Thơ Nga

Nguyễn Hoàng Linh
(Hoang Linh Nguyen)

Điều hành viên
Có một lão ăn mày
Xòe tay dưới tượng Thánh
Để xin một vài xu
Bọn trẻ con ranh mãnh
Đặt tay lão mảnh sành
Để mắt mù lệ ứa

Em yêu, em cũng thế
Em đùa cợt tình anh
Cho tim mù úa lệ...


(thơ Lermantov, không biết ai dịch)

***

Tôi biết một ngày không xa nữa, gần thôi
Dưới dòng nước đau buồn gần cạn đó
Chẳng phải lỗi của tôi, lỗi người nào cả
Tôi sẽ đến nằm như những chiếc lá kia.

Và đốm lửa ngọt ngào ánh sáng sẽ nhạt đi
Và trái tim sẽ biến thành cát bụi
Phiến đá xanh bạn bè mang đến đặt
Với những dòng thơ trang trọng yêu đời.

Những nỗi buồn cái chết chẳng buồn tôi
Tôi sắp đặt cho mình từ trước
Một con người yêu đất đai Tổ quốc
Như đã say yêu quán rượu cuộc đời.


(thơ Esenin, 1925; bản dịch của Đoàn Minh Tuấn)

***

Hoa nói cùng tôi - thôi từ biệt!
Ngả thấp mái đầu hoa xinh xinh,
Rằng vĩnh viễn tôi sẽ không còn thấy
Gương mặt nàng và mảnh đất quê hương.

Thì có sao, hỡi những người yêu quí!
Tôi đã thấy nàng và thấy đất lành,
Giờ tiếp nhận cơn giật đau hấp hối
Đường cái suốt vẻ mới mẻ yêu thương.

Và bởi vì thế là tôi thành đạt
Cả cuộc đời, đi suốt với nụ cười, -
Tôi thường nói mỗi một giây, một phút
Là mọi cái ở đời lại lặp lại ở đời.

Sẽ có gì đâu - một người khác tới,
Chẳng khổ đau nỗi khổ kẻ đã qua,
Người mới tới sẽ viết bài ca mới
Hay hơn bài ca tôi để lại thiết tha.

Và em yêu thương với người yêu thương khác
Sẽ lắng nghe trong thanh vắng bài ca,
Rất có thể, nhớ tới tôi một chút,
Như về một bông hoa chẳng còn thấy bao giờ.


(thơ Esenin, 1925; bản dịch của Thúy Toàn)

***

Anh ở lại, thôi chào anh ở lại
Trong lòng tôi anh còn mãi thân yêu
Cuộc ly biệt đã từ lâu định liệu
Hứa hẹn ngày gặp gỡ, chẳng đợi nhiều.

Anh ở lại, miễn cầm tay, an ủi,
Mày đừng chau và dạ cũng đừng buồn, -
Trên đời này chết phải đâu là mới -
Nhưng dĩ nhiên, sống chẳng mới gì hơn!


(bản dịch của Thúy Toàn; tương truyền Esenin đã dùng máu viết bài thơ này gửi người bạn thân, nhà thơ nổi tiếng Kliuyev, trước khi thắt cổ tự vẫn cuối tháng 12-1925)
 
(Ônga Becgôn )

Không Ðề

Em nhớ lại chuyện ngày quá khứ
Khúc hát ngây thơ một bài thiếu nữ
"Ngôi sao cháy bùng trên sông Nhêva
Và tiếng chim kêu những buổi chiều tà"

Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
Em mới hiểu bây giờ anh có lý
Dù chuyện xong rồi, anh xa cách thế
Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa.

Lớp trẻ lớn lên giờ lại hát theo ta
Lại nhắc lại vị ngọt ngào thuở trước
Vẫn sông Nhêva chiều tà ánh nước
Nhưng nghĩ cho cùng họ có lỗi đâu anh?

(Bằng Việt dịch )

MÙA LÁ RỤNG


Mùa thu ở Matxcơva người ta thường treo
những tấm biển trên các đại lộ, với dòng chữ :
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng"

Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói toả.
Mátxcơva, lại đã thu rồi!
Bao khu vườn như lửa chói ngời
Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ,

Những tấm biển treo dọc trên đại lộ
Nhắc ai đi ngang, dù đầy đủ lứa đôi
Nhắc cả những ai cô độc trong đời:
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Ôi trái tim tôi, trái tim của một mình tôi
Ðập hồi hộp giữa phố hè xa lạ
Buổi chiều kéo lang thang mưa giá
Khẽ rung lên bên khuôn cửa sáng đèn
ở đây tôi cần ai, khi xuôi ngược một mình,
Tôi có thể yêu ai, ai làm tôi vui sướng:
"Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!

Nếu không có gì ao ước trong tôi
Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất!
Anh từng ở nơi đây, từng là người thân nhất
Sao phút này làm người bạn cũng không?.
Tôi chẳng hiểu vì sao, cứ ngùi ngẫm trong lòng
Rằng tôi đã phải xa anh vĩnh viễn...
Anh - con người không vui, con người bất hạnh
Con người đi cô độc quá trên đời!
Thiếu cẩn trọng chăng? Hay chỉ đáng nực cười?
Thôi hãy biết kiên tâm. Mọi điều đều phải đợi...
Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi
Cơn mưa rơi thầm thì lúc chia li
Mưa tối rầm, nhưng ấm áp nhường kia
Mưa run rẩy trong ánh trời lấp loá...
Anh hãy cố vui lên, con đường hai ngả,
Tìm hạnh phúc yên lành trong ấm áp cơn mưa!...

Tôi ra ga, lòng lặng lẽ như xưa
Một mình với mình thôi, không cần ai tiễn biệt.
Tôi không biết nói cùng anh đến hết
Nhưng bây giờ, còn phải nói gì thêm!
Cái ngõ con đã tràn ngập màu đêm
Những tấm biển dọc đường càng thấy trống
"Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!"

(Bằng Việt dịch)

Anh hãy trở về



Anh hãy trở về trong giấc mơ em
Dẫu trong mơ anh không còn như ảnh
Anh một thuở như cuộc đời như chim, như nắng
Như tuổi thanh xuân hạnh phúc vô bờ.

Anh bây giờ đã ở rất xa
Khoảng cách bao la xoá nhoà hình dáng
Chỉ còn lại trong tim nắm tro tàn ảm đạm
Chẳng thể nào cháy lửa nũa đâu anh.

Chỉ mình em có lỗi, chỉ mình em
Vì đã vội buông anh ra quá sớm
Vì vẫn sống trái tim đầy kiêu hãnh
Ôi lòng thèm khát chẳng thể nào nguôi...

Anh hãy trở về trong giấc mơ em
Dẫu trong mơ anh không còn như ảnh
Anh một thuở của cuộc đời như chim, như nắng
Như tuổi thanh xuân hạnh phúc vô bờ.

Vì năm tháng đổi thay em bây giờ đã khác
Hát khác xưa rồi, và khóc cũng khác xưa
Em đã khác xưa rồi, em đã khác xưa
Ôi cuộc đời sao trôi nhanh quá!
Em đã già đi anh không nhận ra nữa
Hay là anh có nhận ra chăng?

Em không cầu xin tha thứ nơi anh
Cũng chẳng thề nguyền những điều vụng dại
Nhưng em tin nếu anh quay trở lại
Nếu anh còn nhận được ra em
Những bực tức nhau ta sẽ nguôi quên
Ta sẽ lại bên nhau sóng bước
Ta sẽ khóc như chưa bao giờ được khóc
Mà chỉ hai ta mới hiểu vì sao.

Olga Berggolts trải qua một cuộc đời với rất nhiều thăng trầm, thử thách cũng như chính thành phố Saint Petersburg. Bà sinh năm 1910 trong một gia đình bác sỹ ở Petersburg. Bà tốt nghiệp khoa ngôn ngữ trường đại học tổng hợp Petersburg và trải qua ba năm làm phóng viên cho tờ tạp chí “Thảo nguyên Liên Xô” tại nước cộng hòa Kazakhstan. Trong thời gian này bà đã cho ra đời cuốn sách “Nơi heo hút”. Năm 1933 Olga Berggolts trở lại Saint Petersburg và đã gắn bó cuộc của mình với thành phố này cho đến những ngày cuối cùng của đời mình.

Người ta biết đến tên tuổi của Olga Berggolts từ năm 1935, sau khi bà cho ra đời ba tuyển tập truyện ngắn và thơ mang tên “Những năm xung phong”, “Đêm trong thế giới mới” và “Tuyển tập thơ”.

Năm 1938, cũng như nhiều nhà thơ, nhà văn Nga khác, Olga Berggolts bị bắt vì tội “chống lại nhân dân” và phải ngồi tù 7 tháng. Mãi tới giữa năm 1939 bà mới được trả tự do và hòan tòan được phục hồi danh dự. May mắn hơn nhiều người khác, bà được trở về với đời thường, nhưng dấu ấn của những ngày tháng trong tù còn đeo đuổi theo bà suốt cả cuộc đời. Bà viết trong cuốn nhật ký bí mật của mình như sau: “Năm tháng sau khi đã được trả tự do, nhưng tôi không chỉ cảm thấy, ngửi thấy mùi nhà tù, mà còn cảm thấy cả cái cảm giác nặng nề của người ở trong tù nữa. Một cảm giác vô vọng, không lối thóat khi phải đi lấy cung. Người ta tìm cách dốc ngược tâm hồn của tôi, dùng những ngón tay bẩn thỉu mà moi móc trong đó, nhổ tọet vào nó rồi lộn ngược trở lại và phán một câu chỏng lỏng: sống đi!.”

Những dòng hồi ký này của bà chỉ mới vừa được công bố vào năm 2001, nghĩa là 26 năm sau khi bà đã mất.

Olga Berggolts đã chia sẻ với Petersburg suốt cả 1000 ngày đêm bị bao vây trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. Bà làm việc trong đài phát thanh của thành phố và chính thời gian này tên tuổi của bà đã được biết đến như một nhà thơ vừa trữ tình vừa quả cảm của thành phố Petersburg.

Cũng như Pushkin, Olga Berggolts không chỉ làm thơ, mà còn viết rất nhiều truyện ngắn, truyện vừa, trường ca, tiểu luận... Ngay cả thơ của bà cũng gồm nhiều chủ đề khác nhau và tình ca chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đó. Nhưng những bài thơ vượt thời gian đến với chúng ta hôm nay chủ yếu lại là những bài thơ đượm chất trữ tình.

Hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn hai bài thơ đặc sắc nhất của bà, cả hai bài đều là những bài thơ tuyệt tác về mùa thu. Bài “Mùa lá rụng” để diễn tả mùa thu ở Moskva và bài “Mùa hè rớt” để nói về mùa thu ở Saint Petersburg. Olga Berggolts mất năm 1975 tại Petersburg. Tên của bà được đặt cho một con phố giữa trung tâm của Petersburg, ngang hàng với những tên tuổi đã làm nên lịch sử và cuộc sống của thành phố này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh gửi bài viết cũ, có vài info về OB.

*

OLGA BERGHOLZ VÀ NHỮNG VẦN THƠ MANG TÍNH XÃ HỘI

Olga Bergholz (1910-1975) là một tên tuổi rất quen biết đối với độc giả Việt Nam cùng những vần thơ tình say đắm. Rất nhiều người còn nhớ "Không đề" của bà, qua bản dịch của Bằng Việt, như một hoài niệm của thời son trẻ:

KHÔNG ĐỀ

Em nhớ lại chuyện ngày quá khứ.
Khúc hát ngây thơ một thời thiếu nữ.
"Ngôi sao cháy bùng trên sông Neva
Tiếng chim kêu trong bóng chiều tà".

Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn.
Em mới hiểu bây giờ anh có lý.
Dù chuyện xong rồi bây giờ xa cách thế
Em hát khác xưa, khóc cũng khác xưa

Lớp trẻ lớn lên, cũng giống như ta
Nhắp lại vị ngọt ngào thuở trước
Vẫn sông Neva bóng chiều non nước
Nhưng nghĩ cho cùng họ có lỗi đâu anh?


Nhưng có lẽ ít người biết rằng ở Nga, tổ quốc của Bergholz, nói chung nữ thi sĩ không mấy được biết đến như một nhà thơ của tình yêu. Và, trong cuộc đời mình, bà đã trải qua không ít gian nan và đau khổ, điều không hề thể hiện qua những bài thơ tình đã được dịch ra tiếng Việt.

*

Olga Bergholz sinh năm 1910, đúng vào những năm tháng loạn lạc của nước Nga, sau khi cuộc cách mạng 1905 bị đàn áp và nền kinh tế nước này lâm vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Tuy nhiên, thời thanh niên của nữ thi sĩ lại trùng vào những năm tháng cực thịnh của thể chế Stalin, khi nửa nước Nga chìm đắm trong đau thương, của nỗi kinh hoàng, và nửa kia lại tràn đầy sự phấn khích ngây thơ về một "thời đại hoàng kim" của chủ nghĩa cộng sản. Bergholz thuộc nửa thứ hai: sau một vài tác phẩm viết cho thiếu nhi và các tập phóng sự, trong hai năm 1934-1935, nữ thi sĩ cho ấn hành hai tập thơ "Thi phẩm" và "Sách thơ", ngợi ca đất nước "tươi đẹp" và "con người mới XHCN".

Tuy nhiên, sự phấn khích của Bergholz không kéo dài. Ít lâu sau, người chồng thứ nhất của nữ thi sĩ bị bắt giam và năm 1937, vào đỉnh cao của những vụ đàn áp, thăng trừng ở qui mô lớn, bản thân nhà thơ cũng bị bỏ tù. Năm 1939, bà được phóng thích và mấy năm sau, trong thời kỳ Leningrad bị phát-xít Đức bao vây, Bergholz sáng tác nhiều bài thơ ái quốc; về căn bản, bà nổi tiếng và được biết đến từ dạo đó.

Sau Thế chiến thứ hai, người chồng thứ hai của Bergholz cũng trở thành nạn nhân của tệ bạo hành Stalin. Dạo đó, nữ thi sĩ đã làm nhiều bài thơ đầy dư vị cay đắng, chỉ để cất trong ngắn kéo chứ không nhằm đăng tải. Bốn thập niên sau, năm 1987, tờ tạp chí "Znamya" (Ngọn cờ) đã cho in những bài thơ đó, khiến lớp độc giả trẻ của nước Nga phải bỡ ngỡ trước ngôn từ ưu phiền, cay nghiệt, thậm chí dữ dằn, hoàn toàn không thích hợp với hình ảnh một Olga Bergholz hiền hòa mà họ được học, được đọc, trong nhiều thập kỷ đã qua.

Tuy nhiên, những người đứng tuổi còn nhớ: sau khi Stalin chết và nhất là Đại hội XX của đảng Cộng sản Liên Xô, khi Khrushchev đọc bản báo cáo mật vạch trần những tội ác của Stalin và tệ sùng bái cá nhân, Bergholz là một trong những người khởi xướng dòng văn học chống chủ nghĩa xta-lin-nít, khởi đầu với cuốn hồi ký "Những ngôi sao ban ngày" (1954). Biết được điều này, chúng ta sẽ không ngạc nhiên trước sự "phân thân" của một nữ thi sĩ, đã rạch ròi CON NGƯỜI XÃ HỘI với những thi phẩm yêu nước hoặc lên án cái Ác, cái Xấu xa, và CON NGƯỜI CÁ NHÂN, với những vần thơ trữ tình mang tính nội tâm, thầm kín, về những mối tình dang dở.

Bài thơ "Tôi cũng cả ngày..." sau đây, được Olga Bergholz sáng tác năm 1949 - khi Stalin và bè đảng đang tổ chức hàng loạt vụ thanh trừng nhằm vào giới lãnh đạo cấp tiến Leningard, thành phố yêu dấu của nữ thi sĩ - cho thấy CON NGƯỜI XÃ HỘI của Bergholz, với những trăn trở, day dứt và buồn bã. Như nhiều tác phẩm khác, bài thơ đã nằm trong ngăn bàn gần bốn chục năm, và chỉ được xuất hiện vào thời "cải tổ" ở Liên Xô, trên tờ "Văn học Xô-viết", tháng 10-1987.

TÔI CŨNG CẢ NGÀY...

Tôi cũng cả ngày ngồi họp -
miệng dối trá và tay tôi biểu quyết
Rằng sao tôi chửa bạc đầu vì sầu muộn?
Sao chưa chết đi vì hổ thẹn, ở đó...?
Rồi tôi còn lang thang hồi lâu trên phố phường,
tại đây, rốt cục, tôi lại được là tôi.
Người quét sân cho tôi lửa bên cánh cửa nhìn ra sân
và tôi tìm, nơi nào có rượu mạnh.
Tại một quán rượu, có hai phế binh
(cách đây không lâu, họ đã chiếm Krasny Bor)
buông lời than vãn về những thiệt thòi,
rượu đã khiến họ trở nên không biết sợ.
Và ngừng lại trước những kỷ niệm chung của chúng tôi,
thắp lại đống tro tàn đã nguội của dĩ vãng.
Anh đi trinh sát - và đụng phải bãi mìn.
đội trừng giới - nhưng ai thoát được?
Có kẻ trở về với mề đay trên vai,
nhưng bao người còn lại, đều nằm xuống ở đó,
Họ đã đổ máu, ôi, không ít
để đổi lấy những tội lỗi tầy đình, chưa bao giờ tồn tại.
Và khi ấy, hẳn tỉnh ra từ đó
bất giác, tôi tuôn cơn thịnh nộ:
Đã quá đủ với những tâm hồn cao thượng,
và lũ ác quỉ ơi, ta yêu ngươi biết chừng nào!

(1949)

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
A. Linh vẫn say sưa thế nhỉ ;). Dạo này em xì trét quá, chả thấy thiết tha với cái gì. Noel em định đi thăm "những cây cầu quận Madison" của em, chả biết có thực hiện được không nữa ...
 
A. Linh vẫn say sưa thế nhỉ ;). Dạo này em xì trét quá, chả thấy thiết tha với cái gì. Noel em định đi thăm "những cây cầu quận Madison" của em, chả biết có thực hiện được không nữa ...

Hìhì hôm nay lâu lắm mới thấy vào đây. Xì-trét vì sao vậy? À mà... cứ đâm đầu vào làm, ko xì-trét mới lạ...

PM mấy nét về dự định vụ Noel nhé :))

L.

TB. Rất ko nên là... ko thấy thiết tha với cái gì cả... bét ra cũng phải thiết tha với 1-2 thứ chứ :))
 
Góp vui với anh Linh mấy bài thơ Nga nhé!

Ông Lão
(Thơ Puskin - Dịch Tạ Phương)

Ta chẳng còn yêu điên cuồng, háo hức
Như một thời lăn lóc giữa trần ai
Những mùa xuân, những mùa hè náo nức
Vĩnh viễn qua đi, không bợn dấu trong đời

Ơi, thần ái tình - vị thần tuổi trẻ
Ta từng theo, từng tận tụy hết mình
Nếu nhờ phép mầu ta được hồi sinh
Ta sẽ nguyện lại theo Người như thế
 
Có một lão ăn mày
Xòe tay dưới tượng Thánh
Để xin một vài xu
Bọn trẻ con ranh mãnh
Đặt tay lão mảnh sành
Để mắt mù lệ ứa

Em yêu, em cũng thế
Em đùa cợt tình anh
Cho tim mù úa lệ...

(thơ Lermantov, không biết ai dịch)



Lão hành khất

Lão hành khất áo quần tơi tả
Đứng xo ro trước cửa nhà thờ
Phơi tấm thần già tàn tạ héo khô
Bị đói rét, bị khát thèm hành hạ

Mắt rớm lệ, nén tủi hờn đau khổ
Lão chìa tay xin một mẩu bánh con
Mà có kẻ nỡ đặt viên đá nhỏ
Lên bàn tay chờ đợi mỏi mòn

Cùng nỗi đau, những giọt lệ ứ tràn
Tôi cấu khẩn tình em, mong em ở lại
Nhưng trước trái tim tôi nghiệp nát tan
Em hờ hững, em nỡ đùa cợt mãi!

(Tạ Phương dịch)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thật ngán, thật buồn

(Thơ M. Lermontov, dịch Tạ Phương)

Thật ngán, thật buồn, còn đâu bè bạn
Những phút giây ngáo ngán trong đời...
Ôi hoài bão!... Ích chi đeo đẳng mãi
Chuỗi tháng ngày đẹp nhất cứ vèo trôi!


Yêu... ai nhỉ?... yêu tạm thời - chẳng bõ
Cũng không sao gắn bó trọn đời nhau
Ngẫm lại mình? - quá khứ không hiện rõ
Mọi vui buồn, sướng khổ có gì đâu

Khát vọng ư? - một căn bệnh ngọt ngào
Sớm muộn sẽ biến tan như mộng ảo
Nếu để ý nhìn, thật lạnh lùng, tỉnh táo
Bạn sẽ thấy đời trống rỗng, ngốc ngu sao!...
 
Thơ Exenin - Dịch Tạ Phương

Em đã khóc trong chiều tĩnh lặng
Lệ đắng cay thấm mặt đất nát nhàu
Sao buồn vậy, lòng tôi trĩu nặng
Em và tôi đã không thể hiểu nhau
Em bỏ đến những miền xa lạ lẫm
Ước mơ tôi chưa kịp nở đã tàn,
Lại đơn độc, một mình tôi tha thẩn
Chẳng ai người âu yếm, hỏi han
Rồi những hoàng hôn tôi thường dạo bước
Đến nơi mình từng hò hẹn ấm êm
Trong tĩnh lặng tôi nghe lòng thổn thức
Và trong mơ thảng gặp bóng hình em.

****

Em rời khỏi và không trở lại
Lãng quên luôn góc nhỏ của tôi
Giờ em đã đi cùng người khác
Mặt giấu sau khăn tay trắng, ngậm cười...

Tôi đau khổ, tôi buồn thương, tôi tiếc
Lò sưởi không còn ấm áp như xưa
Nhưng trong sách cánh hoa đồng thảo ướp
Vẫn nhắc về thời hạnh phúc chưa xa.
 
Góp vui với anh Linh mấy bài thơ Nga nhé!
Ông Lão
(Thơ Puskin - Dịch Tạ Phương)

Tạ Phương là ai Giao nhỉ?

Việt Nam mình, trong số các dịch giảc thơ Nga, ngoài mấy người rành tiếng Nga và văn hóa Nga như Thúy Toàn, Hồng Thanh Quang, Đoàn Minh Tuấn... thì còn nhiều cụ khác cứ dịch bừa phứa, đọc lên hệt như thơ các cụ ấy, ko thấy thơ Nga đâu cả.

Những bản dịch ấy, mình cho là rất có hại và phản động, dù nó có thể du dương, vần điệu và dễ học thuộc.

Tỉ như bài dịch này, cụ Xuân Diệu dịch Esenin, mà ko thấy Esenin đâu cả :((

L.

***

TÔI NHỚ

Nhớ luôn, em hỡi, nhớ hoài
Mái đầu em tựa, tóc ngời hào quang
Xa em giờ phải lỡ làng
Không vui cũng chẳng lỡ làng đâu em.
Anh còn nhớ mãi những đêm
Lào xào trong lá êm đền bạch dương
Dẫu ngày khi ấy ngắn hơn
Choàng đôi ta, ánh trăng xuân lại dài.
Nhớ em em nói cùng tôi:
Những năm của tuổi xuân rồi lại qua
Và, anh yêu quí! Dần dà
Bên người yêu khác anh đà quên em?
Cánh hoa nay nở hoa thêm
Nhắc cùng anh mối tình duyên khi nào
Cánh hoa anh rắc hôm nao
Lên làn sóng tóc em - sao dịu dàng!
Trái tim ngừng đập sẵn sàng
Yêu người yêu khác, sầu mang bên lòng.
Ôi thiên tình sử nghẹn ngùng!
Ngồi bên ai, vẫn mơ mòng nhớ em.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài này thì bác Trần Tiến nhà mình "đạo" rất rõ rệt trong một bài hát, có ai nhớ ko nhỉ? :))

L.

Gửi người phụ nữ

Hỡi người phụ nữ,
nếu có nghìn đàn ông yêu em,
em có biết trong nghìn người ấy,
có Rasyl Gamzatov nữa mà.

Còn nếu như chỉ có,
trăm đàn ông yêu em,
em hãy nhớ trong số trăm người đó,
nhất định Rasyl Gamzatov có tên.

Còn nếu như yêu em,
đàn ông chỉ còn một chục,
thì Rasyl Gamzatov,
đứng thứ bảy hay tám trong hàng.

Nếu đàn ông chỉ còn lại một người yêu em,
tôi xin thề - người đó không ai khác,
ngoài Rasyl Gamzatov, em ơi.

Còn nếu em đi cô đơn buồn tủi trên đời,
không ai yêu em nữa,
thì có nghĩa ở một nơi nào đó,
trên núi cao, Gamzatov chết rồi...
 
Hì, tóm lại là những bài của Tạ Phương dịch thì bác chê hay là bác khen :p Và theo kinh nghiệm của bác Linh, đối với người dịch, phải dịch như thế nào thì mới có cảm giác là thơ của chính chủ chứ không phải là thơ của họ?
 
Hì, tóm lại là những bài của Tạ Phương dịch thì bác chê hay là bác khen :p Và theo kinh nghiệm của bác Linh, đối với người dịch, phải dịch như thế nào thì mới có cảm giác là thơ của chính chủ chứ không phải là thơ của họ?

@Giao:

- sao ko chịu trả lời vào câu hỏi chính: bác Tạ Phương là dịch giả dịch thật nào nhỉ?

- ko rõ bác Tạ Phương có làm thơ ko, và thơ bác ấy ra sao; lại cũng ko biết bác ấy dịch trực tiếp từ tiếng Nga hay qua những bản dịch thô, dịch nháp tiếng các nước khác, rồi ép vào cho nó vần điệu... nên khó nói là chê hay khen :)

Tuy nhiên, có lẽ dịch như vậy là hay rồi: tránh được cái lục bát (68) trời đánh của Việt Nam, cái gì đọc lên cũng như Nguyễn Du, Nguyễn Bính... :))

- hỏi gì mà khó thế? có lẽ, nếu thạo tiếng và hơi thạo văn vẻ một chút, đọc kỹ hai bản dịch sẽ thấy được là thơ chính chủ (hoặc thiên về chính chủ, hay là thơ của... người dịch :)

Giao thấy, ví dụ, bác Thúy Toàn dịch thế nào, có chất Nga trong đó nhiều ko? Mình cảm giác là có, dù gần đây có người chê bác ấy dịch ko đúng (một bài nào đó, quên rồi). Hồi gặp và trò chuyện chút với bác ấy, bác có kể rằng vì dịch (hay) mấy bài Pushkin mà nhiều cô thích lắm.

Như vậy thì dịch giỏi cũng có cái lợi đấy chứ nhỉ? :))

L.
 
Back
Bên trên