Thơ Việt Nam: mờ nhạt, bế tắc

Trần Thúy Bình
(Thuy Binh)

Thành viên danh dự
Nhà nhà làm thơ....

Ông bạn tôi vốn là chủ một doanh nghiệp nhưng lại trót mê đắm nàng thơ. Vậy là cứ đến dịp cuối năm, ông lại bỏ chút tiền để in vài trăm quyển tặng bạn bè những bài thơ “cây nhà lá vườn”. Lần nào tặng bạn, ông cũng không quên nhắn nhủ một câu: “Nếu cậu thấy thơ tớ bày ở cửa hàng sách nào thì báo ngay nhé. Đảm bảo có quà xứng đáng”.

Dĩ nhiên là đến nay chẳng có quyển thơ nào của ông có mặt ở hiệu sách. Lí do đơn giản là vì trong thời buổi kinh tế thị trường, khi các nhà xuất bản phải “thông thoáng” tự nuôi mình thì những bài thơ chưa vượt ngưỡng ... “báo tường” của ông bạn tôi có thể được in ở bất kỳ nhà xuất bản nào. Bởi chủ trương của các nhà xuất bản là: bản thảo nào “sạch sẽ” là cấp giấy phép ngay, không cần đặt nặng vấn đề chất lượng cũng như phản ứng của công chúng đối với tác phẩm đó.

Một nhà thơ đã phải kêu lên: “Chưa bao giờ thơ được in nhiều như hiện nay, nhưng cũng chưa bao giờ độc giả quay lưng với thơ nhiều như vậy. Từ con số 1.000 bản/lần in, rút xuống 500 bản, đến nay nhiều người chỉ in 200 bản. Nhưng, thơ vẫn tràn lan. Cũng có người từng lạc quan rằng trong mớ vàng thau lẫn lộn đó, rồi thời gian sẽ sàng lọc, rồi người đọc sẽ tìm ra những giá trị đích thực. Tôi nghĩ đó là cách nói rất thiếu trách nhiệm, bởi độc giả đâu có thời gian để làm cái việc mang tính chuyên môn ấy.”

Thơ ngày nay không chỉ được in nhan nhản mà còn xuất hiện đầy trên diễn đàn của các website. Chỉ cần đăng ký một cái tên, nối mạng Internet là ai cũng có thể tung thơ lên mạng. Vì “xuất bản” thơ trên mạng dễ dàng như vậy nên chất lượng thơ cũng “thượng vàng hạ cám”.

.... nhà thơ bế tắc nói về thơ

Mặc dù người làm thơ và thơ xuất hiện ngày càng nhiều nhưng điều đó không khiến những người yêu thơ, có trách nhiệm với thơ lạc quan. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đặt câu hỏi: “Các nhà thơ hiện đại ngày nay có khả năng sáng tạo giọng nói riêng biệt hay không? Có khả năng khám phá vẻ đẹp từ hiện thực hay không?”

Nhà thơ Đỗ Trung Quân không giấu cảm giác chán nản, buồn khi nói về thơ hiện đại: “Đã 10 năm rồi tôi không in tập thơ nào, mặc dù âm thầm viết, âm thầm làm mới mình. Tôi cho rằng chúng ta đã có kinh tế mở, nhưng văn hoá nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng vẫn chưa mở. Thơ ca mình vẫn hiền lành, mơ mộng quá. Tôi nghĩ thế hệ bây giờ từ chối thơ vì không tìm thấy bóng dáng mình trong đó. Dường như thơ ca hôm nay chưa đi kịp, đi cùng cuộc sống”

Nhà thơ Dương Kiều Minh nhận xét: Điều nguy hại trực tiếp cho thơ hiện nay là sự trang điểm son phấn quá loè loẹt của một số nhà thơ để che giấu sự nông cạn, trống rỗng của đời sống tâm hồn. Họ quá say sưa với sự nhạt nhẽo và coi sự lừa dối về ý nghĩa và hình thức làm chuẩn mực của sáng tạo thi ca.

Sự lừa dối ấy theo nhà thơ trẻ Thục Linh là “tân hình thức, trào vọt, triệt hạ vần...nhằm tìm nơi bấu víu cho ý tưởng đổi mới của mình”. Đối với kiểu đổi mới như vậy, nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho đó là những nhà thơ tự dịch thơ mình ra tiếng Việt vì cú pháp “cách tân” rối rắm, thậm chí vô nghĩa. Nhà thơ Nguyễn Vĩnh Nguyên coi sự cách tân đó quá nặng nề về hình thức và lập dị, học đòi những trào lưu phương Tây từ một hai thế kỷ trước... đã đi vào ngõ cụt.

Thơ Việt Nam sẽ đi về đâu? Đó là câu hỏi mà các nhà thơ muốn trả lời trong mỗi tác phẩm của mình. Song người yêu thơ chắc phải chờ lâu để có câu trả lời như ý.
 
Đọc đến đoạn làm thơ trên Internet mà vã hết cả mồ hôi ! :D
 
em ko biet nhieu ve tho nhung dung la lau lam rui em ko thay 1 nhan moi nao noi bat......em chi thich nhat la tran dang khoa (hien dai )vi ong ay con song....nhung em thich phai sau sac nhu tho xuan dieu....
 
Back
Bên trên