũ Viết Ngoạn, mức giảm lãi suất 50 điểm của Cục dự trữ liên bang Mỹ quá lớn so với dự đoán, đã gây sốc và tạo hiệu ứng dây chuyền trên thị trường tiền tệ quốc tế. Việt Nam khó có thể nằm ngoài xu hướng chung này.
Thường thì khi thị trường tài chính ổn định, các tỉ giá là ổn định, các quốc gia đều có lãi suất gần bằng nhau để cho dòng vốn giữa các quốc gia không chảy sang nhau quá đáng (nếu chênh lệch quá lớn sẽ bị đầu cơ làm cho cân bằng). Việc Mỹ giảm lãi suất đồng nghĩa với việc dòng vốn $ sẽ chảy khỏi nước Mỹ và đồng $ sẽ mất giá chút ít, tỉ giả E giữa VND/USD sẽ giảm khiến Vn bị cản trở xuất khẩu, giảm tăng trưởng kinh tế. Đó là tác hại của việc giữ nguyên lãi suất. Ngoài ra, đồng USD sẽ chảy vào VN nhiều hơn qua các Ngân hàng do lãi suất USD Vn vẫn cao, trong khi các nhà đầu tư tại VN không muốn vay thêm USD (vì ls cao hơn nơi khác), điều này sẽ dẫn đến việc dư thừa ngoại tệ tại các Ngân hàng, gây nên áp lực về tỉ giá. Vì VN là nước có tỉ giá cố định nên nếu muốn giữ nguyên tỉ giá, Ngân hàng nhà nước buộc phải mua vào ngoại tệ, bán nội tệ ra thị trường, dẫn đến cung tiền nội tệ tăng và nguy cơ lạm phát là thấy được.
Còn nếu cắt giảm lãi suất theo Mỹ, việt nam chắc chắn sẽ có lạm phát do cung nội tệ tăng. Cho nên hướng trước mắt sẽ là chỉ giảm lãi suất cho vay ngoại tệ, còn lãi suất cho vay nội tệ thì sẽ từ từ giảm dần trong tương lai. Về nguyên tắc, trong điều kiện lạm phát 10 tháng qua tương đối cao, Việt Nam sẽ ưu tiên chưa tính tới chuyện cắt giảm lãi suất nội tệ.
Đối với châu Âu, mục tiêu hàng đầu lúc này là ổn định đồng tiền và kiềm chế lạm phát, nên khó có thể mạo hiểm theo bước chân của Mỹ. Đây là nguyên nhân chính khiến ban lãnh đạo Ngân hàng trung ương châu Âu kiên quyết giữ nguyên mức lãi suất, bất chấp sức ép ngày càng lớn của dư luận quốc tế cũng như của các nước trong khu vực sử dụng đồng euro. Về diễn biến thị trường tiền tệ quốc tế thời gian tới, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, Ngân hàng trung ương châu Âu khó có thể mạo hiểm duy trì mức chênh lệch lãi suất quá lớn so với Mỹ như hiện nay (2%). Bởi bên cạnh mục tiêu chống lạm phát, các nước trong khu vực sử dụng đồng euro không thể làm ngơ trước tình hình kinh tế hiện tại.
Bạn nghĩ sao về vấn đề này?
 
Em không nghĩ là việc Fed giảm lãi suất có liên quan gì đến vấn đề Iraq, mà đơn thuần chỉ để boost nền KT.
Thứ nhất, Fed là một quasi government agency, nghĩa là độc lập hoàn toàn với chính phủ. Bush cannot tell Greenspan what to do with his monetary policies. Các nhân viên của Fed cũng có nhiệm kì khá dài ( 14 năm), như vậy là hoàn toàn không bị pressure của chính phủ mà hoàn toàn là economic-oriented. Vì vậy khó có thể nói Fed giảm lãi suất là để back cho mục tiêu quân sự.

Thứ hai: Theo em việc giảm lãi suất by 0.5% hoàn toàn để boost nền KT. Cùng kì năm ngoái Fed đã giảm lãi suất lần thứ 11 và việc này rõ ràng có tác dụng với nền KT. Giữa tháng 10 thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi, chỉ số Down Jones đã có lúc tăng 13% trong 4 ngày. Quý 3 GDP của Mỹ tăng trưởng ở tỉ lệ khá cao là 3.1%. Tuy nhiên có nhiều khả năng KT Mỹ sẽ chững lại do consumption có dấu hiệu giảm. ( The Conference Board's Consumer-confidence index hit a nine - year low). Hơn nữa gần đây còn có vụ scandal về kiểm toán của Harvey Pitt càng làm cho consumer's confindence giảm. Vì vậy quyết định hạ lãi suất lần này rõ ràng có mục đích boost the stock market.

Hơn nữa một mặt nào đó về chính trị, Fed hạ lãi suât sớm là để không trùng với kì election. Vì Fed là một quasi-government agency nên rõ ràng không muốn chứng tỏ policy của mình có liên quan đến chính phủ.

Tuy nhiên việc Fed giảm lãi suất này chỉ có tác dụng kích thích KT Mỹ trong một thời gian ngắn. Vì nhìn bề ngoài có vẻ là giảm discount rate, nhưng thực chất là pave the way cho việc mua trái phiếu chính phủ để tăng lượng cung tiền. Về lâu dài nó sẽ làm giảm sức mua gây nên lạm phát. Khi lạm phát tăng thì nominal interest rate lại tăng.
 
Bài của anh Tuấn dài quá, đọc mãi ko hết được nên chắc em cũng không nắm hết các ý của anh. Em thì nghĩ thế này. Cũng ko thể chắc chắn là việc Fed cắt lãi suất có liên quan đến vụ Iraq. Nhưng đây cũng có thể là 1 trong các lí do. Thực ra đợt này không theo dõi tin tức em cũng không biết các nhà kinh tế họ phân tích vụ này thế nào, ở đây chỉ dám đưa ra ý kiến chủ quan. Government spending tăng cùng với việc Mĩ tham gia vào vụ tấn công Iraq, dẫn đến domestic spending tăng overall. Như thế domestic income sẽ tăng, nhu cầu về đồng USD cũng vì thế mà tăng. Giá trị đồng USD tăng (tuy nhiên trong mấy ngày gần đây đồng USD lại có biểu hiện mất giá); xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng do hàng hóa Mĩ xuất khẩu ra ngoài trở nên đắt hơn relatively. Như vậy, trade balance sẽ bị âm, hay tổng quát hơn, Mĩ sẽ gặp phải tình trạng current account deficit. Để khắc phục, Mĩ rõ ràng phải thông qua Fed để giảm lãi suất. Chính phủ không trực tiếp "bảo" Fed làm việc này mà là gián tiếp.
Tất nhiên việc giảm lãi suất này nguyên nhân chính nhất vẫn là để thu hút đầu tư..., dẫn đến hỗ trợ nền kinh tế.
Hành động này của Mĩ tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến các nước khác, trong đó có Việt Nam. Cái này anh Tuấn nói rồi, em cố ngồi nghĩ ra xem còn khả năng nào nữa không mà nghĩ mãi không ra. Có ai có ý kiến gì không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hôm nay có đọc một bài báo nói về phản ứng của VN, Đúng là Vn đã bắt đầu xem xét giảm ls cho vay ngoại tệ xuống, nhưng với mức độ vừa phải. Ngân hàng VCB nơi anh làm việc đã cho hạ lãi suất rồi. Các em có thể xem tại đây
Việc cắt giảm ls để boost nền kte thì là chuyện bình thường, còn chuyện tại sao lại cắt giảm đến 50 điểm thì anh nghĩ vẫn là để cứu ngân sách. Nghe nói hình như Mỹ đã bắt đầu rục rịch vận chuyển cả máy bay B2 sang đánh rồi. Rồi em xem thế nào cũng có chiến tranh

Bài viết: Thị trường tiền tệ Việt Nam biến động

Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng, việc cắt giảm lãi suất USD của Fed không chỉ tác động tới lãi suất tiền gửi, việc huy động USD của ngân hàng tại Việt Nam mà còn tác động đến cả lựa chọn việc gửi tiền đồng (VNĐ) hay USD của người dân.

Lãi suất tiền gửi USD tại Việt Nam sẽ giảm bao nhiêu?

Cuối giờ chiều 8-11-2002, Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội đã công bố cắt giảm lãi suất tiết kiệm USD 0,2% ở các kỳ hạn: lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng còn 1,6%/năm; 1 năm còn 2,2%/năm. Tại TP Hồ Chí Minh, các ngân hàng khác kể cả chi nhánh Vietcombank tại đây vẫn chưa có phản ứng. Sáng 10-11, ông Trương Văn Phước - Tổng giám đốc Eximbank cho biết Eximbank sẽ xem xét điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD trong tuần này nhưng mức giảm sẽ không đáng kể và phải chờ động tĩnh của ngân hàng khác trên địa bàn. Bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội thì cho biết ngân hàng cũng sẽ điều chỉnh giảm lãi suất trong tuần nhưng phải tính toán kỹ lưỡng và mức giảm cũng không lớn.

Còn theo Phó Tổng giám đốc của một ngân hàng liên doanh thì ngân hàng này sẽ phải vẫn giữ nguyên lãi suất tiền gửi USD chứ không giảm. Ông này nhận định: "Các ngân hàng sẽ rất thận trọng trong việc giảm lãi suất như ngân hàng chúng tôi". Theo nhận định của một số chuyên gia ngân hàng, mức giảm lãi suất của Vietcombank có thể coi là cột mốc của các ngân hàng khác trong việc điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD. Một ngân hàng có tiềm lực mạnh nhất về USD mà chỉ giảm 0,2% ở các kỳ hạn thì các ngân hàng khác sẽ không giảm lớn hơn mức giảm của Vietcombank, đặc biệt trong tình hình hiện nay.

Có thể nói thời điểm hiện nay là thời điểm tốt nhất để gửi VNĐ. Hiện tại mức lãi suất tiết kiệm USD kỳ hạn 1 năm của các ngân hàng chỉ khoảng 2,2% - 2,4%/năm trong khi mức lãi suất tiền gửi VNĐ kỳ hạn 1 năm ở mức cao từ 8,4% đến 8,64%/năm (lãi suất tiết kiệm của Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội, trái phiếu của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, lãi suất tiết kiệm của Ngân hàng cổ phần Bắc Á) và tính đến ngày 8-11 thì đồng Việt Nam chỉ mất giá khoảng 1,7% so với USD
 
Hà Phương Linh đã viết:
Government spending tăng cùng với việc Mĩ tham gia vào vụ tấn công Iraq, => cái này em nói đúng.

nhưng em lại nói tiếp dẫn đến domestic spending tăng overall. Như thế domestic income sẽ tăng, nhu cầu về đồng USD cũng vì thế mà tăng. thì sai vì nền kinh tế Mĩ đang suy thoái, tấm lí chung của người dân Mĩ là tiết kiệm, hạn chế chi tiêu nên không thể nói là Domestic spending tăng overal như em nói được. Chưa chắc vì Domestic spending = Go Spending + Household Spending. Go có tăng nhưng HH lại giảm thỉ chưa chắc Do đã tăng.

Em Phương Linh lại nói Giá trị đồng USD tăng (tuy nhiên trong mấy ngày gần đây đồng USD lại có biểu hiện mất giá); => điều này không đúng bởi vì khi mà Go tăng thì phải lấy tiền ở ngân sách ra mà chi tiêu chứ, khi tung tiển ra tức là làm tăng lượng cung tiền, mà tăng lượng cung tiền trên thị trường thì đuwong nhiên là cầu về USD sẽ giảm và mất giá của USD là chuyện đương nhiên mà thôi. chính vì thế em mới có đoạn mớ ngặoc chứ đúng không?

Anh thấy câu kết luận của em hoàn toàn đúng Tất nhiên việc giảm lãi suất này nguyên nhân chính nhất vẫn là để thu hút đầu tư..., dẫn đến hỗ trợ nền kinh tế. Mục đích chính của việc làm này chỉ đơn giản là để boost nền kinh tế Mĩ lên khi mà Bush chỉ còn có hơn 1 năm nữa là đến kì bầu cử, thành quả của đối ngoại chưa thấy đâu hơn nữa dân Mĩ cũng thực dụng. Họ cần quái gì cái danh hão trong khi cuộc sống hàng ngày của họ đi xuống do đó nói gì thì nói đến cuối nhịệm kì của mình Bush bắt buộc phải chú trọng vào national issues như economic growth, unemployment etc. Tất nhiên khi Bush tăng chi Go cũng là để vực dậy nên kinh tế nói chung, tạo việc làm cho thấy hiệu quả trước mắt và dễ thấy hơn là việc FED đang làm. ;) :mrgreen:
 
Vâng, anh Hà nói đúng. Có lẽ em nên nói "gov spending tăng tạo khả năng cho domestic spending tăng". Nhưng anh cũng không thể nói rằng em sai, bởi thực ra trong hoàn cảnh hiện nay, việc household spending tăng hay giảm còn uncertain. Về lý thuyết mà nói thì khi kinh tế bị down, dân sẽ chi tiêu ít đi, nhưng trên thực tế thì chưa chắc lúc nào cũng thế. Nhưng dù sao em cũng công nhận việc kết luận Gov spending tăng khiến domestic spending tăng trong điều kiện kinh tế hiện nay là chưa chính xác.
Về sau em có nói khi domestic spending tăng, nhu cầu về đồng USD tăng khiến giá trị của nó tăng thì em không cho là sai. Em lại nghĩ trong trường hợp này, demand cho USD tăng mới dẫn đến việc đồng USD lên giá. Anh nói "Go tăng thì phải lấy tiền ở ngân sách ra mà chi tiêu chứ, khi tung tiển ra tức là làm tăng lượng cung tiền" là không hoàn chỉnh. Gov muốn tiêu tiền đâu có nghĩa Fed phải cung cấp tiền? Còn có lẽ những ngày gần đây đồng USD lại mất giá thì có lẽ do đúng như anh nói, Fed cuối cùng cũng quyết định step in và response bằng cách supply USD.
 
ANh Hà nói đúng rồi, kinh tế mà suy thoái thì chắc chắn (100% luôn) là dân sẽ tiêu tiết kiệm hơn nhiều. Ở đâu cũng thế, cái đó là do tâm lý riêng lẻ, mặc dù ai cũng biết rằng tất cả cùng phải chi tiêu thì đất nước mới nhanh vực dậy. Thế nên làm được việc đó chỉ có mỗi chính phủ, chính phủ sẽ là đầu tầu hich nên kinh tế đúng như quan điểm của Keynes
Còn việc đồng USA mất giá là đúng, mấy tháng gần đây so với EU thì đồng đola mất giá là có dẫn chứng, rõ ràng là cung nó tăng và cầu nó cũng giảm nốt.
Giá phải trả cho một chính sách tăng chi tiêu hay giảm lãi suất trong thời kỳ khủng hoảng như kiểu Keynes là lạm phát, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng trong shortrun là chính xác, sau đó sẽ phải sử dụng các chính sách điều chỉnh phù hợp hơn, cái này thì ở Mỹ đã có quá nhiều cái đầu khủng, chúng ta khỏi cần phải bàn luận chuyện của họ.
Còn việc chính phủ muốn tiêu thì chỉ có rut ngân sách ra mà tiêu chứ còn lấy ở đâu, G chỉ có mỗi một ví tiền là ngân sách mà :)

Mời các cao thủ tiếp tục discuss, cho forum thêm rôm
 
Tin thêm

Những biện pháp của FED thời kỳ ''hậu'' cắt giảm lãi suất

Sau khi cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong 40 năm qua, ''khẩu súng'' lãi suất của ông Alan Greenspan, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) không còn lại nhiều ''đạn'' nữa. Nhưng vẫn còn một số biện pháp mà ông Alan Greenspan và các cộng sự tại FED có thể làm để giúp nền kinh tế Mỹ ngay cả khi họ phải ''bắn tất cả số đạn của mình''.
Câu hỏi ở đây là: liệu biện pháp của ông Alan có hiệu quả không? Theo cựu Thống đốc FED và hiện là học giả danh dự của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, ông Lawrence Meyre, thì chính sách tiền tệ truyền thống sử dụng các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở để tác động đến lãi suất cho vay của FED, gọi là chính sách đòn bẩy. Nếu đòn bẩy đó được đẩy hết xuống thì vẫn còn có thể làm được điều gì đó.
'''Cần nhớ rằng đây là những biện pháp trong trường hợp khẩn cấp khi nền kinh tế thực sự gặp khó khăn. Nếu bạn thấy các nhà làm chính sách của FED thực hiện những biện pháp chính sách sau khi cắt giảm lãi suất thì chúng ta gần như có thể hiểu là họ đang tuyệt vọng đến thế nào'', ông Lawrence Meyre nói.
Biện pháp số 1: Hợp tác
FED có thể làm giảm lãi suất ngắn hạn bằng cách mua vào trái phiếu Chính phủ ngắn hạn. Thông qua việc kích cầu (và giá) đối với những trái phiếu này, việc mua vào của FED làm cho lãi suất giảm đi vì lợi tức trái phiếu tỷ lệ nghịch với giá của trái phiếu. Đổi lại, các ngân hàng sẽ cố gắng giảm lãi suất cho vay của họ, khuyến khích tiêu dùng và đầu tư.
Nhưng khi FED không có chính sách ngắn hạn và tình huống xảy ra tương tự sau vụ cắt giảm lãi suất mới đây- họ có thể bơm thêm tiền vào lưu thông bằng cách mua các loại trái phiếu dài hạn để làm cho lãi suất của những trái phiếu này hạ xuống. Các trái phiếu Chính phủ dài hạn là một công cụ đầu tư có độ an toàn khá cao, và vì vậy chúng có thể sẽ có ảnh hưởng đối với các công cụ nợ dài hạn khác, bao gồm cả tài sản cầm cố, nghĩa là cơn sốt mua bán lại tài sản cầm cố lại có đất để tiếp tục phát triển.
Biện pháp số 2: Đa dạng hoá
FED cũng có thể mua trái phiếu công ty nhằm làm cho việc vay nợ doanh nghiệp rẻ hơn. Họ thậm chí có thể mua cổ phiếu để trợ giá cổ phiếu, tạo ra một kênh hấp dẫn cho các công ty huy động vốn. Họ có thể còn đa dạng hoá vào các cổ phần nước ngoài, từ đó tác động vào tỷ giá hối đoái. Còn theo ông Cornell, Giáo sư kinh tế của Đại học Warren Bailey thì ''bất kỳ thứ gì mà ngân hàng trung ương mua đều cấu thành tài sản và cho phép họ gia tăng khả năng cung ứng tiền ra lưu thông''. FED có thể mua được những công cụ nào và mua bao nhiêu đã được quy định theo luật nhưng nếu nền kinh tế được hâm đủ nóng thì Hạ viện Mỹ sẽ có thể cho FED nhiều quyền mua vào hơn.
Theo ông cựu Thống đốc FED Lawrence Meyre thì vấn đề cơ bản ở đây là họ phải tham gia vào nhiều hình thức mua bán tài sản để thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở. Rất nhiều loại tài sản, đặc biệt là cổ phiếu có thể rất rủi ro, và khi chúng ta quan sát sẽ thấy FED đang có những dấu hiệu tuyệt vọng, làm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư.
Tất nhiên, nếu FED lâm vào tình trạng mà họ thấy cần thiết phải mua chứng khoán vào - tương tự như Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) đang xem xét như một cách để thoát khỏi cả thập kỷ suy thoái của đất nước - lúc đó thì tinh thần của các nhà đầu tư đã suy giảm trầm trọng rồi.
Biện pháp số 3: Nói cứng
Nếu FED không thể thực hiện biện pháp lãi suất nữa thì ít nhất họ có thể sẽ cam kết về việc tiếp tục cung tiền ra lưu thông, từ đó giúp giảm lãi suất, giống như việc ông Bộ trưởng Tài chính có thể làm cho đồng dollar Mỹ ngã nhào bằng cách tuyên bố công khai rằng Chính phủ không thèm quan tâm đến đồng dollar nữa.
FED cần phải tuyên bố rằng họ có thể duy trì lãi suất thấp trong một thời gian dài hơn thị trường có thể đòi hỏi; theo đó lãi suất dài hạn sẽ giảm xuống tương ứng với lãi suất ngắn hạn.
Mặc dù việc công bố các thông tin chỉ là một biện pháp ít rủi ro nhưng nó có thể hoàn toàn không hiệu quả nếu FED không còn uy tín nữa. Đây là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra khi một nền kinh tế đang trong tình trạng tồi tệ khiến cho FED đang phải thực hiện một loạt các biện pháp quyết liệt phân tích trong bài viết này.
Biện pháp số 4: Trao thêm quyền cho các ngân hàng
Theo các quy định của FED thì một dollar có tại ngân hàng, ngân hàng có toàn quyền sử dụng và cho vay đồng dollar đó, nhưng ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ tiết kiệm nhất định của đồng dollar đó. Bây giờ nếu bãi bỏ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đó sẽ giúp cho các ngân hàng có thêm tiền để sử dụng và cho vay.
Tuy nhiên, ông Bailey thuộc Hãng Cornell đã chỉ ra rằng tất cả những khoản tiền có thêm được này của ngân hàng sẽ có thể chẳng có ý nghĩa gì nếu các ngân hàng không có được những người vay tiền tốt hoặc nếu các công ty đang có mang gánh nặng nợ lớn và các hộ gia đình không còn khả năng để đi vay nữa. Trước đây, khi giảm thuế, người dân Mỹ đã gửi thêm tiền tiết kiệm vào ngân hàng.
Biện pháp số 5: Trao thêm quyền cho các nhà đầu tư
FED cũng quản lý số lượng các cổ phiếu mà nhà đầu tư mua nợ, hay còn gọi là các giao dịch bảo chứng ''margin''. Một số nhà kinh tế đã chỉ trích FED không thắt chặt các quy định về giao dịch margin trong thập niên 90. Họ cho rằng quy định không chặt chẽ đối với giao dịch đầu cơ margin đã khiến cho thị trường cổ phiếu phát triển bong bóng rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế khác lại cho rằng, nếu nền kinh tế duy trì lãi suất bằng không thì thị trường cổ phiếu bong bóng nhất thời chưa hẳn đã phải là quá tồi tệ, và nếu cho phép thực hiện hình thức mua margin nhiều hơn sẽ giúp cải thiện được tình hình thị trường. Ông Anthony Chan, chuyên gia kinh tế của Công ty tư vấn đầu tư BancOne nhận định, nếu các thị trường cổ phiếu phản ứng tích cực với thay đổi này thì chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng hơn nữa.
Biện pháp số 6: Nâng tỷ lệ lạm phát
Một số nhà kinh tế đã gợi ý rằng khi lãi suất và chỉ số lạm phát thấp thì FED có thể ban hành chính sách nhằm thúc đẩy tăng chi tiêu như đặt chỉ tiêu mức lạm phát cao hơn, qua đó chi phí giữ tiền sẽ cao hơn chi phí sử dụng tiền.
Trong khi đó một số người lại cho rằng gần đây họ đã nghe các quan chức của FED và các nhà kinh tế nói nhiều về việc nâng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát bằng hình thức này hay hình thức khác, kể cả việc phát hành ngân phiếu thanh toán cho hàng hoá tiêu dùng và in vào đồng bạc các đường viền từ tính làm cho đồng bạc sẽ mất dần giá trị nếu bạn giữ tiền trong ví quá lâu.
Nhưng những biện pháp này vẫn không chắc đảm bảo được sẽ làm tăng lạm phát và chúng nghe có vẻ như là các biện pháp tuyệt vọng. Còn ông Tổng Giám đốc BiancoResearch.com Jim Bianco thì cho rằng: ''FED đã thực sự mất trí nếu họ nghĩ rằng những biện pháp của mình sẽ làm được điều gì đó chứ không phải là đang giết chết nền kinh tế''.
Biện pháp thay thế: Tăng lãi suất
Trên thực tế, có một số nhà kinh tế thậm chí còn cho rằng chính FED đã tạo ra những vấn đề hiện nay của nền kinh tế khi thực thi các chính sách cho vay quá dễ dãi. Điều tốt nhất mà FED có thể làm là tăng lãi suất. Lãi suất cao hơn sẽ giúp các tổ chức tài chính và các chủ nợ khác và có thể cũng giúp được cả những người đang gửi tiền trong các tài khoản sinh lời.
Cũng theo ông Bianco thì một vấn đề dễ hiểu là chính sách lãi suất không thể là tích cực trong cả hai chiều biến thiên của nó. A'p dụng một lãi suất quá thấp đã là tồi tệ nhưng nếu FED tiếp tục cắt giảm thì FED chỉ làm cho tình hình tồi tệ thêm mà thôi. Với lãi suất thấp như không thể thấp hơn được nữa, dường như không có tác dụng, người ta sẽ không muốn vay thêm nữa để có thể kích thích được cung tiền.
Một cựu Thống đốc khác của FED và hiện nay là giám đốc điều hành Hãng Brimmer&Co ở Washington, ông Andrew Brimmer, nhận định rằng, FED sẽ không thể có biện pháp nào khuyến khích được khu vực tư nhân vay tiền. Đó chính là lý do tại sao gánh nặng bây giờ sẽ đè lên các chính sách tài khoá. Điều này cũng giải thích tại sao biện pháp hiệu quả nhất bây giờ của ông Alan Greenspan là đề xuất với Quốc hội việc cắt giảm thuế.
Nền kinh tế Mỹ chưa thể hy vọng FED thực hiện những biện pháp còn lại của mình trong thời gian tới đây. Thực tế trước đây FED chưa từng thử nghiệm những chính sách này, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ trong thời kỳ Đại khủng hoảng 1929-1933. Phần lớn các chuyên gia kinh tế đều cho rằng những biện pháp chính sách đó là không cần thiết.
(Theo Money Online)

Gì thì gì, có lẽ Mỹ vẫn khợp Irac thôi, động thái cắt giảm không hề vô cớ mà nó là một sự phòng vệ trước cho nền kte với nguy cơ lạm phát trong trường hợp có chiến tranh. Có ai dám cá với tôi không?:D
 
Back
Bên trên