Tủi thân... ngoại tỉnh

Hoàng Mạnh Khải
(Prime Minister)

New Member
Ngay trong buổi ra mắt, Thanh bật khóc trước những câu hỏi "xóc" đầy ý miệt thị của mẹ người yêu: "Nhà cháu ở quê lợp ngói hay lợp tranh?", "Nước giếng ở quê cháu dùng có bị vàng áo không?", "Mùa này ẩm thấp, trâu bò gà lợn quanh nhà thế thì lắm muỗi lắm nhỉ? Bác là bác kinh cái con đỉa lắm!"...

Sinh ra và lớn lên trong căn nhà ở phố Hàng Bạc, Hà (đang làm ở Đài Tiếng nói VN), vẫn luôn tự hào với gốc gác 5 đời Hà Nội. Mặc dù tầng một mặt phố của ngôi nhà giờ đã cho thuê để làm cửa hàng buôn bán, nhưng mỗi khi bước qua gian nhà ấy để lên tầng 2, nơi ông bà, cha mẹ và các anh chị em cô đang ở, cô vẫn cảm thấy rất tự hào vì chất Hà Nội thấm đẫm trong từng centimét vuông.


(Ảnh minh họa).

Khỏi phải nói bố mẹ cô nâng niu, bảo bọc những gì mang tính chất truyền thống Hà Nội đến thế nào. Họ vẫn thường nói chuyện về "chàng rể tương lai", trong vô số những mường tượng của họ không bao giờ xuất hiện hình ảnh một nhà thông gia ở cách xa họ hàng trăm cây số, khi đến thăm thông gia thế nào cũng xách theo cái bị cói có con gà thò cổ ra hoặc có khi móng chân móng tay còn cáu vàng màu đất... Cha mẹ Hà luôn nghĩ cô sẽ chỉ lấy chồng đâu đó quanh Hồ, nơi những phố cổ ngang dọc cắt nhau hoặc xa lắm cũng không vượt ra ngoài phạm vi Hà Nội. Thực ra ông bà cũng có ý tốt, muốn có sui gia tương xứng để sáng thứ bảy, chủ nhật, ông bà có thể mời thông gia lên phố cổ nhâm nhi tách cà phê, cùng đi tập thể dục hay vào phòng trà nghe nhạc... Gần gũi thì dễ thân, mà thân rồi thì con gái mình đi lấy chồng cũng được thương lây...

Bởi vậy, khi yêu Bình, chàng trai học cùng lớp cao học quê chính gốc Thái "lọ" (cách gọi vui của địa danh Thái Bình), Hà bắt đầu cảm thấy lo. Mặc dù sinh ra ở nông thôn nhưng Bình đã sống, học tập và làm việc ở Thủ đô hơn chục năm nay. Nếu chỉ nhìn bề ngoài, không ai có thể nhận ra chất "lúa" ở chàng trai ấy. Chơi với Bình lâu, Hà bị cảm mến vì cả tính cách lẫn trình độ của Bình và yêu lúc nào không biết. Khi tình cảm đã đến độ chín, Bình đề nghị được cô giới thiệu với gia đình. Hà lúc này mới nhận ra mình đang phải đối mặt với nguy cơ không được gia đình đồng ý vì đã yêu và đòi cưới một người không phải Hà Nội.

Buổi ra mắt nhà người yêu hôm ấy đã để lại trong Bình một ấn tượng nặng nề mà rất lâu sau này anh vẫn không quên được. Bằng một thái độ rất điềm đạm nhưng đầy lạnh lùng, dò xét, bố mẹ Hà hỏi qua loa về công việc của anh và bắt đầu một tràng dài những câu hỏi xoay quanh gốc gác. Bình cố gắng bình tĩnh và trả lời thành thật, cố không để ý đến những khoảng lặng dài như vô tận và những cái liếc mắt nhìn nhau của ông bà nhạc mẫu tương lai. Cuối cùng, để tỏ rõ chính kiến sau lời đề nghị của Bình rằng gia đình anh muốn được lên thăm, bà mẹ thủng thẳng nói: "Có lẽ là phải xin anh thông cảm. Chúng tôi chắc không thể... lặn lội về quê anh mà đáp lễ được". Hai chữ "lặn lội" bà mẹ nhấn rất mạnh khiến Bình mường tượng ngay ra vùng đất chiêm trũng quê mình mà thấy cơn tự ái dồn lên tận cổ. Sau đó, Bình chủ động nói lời chia tay...

Thanh và Kiên cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Hai người yêu nhau khi cùng học chung ở ĐH Quản lý và Kinh Doanh. Thanh là gái Hưng Yên, Kiên là trai làng Cót (tên cũ của khu vực phường Yên Hòa - Trung Hòa, thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội). Thực ra, nhà Kiên cũng là dân lao động mới ở Hà Nội được 2 đời, tuy hộ khẩu Hà Nội nhưng cũng "nhạt mùi Tràng An". Còn nhà Thanh tuy ở tỉnh lẻ nhưng điều kiện kinh tế. Trước khi đến nhà Kiên chơi, Thanh rất thoải mái và tự tin, không mấy bận tâm đến chuyện phân biệt quê quán, gia cảnh. Nhưng chỉ sau vài câu chuyện, cô bắt đầu cảm thấy khó chịu. Mẹ Kiên sau khi biết cô bạn gái của cậu con cưng là "gái nhà quê" đã liên tục hỏi những câu rất "xóc".

Kiên ngồi nghe mẹ nói chuyện mà toát cả mồ hôi. Hơn ai hết, Kiên biết nhà Thanh giàu có, sống hiện đại cỡ nào nhưng không biết làm sao để ngăn lại những câu mỉa mai ác ý của mẹ. Lúc đầu, Thanh còn thật thà nói rằng ở trị trấn đời sống cũng không đến nỗi lạc hậu lắm, nhưng sau cô nhận ra rằng bà ấy chả hề quan tâm đến điều cô nói nên cô xin phép ra về. Không kiềm chế được, Thanh trút giận lên Kiên, bảo nhà anh cũng chỉ là "dân làng Cót" chứ có gì mà hãnh diện thế! Thế là chiến tranh nổ ra, hai người cũng ai đi đường nấy sau vài cuộc tranh cãi để bảo vệ lòng tự trọng.

Thanh còn giữ được bình tĩnh đến lúc khuất mặt phụ huynh mới bùng nổ, chứ như Giang, cô sinh viên báo chí ĐH KHXH và NV, quê tận vùng cao Văn Chấn, Yên Bái thì phản ứng ngay tại trận. Bị mẹ người yêu hỏi han đầy hàm ý coi thường, cô gái miền núi giả bộ thật thà kể liền một mạch: "Mỗi lần về thăm nhà cháu phải đi tàu về TP Yên Bái, rồi từ đó đi mấy trăm cây số bằng ôtô. Hết đường ôtô, cháu phải đi xe ngựa mất cả ngày đường mới vào đến bản. Nhà cháu ở nuôi trâu bò, lợn gà ngay dưới gầm sàn, cháu về là phải vác ống bương ra suối lấy nước. Cả bản cháu chỉ có mỗi ông trưởng bản là có xe máy Babetta, mỗi lần ông chạy là trẻ con chạy theo hít khói. Hồi cháu mới xuống đây học, cháu đứng bên này đường mất nửa tiếng mà chưa sang được đường bên kia vì nhiều xe máy quá... Mãi rồi mới quen bác ạ!".

Tùng, người yêu Giang, suýt phì cười mấy lần vì câu chuyện bịa của người yêu nhưng càng nhìn vẻ mặt ngỡ ngàng của mẹ, anh càng thấy lo. Mẹ Tùng gần như chỉ muốn tiễn khách để "cho thằng ranh một trận vì lôi ở đâu về một con "dân toọc" chính hiệu!". Còn Giang thì vừa ra khỏi nhà người yêu đã cười phá lên chua chát rồi đanh đá nói luôn: "Xin lỗi anh, mẹ anh khinh người quá đáng. Hình như trong mắt của bà chỉ có người Hà Nội mới là người còn chúng tôi là bọn có đuôi hết nhỉ!".

Chưa có thống kê nào về tỷ lệ thành công hay thất bại của mình mối tình "quê - tỉnh" này nhưng có vẻ như nhiều đôi đã tan vỡ vì sự phân biệt rất nhạy cảm này. Thậm chí, ngay cả với những đôi vượt qua được sự thành kiến ấy để nên vợ nên chồng thì ấn tượng về sự coi thường, miệt thị ngày trước vẫn rất nặng nề. Chị Hoài, trưởng phòng hành chính của một công ty thuộc Bộ Xây dựng, mỗi khi đến công ty luôn nhận được những lời khen về trình độ cũng như cách sống, nhưng về nhà thì khác hẳn. Là con gái miền Trung, gốc gác ấy cũng khiến cho chị bị gia đình người yêu nhiều lần mang ra cân đo, đánh giá. Nhưng vượt qua được mặc cảm, hai người vẫn lấy nhau, có hai mặt con. Bao năm qua, chị dường như đã có thể chung sống với những câu nói, cái nhìn chứa đầy ẩn ý của nhà chồng nhưng thi thoảng chị vẫn không thể vui vẻ bỏ qua khi bị chê là "đồ nhà quê" trong cách nấu nướng, ăn mặc... Chị Hoài ức nhất là mỗi khi có bạn bè đồng hương đến chơi, bà mẹ chồng lân la sang hàng xóm buôn dưa lê: "Mấy đứa xứ bọ nói mà như hót, chả hiểu gì cả!". Chồng chị ái ngại, nhiều lần góp ý với mẹ nhưng bà khăng khăng: "Tao chỉ nói thật chứ có bịa gì cho nó", nên đành chỉ biết an ủi vợ: "Ôi dào, em nghĩ làm gì, mọi người cứ quen miệng thôi, không ác ý gì đâu".

Hiện chưa có một con số thống kê cụ thể và chính xác về tỷ lệ người dân ngoại tỉnh đang sống ở Hà Nội và người Hà Nội gốc (vì thực tế việc quản lý nhân khẩu thường trú, tạm trú của thành phố còn gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ này còn thường xuyên thay đổi theo thời điểm...). Tuy vậy, có thể khẳng định số người dân ngoại tỉnh đang chiếm áp đảo. Thực tế quan sát ở những cơ quan, công sở cũng cho thấy đa số nhân lực đang hàng ngày hàng giờ lao động tạo nên "cơm áo gạo tiền" cho Thủ đô cũng là những người không có gốc Hà Nội. Họ đến và mang theo những nét văn hóa của nhiều vùng miền, làm đa dạng bộ mặt thủ đô, đồng thời cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực khác... Trong bối cảnh đó, sự pha trộn, kết hợp ở nhiều mặt của cuộc sống là điều không tránh khỏi và sự phân biệt quá đáng của một số ít người đã làm tổn thương đến lòng tự trọng của nhiều người ngoại tỉnh. Vì "là người Hà Nội gốc thì đúng là đáng tự hào nhưng đã là quê hương thì với ai cũng đáng để nâng niu và chúng tôi cũng muốn được tôn trọng. Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu, làm sao mà đánh giá đúng về một con người nếu chỉ thông qua vùng đất nơi họ sinh ra được", chị Hoài tâm sự.

Khôi Nguyên

dân ams càng ngày càng giàu, cũng toàn "thanh lịch tràng an" cả
các cụ ở nhà thế nào nhỉ, đôi nào bị vướng chưa
 
bài này kết hợp với status "ôi vợ tôi" của anh Khải trên YM, thời điẻmhiện tại là 12h15 ====> :-ss
 
Ơ thế anh Khải là trường hợp nào ạ :D
 
hehe,các tỉ phú Việt Nam đều là người tình ngoài mà,có j đâu.nhiều khi khổ mới lên được.
E là phấn đấu đến cái đấy thôi,chứ mang tiếng ở Hn mà sau chả có vẹo j thấy thẹn.
 
“Trái tim em có ước mơ.
Em vẫn nghĩ rằng lấy chồng phải lấy người như anh.
Đêm đêm ngước nhìn trăng, mơ có anh bên cạnh
Hoa trên mặt đất nở vì ai, uyên ương dưới nước thành đôi vì ai.
Thả chiếc khăn tay theo gió bay đến bên anh.”
B-) hehe, người Hà Nội thì tất nhiên là thanh lịch rồi, chả cần ông to ( vì các ông to hay ko phải người Hà Nội lắm :">) ......B-)
Hehe, nếu phải lấy thì phải lấy người như anh, người như anh là người như người Hà Nội :p
 
tình hình cái bài kia nghe Tây đồn là bài hát của ng dân tộc, kike thế nào í nhỉ:-?
 
Đúng lúc iem đang cưa một anh Bọ (Nghệ An) mới chết chứ, đẹp trai, học Kiến trúc, nhà khá, mỗi tội ở Nghệ An.
Bố mẹ ko thích lắm nhưng mà bà nội thì ủng hộ nhiệt tình :))
 
Hồ Bích Ngọc đã viết:
Đúng lúc iem đang cưa một anh Bọ (Nghệ An) mới chết chứ, đẹp trai, học Kiến trúc, nhà khá, mỗi tội ở Nghệ An.
Bố mẹ ko thích lắm nhưng mà bà nội thì ủng hộ nhiệt tình :))
Đọc bài của cô bé + chữ kí của cô bé suýt chết vì cười :D
Uống tình yêu dập cả môi thì anh chịu, chắc anh chưa bao giờ có điểm đỉnh cao như em :))
À mà anh tuy sinh ở HN nhưng các cụ là gốc Nghệ An hết đấy ;), tò mò quá, cụ bà nhà anh buồn cười lắm, cả 2 cụ đều sành tiếng Hà Thành ( thì cũng cư ngụ đc 20 năm ở HN mà ) nhưng mà dẫn người yêu về là cụ cứ nói tiếng NA, người yêu sợ phát khiếp à :D. Chả hiểu khi nào anh Bọ kia dẫn em về nhà ra mắt thì sao nhỉ? Có gì PM anh, anh wa thông dịch (1 chiều nha Nghệ An- HN chứ ko có chiều ngược lại đâu :D- anh nghe hiểu chứ ko nói hiểu được :p).
Nhớ đấy, có thằng anh này sẵn sàng ra tay giúp đỡ ( hàng hiếm nghe ) :D, mọi thắc mắc xin liên hệ wa nick talawas của anh trên HAO ( jk ).
 
HN-Nghệ An 350km, chuẩn bị tinh thần đi đi về về, ô tô 6 tiếng tàu hỏa 1 đêm :D
tiếng nghệ mình cũng nghe suốt, vô tư
mấy hôm vừa rồi nghe các bác Đà Nẵng phát biểu mới gọi là choáng, 10 từ chắc nghe được tầm 3 từ :-& rất muốn nghe các bác đang nói cái gì nhưng chịu ko nghe nổi :(
 
Keke :))
Nghe giống chuyện papa mama nhà mình :)) Mẹ em hay đùa:
Bà ngoại em là Hà Lội, dạy các con gái bà ( trong đó có mẹ em :-B) là ko được lấy chồng bộ đội là 1 =;, nhà quê là 2 =;
Kết quả mẹ rước được bố về vừa bộ đội lại vừa "nhà quê" =)) Kể ra cũng ko hẳn :-B Tại cụ và ông bà nội đều sống ở HN cả =;, tuy ngày xưa bố mình vẫn chạy ra ao bắt cua B-)
Nhưng mà happy ending :-B Chả có gì sất :-B Bố em là mẫu con trai lý tưởng của bà nội, con rể lý tưởng của bà ngoại, chồng lý tưởng của mẹ và là bố lý tưởng của em :)) :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nhà mình chẳng thấy cấm gì cả. hay là các cụ đều có tư tưởng là nó yêu chứ nó đã lấy đâu. thực ra là minh yêu mình lấy chứ các cụ có sơ múi cái gì đâu. nó tử tế với con các cụ là ok, chứ các cụ mong gì hơn nữa.
 
chả hiểu em này làm sao, đến cụ với ông bà nội đều ở đây hết rồi thì còn quê cái gì nữa
 
Ui, đến tận bây giờ mới nhận ra là em Dung học ở Vinh :D.
Anh chỉ công nhận khổ cái đoạn mất nửa ngày chỉ để đi xe dù về quê, năm nào cũng về 2 lần, ngán wa' rồi :D.
Giai HN cũng có cái hay của nó đấy em ạ :D, nhưng mà chỉ sợ em nói thì giai nó ko hiểu thôi, cái này thì nghiêm túc, hồi ông anh họ dẫn người yêu về ra mắt cụ nhà anh, cụ nhà anh do gặp toàn người trong quê ra, cứ tiếng Nghệ mà phang, có đúng bà chị đó là ko hiểu gì, làm cả nhà cười chảy nước mắt. Nếu em tính yêu anh lào thì huấn luyện anh í nghe hiểu đi, chẳng cần anh í phải nói tiếng Nghe đâu :D. * Happy Ending * :p
 
Tiếng Nghệ An khó nghe khó hiểu thật .
Ông bà ngoại em là người Nghệ An , lên Hà Nội lâu rồi , từ hồi mẹ em bé tí cơ nên nói còn dễ nghe , chứ còn mấy họ hàng ở Nghệ An lên tuôn 1 tràng thì em cứ gọi là .... ớ ra chẳng hiểu được chữ nào :| , cứ o , con ghé , mô gì gì đó , bó toàn tập luôn .

Bố em là người Hà Nội chính gốc , lấy mẹ em quê Nghệ An mà ông bà nội chẳng có ý kiến gì , hay thế :D
 
Nguyễn Minh Hiền đã viết:
Ui, đến tận bây giờ mới nhận ra là em Dung học ở Vinh :D.
Anh chỉ công nhận khổ cái đoạn mất nửa ngày chỉ để đi xe dù về quê, năm nào cũng về 2 lần, ngán wa' rồi :D.
Giai HN cũng có cái hay của nó đấy em ạ :D, nhưng mà chỉ sợ em nói thì giai nó ko hiểu thôi, cái này thì nghiêm túc, hồi ông anh họ dẫn người yêu về ra mắt cụ nhà anh, cụ nhà anh do gặp toàn người trong quê ra, cứ tiếng Nghệ mà phang, có đúng bà chị đó là ko hiểu gì, làm cả nhà cười chảy nước mắt. Nếu em tính yêu anh lào thì huấn luyện anh í nghe hiểu đi, chẳng cần anh í phải nói tiếng Nghe đâu :D. * Happy Ending * :p
Em nói đc tiếng phổ thông (tiếng Hà nội :">). Nhưng mà ko muốn mất gốc, dù sao vẫn muốn nói tiếng Nghệ An ;;)
 
Bố mẹ em hay đùa đùa bảo là yêu HN thì tạm ổn, Sài Gòn tạm đc,vớ đc Tây thì càng tốt, nhà quê cấm tiệt. Chả biết các cụ đùa hay thật, nhưng tình hình này chắc cũng ko dám dắt trai tỉnh khác về nhà:))
 
Nguyễn Hoài Anh đã viết:
Bố mẹ em hay đùa đùa bảo là yêu HN thì tạm ổn, Sài Gòn tạm đc,vớ đc Tây thì càng tốt, nhà quê cấm tiệt. Chả biết các cụ đùa hay thật, nhưng tình hình này chắc cũng ko dám dắt trai tỉnh khác về nhà:))
Đó là nguyên do vì sao em lại rơi vào lớp Anh chứ nhỉ ;), có gì đâu mà khó hiểu.
Yêu trai tây khó lắm em à, cũng có thể là tại anh cổ hủ, chơi với gái bên này thì đc, thích nó thì đc, nó thích lại cũng chẳng thành vấn đề, date nó như thường, nhưng mà yêu thì nghĩ lại ngại, chả dám ;). Vợ chắc chắn là dân VN ( nếu mà có em nào ngu chịu lấy mình ;) )
 
Mọi người ơi, đọc cái bài này mà em nhớ đến phim notebook quá, yêu nhau đâu cần để ý đến thành phần xuất thân nhỉ, có ai xem phim này chưa
 
Back
Bên trên