THẤT NGHIỆP Ở MỸ!

phùng văn vương
(nghia)

New Member
Kinh tế Mĩ đang dần hồi phục,cũng là lúc tiếng chuông vang lên cho các thị trường đầu tư nước ngòai,và các thị trường xuất khẩu vào Hoa Kì,đặc biệt là các nước Đông nam á...,xứ này luôn tin rằng thị trường Mĩ có sức nhập khẩu vô hạn.Vì phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này,nên các nước DNA ít đầu tư thời gian và tiền bạc vào thị trường nội địa.
Nhưng vấn đề chúng ta thảo luận là 1 vấn đề nghịch lí đang tồn tại ở thị trường Hoa kì.Tuy đã đạt mức tăng trưởng đáng kể,nhưng tỉ lệ thất nghiệp ở xứ này ngày càng cao, và Mĩ đã ko đạt được kết quả khả quan so với chỉ tiêu tạo công ăn việc làm cho người dân xứ sở.
Trong khi ở xứ này vẫn đang là mùa bầu cử , các đảng đang tham cử (dân chủ và cộng hòa) dùng chính vấn để nóng này để làm đề tài trong cuộc tranh hùng. Theo tôi Bush sẽ gặp khó khăn trong vấn đề này.Các xí nghiệp và công ty ở Hoa Kì trong thời này đã dần biến mất và được di rời đến các xứ khác,mà ở đó họ chỉ phải trả lương cho nhân công với giá rẻ mạt ,rồi dùng sản phẩm đó nhập khẩu vào thị trường Hoa Kì với mục đích chiếm lĩnh thị phần trong nước ,và đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận,đó chính là lí do chính khiến thợ thuyền xứ này bị mất việc làm,hoặc là họ phải di rời đến nơi khác để làm việc với đồng lương rẻ mạt (ở TQ và Ấn Độ...).
Vấn đề càng chở nên gay gắt.Vậy theo ý kiến của các bạn , Bush sẽ phải có chính sách gì để điều chỉnh ngay nạn thất nghiệp này?,hơn nữa phải có những chính sách thích hợp như thế nào để còn ăn nói với các cử chi là các doanh nghiệp?,quan trọng hơn là nhân cơ hội này phía Kerry tha hồ mà chỉ trách ông Bush là ko mấy quan tâm đến nền kinh tế quốc dân nên Hoa Kì mới bị dính vào cái hố sâu này..Và đây chính là con bài để Kerry có thể lọai Bush ra khỏi cuộc chơi....
Theo các bạn tình hình sẽ như thế nào?,liệu Bush sẽ có những biện pháp gì để cải thiện tình hình?phản ứng từ phía Kerry ?
Rất mong các bạn có ý kiến đóng góp.
 
Please, read more about US Unemployment before you make any further judgements about the economy.

March saw an increase of 300,000 new jobs, a double of the expected number. However, the unemployment rate hasn't decreased much (fell from 5.8 to 5.7%), because the number of ppl looking for jobs has increased, along with the increasing number of discouraged workers (formula to calculate unemployment).

You should also read Greenspan's speech about outsourcing. It's not the whole evil thing when the US builds factories in other countries to take full advantage of their comparative advantage in labor. This will help labors in the US in the LONG run, but hurts it in the short run.

The imminent problem with unemployment in the US now, according to Greenspan in his testimony before US Senate is that businesses are not wholly into hiring new workers, since they are still trying to exploit their capital invested in the 90s. This process would eventually run its course, leading to the surging demand for workers. Thus, PPI will increase --> CPI increases, and inflation hovers. Inflation rate should hike significantly to correct inflation.

Also, the cost of employment has increased significantly, mostly due to employment benefits.

GDP growth is 4.2%, lower than the expected of 5%, but much more than the acceptable rate of 3%. This continual GDP growth will help employment.

Mar is a good month for Bush. And Kerry hasnt proved any better in econ policies.
They are all anti-trade ppl
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cám ơn bài viết của bạn !nhưng quả thật vốn tiếng anh của mình không có đủ để hiểu được 1 vấn đề phức tạp như thế này.Mà 1 khi không nhận thức vấn đề cho thông suốt thì bài viết của bạn đối với mình cũng ko có tác dụng.
Rất mong bạn viết bằng tiếng việt,mình nghĩ tuy chúng ta sống xa quê hương,nhưng chúng ta chắc cũng chưa đến mức quên mất tiếng Mẹ đẻ của chúng ta.
Vẫn biết nhưng vẫn đề mang tính KT sẽ có rất nhiều thuật ngữ khó diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của chúng ta,nhưng vẫn mong bạn dịch qua bài viết của bạn ra tiếng việt,mình nghĩ % mà mình hiểu được chắc chắn sẽ nhiều hơn là mình đọc tiếng anh như thế này.
Cám ơn bạn.
 
"Outsourcing and its effects to the us economy" là một chủ đề rất hay và rất nóng ở Mỹ hiện nay. Dựa trên những hiểu biết của mình, xoay quanh vấn đề này có 2 quan điểm chính:
+ Quan điểm thứ nhất được đa những người thuộc tầng lớp lao động và một bộ phận các đảng viên dân chủ hậu thuẫn đó là outsourcing thực sự là một mối đe dọa cho người lao động Mỹ, nó sẽ đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên cao, tạo ra tâm lý hoang mang bất ổn trong dân chúng và những hiệu ứng đó sẽ thực sự làm tổn hại cho nền kinh tế. Bên cạnh quản điểm "cực tả" này (vốn cơ bản xuất phát từ quyền lợi cá nhân), cũng có các quan điểm khác từ các học giả, nhà nghiên cứu basically ủng hộ cái hướng tư duy này bằng việc so sánh những cái lợi và cái hại từ xu thế outsourcing rồi từ đó đưa ra kết luận rằng: "Nhìn chung cái hại nhiều hơn cái lợi". Theo quan điểm của họ, động lực cơ bản thúc đẩy các công ty Mỹ triển khai mạnh mẽ các chiến lược outsourcing là tiết kiệm chi phí để nâng cao lợi nhuận, họ đồng ý rằng việc làm này tất yếu sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất nhưng đồng thời cũng dẫn đến thực trạng là mức lương trong nước sẽ giảm xuống đáng kể, các nhà tư bản sẽ giàu hơn từ lợi nhuận thu được trong khi tầng lớp lao động sẽ nghèo đi do mức lương giảm sút. Bên cạnh đó họ cũng bác bỏ quan điểm cho rằng việc tiết kiệm chi phí bằng phương thức outsourcing sẽ làm giảm giá thành sản phẩm mà thay vào đó giá thành sản phẩm sẽ không giảm mà chỉ nâng cao lợi nhuận cho các công ty và chỉ có shareholder là được lợi từ việc này còn người lao động đã nghèo sẽ càng nghèo thêm.

+ Quan điểm thứ 2 được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi các nhà kinh tế học bậc thầy, tầng lớp tư bản cũng như đa số các đảng viên cộng hòa. Đó là outsourcing là một xu thế tất yếu và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế cả trước mắt lẫn lâu dài, hơn thế nó sẽ thực sự thổi một làn gió mới vào thị trường lao động Mỹ, làm thay đổi cả về chất lẫn về lượng và cuối cùng người lao động trong nước lại chính là những người được lợi nhiều nhất từ xu thế này. Trong đó các lập luận nền tảng cho quan điểm này đều xoay quanh lý thuyết kinh tế cơ bản: "increasing labor productivity leads to positive supply shock". Greenspan, chair of fed là một trong những cá nhân bày tỏ thái độ mạnh mẽ nhất chống lại các hoạt động tẩy chay outsourcing. Ông lập luận:
- Những sự cứu vãn mang tính hình thức chỉ làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn và nếu bị nước ngoài trả đũa thì chúng ta chắc chắn sẽ chịu thiệt hại.
- Greenspan đồng thời phản đối các hoạt động chống lại outsourcing mà trong đó ông chỉ ra rằng outsourcing thực chất sẽ làm giảm giá thành sản phẩm thông qua mua bán cạnh tranh và nâng cao hiệu xuất lao động. Ông cũng chỉ ra rằng xu thế này cũng đã xảy ra ở những năm 50s, 60s và 90s khi sức mạnh của các nền kinh tế như Nhật Bản và Mexico bị coi là mối đe dọa cho vấn đề công an việc làm trong nước.
- Dựa trên những quan điểm đó ông cảnh báo rằng chủ nghĩa bảo hộ này chỉ làm cho thị trường lao động trở nên trì trệ và không khuyến khích nâng cao tỉ lệ lạo động trên bình diện lâu dài. "Chúng ta sẽ tô đậm thêm hàng rào ngoại thương và thậm chí ngăn cản một sự đổi mới tích cực trong cơ cấu phân công lao động" Ông nói. "Tốc độ cạnh tranh chắc chắn sẽ chậm lại và sức ép sẽ phần nào giảm bớt nhưng hoàn toàn chỉ là tức thời, mức sống của chúng ta sẽ sớm trở nên trì trệ và thậm chí có thể sẽ suy giảm như một hệ quả tất yếu.". "Qua thời gian và lịch sử, việc chúng ta đang tiếp tục cố gắng một cách hình thức để bảo vệ những sự dễ dãi và thoải mái tức thời hơn là vươn tới sự phồn vinh đích thực sẽ là một con đường tất yếu dẫn đến sự trì trệ". Ông kết luận.


Tóm lại qua 2 quan điểm trên chúng ta có thể thấy rất rõ bản chất của sự mâu thuẫn. Theo quan điểm của cá nhân mình, mình tin rằng xu thế outsouring là một xu thế tất yếu không thể tránh khỏi và là một biểu hiện rất tích cực báo hiệu một sự phục hồi bền vững của nền kinh tế Mỹ. Có thể nói nó là một lối thoát cơ bản và ngoạn mục cho nền kinh tế bong bóng Mỹ hiện nay. Chúng ta không thể chỉ nhìn vào vấn đề lao động một cách phiến diện, tức thời mà quên đi mất cái bao trùm lên nó là sức mạnh chung của nền kinh tế. Nền kinh tế Mỹ vốn đã phát triển theo chiều hướng bong bóng trong một thời gian dài mà hệ quả cụ thể là sự tan vỡ của quả bóng dot com khiến hàng trăm ngàn người thất nghiệp nay lại đang vất vả chống đỡ với sự suy thoái bằng chính sách lãi suất thấp (một chính sách hết sức tình huống và không mấy an toàn) thì outsourcing chính là một liều thuốc giải thần diệu mở ra một kỷ nguyên tăng trưởng bền vững phá bỏ định luật chu kỳ 10 năm của nền kinh tế Mỹ.

+ Trước tiên nó sẽ tác động vào chính cái điểm yếu nhất của nền kinh tế Mỹ hiện nay là xuất khẩu, outsourcing sẽ làm giảm giá thành đáng kể các sản phẩm của Mỹ khiến nó cùng với chính sách tỉ giá thấp sẽ thực sự thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ trong một thời gian dài.
+ Bên cạnh đó, ở thị trường nội địa, nó cũng sẽ tất yếu làm giảm giá thành sản phẩm khiến người tiêu dùng được lợi và như vậy việc giảm lương thực chất không ảnh hưởng gì tới purchasing power của người tiêu dùng mà nó chỉ làm đồng USD mạnh lên. Lập luận của một số người cho rằng "tuy chi phí sản xuất giảm nhưng giá thành chưa chắc đã giảm mà thay vào đó chỉ có shareholder được lợi" là một lập luận vô căn cứ trong một thị trường tự do với mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt như thị trường Mỹ. Sẽ là "no free lunch" cho các nhà tư bản và việc họ phải giảm giá thành sản phẩm chỉ là vấn đề của thời gian.
+ Mặt khác, outsourcing cũng sẽ tạo nên những hiệu ứng rất tích cực tới lực lượng lao động Mỹ bằng việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu toàn diện và triệt để trong lực lượng lao động như greenspan đã đề cập. Trong suốt những năm gần đây, do hệ quả của cuộc cách mạng dot com và công nghệ thông tin dân chúng lao động Mỹ đổ dồn vào các ngành công nghệ thông tin với hy vọng kiếm được job tốt, lương cao làm cho các ngành khác lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động. Chính điều này đã làm cho cơ cấu lao động Mỹ trở nên mất cân bằng, là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái của nền kinh tế và là nguyên nhân cơ bản của sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp. Do vậy outsourcing là một cơ hội để lực lương lao động có thể tự cơ cấu lại, đồng thời nó cũng sẽ nâng cao sức cạnh tranh và dân trí của tầng lớp lao động Mỹ khi nó đòi hỏi người lao động phải tự nâng cao kiến thức và tay nghề của mình để đáp ứng với tình hình mới. Do vậy có thể kết luận là thực chất outsourcing không làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp mà chỉ tác động chuyển đổi cơ cấu lao động, và với những lợi ích kinh tế lâu dài mà nó đem lại thì thực chất nó lại là nhân tố làm giảm tỉ lệ thất nghiệp

+ Người chịu nhiều rủi ro nhất thực tế lại không phải là người lao động mà lại chính là các công ty tư bản khi hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ bị phụ thuộc vào thị trường lao động nước ngoài vốn có thể có những biến động nằm ngoài tầm kiểm soát. Khi đó nó sẽ biến nền kinh tế Mỹ bị phụ thuộc nhiều hơn và chắc chắn nó sẽ tác động mạnh đến chính sách ngoại giao của Mỹ. Đây cũng chính là lý do chủ yếu mà nhiều công ty và chính phủ còn dè dặt trong vấn đề khuyến khích outsouring chứ không phải là do sức ép của người lao động.

+ Mặc dầu vậy một cú shock quá bất ngờ cho dù là tích cực cũng không có lợi cho nước Mỹ và mọi chính sách đều cần phải thận trọng. Dựa trên tinh thần này, "The Workers Protection Act" đã được đưa ra nhằm kìm bớt tốc độ outsouring bằng việc ngăn cản outsouring trong 3 lĩnh vực lao động trực thuộc chính phủ bao gồm: các công ty tư nhân làm trong các công trình chính phủ, việc mua bán hàng hóa và sản phẩm của chính phủ, và các công việc có sử dụng tiền của chính phủ liên bang. Nói chung chính sách này là vừa phải và thể hiện được sự thỏa hiệp đúng mức giữa 2 bên.

Nói một cách khách quan thì Bush did a great job for the economy but bad job for his foreign affairs.
 
Cám ơn bài viết của bạn,những kiến thức rất bổ ích.Tôi hoàn toàn đồng ý với những ý kiến mà bạn nêu ra,những quả thật cũng có những điều thắc mắc mà chúng ta cần giải quyết trước mặt.
Vấn đề này quả thật không những liên quan đến nền KT Mỹ mà còn liên quan đến chính trị(như tôi đã nếu ở bài viết đầu tiên).
1,Về KT thì các nhà doanh nghiệp Mĩ quyết định rời khỏi thị trường bản xứ của mình để đầu tư sang các xứ khác (cụ thể là ở TQ và Ấn Độ).không biết từ hiện tượng này tôi có thể dùng từ "nước Mĩ đang bị chảy tư bản" đã được chưa?tức là các nguồn vốn từ trong nước đang bị tuôn ra ngoài,không biết có phải là vấn đề cần bàn đến không?
Các tư doanh chuyển cơ cấu kinh doanh từ thâm dụng tư bản sang thâm dụng nhân công,với mục đích hạ giá thành,và tối đa hoá lợi nhuận,từ những điểm trực quan cho thấy thì các doanh nghiệp này đi làm giàu cho xứ khác chứ không phải làm giàu cho nước Mỹ,đương nhiên xét về từng cá nhân thì quả thật lợi nhuận thu được từ thâm dụng nhân công mang lại nhiều hơn là thâm dụng tư bản,nhưng ngược lại chính phủ Hoa Kì không thu lại lợi ích gì từ những vấn đề này,mà trước mặt họ đang phải ghánh vác hậu quả là nạn thất nghiệp tràn lan ở chính xứ sở của mình.
Xét về viễn ảnh lâu dài thì bạn Nhat Minh nêu ra những quan điểm nghe rất khả quan ,nhưng xét đến tâm lí của tầng lớp lao động ở Mĩ hiện nay,họ có nghĩ như vậy không?câu trả lời là không.
Họ nhìn thẳng vào thực tại mà quyết định cho tương lai của họ,là họ đang thất nghiệp,những đồng tiền nhận được từ trợ cấp thì không thể đủ trang trả cho sinh hoạt phí,càng làm gây ra cho họ những suy nghĩ hoang mang ,và những suy đoán lệch lạc về thị trường Mĩ trong tương lai gần.Nói chi đến việc họ sẽ chấp nhận di dời sang các xứ khác để lao động với những đồng lương rẻ mạt,họ sẽ nghĩ thế nào khi chính phủ sẽ quyết định xuất khẩu lao động sang các xứ khác để thực hiện những chiến lược lâu dài .
Thêm 1 tâm lí nữa mà theo tôi là đang tồn tại trong dòng suy nghĩ của họ,đó chính là họ luôn tự hào ,rằng họ là những công dân người Mĩ,thị trường Mĩ luôn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu về công ăn việc làm của họ,đồng lương sẽ chắc chắn cao hơn các xứ khác,thế thì tại sao họ lại phải di rời đến 1 xứ xở hoang vu nào đó để người khác bóc lột sức lao động của mình,và chỉ nhận được những đồng lương ít ỏi?
Còn khi nói về chính sách của Hoa Kì là họ thấy sẽ có lợi trong dài hạn,khi để các công ty và xí nghiệp trong nước di rời đi nơi khác làm ăn,ở đó đầu vào sẽ rẻ hơn ,sản phẩm tung ra thì thị trường với 1 sức cạnh tranh lớn hơn ,cộng thêm với 1 lợi thế là tỉ giá của đồng Mĩ Kim tuột mạnh trong thời gian qua,đây là 2 yêu tố kích thích mạnh mẽ cho XK hàng hoá ở xứ này tăng mạnh.
Nhưng khi chúng ta nói về tỉ giá hối đoái ,thì có quá nhiều nước ràng đồng bạc của mình vào Mĩ Kim ,nên trong thời gian vừa qua Mĩ đã rất đau đầu vì vấn đề nhức nhối này ,đặc biệt là đối với TQ.Khiến XK của Mĩ trong thời gian vừa qua không phản ánh được hết tiềm lực của nó.
2,về chính trị thì phía Kerry dùng chính vấn đề nóng này để đả kích bên phía ông Bush,thực chất Kerry thừa hiểu ,vấn đề chưa đến mức quá trầm trọng như người ta tưởng,nhưng những người làm chính trị thường hay thổi phồng vấn đề 1 cách quá đáng ,để lấy lòng dân ,và khẳng định rằng mình luôn quan tâm đến dân đen và quảng đại quần chúng.
Mong các bạn tiếp tục đóng góp những ý kiến ,mình xin lĩnh ý.
 
phùng văn vương đã viết:
không biết từ hiện tượng này tôi có thể dùng từ "nước Mĩ đang bị chảy tư bản" đã được chưa?

Man!!! :)) Còn tớ thì đang bị chảy ..... :p
 
Tôi ko hiểu ý nghĩa dòng chữ mà bạn viết.Nếu bài viết của tôi có sai xót gì,xin thẳng thắn chỉ giáo,tôi xin lĩnh ý.
Còn bạn viết như vậy sẽ có 2 ý hiểu.
1,Thứ nhất là bạn không tôn trọng ý kiến của tôi.
2,Thứ 2 là tôi không hiểu ý của bạn muốn nói lên điều gì.
 
phùng văn vương đã viết:
1,Về KT thì các nhà doanh nghiệp Mĩ quyết định rời khỏi thị trường bản xứ của mình để đầu tư sang các xứ khác (cụ thể là ở TQ và Ấn Độ).không biết từ hiện tượng này tôi có thể dùng từ "nước Mĩ đang bị chảy tư bản" đã được chưa?tức là các nguồn vốn từ trong nước đang bị tuôn ra ngoài,không biết có phải là vấn đề cần bàn đến không?"

NFI = NX
NFI tang --> NX tang --> GDP = C+I+G+NX tang
Van de ban den trong short-run, long-run da giai thich phia tren.

Các tư doanh chuyển cơ cấu kinh doanh từ thâm dụng tư bản sang thâm dụng nhân công,với mục đích hạ giá thành,và tối đa hoá lợi nhuận,từ những điểm trực quan cho thấy thì các doanh nghiệp này đi làm giàu cho xứ khác chứ không phải làm giàu cho nước Mỹ,đương nhiên xét về từng cá nhân thì quả thật lợi nhuận thu được từ thâm dụng nhân công mang lại nhiều hơn là thâm dụng tư bản,nhưng ngược lại chính phủ Hoa Kì không thu lại lợi ích gì từ những vấn đề này,mà trước mặt họ đang phải ghánh vác hậu quả là nạn thất nghiệp tràn lan ở chính xứ sở của mình.
Xét về viễn ảnh lâu dài thì bạn Nhat Minh nêu ra những quan điểm nghe rất khả quan ,nhưng xét đến tâm lí của tầng lớp lao động ở Mĩ hiện nay,họ có nghĩ như vậy không?câu trả lời là không.

Xem "Rogers and me" de hieu them ve unemployment khi GM dap di cac nha may tai Mi lam mat 18,000 jobs de chuyen sang thi truong san xuat o Mexico.
Họ nhìn thẳng vào thực tại mà quyết định cho tương lai của họ,là họ đang thất nghiệp,những đồng tiền nhận được từ trợ cấp thì không thể đủ trang trả cho sinh hoạt phí,càng làm gây ra cho họ những suy nghĩ hoang mang ,và những suy đoán lệch lạc về thị trường Mĩ trong tương lai gần.Nói chi đến việc họ sẽ chấp nhận di dời sang các xứ khác để lao động với những đồng lương rẻ mạt,họ sẽ nghĩ thế nào khi chính phủ sẽ quyết định xuất khẩu lao động sang các xứ khác để thực hiện những chiến lược lâu dài .

Xin hoi anh lay tin o dau ve chuyen di doi lao dong Mi sang thi truong nuoc ngoai?
 
Bạn nên đọc thời báo New York Times,Wall Street Journal và Washington Post để biết thêm chi tiết về chuyện di dời lao động Mĩ sang thị truờng nuớc ngoài ,mình nghĩ bạn ở USA thì phải nắm bắt rất rõ vấn đề này chứ,bởi vì đây là 1 đề tài rất nóng bỏng hiện nay?
Hơn nữa nạn xuất khẩu lao động này không những đang tồn tại ở Mĩ,mà nó còn đang lan rộng ở khối EU,bởi thợ thuyền xứ này cũng đang ở trong tình trạng thất nghiệp.
Thực ra nó cũng chưa lên đến cực điểm ,nhưng bạn cũng biết là các nhà chính trị rất ưa những tin giật gân,và thuờng thổi phồng các vấn đề 1 cách quá đáng,để chứng tỏ mình luôn quan tâm đến sinh họat kinh tế của nguời dân xứ sở.
Ở khối EU:
Tại Ý, hãng hàng không quốc doanh Alitalia đã hủy 364 chuyến bay hôm 19-1-2004 vì nhân viên đình công để chống lại việc giảm lương trước khi cổ phần hóa và tư nhân hóa công ty. Tại Pháp, nhân viên phi cảng, y tế, hỏa xa và năng lượng đã luân phiên đình công từ ngày 20 đến 22. Tại Bồ Đào Nha, hôm 23 cũng có một vụ lãng công toàn quốc của công nhân viên chức trong khu vực nhà nước. Vì hiện tượng đình công xảy ra quá thường xuyên tại nhiều nước Âu châu nên hiện tượng này có thể báo hiệu rất nhiều khó khăn, thậm chí sự rạn nứt cơ chế Liên Âu trong năm nay.
Suốt năm qua, nhiều vụ đình công và biểu tình đã xảy ra tại Đức, Pháp, Ý và các xứ khác vì công nhân thợ thuyền phản đối việc cải cách lao động trong khuôn khổ cải tổ kinh tế để đưa Liên Âu ra khỏi nạn suy trầm và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Chế độ bao cấp ăn sâu vào xã hội và chính trị Âu châu khiến việc cải cách gặp trở ngại và các chính trị gia không dám đưa ra biện pháp mạnh vì sợ thất cử. Có thể gọi đây là hiện tượng xơ cứng hay ngạnh hóa xã hội của nhiều nước Âu châu. Vấn đề trở thành rắc rối cho Liên Âu vì Hội đồng Âu châu đã than phiền về nhịp độ cải cách quá chậm của các nước, khiến kinh tế Âu châu không thể cạnh tranh nổi với các khối kinh tế khác.

Thêm nữa khối này sẽ đón nhận thêm 10 hội viên mới, đa số là các nước Đông Âu trong khối Xô viết cũ, đó là Ba Lan, Cộng hòa Tiệp, Slovakia, Hungary, Slovenia và ba nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia. Có năm nước Liên Âu đã sẵn sàng áp dụng quy chế lao động tự do(chính là xuất khẩu LĐ sang xứ khác) và mở cửa đón nhận thợ thuyền Đông Âu qua tìm việc làm tương tự như người bản xứ, đó là Anh, Hà Lan, Ái Nhĩ Lan , Đan Mạch và Thụy Điển . Quyền tự do lao động ấy là một trong các lợi ích của việc liên hiệp và thống nhất sinh hoạt kinh tế, khiến các nước kia mới muốn gia nhập.
Thế nhưng, một số quốc gia khác lại đòi hạn chế quyền tự do LĐ ,việc này có thể kéo dài trong thời hạn đến bảy năm cho các hội viên mới, lý do là họ sợ nhân công bản xứ mất việc vì công nhân các nước Đông Âu chịu nhận lương thấp hơn. Năm nước đòi hạn chế tự do là Đức, Pháp, Bỉ, Phần Lan và Aó. Họ có cùng biên giới với các nước Đông Âu. Mâu thuẫn về lao động và chính trị vì vậy sẽ tiếp tục đào sâu giữa các nước, chưa kể đến nhiều bất đồng khác.
Hội đồng Liên Âu đã có công trình nghiên cứu về việc tự do hoá LĐ để thấy hậu quả rất nhẹ đối với thị trường lao động sau khi Liên Âu đón nhận hội viên mới. Nhưng, giới chính trị và các lãnh tụ công đoàn lẫn đa số dư luận ít chú ý đến loại nghiên cứu khô khan đó ,mà chỉ tìm cơ hội (những lí do chính trị hấp dẫn)chứng tỏ là họ quan tâm tới công ăn việc làm của công nhân, điều đó ăn khách hơn. Và chúng ta cũng nên thông cảm với họ: các quốc gia hạn chế tự do lao động này đều có chính sách bao cấp rất nặng nên bị thất nghiệp rất lớn, từ 8% trở lên.
Ở Hoa Kì:

Từ tháng bảy năm ngoái, kinh tế Hoa Kì đã thực sự hồi phục và đạt tốc độ tăng trưởng cao bất ngờ. Nhưng, thị trường lao động phục hồi chậm hơn, một phần vì kinh tế Mỹ đạt năng suất cao nhờ kết quả của công nghệ tin học, khiến tỷ số nhân công cần thiết cho một sản phẩm có giảm. Về dài thì điều ấy có lợi cho kinh tế nói chung, nhưng trước mắt thì nguy cơ thất nghiệp vẫn ám ảnh dư luận và trong mùa tranh cử, các chính khách không lỡ cơ hội khai thác điều này.
Các chính trị gia đưa ra một đề tài hấp dẫn về chính trị là nạn “xuất khẩu lao động” từ Mỹ ra các nước khác(di dời lao động Mĩ sang thị truờng nuớc ngoài) , làm dân Mỹ thất nghiệp. Thí dụ công ty Mỹ đặt làm gia công ở nước ngoài, hoặc chuyển hẳn các dịch vụ ra ngoài, đề tài nóng hổi vừa qua là các dịch vụ liên hệ đến tin học hay thông tin, làm công nhân Mỹ mất việc.
Hơn nữa ở Hoa kì tỉ lệ thất nghiệp quá cao,cộng thêm các Cty và xí nghiệp ở nơi đây đã di dời đến các nơi có lực luợng LĐ dư dôi để khai thác tiềm lực (TQ và Ấn Độ).Nên chính phủ cũng cần thực hiện chính sách để giải quyết công ăn việc làm cho giới LĐ,để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp.Và chính sách đuợc áp dụng đó là “xuất khẩu lao động” từ Mỹ ra các nước khác.
Bên phía Bush ko dám làm mạnh tay ,và thực hiện triệt để (vì sợ bị thất cử)chính sách này bởi nguời dân Mĩ không tán thành ,còn phía Kerry thì nhân cơ hội này đả kích Bush dữ dội,vì ko mấy quan tâm đến nền kinh tế quốc dân ,nên mới gây ra hậu quả như vậy.
Rất mong có thêm ý kiến đóng góp của các bạn.
 
phùng văn vương đã viết:
Bạn nên đọc thời báo New York Times,Wall Street Journal và Washington Post để biết thêm chi tiết về chuyện di dời lao động Mĩ sang thị truờng nuớc ngoài ,mình nghĩ bạn ở USA thì phải nắm bắt rất rõ vấn đề này chứ,bởi vì đây là 1 đề tài rất nóng bỏng hiện nay?
.

outsourcing là xuất khẩu lao động á?, mãi mới hiểu :))
 
Cám ơn những câu hỏi và trả lời rất hóm hỉnh và ngộ nghĩnh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bác vương đoc cái New York Times và Wall Street thế mà cái bài dằng dặc của chị My ở trên thì kêu ko hiểu?

:p :))
 
Tôi được nghe bản tin này bằng tiếng VN,các số liệu và thông tin được trích dẫn từ các thời báo mà tôi kể trên . Bạn thắc mắc như vậy cũng là đúng thôi,bởi tôi ko nói rõ lí do tại sao,tôi biết các nhật báo ở Mĩ ,mà lại ko biết tiếng anh ,trong khi các nguồn sử dụng lại nằm ở các tờ nhật báo đó .
Quả thật,tôi có biết tiếng anh,nhưng ko đủ vốn từ chuyên nghành để hiểu hết bài của bạn My viết
 
Back
Bên trên