[Thảo luận chung] Triệt Quyền Đạo, Vịnh Xuân...

Hình như bác không hiểu
Đang nói về đánh nhau chứ không phải là tập

Địch đánh thì ta lui, địch lui thì ta sấn tới. :D
Có niêm thủ thính kình mà.

Vịnh Xuân vốn thất truyền đã lâu. Ấy cái mà anh em ta học không phải Vịnh Xuân đâu
Đâu có :D. VX cũng có dòng đánh rất cương mà. Trong cương có nhu. VX xuất phát từ Thiếu Lâm chắc cách phát kình phát lực vẫn giữ được cái "cương" của Thiếu Lâm. Nâng lên 1 bậc: thêm cái nhu, trong cương có nhu.

VX hay TCQ đánh chậm chủ yếu để luyện khí, luyện kình, luyện tâm. Giải thích ra thì dài dòng lắm. Tham khảo quyền Thái cực quyền toàn tập của tác giả Nguyễn Anh Vũ.
 
Em ko học VX cũng như mấy môn thiên về âm kình nên ko biết.Nhưng em thấy nhu với cương làm gì có chuyện tách rời.VD như quả đấm,dù có thả lỏng như thế nào thì lúc chạm điểm tiếp xúc cũng phải cương lên ko thì chỉ có nát tay.Các đòn vật thì ngoài koshinage thì em chưa học được đòn nào nên ko dám bàn.
 
Đúng vậy! Nhu với cương không thể tách rời, chỉ có điều dùng cái nào nhiều hơn mà thôi. Nhu hóa cương phát, trên đường đi thì nhu nhuyễn, đến đích thì chuyển thành cương mãnh trong tích tắc, sử kình xong phải lập tức thả lỏng.

Ngoài ra phải đảm bảo yếu tố phát lực toàn thân. Trong VX tận dụng sự "xoay" của ba vòng tròn: Chân, hông, vai khi xoay mã. Lúc xoay mã, xước mã, ba vòng tròn này khởi cùng lúc, kết thúc cùng lúc, toàn thân hòa thành một khối nên có hợp lực mạnh mẽ. Bạn tưởng tượng thế này: trên con tàu đang chạy 10km/h, bạn chạy 10km/h nữa và tay đấm 1 cú tốc độ 10km/h nữa. Vậy hợp của nó tổng cộng là 30km/h.

Ngoài ra nữa, VX "nhu" ở chỗ mượn lực đả lực, các đòn quấn, quăng, quật.

Để có thể hòa nhập toàn thân thành một khối, mỗi ngày bạn phải "xoay đi xoay lại", "xước đi xước lại" rất nhiều lần.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Địch đánh thì ta lui, địch lui thì ta sấn tới.
Có niêm thủ thính kình mà.
Chẹp, phải xem lại cái mà tôi đang nói với Vũ kìa T_T Chứ cái này thì...
Đâu có . VX cũng có dòng đánh rất cương mà. Trong cương có nhu. VX xuất phát từ Thiếu Lâm chắc cách phát kình phát lực vẫn giữ được cái "cương" của Thiếu Lâm. Nâng lên 1 bậc: thêm cái nhu, trong cương có nhu.

VX hay TCQ đánh chậm chủ yếu để luyện khí, luyện kình, luyện tâm. Giải thích ra thì dài dòng lắm. Tham khảo quyền Thái cực quyền toàn tập của tác giả Nguyễn Anh Vũ.
:-$ VX dòng nào chả đánh cương ??? Thậm chí là cực cương ấy chứ :))
Thiếu Lâm đánh cũng nhu chán, ai nói không có nhu ? Nếu mà vác hết mấy cái món bí truyền của Thiếu Lâm ra thì có khi nhu chả kém VX đâu :D
VX và TCQ đánh chậm là để luyện hình. Không có hình thì moi đâu ra khí, kình, tâm ? Nếu không cần chú ý đến hình thì làm gì mà chả luyện được mấy thứ đó ^^
Nhu với cương không tách rời, mà dùng cái nào nhiều hơn là do người đánh, không phải do võ :D
 
Sao không phải do võ, mỗi môn võ đều có triết lý khác nhau, không thể lắp môn này với môn kia được. Không thể nhét TCQ vào karate được cũng như không thể nhét teakwondo vào bát quái chưởng.

Riêng luận về cương với nhu, cách luyện tập của từng môn cũng đã rất khác nhau rồi. Ví dụ như trong VX, cái cương đó là cái cương tự nhiên, cái cương có sự bật nẩy của gân cơ. Cụ thể trong đòn xỉa cho dễ hiểu: trên đường đi thì thả lỏng, 5 đầu ngón tay hơi co để được lỏng, nhưng đến đích lập tức duỗi thẳng ra. Hay trong đòn đấm: trên đường đi "tay mở", đến đích lập tức nắm lại. Đơn giản như vậy thôi, cái cương này không phải do "đánh cây" 1000,2000 cái một ngày mới có.

VX và TCQ đánh chậm là để luyện hình. Không có hình thì moi đâu ra khí, kình, tâm ? Nếu không cần chú ý đến hình thì làm gì mà chả luyện được mấy thứ đó ^^
Đồng ý, tôi thiếu luyện hình, bộ vị chính xác thì khí mới ra được toàn thân. Con đường hình, ý, khí là con đường tiếp cận với võ thuật đơn giản nhất của nội gia quyền nhỉ?
 
Triết lý của mỗi môn võ khác nhau,nên cách tập cương nhu khác nhau là chuyện bình thường.
Nhưng mà sau khi học karate rồi học SK (gốc vẫn là của Thiếu Lâm,tức là kungfu của TQ) thì em thấy có sự khác biệt sau:
- Quả đấm của SK là có sự thả lỏng trong suốt cả quá trình đi,chỉ có lúc chạm mục tiêu mới siết cương lại.
Còn của karate thì cú đấm cương từ lúc xuất phát ra đến lúc chạm điểm.Cách đấm của SK thì đỡ mất sức,nhưng dễ bị chấn thương tay do ko kịp xiết lúc chạm điểm.Còn cách đấm của ka thì tuy mất sức với chậm do cơ bị căng cứng nhưng mà ít bị chấn thương.

- Cách đỡ của 2 môn này cũng gần như trên.
Ka chủ chương đỡ bằng cạnh tay,rất đau tay và dễ gãy xương nếu chân đối phương cứng và đá rất mạnh.Còn đỡ của SK thì căng lòng bàn tay lên để dùng phần thịt ở tay đỡ,như thế sẽ đỡ đau tay hơn và ít bị gãy tay hơn.Nhưng mà cũng giống như trên,ngửa lòng bàn tay ra thì nếu đỡ ko chính xác thì dễ bị lật bàn tay và chấn thương cổ tay rất nặng,còn ka thì ko bị như vậy.

Đấy là 2 ví dụ về cương và nhu của 2 trường phái khác nhau.Nhưng mà cương và nhu cũng như môi và răng.Mất răng thì môi ko nhai được thức ăn,còn mất môi thì thức ăn rơi hết cả ra ngoài,nhai cái gì nữa.
 
Ơ hơ, thế tập karate mà gặp chú khỏe hơn là đi à ??? Tập VX mà gặp thằng vớ vẩn cũng vẫn phải nhu à ??? Lý luận nhiều mà đánh không lại vẫn là đánh không lại. Không rõ lý luận mà đánh được vẫn ngon hơn :D Bó cứng quá đi mất :))
 
Ơ hơ, thế tập karate mà gặp chú khỏe hơn là đi à ??? Tập VX mà gặp thằng vớ vẩn cũng vẫn phải nhu à ??? Lý luận nhiều mà đánh không lại vẫn là đánh không lại. Không rõ lý luận mà đánh được vẫn ngon hơn :D Bó cứng quá đi mất :))

Không tuân thủ đúng đường lối tâm pháp thì khó có thể tiến xa được!
 
Tuân thủ là khi tập.
Còn khi đánh thật thì vấn đề là hiệu quả chứ không phải là tuân thủ hay không.
Vả lại tâm pháp có thể phù hợp với các cụ, chưa chắc phù hợp với mình, phải xem lại.
Chẳng hạn, tập quyền cứ bắt xuống tấn thấp để cái gì mà khí trầm đan điền...Em bị đau chân, không xuống thấp được, nghỉ tập :))
 
Tuân thủ là khi tập.
Còn khi đánh thật thì vấn đề là hiệu quả chứ không phải là tuân thủ hay không.

Rất hay! Không biết bạn "hiệu quả" đến đâu rồi???
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ơ hơ, thế tập karate mà gặp chú khỏe hơn là đi à ???

Chính xác đấy anh Sơn à.
Nếu như là đỡ bình thường 1 đòn đá vòng cầu (hay bạt sơn của TL hoặc đảo sơn của tán thủ) thì lúc giap chiến thì do tốc độ quá nhanh và do ta di chuyển,đòn đá ko hoàn toàn vào tay mình được,nên thường chỉ đau thôi.Nhưng mà khi bị lỡ đà mà trúng toàn bộ đòn đá thì nhẹ thì bay tay,nặng thì gãy tay.Em chứng kiến mấy vụ này cũng khá nhiều.

Hệ Goju-Ryu và Wado-Ryu thì em ko biết,còn Shito-Ryu và Shotokan có lẽ đúng là thế thật.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Rất hay! Không biết bạn "hiệu quả" đến đâu rồi???
Hiệu quả nhiều chứ :D Ít ra bị đánh em cũng biết che mặt ôm đầu :p
@Vũ: Nhìn lại thì trong số các giải đấu mà Karate VN tham gia, có thiếu những trận đánh với đối thủ to con và khỏe hơn đâu ?
 
@Vũ: Nhìn lại thì trong số các giải đấu mà Karate VN tham gia, có thiếu những trận đánh với đối thủ to con và khỏe hơn đâu ?

Thì ông anh thử xem cái lối đánh đó có gãy chân gãy tay nổi ko.Mỗi lần tấn công tối đa 3 đòn,còn ko quyết liệt bằng tae đâu.

Nói cho dễ hiểu là trong ka,ông anh nhập nội bằng 1 đòn đá 2 đòn sau là đòn tay,dù đòn đá đó có mạnh đến mạnh đến mấy thì cũng ko thể làm đối phương gãy tay được.Còn đá liên tục 3 đòn thì dễ bị quật lắm.
Còn trong tae,vì ko dùng đòn tay nên đá liên tục các đòn đỡ ko còn chuẩn nên bị gãy là chuyện bình thường.
Nếu như thi đấu giải ka full contact thì cũng chả khác gì tán thủ.Nếu ông anh xem thì đòn đỡ gạt chả có ai dùng,vì dễ gãy tay như chơi.

Em ko nói là đòn đỡ này ko hay,nhưng mà nếu như chưa tập luyện đủ công phu mà đối kháng ngay thì rất dễ gãy tay.
 
Triết lý của mỗi môn võ khác nhau,nên cách tập cương nhu khác nhau là chuyện bình thường.
Nhưng mà sau khi học karate rồi học SK (gốc vẫn là của Thiếu Lâm,tức là kungfu của TQ) thì em thấy có sự khác biệt sau:
- Quả đấm của SK là có sự thả lỏng trong suốt cả quá trình đi,chỉ có lúc chạm mục tiêu mới siết cương lại.
Còn của karate thì cú đấm cương từ lúc xuất phát ra đến lúc chạm điểm.Cách đấm của SK thì đỡ mất sức,nhưng dễ bị chấn thương tay do ko kịp xiết lúc chạm điểm.Còn cách đấm của ka thì tuy mất sức với chậm do cơ bị căng cứng nhưng mà ít bị chấn thương.

- Cách đỡ của 2 môn này cũng gần như trên.
Ka chủ chương đỡ bằng cạnh tay,rất đau tay và dễ gãy xương nếu chân đối phương cứng và đá rất mạnh.Còn đỡ của SK thì căng lòng bàn tay lên để dùng phần thịt ở tay đỡ,như thế sẽ đỡ đau tay hơn và ít bị gãy tay hơn.Nhưng mà cũng giống như trên,ngửa lòng bàn tay ra thì nếu đỡ ko chính xác thì dễ bị lật bàn tay và chấn thương cổ tay rất nặng,còn ka thì ko bị như vậy.

Đấy là 2 ví dụ về cương và nhu của 2 trường phái khác nhau.Nhưng mà cương và nhu cũng như môi và răng.Mất răng thì môi ko nhai được thức ăn,còn mất môi thì thức ăn rơi hết cả ra ngoài,nhai cái gì nữa.

Sai roài chú ơi! Quả đấm nào cũng phải thả lỏng trong quá trình ra đòn, chỉ đến khi va chạm mới siết chặt tay, nếu cứ gồng cứng lến thì đòn sẽ chậm. Khác nhau cơ bản giữa đòn đấm của SK và Karate là đòn đấm của SK thì đánh ra nhanh rồi rút về nhanh, còn đòn của Karate chủ yếu là chọc xuyên qua mục tiêu vì thế rút về chậm hơn. (snap với thrust, giống đá vẩy với đa tống ấy mà)
Đòn đỡ thì Karate quan niệm dùng đòn đỡ để sát thương đối thủ nên hay đỡ bằng cạnh tay, cổ tay, tuy nhiên các trường hợp đòn đánh quá mạnh vẫn có đòn đỡ bằng lòng bàn tay, ức tay. Chẳng qua do karate người chuhus trọng cương nên đòn thế cương nhiều hơn nhu thôi Goju và các phái của Okinawa thì ko cương bằng các phái còn lại của Nhật.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Khác nhau cơ bản giữa đòn đấm của SK và Karate là đòn đấm của SK thì đánh ra nhanh rồi rút về nhanh, còn đòn của Karate chủ yếu là chọc xuyên qua mục tiêu vì thế rút về chậm hơn. (snap với thrust, giống đá vẩy với đa tống ấy mà)

Cái này thì em thấy ko đúng lắm.
Quả đấm của SK là thả lỏng tay và gằn lực khi chạm điểm,đòn đấm sẽ tự rút về theo nguyên tác co cơ.Còn theo hệ Shito-Ryu mà em học thì là đòn đấm phải có thời gian chạm điểm ngắn nhất(tất nhiên là phải trúng người đã) để lực va chạm thêm mạnh
 
Back
Bên trên