[Thảo luận chung] Hồng Gia quyền và Vịnh Xuân quyền - Những sự tương đồng ?

Đỗ Việt
(doviet)

Thành viên danh dự
Vào thời ở TQ có công cuộc "Phản Thanh phục Minh", hai cao thủ võ lâm là Chí Thiện thiền sư (trụ trì Thiếu Lâm Tự thời ấy) và bà Ngũ Mai (chưởng môn phái Bạch Hạc ở núi Bạch Hạc) bị triều đình truy nã, nên phải cùng nhau trốn đi. Sau đó hai người đối luyện, lấy tinh hoa võ học Thiếu Lâm và võ công phái Bạch Hạc, kết hợp với kiến thức về các môn võ khác.. để sáng tạo ra một môn võ mới.
Sau đó hai người chia tay nhau, mang môn võ ấy truyền ra ngoài để thúc đẩy công cuộc "phản Thanh phục Minh".
Hồi nãy em vừa đọc bài viết của anh Quí về Hồng Gia quyền, mới chợt nhớ ra điều này để hỏi.

Như anh nói, Hồng Gia quyền là do Chí Thiện thiền sư sáng tạo ra. Và theo em đọc được thì Vịnh Xuân quyền do Ngũ Mai sư bá truyền dạy cho Nghiêm Vịnh Xuân cũng vào khoảng thời gian đó. Như thế nghĩa là hai môn võ này xuất phát từ cùng một môn võ đã ra đời qua quá trình trao đổi võ học của hai vị ấy.

Tất nhiên trên thực tế thì hai môn Hồng Gia quyền và Vịnh Xuân quyền phải khác nhau rồi, bởi một đằng là nam, một đằng là nữ, cách đánh trầm trì khác nhau; một đằng thiên về võ công Thiếu Lâm, một đằng lại gần với võ công Bạch Hạc phái. Nhưng không biết giữa hai môn võ này có những điểm chung nào, và đã có những "cải cách" nào sau này để hình thành hai trường phái riêng biệt ?
 
Hai người sáng tổ hai môn Hồng Gia và Vịnh Xuân chỉ là nhân vật tiểu thuyết. Hiện nay chưa có bằng chứng lịch sử nào về hai nhân vật nầy !
Hai môn nầy rất giống trên phương diện đòn thế và nguyên tắc chiến lược, vì phát triển cùng nơi (Phật Sơn, Quảng Châu) !
 
Hai môn nầy rất giống trên phương diện đòn thế và nguyên tắc chiến lược
Hay thật! một mặt thì hai nhân vật kia chỉ là nhân vật tiểu thuyết, mặt khác hai môn võ lại có sự tương đồng về thời gian ra đời (theo truyền tụng), và cả về đòn thế nữa.
Không biết có ai đặc biệt quan tâm để phân tích sự giống nhau của hai môn này không :(
 
Hai môn giống nhau vì không thể ngoài nguyên lý tự nhiên.
Tôi có ghi lại hết những sự giống nhau giữa hai môn, hiện đang hợp tác với anh Dufresne soạn sách về chuyện đó.
 
ko biết là tiểu thuyết hay ko ?
nhưng hiện nay môn sinh hai môn phái
thiếu lâm hồng gia và vịnh xuân vẫn nhận về nguồn gốc này
 
Theo em biết thì những võ sư cao tuổi và võ sinh môn phái Hồng Gia, Vịnh Xuân tại Việt Nam để công nhận nhân vật Ngũ Mai và Hồng Hi Quan là sư tổ môn phái của mình
 
Em không rõ lắm về Hồng Gia quyền nhưng em có nghe nói về Vịnh Xuân. Hình như ở Việt Nam có rất ít lớp dạy Vịnh Xuân, hay là ở Hà Nội mình ko có nhỉ? Em không rõ về sự khác biệt của hai môn phái này nhưng em thấy nếu đều là các môn phái thuộc dòng thiếu lâm thì hình như đều có những thế và đòn rất khớp nhau phải không ah?
 
Cả hồng gia quyền và viinhj xuân quyền đều là những môn phái có tập chung nhiều võ đường ở hà nội
cả hai phái này đến bây giờ vẫn giwux mối quan hệ mật thiết với nhau
 
Tuấn thận trọng : môn Hồng Gia tại HN do Tô Tử Quang truyền dạy, không có liên quan lịch sử hay kỷ thuật với môn Hồng Gia do Hoàng Phi Hồng phổ biến tại Quảng Châu và Phật Sơn. Hai môn đều tự xưng gốc từ Hồng Hy Quan (môn của HPH tự xưng trước môn Tô Tử Quang).
 
Về lịch sử ta phải thân trọng, không có bằng chứng nào về hai nhân vật Hồng Hy Quan và Ngũ Mai Ni cô. Ngoài truyện Càn Long hạ Giang Nam... Một tiểu thuyết được nhiều người đọc vào cuối thế kỷ thứ 19...

Chuyện võ sư gán cho môn phái mình một ông sư tổ có tiếng để tăng phần giá trị cho môn phái mình là chuyện rất thuờng. Hoặc ông võ sư đó bịa ra một nhân vật, hoặc ông ta... lấy lại một nhân vật trong sử hay trong tiểu thuyết ! Khỏi mất công suy nghỉ !
Ở Trung Quốc, chuyện Trương Tam Phong (thế kỷ thứ 12 hay 15 !) là tổ Thái Cực Quyền là một thí dụ điển hình. Có nhiều môn tự xưng có gốc từ tướng Nhạc Phi (thế kỷ thứ 12 !). Và dỉ nhiên không ông võ sư nào có thể đưa ra bằng chứng về chuyện họ quả quyết !
 
nhưng hôm nọ em cùng anh tuấn anh đến gặp võ sư dạy phái hồng gia thì chú ấy vẫn khẳng định rằng lịch sử của môn phái như vậy và có 1 giao kèo giữa cụ tế công và cụ tô vì cụ tô chỉ dạy võ cho người gốc hoa còn cụ tế công lại chỉ dạy võ cho người việt
 
Ông võ sư đó có gặp và nói chuyện với Hồng Hy Quang ? Và Hồng vổ tay lên vai ông đó và nói : Chính ta lập môn phái Hồng Gia !
Hay ông chỉ nghe thầy ông nói lại ? Và ông thầy lặp lại chuyện thầy ông kể lại ? Vân vân...
Nhớ chuyện người lùn coi hát : vì quá lùn nên không thấy được sân khấu nên phải nhờ người khác kể lại... Người kể con vịt, người hiểu con ngỏng.

Muốn có chính xác của một nghiên cứu lịch sử, phải có bằng chứng cụ thể, chớ nếu chỉ tin người ta nói miệng, thì đọc sách Kim Dung hay hơn !

Không tiện viết tại đây chớ có nhiều chuyện tại VN của nhiều môn phái dựng lên một lịch sử vàng son.
 
có thể là nó ko được trực tiếp nhưng chúng ta cũng ko nên phủ nhận nó anh ạ
dù sao họ cũng coi hồng hy quan là vị tổ sư tôn kính của họ ngoài người thầy tô tử quang
 
Lịch sử nhất là LS Võ thuật rất khó khảo cứu mà có chăng cũng chỉ còn là tư liệu truyền trong dân gian hoặc hộ gia đình các họ mà thôi.
Còn xét về võ thuật thì cứ xem nguyên lý với giáo án bài quyền và phân thế của họ là nhận ra nguồn gốc thôi.
Còn điểm chung thì theo mình Hồng gia và Vĩnh xuân có khuôn đòn rất giống nhau nhưng vì 1 cương 1 nhu nên cách đánh thì khác nhau 1 trời 1 vực.
 
Nguyễn Thế Vinh đã viết:
Lịch sử nhất là LS Võ thuật rất khó khảo cứu mà có chăng cũng chỉ còn là tư liệu truyền trong dân gian hoặc hộ gia đình các họ mà thôi.
Còn xét về võ thuật thì cứ xem nguyên lý với giáo án bài quyền và phân thế của họ là nhận ra nguồn gốc thôi.
Còn điểm chung thì theo mình Hồng gia và Vĩnh xuân có khuôn đòn rất giống nhau nhưng vì 1 cương 1 nhu nên cách đánh thì khác nhau 1 trời 1 vực.

Mọi người đang trao đổi những ý kiến hấp dẫn như thế này mà lại dừng à? Cá nhân mình thấy HG và VX có nhiều điểm tương đồng, nhưng để phân tích kỹ thì không biết sâu lắm.
 
Nói về kỹ thuật thì may có ông nào tập cả hai thì biết, chứ không thì nói chung chung quá ^^
 
:)) Hồng gia quyền ảnh hưởng cực lớn của quyền pháp Nam Thiếu lâm. Đòn tay nhiều tấn mã thấp, vững. Chủ yếu đánh uy mãnh. Môn sinh phải luyện cương, rất cương ví dụ phang tay vào cọc gỗ là chuyện thường ngày, Long trảo hổ trảo cũng được truyền dạy nhưng phần cầm nã bỏ qua đôi phần mà chủ yếu là cương gùm túm bắt gân xương và bóp chặt:))
;) VX thì diễn đàn này cũng ngày càng có nhiều người từng tập nên chỉ xin nói qua. Nếu chỉ nói đơn thuần về hình tay VX và Hồng gia không khác biệt khi tay ở các thế tĩnh nhưng khi động thì khác nhau rất xa. Cũng có đường tiều lực nhưng khi đánh Hồng gia chủ yếu là cực cương, VX ngược lại.
Nhìn vào các bài cơ bản của VX cũng vậy, tấn mã tương đối cao hơn so với nhiều phái Nam quyền. Tay có cương nhưng bước cơ bản lại là tháo lỏng và thính kình. Phần cầm nã được kết hợp với tiêu lực đánh nhu chứ không cương như Hồng gia.
Dĩ nhiên với mỗi người thày hay học trò những đặc điểm trên đã khác đi nhiều lắm:-? Chỉ xin nêu vài đặc điểm sơ bộ mà mình biết thôi8-|
 
Cả hai môn này đều là Nam quyền mà.

Vịnh Xuân cũng có lối đánh rất cương (một số chi phái ở Hồng Kông hay Trung Quốc hiện nay vẫn đánh như thế). Không biết là cương của Vịnh Xuân với cương của Hồng Gia có giống nhau không?

Có vẻ như cả hai môn này đều áp dụng nhiều các đòn đánh ngắn, thẳng và nhanh +Lấy phát kình làm trọng tâm.

...

Mời mọi người tiếp tục bàn luận.
 
8-| Thực ra cương của VX và Hồng gia có lẽ rất khác nhau. Bởi Hồng gia là luyện cương nagy từ đầu sau mới hóa nhu,VX thì ngược lại.
Cương của nhu nằm ở toàn thân 1 nhà là chính còn của cương là nằm ở 1 bộ phận ra đòn mà thôi.
b-) Về đòn đánh thì khác hẳn nhau đấy vì đặc trưng nhất của VX là đánh dính.
 
Về mặt kỹ thuật mình thấy chả có gì giống nhau cả.
 
Back
Bên trên