Phạm Minh Tuấn
(namhongson)
New Member
Võ Việt Nam hay ở chỗ nào?
Võ Việt Nam hay ở hai điểm : võ sư và bài võ. Trước hết, võ sư : theo quan niệm cỗ truyền phải là một người uyên bác, nói theo danh từ bây giờ là một nhà bác học, cái gì cũng biết, và là một người có uy tín, có đạo đức.
Chật hẹp, trong khuôn khổ võ nghệ, hễ môn sinh đòi học gì là phải dạy nấy, phải đủ tất cả nội ngoại công phu, y dược, quyền cước, binh khí, ám khí,… không thiếu một món gì, và món gì cũng phải toàn hảo.
Ngoài ra nói rộng hơn, võ sư còn phải dạy môn đồ nhiều thứ nữa : văn thơ, triết lý, tôn giáo, khoa học…
Cuối cùng ông phải có đạo đức, uy tín, thế lực, khi học trò hạ sơn hành hiệp, ông phải theo dõi từng bước chân đi của nó ; khi nó bị bắt, phải vận động can thiệp cho nó được tự do ; khi nó bị ám hại, phải trả thù ; khi gia quyến nó bị tai nạn, phải ra tay cứu vớt…
Ngày xưa, người học trò theo thầy (võ sư) là chỉ biết có mình thầy thôi. Nếu thầy chỉ dạy cho vài miếng đấm đá, hoặc hàng triệu miếng đi nữa mà không dạy gì khác, thì làm sao môn đồ trở thành một người khá, có đủ đạo đức và tài trí để giúp đời ? Nếu vậy, hắn chỉ là một cái máy đấm, không xứng đáng là võ sư. Thời nay, có nhiều kẻ chỉ biết qua vài nhúm đòn đấm đá tự xưng là “giáo sư” , hoặc “võ sư”, những kẻ ấy nên sửa đổi cho đỡ tủi hổ.
Có nhiều kẻ khác chỉ nhờ làm du đãng, ma cô, đâm chém kẻ khác rồi nổi tiếng, cũng xưng là võ sư, cũng mở lò dạy võ. Võ sư không phải như vậy.
Sau hết, võ sư phải khép mình vào kỹ luật, phải có chương trình dạy dỗ đường hoàng chứ không phải đụng đâu dạy đó, mà dạy hàng mấy năm cũng chỉ lẩn thẩn có mấy bài võ.
Bởi vậy, về Võ Việt Nam , nếu tìm được đúng thầy là một điều hay.
Điều hay thứ hai, bài võ.
Võ Việt Nam dạy rất công phu và phải qua 6 giai đoạn :
Các thế căn bản : bát bộ chân quyền (tấn), cửu bộ thủ lưu (tay), thập nhứt môn cước xuất (đá). Thành thuộc rồi, qua bài võ.
Bài võ Việt Nam có nhiều thế : thế chánh, thế phụ. Thế chánh nầy biến sang thế chánh kia, thế chánh lại biến sang thế phụ, thế phụ lại biến sang thế phụ nữa, không biết bao giờ mới cùng.
Tứ đẳng luyện : dạy công, thủ, phản, biến nghĩa là : đánh ra (công), đánh xong tay hoặc chân đó là để giữ mình (thủ), dùng tay chân đó đánh lại khi địch thủ công (phản), cuối cùng đổi qua thế khác (biến).
Phân thế, dạy thế, chỉ thế : dạy cho biết những thế trong bài quyền dùng làm gì, tinh hoa yếu điểm của mỗi thế ở chỗ nào, ta đánh địch đỡ hoặc phản công ra sao, ta sẽ phải làm gì trong mọi trường hợp để có thể phản ứng một cách dễ dàng. Sự xử dụng các đòn thế ấy phải qua 7 giai đoạn (thất dụng môn công) : nhứt thủ nhứt công, hồi thủ dương công, phản thủ bị công, thật hư thủ công, phản thủ bị công, thật hư thủ công, ý địng phân công.
Song đấu : qua phần trên xong, tới phần song đấu. Phần nầy tập cho môn sinh quen phản ứng, lanh lẹ, quyền biến. Hơn nữa, song đấu còn để cho võ sư kiểm soát xem 7 phần trong người có sắc bén và có ăn rập với nhau hay không (thất tuyệt võ công) : bộ pháp, thân pháp, quyền pháp, cước pháp, tâm pháp, nhãn pháp, khí pháp. Nếu tất cả đều hoàn hảo, như vậy mới xong một bài võ và qua bài khác.
Chiến thuật, chiến lược, mánh khoé khi chiến đấu thực sự ngoài đời, đều được võ sư truyền cả.
Tưởng cũng nên nhắc rằng vị thầy có thể truyền cho mỗi môn sinh một số bài võ khác nhau tùy theo khả năng chuyên môn của người ấy, chứ không không buộc hễ cấp nào là phải dạy bài đó. Tuy nhiên thường thì mỗi cấp có 5 bài võ, năm bài ấy không phải theo thứ tự ngắn dài, hoặc dễ khó, mà phải tuyển lựa làm sao để qua 5 bài đó, môn sinh có thể xử dụng được hết tất cả các bộ phận dùng để tấn công trong người, và bao quát hầu hết các trường hợp công thủ gặp trong trận đấu.
Nói thí dụ có một người không có áo mưa, đứng đụt mưa dưới một mái hiên bên đường. Thỉnh thoảng người ấy thò đầu ra, lại thụt vô, thập thà thập thò như vậy mãi mà không dám bước ra. Trong khi đó, một người có áo mưa, cứ xăm xăm từ trong ngà đi thẳng ra đường, không một chút e dè. Tại sao có sự khác biệt như vậy ? Bởi vì : một người có áo mưa, một người không có. Muốn có áo mưa, hay nói rõ hơn, một “hàng rào quyền cước” để che thân và yên tâm lùng địch, ta phải tập luyện bài quyền kỹ lưỡng qua 6 giai đoạn trên. Giả sử trên chiến trường hiện tại có một loại áo giáp mà không có loại đạn nào bắn thủng, người lính ta cứ việc hiên ngang xông vào đất địch, kiếm chúng mà bắn, hết đạn thì đâm, chẳng sợ gì cả. Chiếc áo giáp ấy, trong Võ Việt Nam, là kết quả của việc luyện tập. Trong một vài môn võ “giản dị” khác (của) nước ngoài, chiếc áo giáp ấy đã bị “rách” quá nhiều chỗ, vì vậy mà võ sinh phải rình rình, dè dè, đánh càng, đá đại, trúng trật cầu may.
Võ Việt Nam hay là vậy.
Người Việt nhỏ con thắng người lớn con như thế nào ?
Tục ngữ có câu : “có trí hơn mạnh trí”. Người đời, khi làm một việc gì không nổi, họ nói “lập thế mà làm”. Xem đấy, đủ thấy rằng đã lập thế, thì không dùng đến sức mạnh. Nếu đã học võ mà người yếu sức luôn luôn thua thì một là võ sư không nên thân, hai là võ sinh không thực hành đúng lời chỉ dạy. Ngày xưa ở bên Tàu, ai dạy võ vô căn như vậy, người ta kéo nhau tới đập chết.
Một câu trong Thuần Võ Bí Truyền tôi thường nhắc đi nhắc lại là : “nghề võ mà chỉ thế không rõ, phân thế không rành, dạy thế không đúng, thì đó là vô tình đưa người ta vào chỗ chết”, câu nói đó nghĩa là gì ?
Mỗi thế võ do tổ sư đặt ra, tự nó không bao giờ sai. Vậy chỉ thế không rõ là thế nào ? Nói thí dụ một người nhỏ con tới học võ, ông thầy xếp hàng cùng với môn sinh to lớn khác, dạy rằng khi địch đá vào hông, xuống trung bình tấn, lấy cùi chỏ đỡ chân địch. Đòn ấy rất đúng. Nhưng chỉ đúng với người to con dùng đỡ cú đá của người nhỏ con. Một người Việt, đỡ một cú đá của người Mỹ mà đỡ kiểu đó là cầm chắc cái chết trong tay. Vậy, phải nói rằng : “đòn nầy dùng cho người lớn con, đòn nầy dùng cho người nhỏ con, chứ không phải đòn nào ai cũng dùng được. Làm cho võ sinh hiểu được điều đó, vậy là “chỉ thế cho rõ”.
Nội cái thế thủ chiến đấu không cũng vậy, không phải đối với địch thủ nào cũng dùng y một thế. Ta phải ước lượng tầm vóc, khả năng chuyên môn, tốc độ di chuyển của địch thủ mà chọn lựa thế thủ thích hợp cho mình, sau đó chọn luôn lối đánh áp dụng cho người ấy để kết thúc mau lẹ trận đấu.
Người Việt Nam nhỏ con, nên môn võ càng cố làm sao cho ta “nhỏ” thêm nữa nghĩa là đòn thế gọn ghẻ, kín đáo, thấp, thu rút, luồn lọt để đánh địch thủ. Một nhận xét là : người càng to con, môn võ họ càng muốn đi đến chỗ tung đòn cho xa, cho cao. Người càng nhỏ con, đòn thế buộc phải thật gần, thật thấp “Bằng Phi Chuyển Hướng”, khi địch vô phá bao nhiêu lần thì cũng có bao nhiêu cách phản ứng, có nhu, có cương. Nếu bé yếu thì chỉ dạy cho thế phản bằng lối dùng nhu mà áp cương.
Ví dụ người lớn con thì dạy cho thế gọi là “Hoa Sơn Cử Đỉnh” ; khi địch vô, chơn trái tiến, hạ bộ, tay trước đánh đòn hư trên, tay sau bắt đùi, kê vai hất lên làm cho địch thủ cắm đầu.
Còn như người bé yếu dạy cho thế “Vũ Đã Ba Tiêu” ; khi địch vô, chơn bước xê qua nhường cho lối tiến của địch, rồi hạ bộ, chơn phải quét gót mình vô chơn địch làm cho địch vấp chơn, lúc ấy họ còn có nước nhảy hớt lên, ta đảo qua, hứng gối và chỏ làm cho nhào hớt lên, sẵn trớn bồi cho một đạp cũng cắm đầu. Cũng đồng một cách cắm đầu mà mỗi người một cách. Cho nên yếu thì lựa thế hoa mỹ dạy cho để tràn, né, tránh, nhường ; còn mạnh thì dạy cho lối đánh đỡ…
Tóm tắt : người yếu chống kẻ mạnh phải lợi dụng sức tiến vũ bảo của địch để đánh té địch hoặc luồn, tránh và phản công làm cho địch trúng đòn nặng hơn (ví dụ một lưỡi dao cắm trên tường, không di chuyển. Một người già yếu ớt từ từ đi đến sát tường, đụng mũi dao cũng không sao ; trái lại một người khỏe mạnh lao tới, thế là cả lưỡi dao cắm phập vào người).
Võ Việt Nam hay ở hai điểm : võ sư và bài võ. Trước hết, võ sư : theo quan niệm cỗ truyền phải là một người uyên bác, nói theo danh từ bây giờ là một nhà bác học, cái gì cũng biết, và là một người có uy tín, có đạo đức.
Chật hẹp, trong khuôn khổ võ nghệ, hễ môn sinh đòi học gì là phải dạy nấy, phải đủ tất cả nội ngoại công phu, y dược, quyền cước, binh khí, ám khí,… không thiếu một món gì, và món gì cũng phải toàn hảo.
Ngoài ra nói rộng hơn, võ sư còn phải dạy môn đồ nhiều thứ nữa : văn thơ, triết lý, tôn giáo, khoa học…
Cuối cùng ông phải có đạo đức, uy tín, thế lực, khi học trò hạ sơn hành hiệp, ông phải theo dõi từng bước chân đi của nó ; khi nó bị bắt, phải vận động can thiệp cho nó được tự do ; khi nó bị ám hại, phải trả thù ; khi gia quyến nó bị tai nạn, phải ra tay cứu vớt…
Ngày xưa, người học trò theo thầy (võ sư) là chỉ biết có mình thầy thôi. Nếu thầy chỉ dạy cho vài miếng đấm đá, hoặc hàng triệu miếng đi nữa mà không dạy gì khác, thì làm sao môn đồ trở thành một người khá, có đủ đạo đức và tài trí để giúp đời ? Nếu vậy, hắn chỉ là một cái máy đấm, không xứng đáng là võ sư. Thời nay, có nhiều kẻ chỉ biết qua vài nhúm đòn đấm đá tự xưng là “giáo sư” , hoặc “võ sư”, những kẻ ấy nên sửa đổi cho đỡ tủi hổ.
Có nhiều kẻ khác chỉ nhờ làm du đãng, ma cô, đâm chém kẻ khác rồi nổi tiếng, cũng xưng là võ sư, cũng mở lò dạy võ. Võ sư không phải như vậy.
Sau hết, võ sư phải khép mình vào kỹ luật, phải có chương trình dạy dỗ đường hoàng chứ không phải đụng đâu dạy đó, mà dạy hàng mấy năm cũng chỉ lẩn thẩn có mấy bài võ.
Bởi vậy, về Võ Việt Nam , nếu tìm được đúng thầy là một điều hay.
Điều hay thứ hai, bài võ.
Võ Việt Nam dạy rất công phu và phải qua 6 giai đoạn :
Các thế căn bản : bát bộ chân quyền (tấn), cửu bộ thủ lưu (tay), thập nhứt môn cước xuất (đá). Thành thuộc rồi, qua bài võ.
Bài võ Việt Nam có nhiều thế : thế chánh, thế phụ. Thế chánh nầy biến sang thế chánh kia, thế chánh lại biến sang thế phụ, thế phụ lại biến sang thế phụ nữa, không biết bao giờ mới cùng.
Tứ đẳng luyện : dạy công, thủ, phản, biến nghĩa là : đánh ra (công), đánh xong tay hoặc chân đó là để giữ mình (thủ), dùng tay chân đó đánh lại khi địch thủ công (phản), cuối cùng đổi qua thế khác (biến).
Phân thế, dạy thế, chỉ thế : dạy cho biết những thế trong bài quyền dùng làm gì, tinh hoa yếu điểm của mỗi thế ở chỗ nào, ta đánh địch đỡ hoặc phản công ra sao, ta sẽ phải làm gì trong mọi trường hợp để có thể phản ứng một cách dễ dàng. Sự xử dụng các đòn thế ấy phải qua 7 giai đoạn (thất dụng môn công) : nhứt thủ nhứt công, hồi thủ dương công, phản thủ bị công, thật hư thủ công, phản thủ bị công, thật hư thủ công, ý địng phân công.
Song đấu : qua phần trên xong, tới phần song đấu. Phần nầy tập cho môn sinh quen phản ứng, lanh lẹ, quyền biến. Hơn nữa, song đấu còn để cho võ sư kiểm soát xem 7 phần trong người có sắc bén và có ăn rập với nhau hay không (thất tuyệt võ công) : bộ pháp, thân pháp, quyền pháp, cước pháp, tâm pháp, nhãn pháp, khí pháp. Nếu tất cả đều hoàn hảo, như vậy mới xong một bài võ và qua bài khác.
Chiến thuật, chiến lược, mánh khoé khi chiến đấu thực sự ngoài đời, đều được võ sư truyền cả.
Tưởng cũng nên nhắc rằng vị thầy có thể truyền cho mỗi môn sinh một số bài võ khác nhau tùy theo khả năng chuyên môn của người ấy, chứ không không buộc hễ cấp nào là phải dạy bài đó. Tuy nhiên thường thì mỗi cấp có 5 bài võ, năm bài ấy không phải theo thứ tự ngắn dài, hoặc dễ khó, mà phải tuyển lựa làm sao để qua 5 bài đó, môn sinh có thể xử dụng được hết tất cả các bộ phận dùng để tấn công trong người, và bao quát hầu hết các trường hợp công thủ gặp trong trận đấu.
Nói thí dụ có một người không có áo mưa, đứng đụt mưa dưới một mái hiên bên đường. Thỉnh thoảng người ấy thò đầu ra, lại thụt vô, thập thà thập thò như vậy mãi mà không dám bước ra. Trong khi đó, một người có áo mưa, cứ xăm xăm từ trong ngà đi thẳng ra đường, không một chút e dè. Tại sao có sự khác biệt như vậy ? Bởi vì : một người có áo mưa, một người không có. Muốn có áo mưa, hay nói rõ hơn, một “hàng rào quyền cước” để che thân và yên tâm lùng địch, ta phải tập luyện bài quyền kỹ lưỡng qua 6 giai đoạn trên. Giả sử trên chiến trường hiện tại có một loại áo giáp mà không có loại đạn nào bắn thủng, người lính ta cứ việc hiên ngang xông vào đất địch, kiếm chúng mà bắn, hết đạn thì đâm, chẳng sợ gì cả. Chiếc áo giáp ấy, trong Võ Việt Nam, là kết quả của việc luyện tập. Trong một vài môn võ “giản dị” khác (của) nước ngoài, chiếc áo giáp ấy đã bị “rách” quá nhiều chỗ, vì vậy mà võ sinh phải rình rình, dè dè, đánh càng, đá đại, trúng trật cầu may.
Võ Việt Nam hay là vậy.
Người Việt nhỏ con thắng người lớn con như thế nào ?
Tục ngữ có câu : “có trí hơn mạnh trí”. Người đời, khi làm một việc gì không nổi, họ nói “lập thế mà làm”. Xem đấy, đủ thấy rằng đã lập thế, thì không dùng đến sức mạnh. Nếu đã học võ mà người yếu sức luôn luôn thua thì một là võ sư không nên thân, hai là võ sinh không thực hành đúng lời chỉ dạy. Ngày xưa ở bên Tàu, ai dạy võ vô căn như vậy, người ta kéo nhau tới đập chết.
Một câu trong Thuần Võ Bí Truyền tôi thường nhắc đi nhắc lại là : “nghề võ mà chỉ thế không rõ, phân thế không rành, dạy thế không đúng, thì đó là vô tình đưa người ta vào chỗ chết”, câu nói đó nghĩa là gì ?
Mỗi thế võ do tổ sư đặt ra, tự nó không bao giờ sai. Vậy chỉ thế không rõ là thế nào ? Nói thí dụ một người nhỏ con tới học võ, ông thầy xếp hàng cùng với môn sinh to lớn khác, dạy rằng khi địch đá vào hông, xuống trung bình tấn, lấy cùi chỏ đỡ chân địch. Đòn ấy rất đúng. Nhưng chỉ đúng với người to con dùng đỡ cú đá của người nhỏ con. Một người Việt, đỡ một cú đá của người Mỹ mà đỡ kiểu đó là cầm chắc cái chết trong tay. Vậy, phải nói rằng : “đòn nầy dùng cho người lớn con, đòn nầy dùng cho người nhỏ con, chứ không phải đòn nào ai cũng dùng được. Làm cho võ sinh hiểu được điều đó, vậy là “chỉ thế cho rõ”.
Nội cái thế thủ chiến đấu không cũng vậy, không phải đối với địch thủ nào cũng dùng y một thế. Ta phải ước lượng tầm vóc, khả năng chuyên môn, tốc độ di chuyển của địch thủ mà chọn lựa thế thủ thích hợp cho mình, sau đó chọn luôn lối đánh áp dụng cho người ấy để kết thúc mau lẹ trận đấu.
Người Việt Nam nhỏ con, nên môn võ càng cố làm sao cho ta “nhỏ” thêm nữa nghĩa là đòn thế gọn ghẻ, kín đáo, thấp, thu rút, luồn lọt để đánh địch thủ. Một nhận xét là : người càng to con, môn võ họ càng muốn đi đến chỗ tung đòn cho xa, cho cao. Người càng nhỏ con, đòn thế buộc phải thật gần, thật thấp “Bằng Phi Chuyển Hướng”, khi địch vô phá bao nhiêu lần thì cũng có bao nhiêu cách phản ứng, có nhu, có cương. Nếu bé yếu thì chỉ dạy cho thế phản bằng lối dùng nhu mà áp cương.
Ví dụ người lớn con thì dạy cho thế gọi là “Hoa Sơn Cử Đỉnh” ; khi địch vô, chơn trái tiến, hạ bộ, tay trước đánh đòn hư trên, tay sau bắt đùi, kê vai hất lên làm cho địch thủ cắm đầu.
Còn như người bé yếu dạy cho thế “Vũ Đã Ba Tiêu” ; khi địch vô, chơn bước xê qua nhường cho lối tiến của địch, rồi hạ bộ, chơn phải quét gót mình vô chơn địch làm cho địch vấp chơn, lúc ấy họ còn có nước nhảy hớt lên, ta đảo qua, hứng gối và chỏ làm cho nhào hớt lên, sẵn trớn bồi cho một đạp cũng cắm đầu. Cũng đồng một cách cắm đầu mà mỗi người một cách. Cho nên yếu thì lựa thế hoa mỹ dạy cho để tràn, né, tránh, nhường ; còn mạnh thì dạy cho lối đánh đỡ…
Tóm tắt : người yếu chống kẻ mạnh phải lợi dụng sức tiến vũ bảo của địch để đánh té địch hoặc luồn, tránh và phản công làm cho địch trúng đòn nặng hơn (ví dụ một lưỡi dao cắm trên tường, không di chuyển. Một người già yếu ớt từ từ đi đến sát tường, đụng mũi dao cũng không sao ; trái lại một người khỏe mạnh lao tới, thế là cả lưỡi dao cắm phập vào người).