Từ người ra đi là hết mơ rồi

Nguyễn Thủy Minh
(nguyenthuyminh)

Điều hành viên
“Từ người ra đi là hết mơ rồi”

--Tưởng nhớ Văn Cao và bà ngoại tôi--

Tôi ngưỡng mộ ông, sùng bái ông. Trong con mắt tôi, ông là thiên tài âm nhạc vĩ đại nhất của Việt Nam qua mọi thời đại. Tôi nghe Văn Cao từ hồi còn bé lắm, không phải qua băng hay CD, hồi những năm 80 mấy ai có cát-xét để nghe nhạc, mà là qua lời bà ngoại hát. Đàn chim Việt, Cung đa`n xưa, Suối mơ, Bắc Sơn, Sông Lô theo tôi cả vào giấc ngủ. Tôi nghe nhiều lắm, nhiều đến nỗi đã thuộc làu, chỉ cần bà hát một câu là tôi có thể nối tiếp ngay được. Cô gái nhỏ xíu cũng chớm buồn, cũng thấy lòng mình như se lại khi nghe Buồn tàn thu, Trương Chi mặc dù với tôi âm nhạc của ông lúc ấy còn là cả một khoảng trời bí ẩn, chập chờn, như thực như mơ mà tôi chưa thể hiểu hết.

Lớn lên và hiểu đời một chút tôi mới hiểu vì sao âm nhạc ông có thể quyến rũ lòng người đến thế. Nhạc ông là tiếng lòng, là cái tâm, là chắt chiu của máu và nước mắt, là kết tinh của tài hoa và thăng hoa. Tôi hình dung ra ông viết nhạc như thế, "bốn dây rỉ máu năm đầu ngón tay", trút vào đấy cả tâm hồn, cả cái đau, cái trăn trở, cái hào hoa, cái bạc mệnh. Tôi không hiểu biết về nhạc lý nhưng bằng cảm nhận của riêng mình, tôi thấy không một nhạc sĩ nào của VN có thể sánh với Văn Cao về giai điệu. Nhạc ông sang trọng, phong phú, "tiếng trong như gió thoảng ngoài, tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa", tiết tấu chuyển biến linh hoạt. Văn Cao không tự lặp lại mình như 1 số nhạc sĩ khác nên các bài hát của ông nghe mãi vẫn không thấy nhàm, không bài nào giống bài nào: có một Suối mơ trong vắt, có một Thiên Thai huyền ảo, có một Trương Chi đau đáu, lại có cả một Sông Lô hùng tráng, một Ngày mùa nhộn nhịp hay một Tiến quân ca tràn đầy hào khí không thể thay thế nổi. Ngay trong một bài Thiên Thai thôi thì sự chuyển biến tiết tấu ấy đã đạt đến cái gọi là thăng hoa của nghệ thuật, tài tình biết bao. Phong phú là thế, không bao giờ tự lặp lại mình là thế nhưng Văn Cao vẫn đủ độc đáo để tạo nên nét riêng cho mình. Ấy là cái uyển chuyển, thanh nhã, mượt mà của âm nhạc ông, cái chắt lọc đến tinh xảo của ngôn từ trong những bài hát của ông, điều mà theo tôi chưa ai sánh được với Văn Cao.

Văn Cao làm thơ, vẽ tranh nên nhạc ông cũng hội tụ cả chất thơ và chất họa:

"Âm ba thoáng rung cánh đa`o rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời. Lênh đe^nh dưới hoa chiếc thuyền lan. Quê hương dần xa lấp núi ngàn .." (Thiên Thai) - một bức họa mới hữu tình và nên thơ làm sao.

hay cái khung cảnh "Sương thu vừa buông xuống, bóng cây ven bờ xa, mờ xoá dòng sông" (Trương Chi) gợi xót lòng biết mấy!

Tôi yêu ngôn từ của ông. Tài hoa lắm, tinh tế lắm. Có ai có thể viết được như thế này ngoài Văn Cao: "Có một mùa đa`o dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần", hay "Giai nhân cười nép trăng sáng lả lơi, lả lơi đe`n trời", và "đò ơi đe^m nay dòng sông Thương dâng cao mà ai hát dưới trăng ngà. Ngồi đây ta gõ ván thuyền ta ca trái đất còn riêng ta". Tuyệt vời!

Văn Cao đã ra đi được sáu mùa xuân, sáu mùa xuân nền âm nhạc Việt Nam thiếu vắng ông mới buồn lặng làm sao. Thương nhớ một tài hoa, tôi viết vài dòng dâng hương hồn ông. Còn nghe đâu đây lời hát của bà tôi: "từ người ra đi chờ vắng tin người, từ người ra đi là hết mơ rồi" một thời thơ ấu sau lưng.

Auckland 0:38 am 5/12/2001
 
Chi Minh oi

doc xong bai chi thi` em thay muon nghe lai nhac Van Cao qua'! bay gio`thi lai ca`ng thay nho' ghe^ co* .

Cai nay thi` em nghe duoc tu` o^ng em, ke lai rang-nhac cua Van Cao co ca'i chat tinh hoa va` nhu chi noi' day,- kha? nang phong phu', linh hoat,- ko lap lai chi'nh minh cua? ong, vi`, tam hon cua? Van Cao nhu the, ong co' the ghi nhac dua theo nhung am thanh ma` ong nghe duoc- nhung am thanh tu` no*i ko pha?i coi tra^`n na`y(!).Nhung ta'c dong hieu qua? cua? am thanh, ki` dieu nhu nhu trong Suoi Mo, hay Coi Thien Thai...
... va`cung qua mot chuyen
qua buoi bieu dien cac' ta'c pham Van Cao (em nho' la` nam ngoa'i tai Nha`Hat Lon thi` pha?i) co' rat nhieu thi'nh gia? la` nguoi nuoc ngoa`i (some co' the ko hieu het tieng Viet minh) nhung ho cung thot len khi ho?i ca?m tuong, la`: heavenly!
 
Hóa ra cũng có 1 tâm hồn đồng điệu với mình :). Chị thích Văn Cao, không, phải nói là mê mới đúng, từ nhỏ cho nên hơi thiên vị ông so với các nhạc sĩ khác. Nghe Văn Cao rồi chẳng muốn nghe ai khác nữa, và càng không nghe được Trịnh Công Sơn (chết, chắc sắp bị ăn chỏang đến nơi rồi :)). Em nói rất đúng về nhạc Văn Cao, có lẽ vì ông đã từng học nhạc ở trường dòng chăng nên âm nhạc của ông có chất thoát tục rất rõ. Nhìn chung, chị chẳng biết gì về nhạc lý, chỉ nói theo cảm nhận của mình thôi, sợ có bác nào học nhạc lại nhảy vào cho một chưởng thì chết :). Rất vui vì được chia sẻ cùng em :).
 
Back
Bên trên