Nguyễn Thanh Thảo
(Violethn)
Điều hành viên
Cách đây 10 năm, tôi và một nhà văn có dịp đến một nơi trong chuyến thực tập của tôi ở một tỉnh xa Hà Nội. Là tỉnh lẻ nên hàng quán không nhiều, cô rủ tôi đi uống cà phê. Thấy quán cà phê đầu tiên, tôi định tạt vào thì cô kéo lại:
- Cứ đi đã.
Hết phố, đếm được 3 quán. Là quán cà phê nhưng có cả các món ăn nhẹ nếu khách hàng cần và được mời vào một chỗ yên tĩnh. Cô ra hiệu vào cái quán như thế. Chủ cửa hàng là một chị còn trẻ nom hiền hậu. Hai hàng kia cũng do người bán là phụ nữ, một hơi già, một trẻ măng, Cô bảo tôi:
- Vừa ăn, vừa uống.
Nghĩa là trong khi chờ phin cà phê đen của cô chảy từng giọt, từng giọt thì tôi uống nước cam và ăn bánh snack đã, đủng đỉnh. Có phải trả cả tiền ngồi lâu... cũng được.
-Uống một ngụm cà phê, cô hỏi tôi:
- cô chủ quán đẹp đấy chứ.
- Đúng là nhà văn, tôi nghĩ, cái gì cũng chuẩn bị thành chủ đề của câu truyện được
Tuổi trạc 30, chị ấy trông trẻ hơn nhiều so với cái tuổi của mình, với tôi, nhan sắc ấy cũng vừa vừa. Thoang thoáng thấy vậy. Đi ra đi vào, làm gì mà ngắm nghía được. Vì không phải là quán ăn, nên thực đơn thanh tao thế với bánh ngọt. Tới chầu cà phê, cô tủm tỉm bảo tôi khi cô chủ quán vừa khuất vào bên trong.
-Cô này biết cười.
Tôi không dám có ý nghĩ cho cô là người soi xét, nhưng cũng e dè.
-Cô bảo sao ạ
-Một người biết cười, cháu để ý mà xem.
Tôi đã quan sát từ lúc đó đến khi hết cốc nước cam và đồng ý rằng đó là một nụ cười tươi tắn nếu không muốn nói là rạng rỡ. Song, tôi thấy chị đẹp hẳn hơn lúc ban đầu khi mới bước chân vào. Nhưng, thế nào là biết cười- biết được đó là người biết cười? tôi thú thực với cô điều đó, cô bảo:
-Trên đường về cô sẽ nói - Tôi hơi ngạc nhiên. Nào phải chuyện gì quan trọng, sau đó cô thủng thẳng bước, chậm rãi như thể tâm sự với tôi.
-Có một nhà văn, trong lúc nhàn đàm với bạn bè, đã cao hứng bàn về nụ cười, cô bảo: Tôi tạm đếm được hơn 100 cách cười, kiểu cười, trạng thái, nồng độ cười khác nhau của con người ta. Đàn ông cười khác, phục nữ cười khác, người già và trẻ con có dạng cười riêng. Cấp trên, cấp dưới, - kẻ sang người hèn cũng thế, cười theo cung bậc của họ. Được gọi là nụ cười, chỉ là trẻ em và phụ nữ chưa già. Chẳng ai nói: Nụ cười của bà lão hết cả, Cứ tỉ mẩn vừa soi vừa đếm, phải vài trăm lối cười, kiểu cười ấy chứ. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy Asimô cũng biết cười cơ mà...
Tôi hơi sốt ruột, vội chen ngang:
-Còn với chị nhà hàng kia ạ? Biết cười thế nào??
-À, chị ta cười với cô khác, với cháu khác, với tôi là lễ độ, miệng cười đủ tươi, nét mặt cử chỉ kèm theo là kính trọng người cao tuổi, còn với cháu là lịch sự, niềm nở. Với các khách hàng lạ khác bước vào cũng thế, lịch sự thôi chứ không thân mật. Mắt không lúng liếng, mời thưởng thức cà phê, chứ không mời thưởng thức những thứ khác. Lúc có người quen đến, chị ấy cười khác, cô đoán chắc rằng, với tình yêu, nụ cười của chị ấy còn tuyệt hơn nữa, nhưng chỉ có chồng chị ta mới được nhìn thấy và được hưởng thôi. Chị ấy là một phụ nữ đoan trang.
-Cô giỏi thật đấy, tôi thốt lên.
Cô nhà văn lắc đầu:
- Cũng thế thôi, kinh nghiệm cuộc sống đã dạy cô hiểu và nhận ra điều đó ở nụ cười cái cười và lối cười khác nhau.
(tôi chợt nghĩ thầm: giá mà mình cũng đánh giá được người khác qua nụ cười...)
Chị chủ quán ấy đã được dậy dỗ ngay từ nhỏ, còn trẻ nên cố ấy mới là một người đẹp đến thế. Phẩm chất ấy rất khó bắt chước, nét đẹp ấy không ai giống ai, chỉ giống nhau ở chỗ: Rất đáng quý, rất đáng yêu. Đi đến đâu mà được gặp những con người có nụ cười, nhân cách thế, dù thoáng qua thôi, cũng thấy thật vui... Đó là một con người đáng trân trọng.
- Vì thế, lúc nãy cô chưa trả lời ngay câu hỏi của cháu, nhỡ chị ấy nghe thấy, nghe không đủ ý, chị ấy sẽ không bằng lòng đâu. Mang nhau ra mà soi thế ngay trước mặt người ta - dù là thiện ý, vẫn cứ là xúc phạm tới nhau đấy.
Tôi giật mình, tôi đang đứng bên cạnh một người từng trải và lịch lãm. Suýt nữa thì tôi bật ra câu nhận xét vội vàng rằng "cô đúng là một người biết nói". Song tôi đã kìm được, chôn vào đáy lòng sự kính nể vô cùng....
Mãi đến hôm nay, rất lâu rôi, 10 năm đã trôi qua, tôi mới viết lại được. Cô và chị chủ quán, đúng là một người có tài... và một giai nhân.
Kỳ diệu sao, điều đẹp đẽ ấy lại bắt đầu từ nụ cười. . .
- Cứ đi đã.
Hết phố, đếm được 3 quán. Là quán cà phê nhưng có cả các món ăn nhẹ nếu khách hàng cần và được mời vào một chỗ yên tĩnh. Cô ra hiệu vào cái quán như thế. Chủ cửa hàng là một chị còn trẻ nom hiền hậu. Hai hàng kia cũng do người bán là phụ nữ, một hơi già, một trẻ măng, Cô bảo tôi:
- Vừa ăn, vừa uống.
Nghĩa là trong khi chờ phin cà phê đen của cô chảy từng giọt, từng giọt thì tôi uống nước cam và ăn bánh snack đã, đủng đỉnh. Có phải trả cả tiền ngồi lâu... cũng được.
-Uống một ngụm cà phê, cô hỏi tôi:
- cô chủ quán đẹp đấy chứ.
- Đúng là nhà văn, tôi nghĩ, cái gì cũng chuẩn bị thành chủ đề của câu truyện được
Tuổi trạc 30, chị ấy trông trẻ hơn nhiều so với cái tuổi của mình, với tôi, nhan sắc ấy cũng vừa vừa. Thoang thoáng thấy vậy. Đi ra đi vào, làm gì mà ngắm nghía được. Vì không phải là quán ăn, nên thực đơn thanh tao thế với bánh ngọt. Tới chầu cà phê, cô tủm tỉm bảo tôi khi cô chủ quán vừa khuất vào bên trong.
-Cô này biết cười.
Tôi không dám có ý nghĩ cho cô là người soi xét, nhưng cũng e dè.
-Cô bảo sao ạ
-Một người biết cười, cháu để ý mà xem.
Tôi đã quan sát từ lúc đó đến khi hết cốc nước cam và đồng ý rằng đó là một nụ cười tươi tắn nếu không muốn nói là rạng rỡ. Song, tôi thấy chị đẹp hẳn hơn lúc ban đầu khi mới bước chân vào. Nhưng, thế nào là biết cười- biết được đó là người biết cười? tôi thú thực với cô điều đó, cô bảo:
-Trên đường về cô sẽ nói - Tôi hơi ngạc nhiên. Nào phải chuyện gì quan trọng, sau đó cô thủng thẳng bước, chậm rãi như thể tâm sự với tôi.
-Có một nhà văn, trong lúc nhàn đàm với bạn bè, đã cao hứng bàn về nụ cười, cô bảo: Tôi tạm đếm được hơn 100 cách cười, kiểu cười, trạng thái, nồng độ cười khác nhau của con người ta. Đàn ông cười khác, phục nữ cười khác, người già và trẻ con có dạng cười riêng. Cấp trên, cấp dưới, - kẻ sang người hèn cũng thế, cười theo cung bậc của họ. Được gọi là nụ cười, chỉ là trẻ em và phụ nữ chưa già. Chẳng ai nói: Nụ cười của bà lão hết cả, Cứ tỉ mẩn vừa soi vừa đếm, phải vài trăm lối cười, kiểu cười ấy chứ. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy Asimô cũng biết cười cơ mà...
Tôi hơi sốt ruột, vội chen ngang:
-Còn với chị nhà hàng kia ạ? Biết cười thế nào??
-À, chị ta cười với cô khác, với cháu khác, với tôi là lễ độ, miệng cười đủ tươi, nét mặt cử chỉ kèm theo là kính trọng người cao tuổi, còn với cháu là lịch sự, niềm nở. Với các khách hàng lạ khác bước vào cũng thế, lịch sự thôi chứ không thân mật. Mắt không lúng liếng, mời thưởng thức cà phê, chứ không mời thưởng thức những thứ khác. Lúc có người quen đến, chị ấy cười khác, cô đoán chắc rằng, với tình yêu, nụ cười của chị ấy còn tuyệt hơn nữa, nhưng chỉ có chồng chị ta mới được nhìn thấy và được hưởng thôi. Chị ấy là một phụ nữ đoan trang.
-Cô giỏi thật đấy, tôi thốt lên.
Cô nhà văn lắc đầu:
- Cũng thế thôi, kinh nghiệm cuộc sống đã dạy cô hiểu và nhận ra điều đó ở nụ cười cái cười và lối cười khác nhau.
(tôi chợt nghĩ thầm: giá mà mình cũng đánh giá được người khác qua nụ cười...)
Chị chủ quán ấy đã được dậy dỗ ngay từ nhỏ, còn trẻ nên cố ấy mới là một người đẹp đến thế. Phẩm chất ấy rất khó bắt chước, nét đẹp ấy không ai giống ai, chỉ giống nhau ở chỗ: Rất đáng quý, rất đáng yêu. Đi đến đâu mà được gặp những con người có nụ cười, nhân cách thế, dù thoáng qua thôi, cũng thấy thật vui... Đó là một con người đáng trân trọng.
- Vì thế, lúc nãy cô chưa trả lời ngay câu hỏi của cháu, nhỡ chị ấy nghe thấy, nghe không đủ ý, chị ấy sẽ không bằng lòng đâu. Mang nhau ra mà soi thế ngay trước mặt người ta - dù là thiện ý, vẫn cứ là xúc phạm tới nhau đấy.
Tôi giật mình, tôi đang đứng bên cạnh một người từng trải và lịch lãm. Suýt nữa thì tôi bật ra câu nhận xét vội vàng rằng "cô đúng là một người biết nói". Song tôi đã kìm được, chôn vào đáy lòng sự kính nể vô cùng....
Mãi đến hôm nay, rất lâu rôi, 10 năm đã trôi qua, tôi mới viết lại được. Cô và chị chủ quán, đúng là một người có tài... và một giai nhân.
Kỳ diệu sao, điều đẹp đẽ ấy lại bắt đầu từ nụ cười. . .