[Thảo luận chung] Lý Tiểu Long và Triệt Quyền Đạo

quyển sách đó dài quá nên em không thể chép y hệt được nhưng có thể gói gọn như sau:
võ thuật cũng là nghệ thuật
mà nghệ thuật là cái gì? là những gì được thể hiện vẻ đẹp của con người
võ thuật cũng vậy,những nếu quá cứng nhắc nó sẽ nhốt con người vào 1 cái khung cổ lỗ
JKD chỉ chấp nhận những gì gọi là cơ bản, nói chung là cách chiến đấu chứ không bao giờ dung nạp một phương pháp chiến đấu
đỉnh cao của một võ sĩ JKD là khi anh ta rơi vào trạng thái vô thức, khi đó đầu óc anh ta không bị cản trở bởi bất cứ thứ gì,lúc đó bộ não anh ta tự động hành động
JKD giúp con người tự do thể hiện mình,thể chính mình chứ không phải là những gì anh ta được học và được bảo phải làm.Nói chung JKD để con người tự do sáng tạo,mà sáng tạo luôn luôn mới
Nói tóm lại sự truyền dạy của JKD chỉ là sự tự bồi bổ kiến thức
Võ thuật hiện đại chắc chắn sẽ lớn mạnh bằng những kĩ thuật,phương pháp mới chứ không phải là những phương pháp cỗ lỗ vẫn tồn tại đến bây giờ
 
Tui tập cả Vĩnh Xuân và Karate qua loa nhưng cũng đồng tình là ở Vĩnh Xuân Lý chưa hẳn là cao thủ nổi vì để làm mềm dẻo các cơ khớp cho kĩ thuật cao hơn đã mất 1 đến 2 năm rùi.
Nhưng phải nói ở TQD đã có rất nhiều yếu tố thực chiến quan trọng để chiến đấu đường phố và một cách nào đó trong cả một số cuộc đấu chuyên ngiệp nữa.
Cũng không nên quá thành kiến với Lý bởi võ không thấy bến bờ còn dĩ nhiên người giỏi hơn Lý còn nhiều lắm lắm...
 
tất nhiên võ thuật khó có thể so đọ ai giỏi hơn ai kém hơn được thậm chí là không thể
vì lúc này ta thắng được ai đó nhưng 1 ngày nào đó người ta cũng sẽ thắng lại được ta
võ thuật là sự chiến thắng chính mình
 
Trịnh Tiến Vũ đã viết:
JKD chỉ chấp nhận những gì gọi là cơ bản, nói chung là cách chiến đấu chứ không bao giờ dung nạp một phương pháp chiến đấu
đỉnh cao của một võ sĩ JKD là khi anh ta rơi vào trạng thái vô thức, khi đó đầu óc anh ta không bị cản trở bởi bất cứ thứ gì,lúc đó bộ não anh ta tự động hành động
Theo anh, đấy là võ thuật của thời trước, khi mà con người ta cứ phải lo ngay ngáy chuyện tranh đấu phòng thân. Khi ấy cái "vô thức" mà em nói đến rất được đề cao. Người lâm trận tấn công và phòng bị một cách "vô thức" thì có thể nói là do phản xạ tốt và tâm vững vàng; nhưng ở cuộc sống hiện đại ngày nay, "vô thức" lại là một nhược điểm.
Hãy tưởng tượng: cùng là 1 người, với 1 khả năng chiến đấu nhất định. Nếu người này sống vào thời xưa, sẽ có khả năng phản ứng và ra đòn rất nhanh để chống lại kẻ thù đánh lén. Nhưng cũng người ấy, nếu đặt vào hoàn cảnh hiện nay, sự "vô thức" ấy sẽ làm anh ta giơ chân giơ tay ngay cả những lúc không cần thiết, chẳng hạn như gặp lúc tiếp xúc với cái gì đó bất ngờ.
Vì vậy võ thuật trong cuộc sống hiện đại cần phải được tiếp thu và thể hiện một cách có ý thức.
Cái gì cũng có 2 mặt của nó, không thể phủ định hoàn toàn một vấn đề nào cả. Ví dụ anh nêu trên cũng thế. Quan trọng là phải biết chọn ra điểm nhìn cần tiếp thu cho phù hợp với tình hình thực tế :)
 
He he vô thức hay ý thức thì cũng zay cả. Ối cao thủ mặt mày đê tiện đấm ra có vô thức hay ý thức gì đâu??? Vĩnh Xuân chẳng hạn yêu cầu thả lỏng nhưng vẫn phải có ý niệm, có thả lỏng mới triệt lực có ý niệm mới biết lái lực đi đâu...
Trạng thái vô thức hoàn toàn như tự nhiên thể là để trước khi phát kình dùng là chủ yếu.

Nói về Lý e rằng đọc từ đầu đến giờ thấy mọi người cũng không công bằng lắm:
Nói về thủ pháp Quyền Anh chỉ có 3 đòn tay chủ yếu vẫn 1 mình 1 phái tại sao lại nói TQD không được trong khi nó còn thêm cả đòn xỉa nữa đó:)
Nói về năng lực cước pháp cũng có đá thẳng, móc, chặn, vòng cầu và xoay ngược cơ mà.
Nói về thủ pháp tay tuy hơi ít nhưng đến cả Thái Cực Quyền phức tạp vậy chủ yếu cũng chưởng, quyền, câu thui muh. Kình thì có đến Bằng lý tê án thái liệt kháo chẩu thui muh. Còn đánh đến đâu, đâu là điểm chạm, cần nhanh hay chậm, lực công phá sao cho vừa vặn là thiên khiếu của từng người.
Sau Vĩnh Xuân thủ pháp có Long xà hổ báo hạc nhưng về cơ bản phép thôi thủ cũng từ Thái Cực mà ra. Lý lại đem phép đặt chân trước sau của Thái Cực chế vào chân song song của Vĩnh Xuân muh thui...

Thế nào là một tông phái???
Đến ám khí chẳng hạn chung quy chỉ có ném ra muh thui, chạy ném, nhảy ném, ném đầu ném cổ lại đẻ ra các trường phái khác nhau, ném loại ám khi gì lại đẻ ra một loạt nữa.
Lý bị phản đối chung quy vì đem võ thuật TQ truyền ra ngoài muh thui. 72 tuyệt kĩ Thiếu Lâm cũng chủ yếu luyện công phu chân cứng tay cứng rùi đem bài quyền chế ra chỉ chuyên để đánh thứ đó thui chứ có gì đâu. Còn về khí thì nói thật là mật truyền cái đang nói ở đây chỉ thuộc dạng công phu căn bản.
Thử hỏi với một người cơ săn lại vì tập luyện như Lý, nắm đấm thì lồi ra, chân đá thì hơi thấp một tí nhưng bèm bẹp thế thì không thể nói là võ công còn non tơ được. Dĩ nhiên nói rằng nhìn con nhà võ duỗi tay là biết công phu nhưng đấy còn tùy vào kinh nghiệm từng người.

Cái cần nhìn nhận là võ đạo chứ không phải võ thuật. Đem võ thuật đơn giản dễ hiểu dạy chho người khác để tự vệ đó cũng là võ đạo. Tôi đã từng đem TQD ra để dạy người yêu tự vệ kết quả rất khả quan.
Con nhà võ chỉ bàn về võ thuật và trình độ để đánh giá người khác theo kiểu nghe đồn e rằng nghe không lọt tai lắm. Võ đạo không có thì tập cả đời cũng chỉ để khoe chị em, với đánh nhau mà thôi.
 
Vũ chủ nhật này mang cho tao sách võ nha! Mấy quyển của Lý Tiểu Long đó
 
xin lỗi ông Duy à
tôi còn không ở nhà vì cái chuyện đi học võ ở chổ đấy cơ
chửi nhau toán loạn với ông bà già cũng vì chuyện đấy đấy,ông bà già không cho đi
có khi ông chịu khó ra hiệu sách Tiền Phong ở phố Tây Sơn mà mua
tôi toàn mua ở đấy đấy
không thì ra Tràng Tiền mà mua cái hiệu sách gần chỗ gửi xe máy ấy
 
thôi bây giờ thôi không bàn về JKD nữa để em giới thiệu một ít về Lý Tiểu Long vậy
Lý Tiểu Long
-sinh ngày:27-11-1940 mất ngày:20-7-1973
-bắt đầu đóng phim từ năm lên 6 tuổi
-các bộ phim thành công:Đường sơn đại huynh(the big boss),cú đấm mãnh liệt(fist of furry),mãnh long quá giang(the way of dragon),trò chơi tử vong(game of death),long tranh hổ đấu(enter the dragon)
-tốt nghiệp đại học washington môn triết học
-chủ hãng phim concord
-là đạo diễn và người viết kịch bản cho hai bộ phim "mãnh long quá giang" và "long tranh hổ đấu"
 
Back
Bên trên