[Thảo luận chung] Karate

Kể thì cũng đúng, nhưng mà chen vào, đến lúc người ta nói sâu hơn, hớ ra thì còn xấu hổ nữa ^^ Nói chung tớ chọn giải pháp im lặng nghe nói và nếu moi được cái gì thì moi

Em thì thực ra ko thích nói chuyện lắm,trừ với bạn bè thân của mình.Mà đã là bạn bè thì các sở thích đa số là giống nhau nên chưa bao giờ em vào tình cảnh trên cả.
Theo em thì có duyên thì mới làm bạn,cái duyên mà em nghĩ là có chuyện mới đến nói chuyện với nhau,VD như em với bác chúng ta cùng thích võ thuật thì mới nói chuyện với nhau,rồi trở thành bạn.Hay là em với thằng bạn em,cũng gặp nhau trên đây,2 thằng cùng từng tập karate,rồi đi tập võ cùng nhau.Thế nên chuyện ko quen,nhưng trông em ấy xinh xinh rồi ra làm quen nói chuyện đối với em là ko có.

Mà hỏi các bác luôn,làm sao mà để viết chữ dưới cái ảnh đại diện vậy?
 
Vũ vào phần sửa hồ sơ/ danh hiệu cá nhân...viết vào thôi.:D
Ko có câu hỏi này thì cũng rơi vào tình trạng "chả biết nói gì".:))
 
Chài chài, bây giờ mới đc admin giời thiệu cho cái 4rum này. Xin đóng góp chút hiểu biết. Vì mới chỉ đọc 1 2 trang đầu nên ko biết cái này mọi ng đã những gì.:p

Cái đòn đá mà ông gì gì bảo là đòn đá móc ngược, tên phiên âm của nó là Gia-kư ( có nghĩa là ngược ). Muốn đá đc đòn này thì cũng giống như các đòn khác thôi: tập nhiều. Kỹ thuật của nó là: xoay người, dồn nhanh trụ vào chân trước, vặn mạnh vai ( cái này rất quan trọng,chỉ cần vặn vai là chân đã tự đi rồi ), chân mở háng từ dưới, đưa lên và giật cẳng chân ngang như vòng cầu ( chỉ giật cẳng chân, cái này khác với các môn võ khác: đá bằng cả chân ) Thế đã nhỉ.

Các bạn có thể down video giải vô địch Hà Lan mở rộng: http://www.karatebond.nl ^^ have fun
 
Em thì thực ra ko thích nói chuyện lắm,trừ với bạn bè thân của mình.Mà đã là bạn bè thì các sở thích đa số là giống nhau nên chưa bao giờ em vào tình cảnh trên cả.
Theo em thì có duyên thì mới làm bạn,cái duyên mà em nghĩ là có chuyện mới đến nói chuyện với nhau,VD như em với bác chúng ta cùng thích võ thuật thì mới nói chuyện với nhau,rồi trở thành bạn.Hay là em với thằng bạn em,cũng gặp nhau trên đây,2 thằng cùng từng tập karate,rồi đi tập võ cùng nhau.Thế nên chuyện ko quen,nhưng trông em ấy xinh xinh rồi ra làm quen nói chuyện đối với em là ko có.
Tớ lại nghĩ khác. Thực ra chỉ cần có thể cùng nói chuyện về thứ cùng yêu thích là được rồi. Chứ nếu chỉ nói chuyện bạn bè với nhau, thường thì các ý kiến cũng na ná nhau, mà kể cả có bất đồng thì cũng ít khi nói rõ ràng vì cả nể ^^ Tranh luận ở một mức nào đó cũng không phải là không hay =D>
Còn cái chuyện mấy em xinh xinh thì...Vũ ơi, sao lại không biết hưởng hoa thơm của đất trời ? Tất nhiên là không thô bỉ, nhưng mà không nên phí ^^
Cái đòn đá mà ông gì gì bảo là đòn đá móc ngược, tên phiên âm của nó là Gia-kư ( có nghĩa là ngược ). Muốn đá đc đòn này thì cũng giống như các đòn khác thôi: tập nhiều. Kỹ thuật của nó là: xoay người, dồn nhanh trụ vào chân trước, vặn mạnh vai ( cái này rất quan trọng,chỉ cần vặn vai là chân đã tự đi rồi ), chân mở háng từ dưới, đưa lên và giật cẳng chân ngang như vòng cầu ( chỉ giật cẳng chân, cái này khác với các môn võ khác: đá bằng cả chân ) Thế đã nhỉ.
Nếu không nhầm thì đòn này cũng tương tự cái đòn gì đó của Tae, quên béng tên rồi, cu Lộc cho ý kiến cái. Cũng là đá bằng cẳng chân mà ? Vác cả cẳng chân thì nặng lắm, lại chậm nữa >< Đòn này lắm động tác, dễ đứt :p Phim thấy nhiều chứ thực tế có mấy đâu ^^
 
Đòn này yếu xìu, muốn mạnh thì phải đá bằng lực hông, quất cả chân qua bên giống đòn đá quay sau, chỉ có giật cẳng chân thì ko có lực.
Tên đầy đủ: Gyaku Mawashi Geri hay Kagi Geri (đá móc).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đòn này chỉ sử dụng khi thi đấu thôi,mà theo luật áp dụng kiểu ở VN với cả SEA games,chứ đánh kiểu tự do hoặc gần thế thì dùng đòn chết chắc.Hồi em thi đấu cũng sử dụng đòn này vài lần rồi,kết quả là cũng ăn 3 điểm ngon.
Giống như anh Tuấn Anh nói,mình giả đá đòn vòng cầu rồi đảo chân sử dụng đòn móc này vào mặt đối thủ,đòn này thì 1 trận chỉ dùng được 1 lần thôi,nên dùng lúc đang bị dẫn điểm lúc sắp hết giờ hoặc để tăng khoảng cách lúc cuối trận.Dùng ngon thôi,trình còi như em còn sử dụng được nữa là.
 
Đây là Kolyo Chagi, đá móc bằng bàn chân: Thúc gối xoay hông vào trong, đưa ngang chân lên, móc lại (không biết có đúng là đòn này ko vì anh Khánh tả khó hiểu quá?:-/).
Đòn này lằng nhằng và hơi khó đá cho hiệu quả, vì phải xoay hông thật nhanh. Cao thủ thì đá bằng chân sau nhanh lắm, vút phát là lên mặt. Thường thì ít dùng trong thi đấu, cùng lắm là dùng chân trước để phòng thủ thôi vì không thể lướt chân trước vào mà tấn công như thế. Đòn này có vẻ hiệu quả hơn vòng cầu khi phòng thủ.
Nhưng đòn móc ngược này mà được chuyển thành quay sau thì rất đẹp mắt và khó đá hơn nhiều. Gọi là đá Bandae.:)>-
 
Hôm nay tập chung với mấy ông trước đây tập Tae, công nhận là đá kiểu Tae rất yếu. Hix!!!
 
Ồ! Đá kiểu Taek mà yếu thì ko biết Taek có tồn tại đến bây giờ ko mà cho anh em mình tán phét chứ?:-/
 
Nguyễn Ngọc MInh đã viết:
Đòn này yếu xìu, muốn mạnh thì phải đá bằng lực hông, quất cả chân qua bên giống đòn đá quay sau, chỉ có giật cẳng chân thì ko có lực.
Tên đầy đủ: Gyaku Mawashi Geri hay Kagi Geri (đá móc).

[-x Bạn nhầm, đòn đá quay sau Ushiro Geri kĩ thuật chính là đòn Gyaku. Đều phải vẩy bằng cẳng chân. Lực yếu hơn các đòn đá khác thật nhưng ko yếu xìu như bạn nói đâu ^^ Hiệu quả ghi điểm rất cao nếu bạn kết hợp với đòn tay 3 bước. Mình rất hay dùng đòn này. Đòn này rất bất ngờ.
 
Chính vì phải đưa chân sau đi dài, lại lằng nhằng nên ko nhanh được. Tuy vậy đúng là đá bằng chân trước thì rất mạnh, nhanh hơn nên bất ngờ.
 
Phạm Vũ Lộc đã viết:
Đòn này lằng nhằng và hơi khó đá cho hiệu quả, vì phải xoay hông thật nhanh. Cao thủ thì đá bằng chân sau nhanh lắm, vút phát là lên mặt. Thường thì ít dùng trong thi đấu, cùng lắm là dùng chân trước để phòng thủ thôi vì không thể lướt chân trước vào mà tấn công như thế. Đòn này có vẻ hiệu quả hơn vòng cầu khi phòng thủ.
Nhưng đòn móc ngược này mà được chuyển thành quay sau thì rất đẹp mắt và khó đá hơn nhiều. Gọi là đá Bandae.:)>-

Đòn này nếu bạn để ý thì dùng rất nhiều trong SEAGames 22. Đoàn VN toàn dùng đòn này, tấn công là chính chứ ko phải chỉ phòng thủ như bạn nói. Nếu đánh đòn này đơn phương thì khó có thể ghi điểm. Hãy nhử bằng 1 đòn tay hoặc 1 đòn quét chân. Vô đối luôn :D Đó là nếu ko bị bắt bài.

Tiện đây nói luôn, đòn quét chân rất hay đc sử dụng trong kumete. Tên gọi là đòn Mika ( Mikazuki Geri ): đưa chân lên đá ra như đòn MaeGeri ( đá tống trc ) nhưng khi chân ra đến hết đòn thì quặp vào trong thân, dựng bàn chân, đá gạt bằng cạnh bàn chân từ ngoài vào. Kĩ thuật này áp dụng thực tế là đá dao. Khi dùng quét chân thì cũng đá như thế. Vẫn phải dùng gan bàn chân để quét. Trong Kumete cấm các đòn đá từ thắt lưng trở xuống trừ đòn Mika quét chân. Ví dụ áp dụng: thực hiện đòn Mika chân sau, liền sau đó là 1 đòn tay sau (bước chân vừa quét lên). Kinh nghiệm của mình là khi quét nên đứng tại chỗ ngửa người ko nên lao lên quét, đề phòng đối phương bắt bài nhấc chân làm mình lỡ đà, đồng thời làm thế sẽ vươn dài hơn. Các bạn có thể quét bằng chân sau rồi đá luôn 1 đòn Gyaku chân trc. b-) That's cool !
 
Đòn này nếu như yếu quá thì nó đã ko thể tồn tại đến tận bây giờ.Đúng là nó gần như là đòn yếu nhất trong các đòn đá,nhưng chính vì yếu điểm này mà tạo nên lợi thế cho nó:nhanh,bất ngờ,khó đoán.Đòn này vì khi thi đấu karate đánh trúng rồi ko cho đánh nữa,chứ nếu như đòn này trúng rồi vào thêm mấy đòn tay nữa thì cũng ra trò đấy.

Nhưng mà nói chung là đòn đá kiểu này chỉ sử dụng trong lối đánh loi choi,tính điểm kiểu karate,chứ đánh kiểu trâu bò như VCT hay mấy môn K.O thì ko ổn.Đánh karate cứ vài đòn là lùi thế mới đỡ,chứ đánh lì với trâu bò như VCT thì ko thể nào dùng được vì nó mà chịu đòn xông thẳng vào đấm thì mình toi là cái chắc.
 
Tớ ko đề cập đến thi đấu tính điểm, nếu dùng đòn này để KO đối phương thì hơi bị khó đó (đá theo cách vẩy gối). Đòn Ushiro Mawashi Geri chỉ có các hệ phái cũ mới đá kiểu quay lưng rút gối rồi vẩy gối ra thôi, bây h người ta toàn dậy theo kiểu vặn hông và quất chân đá về mục tiêu. Cách đá vẩy gối ko tạo ra được sức công phá mạnh.
ĐÒn này nếu đá theo kiểu vẩy gối thì yếu thật, nhưng nếu xoay hông và quất chân xuyên qua mục tiêu thì ko yếu đâu. Để đá KO phải dùng kiểu đó.
Mình tập Shotokan nhưng ko khoái cái cách thi đấu Kumite của nó chút nào, vì thế kĩ thuật đá mình cũng ko làm theo cách thường được dậy (vẩy gối). Đòn đá dùng lực hông rất mạnh, mình nặng 65 kg mà khi cầm bia để mấy ông tán thủ đá còn bị đá bật ra mấy bước.
Hầu hết các đòn dùng khi thi đấu Kumite tính điểm khi mang vào dùng trong đấu full contact đều ko có hiệu quả do quá yếu (trừ seiken zuki). Đòn quét chân ashi harai (mikazuki geri là đòn đá tạt từ trung đẳng trở lên) mà dùng khi đấu tự do thì khó mà phát huy tác dụng. Dù bạn có bồi thêm đòn đấm tay trước thì cũng ko ổn vì đối thủ lùi rất nhanh, thủ mặt rất kĩ, họ có thể mặc cho bạn quét chân nhưng mặt thì họ cứ thủ => ko đánh trúng mặt được. Thường người ta hay nhử bằng đòn gedan mawashi geri (ko phải đá vòng vẩy gối đâu), trúng cái này rất đau nên đối thủ thường tìm cách đỡ hay tránh né => mất tập trung, có thể đấm trúng mặt. Chỉ cần một đòn gedan kia hoặc một đòn mặt chính xác là KO roài.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói lạ :) Quất hông là dùng sức toàn thân có được gia tốc. Vẩy gối chỉ sử dụng lực bật của đầu gối là chính, làm sao mạnh bằng được.
 
Đó! Vấn đề là đang nói về sức mạnh của đòn, mọi người bảo là đòn đá móc vẩy gối mạnh nhưng thực tế đâu phải vậy.
 
Thế là do luật Karate cho dùng đòn đấm với quét chân nên VĐV mới tấn công đá móc ngược nhiều. Taek mà đá chậm 1 tí như thế, nhẹ thì ăn vòng cầu vào bụng, nặng thì ăn chẻ vào mặt...8-}
 
Nguyễn Ngọc MInh đã viết:
Đòn quét chân ashi harai (mikazuki geri là đòn đá tạt từ trung đẳng trở lên) mà dùng khi đấu tự do thì khó mà phát huy tác dụng. Dù bạn có bồi thêm đòn đấm tay trước thì cũng ko ổn vì đối thủ lùi rất nhanh, thủ mặt rất kĩ, họ có thể mặc cho bạn quét chân nhưng mặt thì họ cứ thủ => ko đánh trúng mặt được.

Có lẽ bạn hơi hiểu nhầm ý mình 1 chút, mình ko bảo đá Mika trung đẳng rồi xông vào đấm :) Ý mình là đá quét chân, nếu bạn bảo đòn quét chân này ko hiệu quả thì hình như bạn hơi nhầm 1 tí. Bạn để ý Lý Tiểu Long chủ yếu dùng 3 đòn để tấn công: Gyaku, Joko ( tống ngang ), và quét chân. 5 năm học karate mình đã từng thi đấu kumete rất nhiều và đòn quét chân là 1 trong những đòn sở trường của mình. Hiệu quả thì ko phải bàn. Đã qua kiểm định :)

Nói về vấn đề lực trong các đòn. Thực ra Karate cổ đánh rất sát thương. Ví dụ đòn Mawashi ( vồng cầu ) kĩ thuật trc đây là quặp ng đá bằng cạnh bàn chân khác với đá bằng mu bàn chân như bây giờ. , đòn MaeGeri kĩ thuật cổ là đá tống thẳng từ trong ra chứ ko phải đá tướt từ dưới lên ---> sát thương hơn rất nhiều. Nhưng võ thuật dần dần trở thành thể thao nhiều hơn là tự vệ nên Karate đã thay đổi khá nhiều. Và luật kumete cũng thế.

Chê karate đòn chân chậm hơn Tae là vì luật kumete khác nhau. Karate khi đá chân ko đc nhấc khỏi mặt đất, còn Tae thì vô tư nên có thể thực hiện 1 số đòn tốc độ như đòn leo cây ( đá 2 chân liên tục ) hoặc dích lùi sau bật nhảy đá phản....

Nếu bảo karate ko thực chiến thì ko đúng đâu. Vì thi đấu thể thao nhiều nên có 1 số đòn hoa mĩ. Còn đâu, các môn võ đều giống nhau hết: đấm, đá :D Cho các môn võ đánh nhau tùm lum thì thằng nào chăm tập luyện hoặc có năng khiếu thì ăn đc thằng lười. Đặc điểm của karate mà các môn võ khác sợ đó là đánh theo đường thẳng - đng ngắn nhất và khi đánh thu đòn về. Đặc trưng của karate là: đánh bùng nổ - rất tốc độ. :)>-
 
Ặc! Mika là đòn đá tạt trung đẳng đòn quét chân mà bạn nói tên là Ashi Barai (hay Harai) theo tên trong sách chính quy của Nhật đó. Đòn đá vòng cầu kiểu cũ dùng ức bàn chân làm điểm tiếp xúc (ko thể đá bằng cạnh chân với đòn này). Bạn hiểu sai kĩ thuật roài. Đòn Mae Geri Kekomi của Karate lúc nào cũng phải rút gối lên cao rồi mới đá ra, đòn đá từ dưới lên là Mae Geri Keage. Chỉ Tae mới hay đá đòn từ dưới lên thôi.
Mình có một cuốn sách mua ở Nhật (quyển Dynamic Karate của Nakayama, bản tiếng Anh) cuốn sách này được in lần đầu vào những năm 60 của TK 20, ghi rõ các kĩ thuật truyền thống của Shotokan trước khi nó được sửa đổi thành kĩ thuật như bây h. Mình chưa thấy ai nói đá vòng cầu bằng cạnh chân được cả, chỉ có đá bằng ức chân thôi. Nếu đá bằng cạnh chân, đòn đá chỉ có thể đi sượt qua mục tiêu, ko thể tiếp súc trực tiếp được. Xem hình thì bàn chân trong khi đá Mawashi bằng ức chân rất giống với dùng cạnh chân nên bạn có thể đã nhầm.
Đòn quét chân đúng là có tác dụng thật nhưng khi đấu tự do bạn mới bị ngã một lần thì đã chắc j bạn đã thua? Ngoài các đòn đấm đá còn có đòn quật, đòn khoá, ground work kia mà, nếu bị ngã bạn vẫn có thể phản đòn được, mà cao thủ họ thường di chuyển rất tốt nên đòn quét chân rất khó đánh trúng. Đòn quét đó khi đánh trúng độ sát thương cũng ko lớn khi so với đòn đá hạ bàn, ví dụ tôi đá yoko geri vào ống chân bạn khi bạn lao lên, bạn sẽ ngã là chắc thêm nữa ống chân sẽ bị chấn thương (đòn đá vòng vào đùi cũng vậy, thi đấu Kumite tôi đã đá ngã đối thủ vài lần bằng đòn này, tất nhiên đó là phạm lỗi), vậy tại sao ko dùng đòn đá hạ bàn mà cứ phải quét chân?
Nói thật, Shotokan hiện đại khi thi đấu với các môn khác theo luật tự do chưa hề thắng, bạn nói Karate thể thao vẫn hiệu quả thì mình ko tin đâu (có thể hiệu quả khi đánh với tụi ko biết võ). Bằng chứng là vào những năm 50, 60 của TK 20, Muay Thai thách đấu Karate và tất cả các hệ phái truyền thống (kể cả Shotokan) đều thua, chỉ có Kyokushinkai, hệ phái Full Contact duy nhất thời bấy h là thắng được với tỉ số là 2-1. Hiện nay, trong các giải đấu Full Contact và Kick Boxing, các võ sỹ Shotokan luôn bị đánh bại, đơn giản là vì cách đánh tính điểm làm người ta ko có cảm giác đòn và kĩ thuật thi đấu của Shotokan bây h quá đơn điệu (chỉ có đấm thẳng, đá vòng, và vài đòn nữa kết hợp lại). Khi tập Tán Thủ, mình nhận ra nếu cứ đánh theo lối Kumite được dậy thì chỉ có ăn đòn thôi, vì luật đấu tự do cho phép đá vào chân, đấm vòng. Chỉ cần dính 1 cú đá vào đùi hay một cú đấm trực tiếp vào mặt là bạn có thể được khiêng ra ngoài rồi, chứ ko có chuyện đấm vào mặt dừng đón sau đó tạm dừng ghi điểm rồi đấu tiếp đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đòn đá này mà dùng theo cách mà LTL dùng thì chân thực sự phải có độ dẻo và độ nhanh lớn,và đòi hỏi cả độ dẻo của hông nữa.Các bác nhìn LTL đá đòn này rất nhẹ nhàng và đơn giản nhưng khi chúng ta vặn hông và đảo chân thì cảm giác như chân ta nặng như chì và rất gượng.
Vì thế mà đòn đá này được đa số các võ sĩ karate theo cách thi đấu thể thao chỉ dùng vẩy gối cho nhanh mặc dù nó rất nhẹ,vì trúng mặt là ăn điểm rồi.

Còn lối đánh mà anh Minh nói thì hoàn toàn đúng,trong thi đấu kiểu tán thủ,boxing hoặc quyền Thái mà chưa nói đến thực chiến thì ko có chuyện ăn 1 đòn mà trong tài đã vào ẩn cả 2 ra như karate cả.Cái lối đánh vào đòn rồi rút hay còn gọi là loi choi chỉ có tác dụng tránh bị trúng đòn thôi,ko bao giờ có thể khiến đối thủ nằm đất cả.
Từ khi ra đường và học SK cộng thêm 1 số sách vở nữa thì em thấy võ thuật đơn giản là thế này,bạn có thể đánh trúng đối phương 100 đòn mà đối phương chưa gục thì bạn chưa làm được gì cả,còn đối phương có thể chịu 100 đòn của bạn và chỉ cần cho bạn 1 cú mà đã hạ được bạn thì hắn đã làm được mọi thứ.=======> Võ thuật ko quan trọng bạn đánh theo môn phái nào cách nào mà chỉ quan tâm đến việc bạn có hạ gục được đối phương hay ko.
 
Back
Bên trên