Ngô Xuân Bách
(ngô xuân bách)
New Member
Một thí sinh quê ở Nam Định vừa quyết định kết thúc cuộc đời sau khi biết mình trượt đại học. Thí sinh xấu số đó là Trần Duy Hùng, sinh năm 1987, học lớp Toán 2, trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định, dự thi vào trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội với số điểm ba môn là 20.
Đám tang Hùng một màu hoa trắng diễn ra 1h30 chiều 3/8 với đông đủ bạn bè, người thân. Khoảng 17h chiều 2/8, Hùng gọi điện cho mẹ: "Mẹ ơi, con đi đây". Người mẹ tưởng Hùng xin đi chơi với bạn nên lại bảo: "ừ, con đi đi". Về đến nhà lúc 17h15, chỉ 15 phút sau khi Hùng gọi điện, mẹ Hùng ngất đi khi cậu con trai yêu quý ra đi với sợi dây thắt cổ treo thòng lọng trong nhà.
Hồi cấp II, Hùng học chuyên Pháp, nhưng lên cấp III, cậu lại chọn khối A, học tại trường chuyên có tiếng ở Nam Định. Hùng là con trai cả, niềm tự hào, hy vọng của cả nhà. Em gái Hùng mới học lớp sáu. Từ nay sẽ thiếu vắng một người anh.
Cũng như bạn bè cùng khoá, Hùng thích đọc truyện, sách báo, chơi trò Final Fantasy. Say sưa với chiếc vi tính của mình, bao nỗi niềm tâm sự, cậu trút cả vào đó, nào là những trang nhật ký cá nhân, những phần mềm cậu mày mò tự viết. Nghiên cứu các phần mềm tin học là đam mê lớn nhất của Hùng.
Hùng có dáng người cao vẻ thư sinh với cặp kính cận, và một người bạn rất thân tên là Sơn Hải. Theo nhận xét của bạn bè, Hùng khá hiền lành, rất tử tế với bạn bè. Tuy nhiên Hùng trầm tính, hơi khác thường một chút, và cậu cũng không có nhiều bạn, không hay tham gia các hoạt động tập thể.
Theo những người láng giềng, Hùng là niềm hy vọng của cả nhà. Bố mẹ rất kỳ vọng vào cậu, tạo nên một áp lực lớn. So với bạn bè cùng lớp, sức học của Hùng cũng ở mức bình thường. Kỳ thi đại học vừa rồi, lớp Hùng đỗ khá nhiều, bạn thân Sơn Hải cũng đỗ.
Một trong số ít người bạn cùng lớp chơi với Hùng kể lại: "Mấy ngày trước, em vẫn qua nhà Hùng mượn đĩa. Trước khi Hùng ra đi, cũng bình thường, không biểu hiện một chút gì cả. Hùng còn bảo với em, điểm thi đại học không quan trọng. Chúng mày đừng lo, nếu tao trượt, tao sẽ ở nhà mở cửa hàng Internet. Bạn ấy nói với em như vậy đấy nhưng tại sao lại hành động như thế chứ".
Trượt đại học và vấn nạn tự tử
Thi đại học được xem là một trong những gánh nặng ghê gớm nhất cho mỗi học sinh Việt Nam trước khi bước vào đời. Hầu như các bậc làm cha làm mẹ thường kỳ vọng nhiều và tạo áp lực lớn cho con cái. Rồi có nhiều vị hàng xóm mắc bệnh "quan tâm quá", những thái độ dè bỉu của bạn bè mỗi khi một kẻ không may trượt.
Có học sinh hàng năm đạt được rất nhiều danh hiệu học sinh giỏi, thậm chí cả giải nhất quốc gia nhưng khi đi thi đại học lại bị trượt. Ngay lập tức, họ nhận được những lời chê trá.
Tối 1/7/2005, thí sinh Lê Thị Thủy sinh năm 1985 quê ở Hà Tĩnh nhảy từ cầu Bến Thủy xuống sông Lam tự vẫn. Đến 8h sáng 3/7, gia đình mới vớt được thi thể Thủy trên dòng sông Lam. Được biết, trước đây Thủy từng là học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử lớp 11 nhưng hai năm liền (2003-2004) vẫn không thi đậu đại học. Năm nay đăng ký dự thi khối C vào hai ngày 9 - 10/7. Chưa đến ngày thi, Thủy bỏ cuộc, rời xa mãi mãi sự nghiệp học hành, xa bạn bè, người thân.
Không năm nào vào kỳ thi đại học lại không có tin xấu về những sĩ tử vội vã ra đi khi còn cả tương lai phía trước. Phải chăng nạn tự tử vì trượt đại học cảnh báo về một nền giáo dục còn quá nhiều áp lực.
Đám tang Hùng một màu hoa trắng diễn ra 1h30 chiều 3/8 với đông đủ bạn bè, người thân. Khoảng 17h chiều 2/8, Hùng gọi điện cho mẹ: "Mẹ ơi, con đi đây". Người mẹ tưởng Hùng xin đi chơi với bạn nên lại bảo: "ừ, con đi đi". Về đến nhà lúc 17h15, chỉ 15 phút sau khi Hùng gọi điện, mẹ Hùng ngất đi khi cậu con trai yêu quý ra đi với sợi dây thắt cổ treo thòng lọng trong nhà.
Hồi cấp II, Hùng học chuyên Pháp, nhưng lên cấp III, cậu lại chọn khối A, học tại trường chuyên có tiếng ở Nam Định. Hùng là con trai cả, niềm tự hào, hy vọng của cả nhà. Em gái Hùng mới học lớp sáu. Từ nay sẽ thiếu vắng một người anh.
Cũng như bạn bè cùng khoá, Hùng thích đọc truyện, sách báo, chơi trò Final Fantasy. Say sưa với chiếc vi tính của mình, bao nỗi niềm tâm sự, cậu trút cả vào đó, nào là những trang nhật ký cá nhân, những phần mềm cậu mày mò tự viết. Nghiên cứu các phần mềm tin học là đam mê lớn nhất của Hùng.
Hùng có dáng người cao vẻ thư sinh với cặp kính cận, và một người bạn rất thân tên là Sơn Hải. Theo nhận xét của bạn bè, Hùng khá hiền lành, rất tử tế với bạn bè. Tuy nhiên Hùng trầm tính, hơi khác thường một chút, và cậu cũng không có nhiều bạn, không hay tham gia các hoạt động tập thể.
Theo những người láng giềng, Hùng là niềm hy vọng của cả nhà. Bố mẹ rất kỳ vọng vào cậu, tạo nên một áp lực lớn. So với bạn bè cùng lớp, sức học của Hùng cũng ở mức bình thường. Kỳ thi đại học vừa rồi, lớp Hùng đỗ khá nhiều, bạn thân Sơn Hải cũng đỗ.
Một trong số ít người bạn cùng lớp chơi với Hùng kể lại: "Mấy ngày trước, em vẫn qua nhà Hùng mượn đĩa. Trước khi Hùng ra đi, cũng bình thường, không biểu hiện một chút gì cả. Hùng còn bảo với em, điểm thi đại học không quan trọng. Chúng mày đừng lo, nếu tao trượt, tao sẽ ở nhà mở cửa hàng Internet. Bạn ấy nói với em như vậy đấy nhưng tại sao lại hành động như thế chứ".
Trượt đại học và vấn nạn tự tử
Thi đại học được xem là một trong những gánh nặng ghê gớm nhất cho mỗi học sinh Việt Nam trước khi bước vào đời. Hầu như các bậc làm cha làm mẹ thường kỳ vọng nhiều và tạo áp lực lớn cho con cái. Rồi có nhiều vị hàng xóm mắc bệnh "quan tâm quá", những thái độ dè bỉu của bạn bè mỗi khi một kẻ không may trượt.
Có học sinh hàng năm đạt được rất nhiều danh hiệu học sinh giỏi, thậm chí cả giải nhất quốc gia nhưng khi đi thi đại học lại bị trượt. Ngay lập tức, họ nhận được những lời chê trá.
Tối 1/7/2005, thí sinh Lê Thị Thủy sinh năm 1985 quê ở Hà Tĩnh nhảy từ cầu Bến Thủy xuống sông Lam tự vẫn. Đến 8h sáng 3/7, gia đình mới vớt được thi thể Thủy trên dòng sông Lam. Được biết, trước đây Thủy từng là học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử lớp 11 nhưng hai năm liền (2003-2004) vẫn không thi đậu đại học. Năm nay đăng ký dự thi khối C vào hai ngày 9 - 10/7. Chưa đến ngày thi, Thủy bỏ cuộc, rời xa mãi mãi sự nghiệp học hành, xa bạn bè, người thân.
Không năm nào vào kỳ thi đại học lại không có tin xấu về những sĩ tử vội vã ra đi khi còn cả tương lai phía trước. Phải chăng nạn tự tử vì trượt đại học cảnh báo về một nền giáo dục còn quá nhiều áp lực.