[Thảo luận chung] Tham khảo băng đĩa võ thuật, nên chăng ?

Nguyễn Hoàng Minh
(Hikari Almasy)

New Member
Re: Danh sách băng đĩa võ thuật của mọi người

Võ thuật là kĩ thuật chiến đấu chứ không phải là kĩ thuật biểu diễn. Theo ý kiến cá nhân tôi, xem quá nhiều màn biểu diễn chỉ tổ hoa mắt và... nhức óc. Rườm rà không mang lại hiệu quả. Sức mạnh của võ thuật nằm ở tốc độ và sự khéo léo chứ không phải trong mấy trò múa may ngớ ngẩn. Nếu thích múa, đi học ballet có lẽ hợp hơn.
 
Re: Danh sách băng đĩa võ thuật của mọi người

Băng đĩa, sách vở võ thuật là rất cần thiết không chỉ trong việc truyền bá, mở rộng một môn võ mà còn là tài liệu cho các môn sinh mới học. Ai cũng biết không thể học võ qua đoạn video nhưng các môn võ đều có những video riêng được dàn dựng rất hay, rất kì công. Những tài liệu này giúp người học võ hiểu hơn về môn mình học cũng như có dịp chiêm ngưỡng tài năng của các bậc tiền bối. Các băng đĩa đó không phải là kĩ xảo múa may mà là những đòn thế thực sự. Tiếc là ở Việt Nam chưa có nhiều video loại này.
Đây là box trao đổi tài liệu nên chỉ nên nói về các tài liệu mình có và cần thôi.
Như vậy bây giờ anh Nguyen Tuan Anh đang có 1 đĩa về Dưỡng Sinh Nhu Quyền sẵn sàng cho mọi người mượn.
 
Re: Danh sách băng đĩa võ thuật của mọi người

Hoàng Minh nói như vậy cũng chưa đúng lắm, theo anh thì xem nhiều đúng là hoa mắt, trong đĩa thì lại có nhiều đoạn hư cấu, không đúng sự thật. Nhưng trong một số đĩa thì lại hoàn toàn đúng các thế võ của từng môn phái.
Chưa kể đến các loại băng mà của các môn phái phát hành, chúng ta xem phim của Lý Tiểu Long cũng thấy khả năng đánh côn nhị khúc của anh ta là thật 100%. Trong phim Phá Gia Chi Tử thì những người đóng phim là hoàn toàn thược môn phái Vịnh Xuân Quyền đấy.
Băng đĩa là để chúng ta học hỏi, tăng thêm sự hiểu biết và chỉnh sửa kỹ thuật nếu như không có điều kiện
Mình có cái đĩa Dưỡng Sinh Nhu Quyền, ai muốn mượn thì liên lạc nhé
 
Re: Danh sách băng đĩa võ thuật của mọi người

Cái quan trọng không phải môn nào, ông anh ạ. Mọi thứ đều hay và mọi thứ đều dở. Điều cốt yếu là ở bản thân chúng ta. Xem biểu diễn, chúng ta thấy được nét đẹp, cũng có thể cho là vậy. Nhưng chiến đấu thực sự không cần đẹp, chỉ cần hiệu quả mà thôi. Xem nhiều có thể dẫn đến việc chúng ta mải mê chạy theo cái vẻ bề ngoài mà quên đi nội dung bên trong. Hãy luôn nhớ rằng sức mạnh của võ thuật là ở tốc độ và sự đơn giản, dễ sử dụng. Đẹp mà rườm rà thì... đi múa ballet cho khoẻ (nói rồi, nhưng nói lại :))).
Cái quan trọng nhất trong việc học võ đáng tiếc không phải là lĩnh hội hết các kĩ thuật tấn công mà là thấu hiểu hết đạo lý của nó. Biểu diễn cũng cần thiết nhưng là để... luyện cách kết hợp các kĩ thuật với nhau, có thế thôi.
 
Xin lỗi Hoàng Minh, nhưng có 1 môn võ mà môn sinh đi học không phải để biết chiến đấu. Wushu chỉ dạy các bài quyền nhằm tăng độ dẻo, sức khoẻ... Nếu được xem các CD phim quay cảnh tập thì quá tuyệt :)
Công nhận những điều Hoàng Minh nói ở trên là đúng. Nhưng cho hỏi nhé: ở lớp tập, làm thế nào để bạn học được các chiêu thức, đường quyền ? chắc chắn là phải do thày biểu diễn trước rồi làm theo chứ ? (hay còn có cách nào khác, kiểu như đọc sách rồi tự ngộ ra như trong phim chưởng :D). Tương tự như vậy, ai không có điều kiện đến lớp tập thì tự xem băng đĩa mà tập theo, cũng rất hiệu quả. Ai mà tập trên lớp với thày rồi mà về tự xem các băng đĩa chuẩn thì hiệu quả càng cao. Ai biết được thày mình có đúng hoàn toàn không, phải xem những cái đã được coi là "khuôn khổ", mới biết được những gì khác biệt giữa thày và... VĐV "xịn" :p
 
Hờ ,đúng đấy
Xem đĩa về các giải vô địch TKD của thế giới cũng giúp mình học tập được nhiều, nhất là các mẹo khi thi đấu (tạm gọi như vậy :p). Khi lên sàn đấu mà dùng những kĩ thuật ấy thì đến 90% là đối thủ bất ngờ trước đòn tấn công của mình :D
Các đòn thế thì hầu như chỉ có vậy nhưng phối hợp nó để cho có hiệu quả thì mới dùng được điểm mạnh của nó. Nếu kết hợp thêm cả các cách di chuyển thì nữa thì có thể thắng được cả đối thủ có kĩ thuật tốt hơn mình rất nhiều.
 
1. Băng đĩa xem trước hết là để giải trí.
Giả sử tôi chưa học một môn A bao giờ. Tôi xem băng và thấy môn A đó hợp với tôi quá nên tôi đi tập, với lòng yêu thích như thế khéo thành tài cũng nên.
Kể cả đối với những ai chưa muốn đi học võ, xem băng, đọc sách cũng giúp người ta thêm nhiều hiểu biết về môn đấy.

2. Đối với người học võ
Xem băng đĩa, sách, tài liệu là để ôn lại những gì đã học. Đồng thời xem trước những động tác võ thuật chưa học để trù liệu hoặc tập theo. Sau này tới lớp thầy dạy cho thì tiếp thu nhanh hơn nhiều. Giống kiểu đọc trước SGK trước khi nghe giảng ấy. Hiểu thêm nhiều thứ lắm.

Tóm lại là băng đĩa, sách, tài liệu võ thuật là vô cùng cần thiết và là nhu cầu thiết yếu của chúng ta. Ấy vậy mà ở VN kiếm sách, băng đĩa sao mà khó thế. Ai cũng công nhận băng đĩa là cần, là nên xem. Chẳng có gì phải bàn cả, nhỉ? Lock topic lại được rùi đấy.
 
Hì, quả đúng như thế, nhưng tớ khoái dân chủ, cứ có 1 ý kiến phản đối nào là tớ muốn lập ra hẳn 1 topic mà cãi nhau cơ :D Để từ từ nếu thấy không có gì thêm thì tớ lock sau ;)
 
Ặc.... xem để có mẹo..... Ừm, có thì có, nhưng trình có đủ để mà theo không? Học võ không phải người ta dạy cái gì thì làm theo cái đó. Tất nhiên kĩ thuật cơ bản phải học, nhưng sức mạnh sáng tạo cũng là một trong những yếu tố quyết định. Võ thuật phát trìển nhờ cái gì? Nhờ mấy điệu múa à? KHông! Nhờ sự sáng tạo của các võ sinh, mỗi một đòn biến là cơ sở cho sự phát triển. Và để có được các đòn biến thể đó thì... cần cái đầu chứ không cần dán mắt vào mà xem múa.

Học võ như kiểu ông ĐV thì... rất tiếc, U biết cái ai cũng biết và U là một cái máy, chỉ làm theo mà thôi. Thể trạng của mỗi người khác nhau, cùng một đòn tấn công, mỗi người có thể có cách đỡ, chống trả khác nhau, ví dụ một thằng đô con mà học Karate thì có thể đứng tại chỗ mà đỡ một cú mawashi geri, nhưng cỡ tôi thì... lo mà tránh cái đã. Hơn nữa, nếu học Shorinji, U sẽ thấy là không phải đòn nào theo bài bản cũng tốt.
 
Hay ông Đỗ Việt đi học Shorinji luôn đi để có dịp đập nhau với tụi tôi
 
Hoàng Minh nói cũng đúng, nhưng với những người không có khả năng sáng tạo thì phải học hỏi người khác chứ còn sao, học qua nhiều hình thức, biến những cái của người khác thành của mình theo phương thức riêng cho phù hợp bản thân.
Người ta gọi là cần cù bù thông minh. Tập nhiều sẽ giỏi, có phải ai cũng sáng tạo được đâu.
 
Hoàng Minh nhận xét phiến diện quá. Tôi đề cao băng đĩa võ thuật, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn tập luyện qua băng đĩa.
Ừ có thể tôi còn kém, chưa bằng được ai cả. Nhưng tôi vẫn giữ ý kiến của tôi: không bao giờ từ chối một phương tiện hay như băng đĩa võ thuật. Dù ít hay nhiều, xem các đoạn phim võ vẫn luôn giúp mình có những nhận xét cần thiết ;)
 
Lâu rồi mới đọc topic này ^_^.

Trả lời bác Nguyễn Tuấn Anh: Ít nhiều gì, ai cũng có tính sáng tạo. Mỗi người sau quá trình luyện tập sẽ dần nhận ra được sở trường cũng như sở đoản, tự biến đổi kĩ thuật chút ít để cho nó phù hợp với bản thân và các hoàn cảnh chiến đấu.

Còn với ku Đỗ Việt: Không phải thứ gì cũng cố mà xem. Có cái có thể, thậm chí nên xem, nhưng có những cái... ít ra cũng là chưa nên đụng đến. Hỏi cha Quốc Nam xem có đúng vậy không. Hắn muốn mượn một cái đĩa kĩ thuật Shorinji và kết quả là... anh hướng dẫn đã khuyên hắn chưa nên đụng đến nó. Kĩ thuật chưa tốt nhưng xem những cái cao siêu quá làm cho chính bản thân bị rối. Việc chọn lọc các loại tài liệu và băng đĩa là cực kì quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó. Chắc là U xem cũng khá nhiều, nhiều hơn tôi là cái chắc, nhưng U có dám tin là U sẽ hạ được tôi không? E là không.

Lời khuyên cho các quí vị có ý định xem tài liệu tham khảo: Tốt nhất là xem những thứ thuộc về môn mình tập trước. Xem từ cấp dễ nhất trở lên và đừng xem cái vượt quá trình độ của mình. Cùng một kĩ thuật, cùng cấp độ nhưng không ai thực hiện giống y chang người khác. Khi xem những cái đó mới dễ nhận ra cái sai của mình, tìm ra cái mới. Còn xem những thứ "cao cấp" thì... đi xem ballet hấp dẫn và bổ ích hơn cả vạn lần ^_^.
 
Không thể áp đặt việc xem băng đĩa là hoàn toàn tốt hay hoàn toàn vô dụng.
Như đã nói ở trên, cái lợi ích chỉ là một phần, ngoài ra cũng có thể xem với mục đích giải trí. Và thực chất là xem băng đĩa không lợi nhiều thì lợi ít, miễn sao đừng có vừa xem một cái là nhảy ra thực hành. VD năm ngoái tôi xem cái CD biểu diễn của các VĐV Wushu cấp cao, thực hiện các động tác mới trong bộ môn --> chẳng điên mà đi tập theo, xem cái vidéo đấy, tưởng như dùng cả kĩ xảo.
Đồng ý với Hoàng Minh về việc để ý tới cấp độ trong các vidéo, nhưng nếu tóm tất cả lại mà gạt phăng bằng một câu xanh rờn "Xem quá nhiều màn biểu diễn chỉ tổ hoa mắt và nhức óc" thì dường như chưa hay :)
 
xem cũng thấy giống anh Dũng
xem các trận đấu giúp mình có kinh nghiệm hơn trong các trận thi đấu như các pha phản đòn hay tấn công sao ch bất ngờ ,đó cũng là 1 cách tập luyện trao dồi khả năng mà
 
Back
Bên trên