Ta là xe tăng, ta phải đi chậm

Hoàng Hiếu Minh
(Popeye17)

New Member
Bài này viết trên tâm trạng ôn thi mệt mỏi, hết môn này đến môn khác, chả môn nào dễ cả, môn nào cũng đe dọa 50% trượt, 50% đỗ.
Đang ôn thi cho môn cuối cùng thi chat với con bạn học ở Pháp, nó đã tốt nghiệp từ nửa năm nay, và về nhà làm việc rồi. Mình vẫn còn chôn mông ở Đức này, ít cũng phải 1 năm nữa. Học ở Đức có thật sự khó, thực sự lâu hơn học ở nhưng chỗ khác không nhỉ. Giả sử chuyện đó là có thật, đánh đổi lại sv VN nhà mình học ở Đức sẽ được cái gì hơn những người học ở UK, US...

Bắt đầu từ câu chuyện học tiếng: mình nảy ra ý định đi du học Đức từ cuối năm lớp 12, đợi sau khi đỗ ĐH thì bắt đầu đi học tiếng Đức, nửa năm sau có mặt ở quê hương của Phát Xít. Nhưng mà nửa năm là chưa đủ, tu luyện thêm 2,3 tháng thì đến lượt màn: dự bị đại học.

Dự bị: coi như học lại một ít kiến thức lớp 12, mình có cảm giác là dự bị nó quá dễ, có khi người ta bắt sv VN mình học dự bị là để mình có thời gian, thăm thú, du lịch nước Đức, du lịch Châu Âu thì phải :D, vì sau khi vào ĐH mình chả mấy khi sắp xếp đi được. Còn kolleg thì tẹt ga, cứ nghỉ đi chơi, về thi vẫn ổn. Chả hiểu sao lại phải bắt buộc học một cái Kurs như thế.

Đại Học: vào Đh mới thấy cái kolleg là "ko quá thừa", đúng là 1 năm ở kolleg nghe tiếng Đức, vì vào ĐH cũng dễ nghe giáo sư hơn. Thực ra thì kì đầu học toàn toán lý hóa đại cương, chả cần nghe cũng được, mượn sách, in script mà đọc cũng hiểu. Chẹp, thế là cái dự bị nó vẫn thừa.
Mình được may mắn học ở 2 đại học khác nhau, nên nếu có nhận xét về thi cử thì có lẽ cũng sẽ không phải là nhận xét quá chủ quan. Mình thấy thi ở Đức nó khó thật, nói chung là trượt 50% cho hầu hết tất cả các môn. Qua hỏi han một anh Vn làm Assistant cho ông giáo sư ET của mình, anh ý có kể: "ông ý có làm j đâu, toàn mấy thằng đệ (giống anh) làm hộ, ngó qua cái đề thi một tí, rồi thi xong thì ngó cái bảng điểm rồi nói "thế này đỗ nhiều quá", "trượt nhiều quá" hoặc là "cân bằng 50/50 là OK" ...." hehe, nói để các em mới sang thích nhé, các em thi đỗ một môn, là các em có thể thích thú, tự hào là mình hơn được 50% sv ngồi nghe cùng em đấy. 8-X:
Vẫn chuyện Đh, nảy sinh đúng lúc loạn lạc mình sang thì rối loạn BA, MA, Diplom. Ngày xưa Diplop thì 2 năm Grund, 3 năm Vertiefung, giờ thì BA: 1 năm Grund, 2 năm Vertiefung, và MA 1 Grund, 1 Vertiefung. Cũng huề cả làng. Có điều là Prüfung Ordnung cứ thay đổi kì này sang kì khác, các bác giáo sư chả thống nhất được với nhau về chuyện nên nhét môn này, hay môn kia vào BA, vào MA. Mình đang học BA thì PO thay đổi, tự nhiên nảy ra là nếu mình học lên MA, thì có mấy môn ko phải học nữa, vui tính lắm....

Mình ko học thì ko dám nhận xét các bạn ở các nước khác thế nào, nhưng mà các bạn ít kêu hơn anh em ở Đức, mà lại ra trường rất nhanh, rất sớm, đi làm sớm, làm anh em sốt ruột quá. Nhìn vào Syllabus của Standford và Havard, thấy mỗi một môn học được chia ra làm nhiều phần. Mấy Course Work, Laboratory, mid term exam, điểm của một môn được góp nhặt trong cả kì, thậm chí bài thi cuối chỉ có 15%, 20% điểm, đủ đỗ rồi thì ko phải thi nữa. Sao sướng thế.

Anyway thì cũng phải nói là mình vẫn cảm thấy được học ở Đức là một điều may mắn. Nhất là đối với người học Kĩ Thuật. "Cho người Đức một lon sữa bò, họ sẽ tạo ra một chiếc xe tăng". 8-}


Có ai còn j để kêu ca cùng mình ko?
 
hì hì...em đang học Kolleg đây anh minh ạ...công nhận là dễ...nhưng mà tiếng Đức cũng là cả 1 vấn đề nếu muốn điểm <2 thường bọn nước ngoài sang được học tiếng rồi mới vào Kolleg nên mình thiệt quá, mấy bà giáo viên cứ thấy chúng nó khá kéo nhanh nên chạy theo mệt quá! nhưng dù sao em thấy GD của Đức thật sự rất hiệu quả...
 
chị thấy học ở đức có một đặc điểm: phần lớn sinh viên đều học dài hơn thời gian regelstudienzeit (aus wiki: Die Regelstudienzeit beschreibt die Anzahl von Semestern, in der ein Studiengang bei zügigem und intensivem Studium absolvierbar ist.) nguyên nhân có rất nhiều: thi trượt, thi lại, trì hoãn thi, trì hoãn làm praktikum hoặc projekt-/semesterarbeit, bị kéo dài thời gian viết arbeiten, etc. toàn là những cái thường và dễ xảy ra.

để hạn chế những điều này: trước hết là phải biết mình muốn gì, muốn học cái gì, biết cái mình học có thật là cái mình muốn hay ko, tránh việc học đc 1, 2 kì, thấy khó quá hoặc ko hay, đổi trường, đổi ngành, thế là tốt nghiệp chậm đi mất một vài kì.

thứ 2, khi bắt đầu học phải có cái nhìn tổng quan cho cả chương trình học, những gì yêu cầu, bao nhiêu bài thi/credits, bao nhiêu praktikum, bao nhiêu arbeiten, angebot vào winter hay sommersemester, để lên kế hoạch lúc nào làm cái gì, trung bình mỗi kì thi bao nhiêu, lúc nào làm praktikum, lúc nào viết papers, plan như vậy có realistisch ko... tóm lại nên có cái nhìn dài hạn và có một gewissen plan, tránh việc có khi phải kéo dài thêm 1 semester vì 1 (vài) môn hay 1, 2 cái praktikum bị "quên".

thứ 3, khi học, nhất là khi thi, phải nghiêm túc. nếu nghiêm túc chăm chỉ chịu khó ngay từ trong semester thì tất nhiên là ideal :D. nhưng nếu lỡ mà ko đc như vậy thì khi đăng kí thi những cái gì (plangemäß và realistisch) thì nghiêm túc và quyêt tâm ôn những cái đó. tuyệt đối ko unterschätzen thời gian học thi và khối lượng học thi. bắt đầu nghĩ đến việc học thi và lên plan học thi muộn nhất là 1 tháng trước thời kì thi (kinh nghiệm từ bản thân - đến lúc thi mới học :"> tất nhiên là ko empfehlen nhưng ko nên chủ quan tài tử, kiểu một đêm trc khi thi. có thể là thực sự "luyện" thì thời gian chả có nhiều để mà luyện dài, nhưng nhất thiết phải có plan trc đó)

thứ 4, trì hoãn càng ít càng tốt, đặc biệt là praktika, projekte, studienarbeiten. chương trình học của đức có đặc điểm là yêu cầu rất nhiều những cái này, mà phần lớn là sinh viên phải tự organisieren lúc nào làm cái gì chứ ko đc fixed trong studienplan (mình thấy sinnvoll, tăng khả năng organisieren của sinh viên). các ngành kĩ sư thì hay phải làm thực tập (ít nhất là 3 tháng). cần lưu ý ko phải công ty nào cũng nhận sinh viên thực tập ngắn hạn. có những công ty cũng có frist cho praktikumsbewerbung. vì vậy, lại quay lại chuyện plan dài hạn, tính toán, sắp xếp trc, nếu sắp xếp đc làm thực tập trong kì nghỉ thì sẽ ko bị lấn vào studienzeit hoặc cùng lắm mất một vài tuần, còn ko thì lại phải mất thêm 1 semester để đi làm thực tập (thực ra nhiều sinh viên cố tình làm như vậy để thay đổi ko khí, để đc làm một projekt tử tế, để học đc nhiều kinh nghiệm hơn, hoặc vì công ty yêu thích chỉ nhận dài... nói chung phải biết mình muốn gì)

thứ 5, ko đc quên kommunikation, weggehen, parties, dating, liebe, và unendlich các thứ hấp dẫn khác :D cuộc sống mà ko ausgeglichen thì học hành cũng khó mà hiệu quả :p (tham khảo: http://www.spiegel.de/unispiegel/wunderbar/0,1518,295543,00.html just kiding ^^)

also machs gut, und viel glück, viel spaß, viel erfolg, was auch immer ihr euch wünscht ^^

p.s: aaaaaaaaa hôm nay đổi giờ sang mùa hè, tự nhiên mất mất 1 tiếng (năm ngoái đi làm muộn vì ko đổi giờ, xấu hổ :">)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên