Thành lập Hội kiểm toán Việt Nam

Phan Le Thanh Long
(longplt)

New Member
Hội Kiểm toán viên Việt Nam (VACPA) đã ra mắt đánh dấu mốc phát triển mới của nghành kiểm toán VN. Hội sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát chất lượng chuyên môn và đạo đức hành nghề của kiểm toán viên.

Ngoài ra, hội sẽ xúc tiến các quan hệ hợp tác quốc tế, hỗ trợ cho cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi chính sách, chế độ tài chính, chuẩn mực... VACPA sẽ hoạt động trên phạm vi cả nước, có văn phòng tại Hà Nội và TP HCM, chịu sự quản lý của Bộ Tài chính về mặt chuyên môn.

Trong nhiều cam kết giữa Chính phủ và các tổ chức quốc tế như ADB, WB, IMF, IFAC, Bộ Tài chính sẽ chuyển giao một số chức năng quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán cho các tổ chức nghề nghiệp Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá cho hay, Bộ sẽ chuyển một số công việc cho hội thực hiện nhằm góp phần phát triển nghề nghiệp kiểm toán, nâng cao chất lương kiểm toán viên và chất lương dịch vụ tài chính, kế toán và kiểm toán ở Việt Nam.
 
cho em hỏi một câu đơn giản với ạ, nếu có sai thì em cũng xin lỗi vì em ko biết gì cả.:)
Thế hội kiểm toán HKT có chức năng đàm phán và đưa ra luật cho kiểm toán Vn ko ạ, hay thuộc một cơ quan đoàn thể khác.
và nếu có thì từ đây hệ thống kiểm tra tài chính kế toán của các doanh nghiệp Vn có thay đổi ko ạ? và có thay đổi theo hướng nào? hiện nay luật kiểm toán và các quy tắc kiểm toán Vn có chung với luật thế giới , hay dựa trên nền luật nước tư bản nào ko ạ.

Em hỏi câu này hơi bị ngớ ngẩn một tí,em đoán thôi :D nếu cái gì gọi là kiểu dịch vụ khi một công ty ví dụ cần thanh lý , hay là thanh tra, hay là cần chuyển nhượng, sẽ có thể thuê nhân viên kiểm toán đến để làm việc ko ạ. Và tính quốc tế cũng như tiêu chuẩn của việc này là đến đâu ạ ?
em cảm ơn.
 
Bạn cần phải phân biệt giữa thanh tra chính phủ, kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập. Thanh tra chính phủ, kiểm toán nhà nước làm việc theo luật riêng với chức năng giúp nhà nước trong công tác quản lý. Kiểm toán độc lập thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán và các nguyên tắc chung được thừa nhận.

Kiểm toán độc lập là một ngành dịch vụ mới ở VN. Đã là dịch vụ tức là có người mua và người bán. Người mua tức là các doanh nghiệp, các tổ chức có nhu cầu kiểm toán. Người bán tức là các kiểm toán viên chuyên nghiệp hoạt động theo đúng luật doanh nghiệp và các quy định về kiểm toán độc lập tại VN. Họ chính là các nhà tư vấn, trợ giúp cho doanh nghiệp và các tổ chức trong việc minh bạch hóa báo cáo tài chính, tình hình tài chính.

Hội kiểm toán ra đời có chức năng quản lý về mặt nghề nghiệp kiểm toán, giám sát chất lượng của các kiểm toán viên chuyên nghiệp, thực hiện theo đúng các chuẩn mực kiểm toán của VN. Hiện nay, các chuẩn mực kiểm toán VN (VSA) đã được ban hành tương đối đẩy đủ, tuy vẫn còn phải hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng theo đúng yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA).

Tôi chỉ muốn bạn có thể hình dung sơ lược về kiểm toán độc lập, một ngành mới và rất hấp dẫn ở VN. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn xin hãy tham gia vào diễn đàn kiểm toán www.webkiemtoan.com

p/s: VACPA: Vietnam Association of Certified Public Accoutant
 
cho em hỏi có chương trình internship cho h/s học chuyên ngành kiểm toán ở vn ko thế ah ? em hè này muốn kiếm việc để thực tập nhưng mà thấy khó quá, chả mấy nơi nào chấp nhận 1st year cả ...
 
em thử apply vào các cty E&Y, KPMG và PWC xem, trước đây anh đã từng thấy sinh viên năm thứ nhất làm internship ở đó
 
em cảm ơn ạ .:)...đúng là em ko biết gì , lẫn lộn mấy khái niệm với nhau.Vì ko hiểu hệ thống nước mình như thế nào. Anh có thể so sánh thêm về hệ thống các nước khác được ko ạ. Và sao kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập lại dùng luật khác nhau ạ? như thế thì có phải sẽ ko được đồng nhất ko? các nước khác cũng vậy hay khác ạ? và nếu luật kt Vn chưa hoàn toàn đáp ứng chuẩn mực của ISA tức là kiểm toán độc lập do ktv Vn làm ko có giá trị khi đem ra so sánh hay trao đổi quốc tế ạ?
 
Trang webkiemtoan rỗng tuếch chả có cái gì để mà bàn sâu với luận kĩ. Chào hàng cũng nên kiểm định chất lượng chút.
Ngoài ra IAS/IFRS chứ không phải ISA.

Trong EU bắt đầu từ 2005 các listed companies phải consolidated accounts in accordance with IFRS - International Financial Reporting Standards (tên cũ là IAS - International Accounting Standards).
Ở Đức 1 số công ty dual-listed tức là niêm yết ở Đức - FSE cũng như niêm yết ở Mỹ - NYSE được phép apply US-GAAP đến 2007 (DaimlerChrysler, Siemens...).

Việc áp dụng IFRS/ IAS chỉ bắt buộc đối với những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đối với các doanh nghiệp khác vẫn áp dụng theo luật kiểm toán của nước đó. Ở Đức thì các doanh nghiệp khác vẫn dùng HGB (Handelsgesetzbuch). Mình không rõ về luật kiểm toán VN nhưng như ý em Yến nói luật kiểm toán VN chưa hoàn toàn đáp ứng chuẩn mức của IFRS/ IAS không hoàn toàn đúng. Kinh doanh ở nước nào thì phải theo luật nước đó. Một mặt các công ty nước ngoài kinh doanh tại VN phải theo luật VN. Mặt khác kiểm toán VN cũng phải có nhiều thay đổi để phù hợp với kiểm toán quốc tế.

IAS Planned Implementation có thể xem ở đây:
http://www.ifrs-portal.com/Dokumente/ias-use-of-options_en.pdf
 
Chỉnh sửa lần cuối:
to all:

Vấn đề không phải là rỗng tuếch hay không, khi HAO mới bắt đầu chắc cũng như vậy.

Nếu muốn bàn sâu hơn về nghiệp vụ chắc ở đây không phải là nơi lý tưởng. Chúng tôi, những người làm kiểm toán lập ra diễn đàn với mong muốn giao lưu học hỏi lẫn nhau, không vì một mục đích nào khác.

Nếu bạn muốn bàn sâu hơn về nghiệp vụ tôi cũng xin lĩnh giáo một chút.

Thứ nhất, IAS chỉ đổi tên một số chuẩn mực liên quan đến Financial statements thành IFRSs mà thôi.

Thứ hai, IASs không phải là bắt buộc đối với các doanh nghiệp hay các tổ chức khác không phải là doanh nghiệp. IASs chỉ là một kim chỉ nam hướng dẫn các hoạt động kế toán, tài chính của đơn vị mà thôi. Đối với listed company, không phải công ty nào cũng bắt buộc phải áp dụng IAS, họ áp dụng IAS bởi vì nó là phù hợp nhất và luôn được cập nhật theo đúng bản chất vốn có của nó. Listed company ở Mỹ có thể áp dụng US GAAP (US Generally Accepted Accounting Principles), cũng giống như ở Đức áp dụng HGB mà thôi. Ở VN cũng vậy, các listed company (kể cả listed trên thị trường chứng khoán Singapore, Nhật) đều áp dụng VASs cho mọi hoạt động kế toán tài chính của mình.

Hiện tại, VASs đang trong quá trình bổ sung và hoàn thiện để theo kịp IASs, xin nhắc lại là IASs, đúng theo xu thế hội nhập và phát triển của VN.

Các bạn cũng nên phân biệt luật và chuẩn mực. Người ta không bao giờ đem so sánh luật với chuẩn mực. Luật là những quy định chung, hướng dẫn tất cả các hoạt động liên quan đến một ngành. Chuẩn mực chính là kim chỉ nam hướng các hoạt động mang tính chất nghiệp vụ đi theo bản chất tự nhiên vốn có của nó. Những người soạn thảo ra chuẩn mực là những chuyên gia hàng đầu về ngành đó, họ có trách nhiệm nghiên cứu bản chất của từng nghiệp vụ, từng hoạt động và đúc kết nó thành văn bản, từ đó mới hình thành chuẩn mực. Và các chuẩn mực này, thông qua luật, sẽ được xã hội thừa nhận và áp dụng
 
Thục Anh đã viết:
cho em hỏi có chương trình internship cho h/s học chuyên ngành kiểm toán ở vn ko thế ah ? em hè này muốn kiếm việc để thực tập nhưng mà thấy khó quá, chả mấy nơi nào chấp nhận 1st year cả ...

Trong điều kiện hiện nay, sau hàng loạt các sự kiện liên quan đến rủi ro và trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán, thì các công ty kiểm toán ngày càng thắt chặt khâu quản lý chất lượng. Do đó, theo tôi biết tại VN, các công ty đều không nhận các sinh viên làm intership nữa.

Chắc có lẽ bạn phải kiên nhẫn chờ cho đến khi ra trường hoặc đến khi thực tập tốt nghiệp vậy
 
Cá nhân em nghĩ vẫn có khả năng các công ty nhận internship ạ.

Có điều theo em được biết busy season là tầm tháng 12 qua đến tháng 2 nên khả năng được nhận làm intern vào khoảng thời gian này sẽ cao hơn, với lại các bạn cũng sẽ học hỏi được nhiều hơn chứ đến hè thì thường ít việc lắm ạ. Đến nhân viên chính thức lắm khi cũng ngồi văn phòng chơi hoặc đi training ạ.

@Thục Anh: 1st year vẫn có cơ hội em à :) em cứ thử hỏi xem sao, chắc chắc mấy cái accounting principles và quan trọng là có tinh thần học hỏi là okie à. Có thời gian em chịu khó ôm mấy quyển “chuẩn mực kế toán/kiểm toán” về nghiên cứu :p
Hồi trước chị chỉ học có 2 course về accounting và 1 về finance mà vẫn liều mạng nộp đơn vô EY :p Chị biết một anh bạn mới học xong 3 học kỳ ở Úc cũng được nhận vô. So, nothing is impossible, rite ;) good luck!
 
Vu Phuong Mai đã viết:
Có điều theo em được biết busy season là tầm tháng 12 qua đến tháng 2 nên khả năng được nhận làm intern vào khoảng thời gian này sẽ cao hơn, với lại các bạn cũng sẽ học hỏi được nhiều hơn chứ đến hè thì thường ít việc lắm ạ. Đến nhân viên chính thức lắm khi cũng ngồi văn phòng chơi hoặc đi training ạ.

Mình đang làm cho 1 trong big4, busy season hiện nay kéo dài từ tháng 12 hàng năm cho đến tháng 12 năm sau, nên không bao giờ có khái niệm rỗi

To all: nhưng các bạn vẫn cứ nộp đơn thử xem, cơ hội nằm trong tay các bạn mà
 
Back
Bên trên