Re: Vovinam Hà Nội
Có lẽ bạn vẫn chưa đọc kỹ post của tôi ở phía trước, nay phải nhắc lại. Chúng tôi quan niệm võ học chỉ là cái cầu, anh em đến với nhau không phải chỉ hết giờ là ai đi đường nấy, mà còn quan hệ như gia đình, xúm vào giúp nhau khi có việc cần.
Còn dân Shorinji Kempo bọn em thì phải thuộc lòng rằng học võ là vươn tới sự hòa hợp. Nhưng cá nhân em thì tin rằng không có sự hòa hợp nào mà không phải trải qua va chạm cả. Em quan sát thấy, và em phản ánh, bác phật lòng thì em cũng chịu thôi.
Chuyện nhận mặt thì em xin bác miễn cho. Xong kiểu gì cũng có chuyện. Em nói ra đây cho các bác biết là cái nội bộ của các bác, đông thì có đông, nhưng vững thì chưa vững đâu. Còn tại sao em biết ông kia là võ sư? Là vì em thấy ông ấy nhắc các võ sinh nhanh thay quần áo để bắt đầu tập. Dù sao thì cũng chỉ hục hặc vài câu, em cũng chẳng bới nhiều ra mà làm gì. Chừng nào có xô xát, đánh nhau sứt đầu mẻ trán, có việc cho cánh phóng viên nhà em nhảy vào thì em sẽ làm to.
Bác nói là cũng nên đáng tự hào về sự phát triển của Vovinam, em thì chẳng thấy thế. Bác bảo nhìn từ nhiều phương diện thì em cũng đang cố làm, nhưng chưa ở phương diện nào em thấy Vovinam có cái nền bền vững cả. Như em nói ở các bài trước, em cho rằng việc phát triển theo phong trào chỉ có cái lợi rất nhỏ mà gây hại lâu dài, giông như xây nhà mà xây từ móng xuống vậy.
Cái em muốn so nhất giữa Shorinji Kempo với Vovinam, không phải ở đạo lý, hay cách tập, mà là ở hướng phát triển. Người Nhật biết cái gì là quan trọng, còn chúng ta vẫn quá coi trọng hư danh.
Thiển ý của em là như vậy, có gì bác cứ thẳng thắn dạy bảo.
Còn chú Sơn ạ, chú muốn bắt bẻ tại sao anh dùng "bị" thì anh xin nói là thằng Hoài nó dùng từ đó, anh dẫn lại thôi. Chú nhìn đâu cũng thấy tiến sĩ với giáo sư dởm hết, thế thì chú nhìn mấy ông thầy dạy trường y ra sao? Nếu ai cũng dởm hết thì rồi sau này chú cũng có ra cái gì đâu.
Anh công nhận là giáo sư với tiến sĩ của Việt Nam phần đông rất dỏm. Anh cũng không phản đối nếu chú bảo là mấy bác nông dân tự chế máy cầy đất với ráp máy bay trực thăng còn hơn đứt các vị kia. Nhưng không có nghĩa là bác nào cũng như sách.
Chú biết chọn thầy (hoặc anh cứ cho là thế đi), thế chú tưởng anh không biết chắc? Nhà báo không ai dại gì phát biểu lung tung, đến các nhà báo lão thành còn phải dẫn, anh đã là cái gì mà mỗi lời đều là phát biểu cá nhân. Vấn đề là có dám có chính kiến của mình không, hay là ai nói gì nghe cái đó.
Chú cứ tự hào chú là dân khoa học tự nhiên, nói là có căn cứ đúng sai rất rõ ràng. Chú có cái lý của chú, anh công nhận. Khoa học xã hội thì nó không như thế, phức tạp và biến hóa hơn rất nhiều. Chú chê ông nhà văn hóa này, nhà văn hóa nọ, thì anh cũng có thể ca thán ông bác sĩ này, bà bác sĩ kia. Đôi co như thế để làm gì? Chú thuộc loại có học, anh nghĩ nói thế chú hiểu.