Thật ra thì cái việc đáng trê trách hay không thì chúng ta không dám bàn đến. Vì mỗi người một suy nghĩ riêng, ta không thể cấm đoán ai mở hay không mở một CLB cả.
Chủ yếu điều nói đến ở đây là ý thức trách nhiệm, suy nghĩ của người thầy giáo dạy võ mà thôi.
Suy nghĩ về những thế kỷ trước, khi mà võ nước ngoài còn chưa hội nhập, olimpic còn chưa xuất hiện. Thì mỗi một môn võ đều có giá trị rất lơn lao, nó tượng trưng cho cả một dòng họ, những thế hệ năm này sang năm khác. Hồi đó việc quyết định mở võ đường và nhận học trò là cả một việc làm lớn, đòi hỏi có sự đồng ý, nhất trí của nhiều người. Vì họ rất coi trọng tinh thần võ thuật, nếu việc đào tạo ra một võ sĩ mà sau này gây tai họa cho xã hội thì sẽ trở thành điều tai tiếng trong giới võ lâm. Vì vậy những người thày giáo hồi đó rất có trách nhiệm. Khi đã quyết định nhân ai làm học trò thì họ đều phải theo dõi từng bước đi của người học trò đó trong cuộc sống, từ chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn đến xử phạt đều đến tay người thầy. Họ sống rất có trách nhiệm vì công việc mình đã chọn.
Còn ngày nay thì sao, do võ thuật quốc tế rộng mở, giao lưu. Xuất hiện olimpic, seagame, các giải vô địch quốc gia, quốc tế. Võ thuật đã trở thành nhu cầu thương mại hóa, một mặt để kiếm sống, một mặt cũng vì niềm yêu thích võ thuật, nhưng xem ra mặt kiếm sống là nhiều hơn, còn ngày xưa thì cũng có nhưng là rất ít, chủ yếu là họ đam mê và muốn cống hiến sức mình cho võ. Vì thị trường mà nhiều CLB phong trào đã rộng mở, võ sinh đến và đi như ong vỡ tổ, thây giáo chỉ nhớ mặt một số đệ tử ưng ý, còn cuộc sống, sinh hoạt của võ sinh sau đó thì mặc kệ, họ đâu biết rằng mình đã từng đạo ra những sát thủ giết người còn rất trẻ. khi hỏi về những đối tượng phạm tội, có nhiều người đã nói rằng từng học, đang học võ, có người vì muốn chứng tỏ bản lĩnh của mình mà gây tội. Những lúc này thì sao, những người thầy thì vẫn cứ tiếp tục công việc của mình, chẳng nghĩ gì cả.
Võ cổ truyền của đất nước ta có một số môn cũng bị cuốn theo trào lưu đó, thật tiếc thay. Tuy nhiên vẫn còn những môn võ lưu mãi giá trị tinh thần của mình, chỉ truyền cho những người trong họ, những người có duyên với võ thuật
Nhận định tình hình võ thuật hiện nay thì như em thảo đã nói, còn giá trị tinh thần võ thuật thì đã bị một lớp bụi bám khá dày. Giá trị đó giờ chỉ còn tìm thấy trong những võ sư, võ sinh chân chính, bản thân mình theo đuổi võ thuật không vì một mục đích riêng, mà họ đến với võ thuật với tấm long chân thành, đầy nhiệt huyết, luôn tìm tòi, khám phá những điều mới, những chân lý trên con đường võ thuật mà họ đã chọn.
Hy vọng rằng tư tưởng đó tồn tại riêng lẻ trong mỗi người rồi sẽ có ngày được tập hợp để chấn hưng lại cái thời thịnh vượng gọi là "Đạo; Giá trị tinh thần võ học"