Hà Chi
(Libra)
Điều hành viên
Thưa cô,
Mấy hôm nay tôi đã thấy cô có tâm trạng u uất trong lòng. Cô cười khanh khách đấy mà thoắt cái mắt đã chứa vị u sầu. Cô ăn ngủ đi đứng nói cười như bình thường nhưng ngắm kỹ lại thấy từng động tác mang vẻ héo úa và sầu muộn. Cô không ngồi yên được nửa tiếng mười lăm phút mà luôn cần nhờ vào sách, truyện, nhạc, phim... những thứ giải trí tiêu khiển bên ngoài để giữ cho mình bình tĩnh. Cô hay cáu gắt và than phiền hơn khiến anh em bè bạn cũng phải sợ mà lảng tránh. Cô không thích nghe lời nói thẳng để suy ngẫm lại mình mà lại gần những người hay nói những lời ngọt ngào để làm cô vui lòng và tự mãn. Cô bạn thân mến ơi, tôi biết rằng cuộc chiến đấu vô hình trong nội tâm luôn là cuộc chiến gian khổ nhất mà chẳng ai giúp gì được ngoại trừ chính sức mạnh của cô. Nhưng hỡi ôi, tôi không muốn nhìn thấy cô vì cảm thấy bất lực và cô đơn trong cuộc chiến đấy mà lại bỏ chạy như một kẻ hèn nhát. Bởi thế nên tôi muốn viết ra bức thư này để giúp cô thấy rằng cô hoàn toàn có khả năng chiến thắng sự u uất trong tâm.
Cô bạn thân mến của tôi, để diệt trừ cái nguồn gốc gây ra sự phiền muộn, đầu tiên tôi mong cô hãy ngừng đọc những tiểu thuyết sướt mướt u ám về thân phận và sự cô đơn của con người. Cô hãy nhìn thấy rằng nếu cô tiếp tục mang cặp kính u tối đó nhìn cuộc đời và cho phép mình được thả rơi xuống giếng sâu của nỗi buồn không hề kìm nén với hy vọng mình sẽ tự nổi lên được sau bất cứ thất bại nào diễn ra thì cô cũng sẽ chẳng bao giờ biết bơi ra khỏi nỗi buồn đấy. Cô hãy biết rằng đa số những nhân vật trong tiểu thuyết (và có khi ngay cả tác giả của nó) đều thường hay cường điệu hóa nỗi buồn hay sự cô đơn của mình để tự giải thích cho những hành động vô trách nhiệm mà họ gây ra. Hỡi ơi, và sau đó thì họ lại phải mất thời gian hối hận vì những hành động đó bằng cách chìm sâu xuống nữa dưới lòng giếng. Nếu cô cho rằng mình đang buồn rầu thì tự khắc cô sẽ buồn rầu. Nếu cô tâm niệm rằng tâm cô đang được bình an thì sẽ được bình an. Giống như câu chuyện cũ mèm về hai người khác nhau nhìn vào một cốc nước còn một nửa. Người thì nói rằng: "Ôi, thế là chỉ còn một nửa cốc nước thôi". Người kia lại bảo: "Ồ, thế ra còn tận một nửa cốc nước". Tôi mong cô có thể nhìn cuộc đời như người thứ hai. Và để bắt đầu cho sự thay đổi, tôi nghĩ cô có thể thay thế hay thêm thắt trong giá sách của mình những bộ truyện như Ninja loạn thị, Slam Dunk hay Tốt-tô-chan cô bé ngồi bên cửa sổ.
Sau khi tư tưởng đã được đả thông, thứ hai tôi khuyên cô hãy tập một môn thể dục có tác dụng nâng cao sức khỏe cơ thể và cả tinh thần. Có lẽ cô đang cảm thấy lời khuyên này thật là ba xu như trong bất kỳ quyển sách dạy cách lấy lại tinh thần đối phó với stress nào cùng tìm được. Cái quan trọng là khi trong người đang cảm thấy buồn rầu u uất thì cơ thể chẳng muốn động đậy, tinh thần chẳng muốn suy nghĩ, nói chi đến việc tập trung làm một điều gì đó. Tôi cũng biết vậy nhưng những gì thu được nếu làm theo lời khuyên này vẫn vô cùng lớn lao khiến tôi không khỏi phải tiếp tục phiền cô hãy nghe theo lời khuyên ấy. Cô nên biết rằng khi vận động theo một nhịp điệu mạnh cơ thể sẽ toát mồ hôi và sản sinh ra một loại chất làm kích thích sự vận động của trí não cũng như những ý nghĩ tích cực và tươi sáng hơn. Xin cô hãy đừng nghĩ tới việc tập một môn thể thao nào đó như một sự lựa chọn mà cô có thể chọn giữa có làm hoặc không làm. Mà hãy biết rằng giống như người bệnh phải uống thuốc, cô cũng đang là một người bệnh trong tâm mà việc thực hiện theo lời khuyên này là liều thuốc chữa cho cái tâm bệnh của cô. Hãy nghĩ rằng đó là cái phao cứu sinh mà cô phải nắm lấy khi đang vật lộn trong giếng nước nỗi buồn mà nếu không thực hiện theo thì cô sẽ không tồn tại được nữa. Nghĩ như vậy sẽ làm cho cô có tinh thần mà luyện tập thể chất hơn chăng?
Bước thứ ba sau khi thực hiện hai điều tôi đã nói ở trên là bước quan trọng nhất và cũng là khó khăn nhất. Nó đòi hỏi cô phải có sự dũng cảm đối mặt với chính mình và khả năng tin tưởng vào sức mạnh của bản thân. Ấy là khi cô phải tự suy ngẫm lại về nguyên nhân gây ra nỗi phiền muộn trong lòng cô và phương pháp để xua tan nó. Tôi biết rằng thường những điều đó lại là điều mà cô muốn ít nghĩ tới nhất trong thời điểm như vậy. Vì mỗi nguyên nhân có thể gợi nhớ lại những ký ức làm cô rơi nước mắt, những cảm giác đau khổ mà cô phải trải qua và muốn quên đi càng nhanh càng tốt. Nhưng thực sự cô sẽ chẳng thể nào quên được, mà những kỷ niệm đau buồn đấy sẽ như hòn than âm ỉ cháy để đến khi một điều không vui nữa xảy ra như trận gió thổi bùng lên đốt cháy tất cả sự yên bình giả tạo cô đã xây. Vậy nên cô phải gắng mà đối diện với chúng thay vì trốn chạy nếu muốn tìm được sự bình an thực sự trong tâm hồn. Đối diện với những nỗi đau một cách can trường, không uỷ mị than thở để thương thân mình, mà tìm cách để tìm được nguồn gốc của nỗi phiền muộn mà cắt đứt đi.
Việc lần tìm theo sợi dây phiền muộn để tìm về nguyên nhân nỗi khổ đau sẽ hé mở cánh cửa vào những vết thương đã ngủ quên trong tiềm thức của cô. Những vết thương có thể đã ứa lệ từ trong tuổi thơ, những vết roi vô tình của cuộc sống khiến cô có ám ảnh sâu sắc về sự cô đơn và cảm giác bị phủ nhận, những nỗi đau đã mở ra mà không được thừa nhận khiến cô luôn day dứt. Sự bắt đầu nhìn thấy chúng, thừa nhận chúng từ một khoảng cách an toàn và được bảo vệ bởi những tư tưởng tích cực sẽ giúp cô biết cách chấp nhận chúng thay vì chối bỏ, như chấp nhận phần xấu xí trong con người mình để yêu quý mình hơn. Những gì đã xảy ra trong quá khứ hầu như chúng ta chẳng thể nào thay đổi được, nhưng thay vì để chúng sống lại trong những cơn ác mộng thì ta hay cố gắng giúp chúng ngủ yên trong tiềm thức thay vì quên lãng. Và dẫu có thể là muộn về thời gian, nhưng nếu cô có thể đặt mình vào vị trí của mình trong quá khứ, vào vị trí của người đã tổn thương cô (nếu có một đối tượng cụ thể) để tìm hiểu xem tại sao điều đó đã diễn ra, tìm hiểu tư tưởng của người đó khi gây tổn thương mình, và có thể cô sẽ cảm thấy sự cảm thông giúp hàn gắn lại những kỷ niệm đau buồn. Nếu cô nhận ra rằng chính mình đã tổn thương người khác trong khi luôn dằn vặt mình vì tội lỗi ấy, thì hãy dũng cảm để thừa nhận điều đó, một lời xin lỗi muộn màng của cô sẽ giúp cho lương tâm mình ngủ ngon mà cũng sẽ có thể giúp cho tâm hồn một con người khác cũng đang tuyệt vọng trong bể u buồn như cô bây giờ được tươi sáng hơn.
Trong khi lần tìm lại nguồn gốc những nỗi đau khổ như thế, cô sẽ cũng nhớ lại những ngọn lửa tươi vui trong quá khứ, những tình cảm kỷ niệm mà khi nghĩ lại sẽ khiến cô mỉm cười ấm áp. Đấy là những hạt giống tích cực của tình yêu và cuộc sống đã gieo trồng trong tiềm thức của cô chờ đợi ngày nảy mầm. Nhìn thấy chúng cô sẽ cảm thấy được rằng mình không phải là một cá thể cô đơn trong cuộc đấu tranh này, mà ánh sáng của sự yêu thương vẫn luôn bao phủ xung quanh mình. Trong vầng sáng ấy, cô sẽ nhìn thấy hình bóng của những người thân yêu suốt đời hay những người bạn của khoảng khắc vẫn tiếp tục dõi theo và truyền sức mạnh của niềm tin cho cô trong thầm lặng và yêu thương. Tập trung những ý nghĩ của mình cách xa sự phiền muộn, đến gần ánh sáng sự sống, biết tha thứ và biết nhận trách nhiệm cho quá khứ ngủ yên, nuôi dưỡng tình yêu và những tư tưởng tích cực trong tâm hồn. Những điều đó sẽ giúp cho cô tìm được sự bình an từ bên trong tâm mình mà không điều gì thay thế được. Tôi mong những lời khuyên nhàm chán và giáo điều cũng như lòng quan tâm của một người bạn không quen biết sẽ giúp đỡ cô phần nào trong con đường trở về với chánh niệm.
Vạn an,
André Maurois
Mấy hôm nay tôi đã thấy cô có tâm trạng u uất trong lòng. Cô cười khanh khách đấy mà thoắt cái mắt đã chứa vị u sầu. Cô ăn ngủ đi đứng nói cười như bình thường nhưng ngắm kỹ lại thấy từng động tác mang vẻ héo úa và sầu muộn. Cô không ngồi yên được nửa tiếng mười lăm phút mà luôn cần nhờ vào sách, truyện, nhạc, phim... những thứ giải trí tiêu khiển bên ngoài để giữ cho mình bình tĩnh. Cô hay cáu gắt và than phiền hơn khiến anh em bè bạn cũng phải sợ mà lảng tránh. Cô không thích nghe lời nói thẳng để suy ngẫm lại mình mà lại gần những người hay nói những lời ngọt ngào để làm cô vui lòng và tự mãn. Cô bạn thân mến ơi, tôi biết rằng cuộc chiến đấu vô hình trong nội tâm luôn là cuộc chiến gian khổ nhất mà chẳng ai giúp gì được ngoại trừ chính sức mạnh của cô. Nhưng hỡi ôi, tôi không muốn nhìn thấy cô vì cảm thấy bất lực và cô đơn trong cuộc chiến đấy mà lại bỏ chạy như một kẻ hèn nhát. Bởi thế nên tôi muốn viết ra bức thư này để giúp cô thấy rằng cô hoàn toàn có khả năng chiến thắng sự u uất trong tâm.
Cô bạn thân mến của tôi, để diệt trừ cái nguồn gốc gây ra sự phiền muộn, đầu tiên tôi mong cô hãy ngừng đọc những tiểu thuyết sướt mướt u ám về thân phận và sự cô đơn của con người. Cô hãy nhìn thấy rằng nếu cô tiếp tục mang cặp kính u tối đó nhìn cuộc đời và cho phép mình được thả rơi xuống giếng sâu của nỗi buồn không hề kìm nén với hy vọng mình sẽ tự nổi lên được sau bất cứ thất bại nào diễn ra thì cô cũng sẽ chẳng bao giờ biết bơi ra khỏi nỗi buồn đấy. Cô hãy biết rằng đa số những nhân vật trong tiểu thuyết (và có khi ngay cả tác giả của nó) đều thường hay cường điệu hóa nỗi buồn hay sự cô đơn của mình để tự giải thích cho những hành động vô trách nhiệm mà họ gây ra. Hỡi ơi, và sau đó thì họ lại phải mất thời gian hối hận vì những hành động đó bằng cách chìm sâu xuống nữa dưới lòng giếng. Nếu cô cho rằng mình đang buồn rầu thì tự khắc cô sẽ buồn rầu. Nếu cô tâm niệm rằng tâm cô đang được bình an thì sẽ được bình an. Giống như câu chuyện cũ mèm về hai người khác nhau nhìn vào một cốc nước còn một nửa. Người thì nói rằng: "Ôi, thế là chỉ còn một nửa cốc nước thôi". Người kia lại bảo: "Ồ, thế ra còn tận một nửa cốc nước". Tôi mong cô có thể nhìn cuộc đời như người thứ hai. Và để bắt đầu cho sự thay đổi, tôi nghĩ cô có thể thay thế hay thêm thắt trong giá sách của mình những bộ truyện như Ninja loạn thị, Slam Dunk hay Tốt-tô-chan cô bé ngồi bên cửa sổ.
Sau khi tư tưởng đã được đả thông, thứ hai tôi khuyên cô hãy tập một môn thể dục có tác dụng nâng cao sức khỏe cơ thể và cả tinh thần. Có lẽ cô đang cảm thấy lời khuyên này thật là ba xu như trong bất kỳ quyển sách dạy cách lấy lại tinh thần đối phó với stress nào cùng tìm được. Cái quan trọng là khi trong người đang cảm thấy buồn rầu u uất thì cơ thể chẳng muốn động đậy, tinh thần chẳng muốn suy nghĩ, nói chi đến việc tập trung làm một điều gì đó. Tôi cũng biết vậy nhưng những gì thu được nếu làm theo lời khuyên này vẫn vô cùng lớn lao khiến tôi không khỏi phải tiếp tục phiền cô hãy nghe theo lời khuyên ấy. Cô nên biết rằng khi vận động theo một nhịp điệu mạnh cơ thể sẽ toát mồ hôi và sản sinh ra một loại chất làm kích thích sự vận động của trí não cũng như những ý nghĩ tích cực và tươi sáng hơn. Xin cô hãy đừng nghĩ tới việc tập một môn thể thao nào đó như một sự lựa chọn mà cô có thể chọn giữa có làm hoặc không làm. Mà hãy biết rằng giống như người bệnh phải uống thuốc, cô cũng đang là một người bệnh trong tâm mà việc thực hiện theo lời khuyên này là liều thuốc chữa cho cái tâm bệnh của cô. Hãy nghĩ rằng đó là cái phao cứu sinh mà cô phải nắm lấy khi đang vật lộn trong giếng nước nỗi buồn mà nếu không thực hiện theo thì cô sẽ không tồn tại được nữa. Nghĩ như vậy sẽ làm cho cô có tinh thần mà luyện tập thể chất hơn chăng?
Bước thứ ba sau khi thực hiện hai điều tôi đã nói ở trên là bước quan trọng nhất và cũng là khó khăn nhất. Nó đòi hỏi cô phải có sự dũng cảm đối mặt với chính mình và khả năng tin tưởng vào sức mạnh của bản thân. Ấy là khi cô phải tự suy ngẫm lại về nguyên nhân gây ra nỗi phiền muộn trong lòng cô và phương pháp để xua tan nó. Tôi biết rằng thường những điều đó lại là điều mà cô muốn ít nghĩ tới nhất trong thời điểm như vậy. Vì mỗi nguyên nhân có thể gợi nhớ lại những ký ức làm cô rơi nước mắt, những cảm giác đau khổ mà cô phải trải qua và muốn quên đi càng nhanh càng tốt. Nhưng thực sự cô sẽ chẳng thể nào quên được, mà những kỷ niệm đau buồn đấy sẽ như hòn than âm ỉ cháy để đến khi một điều không vui nữa xảy ra như trận gió thổi bùng lên đốt cháy tất cả sự yên bình giả tạo cô đã xây. Vậy nên cô phải gắng mà đối diện với chúng thay vì trốn chạy nếu muốn tìm được sự bình an thực sự trong tâm hồn. Đối diện với những nỗi đau một cách can trường, không uỷ mị than thở để thương thân mình, mà tìm cách để tìm được nguồn gốc của nỗi phiền muộn mà cắt đứt đi.
Việc lần tìm theo sợi dây phiền muộn để tìm về nguyên nhân nỗi khổ đau sẽ hé mở cánh cửa vào những vết thương đã ngủ quên trong tiềm thức của cô. Những vết thương có thể đã ứa lệ từ trong tuổi thơ, những vết roi vô tình của cuộc sống khiến cô có ám ảnh sâu sắc về sự cô đơn và cảm giác bị phủ nhận, những nỗi đau đã mở ra mà không được thừa nhận khiến cô luôn day dứt. Sự bắt đầu nhìn thấy chúng, thừa nhận chúng từ một khoảng cách an toàn và được bảo vệ bởi những tư tưởng tích cực sẽ giúp cô biết cách chấp nhận chúng thay vì chối bỏ, như chấp nhận phần xấu xí trong con người mình để yêu quý mình hơn. Những gì đã xảy ra trong quá khứ hầu như chúng ta chẳng thể nào thay đổi được, nhưng thay vì để chúng sống lại trong những cơn ác mộng thì ta hay cố gắng giúp chúng ngủ yên trong tiềm thức thay vì quên lãng. Và dẫu có thể là muộn về thời gian, nhưng nếu cô có thể đặt mình vào vị trí của mình trong quá khứ, vào vị trí của người đã tổn thương cô (nếu có một đối tượng cụ thể) để tìm hiểu xem tại sao điều đó đã diễn ra, tìm hiểu tư tưởng của người đó khi gây tổn thương mình, và có thể cô sẽ cảm thấy sự cảm thông giúp hàn gắn lại những kỷ niệm đau buồn. Nếu cô nhận ra rằng chính mình đã tổn thương người khác trong khi luôn dằn vặt mình vì tội lỗi ấy, thì hãy dũng cảm để thừa nhận điều đó, một lời xin lỗi muộn màng của cô sẽ giúp cho lương tâm mình ngủ ngon mà cũng sẽ có thể giúp cho tâm hồn một con người khác cũng đang tuyệt vọng trong bể u buồn như cô bây giờ được tươi sáng hơn.
Trong khi lần tìm lại nguồn gốc những nỗi đau khổ như thế, cô sẽ cũng nhớ lại những ngọn lửa tươi vui trong quá khứ, những tình cảm kỷ niệm mà khi nghĩ lại sẽ khiến cô mỉm cười ấm áp. Đấy là những hạt giống tích cực của tình yêu và cuộc sống đã gieo trồng trong tiềm thức của cô chờ đợi ngày nảy mầm. Nhìn thấy chúng cô sẽ cảm thấy được rằng mình không phải là một cá thể cô đơn trong cuộc đấu tranh này, mà ánh sáng của sự yêu thương vẫn luôn bao phủ xung quanh mình. Trong vầng sáng ấy, cô sẽ nhìn thấy hình bóng của những người thân yêu suốt đời hay những người bạn của khoảng khắc vẫn tiếp tục dõi theo và truyền sức mạnh của niềm tin cho cô trong thầm lặng và yêu thương. Tập trung những ý nghĩ của mình cách xa sự phiền muộn, đến gần ánh sáng sự sống, biết tha thứ và biết nhận trách nhiệm cho quá khứ ngủ yên, nuôi dưỡng tình yêu và những tư tưởng tích cực trong tâm hồn. Những điều đó sẽ giúp cho cô tìm được sự bình an từ bên trong tâm mình mà không điều gì thay thế được. Tôi mong những lời khuyên nhàm chán và giáo điều cũng như lòng quan tâm của một người bạn không quen biết sẽ giúp đỡ cô phần nào trong con đường trở về với chánh niệm.
Vạn an,
André Maurois