[Thảo luận chung] Võ thuật vs Truyện phim kiếm hiệp

Nguyễn Thái Anh
(biday)

Thành viên danh dự
tại sao nhiều người hay nhận xét võ thuật qua các tác phẩm kiếm hiệp vậy nhỉ, trong đó còn nhiều yếu tố hoang đường mà????
 
Trước hết, các tác phẩm kiếm hiệp ra đời là dựa vào võ thuật. Những chi tiết, yếu tố hoang đường được thêm thắt vào để gây thêm ấn tượng cho võ thuật.

Các tác phẩm kiếm hiệp thường hướng người xem về một giai đoạn lịch sử, hoặc thậm chí nếu không phải lịch sử thì cũng phải mang hơi hướng của quá khứ.
Người ta sử dụng các yếu tố hoang đường trong tác phẩm kiếm hiệp không phải để làm mờ mắt những người đến với võ thuật, mà là để tô thêm nhiều đường nét, làm đẹp thêm cho võ mà thôi.

Hai chữ "kiếm và hiệp" là gì ?
- Trước hết, xin nói về chữ "Hiệp". Có lẽ người đọc ai cũng hiểu "hiệp" là "nghĩa hiệp", "hào hiệp"... tức là lòng rộng lượng, bao dung với người khác, có cái tâm hào sảng, sẵn sàng ra tay giúp đỡ những người trong thiên hạ cần đến mình. Đơn giản chỉ có thế, không cần nói thêm :)
- Trong võ học, "Kiếm" không phải là binh khí duy nhất. Người ta vẫn nói đến "thập bát ban binh khí", ấy còn là chưa nhiều đâu, "thập bát" ấy chẳng qua chỉ là một cách nói để chỉ về mười tám loại binh khí sử dụng trong mười tám môn võ thuật (tên các loại binh khí thì tạm thời xin không liệt kê ra ở đây, vì trong làng võ có nhiều qui ước khác nhau về khái niệm này, nếu cần xin trao đổi với mọi người ở một bài viết khác). Trên thực tế, binh khí trong thiên hạ nhiều vô kể, có những binh khí "tiêu chuẩn", đời đời ai cũng biết, cũng có những binh khí xuất hiện theo từng thời điểm lịch sử, hoặc do thói quen của người sử dụng, mà thậm chí những vật dụng hàng ngày cũng có thể trở thành vũ khí. Thế nhưng - quay lại với chủ đề chính - người ta lại chỉ sử dụng yếu tố "kiếm" khi gọi tên "tiểu thuyết kiếm hiệp". Có lẽ đơn giản là theo những nhà sáng tác, kẻ hành tẩu giang hồ, những người có tấm lòng "hiệp nghĩa", luôn khảng khái, đứng trước cái xấu để bảo vệ cái tốt.. là những kiếm sĩ giang hồ. Bởi "kiếm" được người làng võ nói đến với một sự trân trọng, nâng niu. Tôi từng đọc ở một tiểu thuyết nào đó từ rất lâu rồi (vì hồi ấy không biết tên truyện, nên không thể tìm đọc lại và đọc nốt những chỗ thiếu, nếu ai biết, xin nói cho tôi, cảm ơn nhiều nhé :p), truyện có nói đến một vị thiếu gia (là Tam thiếu gia nhà họ Tạ - Tạ Hiểu Phong), là người kiếm pháp vô song trong thiên hạ, nhưng vì lí do nào đó, phải qui ẩn, và người ta tưởng chàng đã chết. Đoạn kể về lúc Tạ Hiểu Phong đối diện với "ông chủ lớn", tuy bề ngoài của chàng trông rất tàn tạ và bẩn thỉu (khi ấy chàng ở trong vai một kẻ dật dờ hiền lành), nhưng tay sai của "ông chủ lớn" (hình như tên là Diệp Trúc Thanh - gần giống tên một loại rượu ngon tên là Trúc Diệp Thanh) vẫn nhận ra chàng là một kiếm sĩ. Gã nói thông thường những người sử kiếm, biết trân trọng kiếm thì bàn tay cầm kiếm rất sạch, móng tay cắt gọn gàng. Chỉ một câu nói của nhân vật trong truyện ấy mà khiến tôi càng thêm hứng thú với tinh thần của "kiếm". Đối với kiếm sĩ, "kiếm" quả không chỉ là một vũ khí chiến đấu, mà còn như một bảo bối luôn kè kè bên mình. Rồi cũng trong tiểu thuyết ấy, còn có đoạn nói về việc Yến Thập Tam thả kiếm xuống khi đi thuyền trên sông... cũng là một chi tiết rất hay về "kiếm" và "kiếm sĩ". Nhưng thôi, cứ nói mãi về kiếm thì giông dài biết bao giờ mới xong. Kiếm mang rất nhiều ý nghĩa đối với kiếm sĩ, và ngay cả đối với những người trong võ lâm sử dụng các vũ khí khác, kiếm cũng vẫn là một binh khi lợi hại hàng đầu.

Xin lỗi vì quá dài dòng với hai chữ "Kiếm hiệp".
Thế còn tại sao người ta lại nhận xét võ thuật qua các tác phẩm kiếm hiệp ?
Những pha võ thuật kinh điển trong tiểu thuyết kiếm hiệp, được dàn dựng thành phim, tuy có sự trợ giúp của nhiều kĩ thuật phim ảnh, nhưng cơ bản vẫn phải luôn giữ được cái hồn của võ.
Một bộ phim chỉ có toàn cảnh trao đổi nội công (kĩ thuật đồ họa, phim ảnh vi tính), hầu như không cần chỉ đạo võ thuật... thì không thể coi là tác phẩm kiếm hiệp.
Truyện và phim võ thuật có tác dụng mang võ thuật đến trước mắt người xem - không chỉ bị hấp dẫn võ công thuần túy, mà còn được tạo sự phấn khích, hứng thú khi chứng kiến những pha võ thuật được kết hợp với kĩ xảo nhằm nâng cao tác dụng truyền đạt cái hồn của võ.
Công phu nói chung trong võ thuật gồm có nội công, ngoại công, nhuyễn công và ngạnh công (bạn có thể tham khảo bài viết "Để trở thành cao thủ võ lâm trong quá trình khổ luyện" để hiểu thêm về 4 loại công phu này).
Nhưng qua lời kể và phim ảnh, ta chỉ có thể thấy được 2 công phu: ngoại công và ngạnh công. Những yếu tố hoang đường trong tác phẩm kiếm hiệp giúp ta - một phần nào đó - thấy và hiểu được 2 công phu còn lại.

Thêm nữa, không phải ngẫu nhiên mà tôi phải dài dòng khi nói về hai chữ "kiếm hiệp".
Theo nôi dung thông thường của các tác phẩm kiếm hiệp, nhân vật chính phải là người hào hiệp trượng nghĩa, luôn biết suy nghĩ và hành động để giúp đỡ kẻ yếu thế. Ấy cũng chính là tinh thần cơ bản của võ học. Người học võ cần có tinh thần ấy, ta tạm gọi đó là "tinh thần võ sĩ đạo". Ngày nay, tinh thần võ sĩ đạo không nhất thiết phải khô cứng như thời trước. "Những quan niệm như "Một Võ Sĩ Đạo phải là một người hùng", Khi danh dự bị xúc phạm là phải rút kiếm ra sống chết với kẻ thù", hoặc "phải Harakiri (tự mổ bụng) để tự sát"...đã lỗi thời". Bạn có thể đọc bài viết "Đường vào võ đạo" để hiểu thêm về điều này.
Cái tinh thần nghĩa hiệp của một võ sĩ đạo chân chính có lẽ sẽ dễ dàng được thể hiện hơn qua lời văn trong tiểu thuyết hoặc qua phim ảnh.
Võ thuật và võ đạo trong tác phẩm kiếm hiệp có lẽ vừa mang hơi hướng lịch sử, vừa có tính chất đương thời. Điều mấu chốt là các nhân vật chính luôn phải thể hiện được: công phu võ thuật, và đạo lí võ học.

Theo tôi, ấy là yếu tố để võ thuật có thể được bộc lộ rõ ràng (cả về công phu và tinh thần), vì vậy đấy là lí do người ta có thể nhận xét võ thuật thông qua tác phẩm kiếm hiệp.
 
anh rì mà tên là Đỗ Việt ơi ,em đã từng đọc rất nhiều truyện kiếm hiệp nè nếu nói như anh là việc đánh giá tác phẩm kiếm hiệp là dựa vào vấn đề võ công thì hình như là hơi thiếu thì phải vì nếu thế thì ông KIM DUNG khác rì mấy ông viết truyện khác cơ chứ ông ý thành công là do đã đặt được nhân vật vào đúng diễn biến của lịch sử (Vi Tiểu Bảo là nhân vật thành công nhất của KIM DUNG mà có biết võ vẽ rì đau thực ra là có biết 1 ít nhưng ko đáng kể)vạn lần sorry ông anh nhưng do em là fan của KIM DUNG nên em mới phải :-/ lên tiếng
 
Xin lỗi em. Vì phạm vi của vấn đề trên, anh đã trả lời một cách chung chung cho nội dung mảng kiếm hiệp, chứ không đi sâu vào tác giả nào cả.
Anh vẫn khẳng định: tác phẩm kiếm hiệp trước hết xuất phát từ vấn đề võ thuật. Còn sau đấy, khả năng viết, kiến thức uyên bác.. của các tác giả là phần thêm vào để nâng cao tính nghệ thuật của tác phẩm.
Hiển nhiên so sánh truyện Kim Dung với các tác giả khác thì có sự khác nhau rõ rệt.
Kim Dung có giá sách hàng nghìn quyển, và quyển sách đầu giường là Kinh Dịch. Nói thế đã đủ thấy tính chất khác biệt của truyện Kim Dung với người khác rồi :)
 
Back
Bên trên