Tớ hỏi tý về thuyết tiến hóa của Darwin

Lê Việt Hùng
(Hacmieu)

New Member
Tớ thấy mọi người bàn ra bàn vào là học thuyết của Darwin bi giờ không dùng nữa, mình nghe thấy nó vô lý quá. Nhưng hôm rồi đọc thấy trên báo có bài này , post lên thử xem nó là thật hay ngụy biện.
Những thách đố cho khoa học

Cuộc tranh luận giữa những người theo phái Vô thần và phái Đấng Sáng Tạo.
“Người biết về Đạo không nói về Đạo; người nói về Đạo không biết về Đạo” – Lão Tử.

Theo tiêu chuẩn truyền thống, đúng hơn là kể từ Galileo và Darwin, những gì thuộc về khoa học thường là đối nghịch với tôn giáo, và ngược lại. Tuy nhiên vẫn không ít ý kiến cho rằng khoa học và tôn giáo không những không đối lập, ngược lại bổ sung và giải thích cho nhau. Bên cạnh đố, ngày càng có nhiều nhà khoa học dùng ngay chính những công trình khoa học của thời đại để bảo vệ niền tin tôn giáo của mình. Hiệp hội những nhà khoa học tin vào sự sáng tạo ( ra vũ trụ, trong đó có nhân loại ) được thành lập bởi nhứng nhà khoa học như vậy. Họ tự đặt tên cho ngành khoa học này là Khoa học về sự sáng tạo - một ngành khoa học mà cho đến lúc này trừ ở một số trường Dòng, nhà thờ Thiên Chúa Giáo, nó chưa được bất kỳ trường học công lập nào chấp nhận như là một môn học chính thức. Những người ủng hộ trường phái Chúa sáng tạo này không đơn thuần chỉ là những tín đồ tôn giáo, họ còn là những nhà khoa học nghiêm túc, thậm chí có nhiều người chiến vị trí hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu của họ. Cho nên bên cạnh vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, cuộc tranh luận này mang một sắc thái khoa học mà bất cứ ai có thái độ nghiêm túc, dân chủ trong nghiên cứu khoa học không thể bỏ qua.... ( lược bỏ ).

Nguồn gốc của sự sống và thuyết tiến hoá trong sinh học.
“ Sự sống trên trái đất sinh ra từ đâu ? “ là câu hỏi có lẽ xa xưa như chính lịch sử loài người ( tín đồ Thiên Chúa Giáo đương nhiên tin rằng Chúa Trời tạo ra sự sống trên trái đất, còn như các nhà khoa học vô thần không bao giờ tin vào một đấng Chúa trời mà con người không thể nhìn thấy, mô tả và chứng minh nó được. Theo Darwin thì thế giới hữu cơ được hình thành từ vật chất vô cơ, các chất vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau thành các hợp chất hoá học mới rồi đến phân tử hữu cơ có chứa 4 nguyên tố C,H,O,N – phân tử protêin đầu tiên. Và quá trình này diễn ra trong cả tỉ năm và thuyết của Darwin được coi là mẫu mực khoa học dùng để giải thích hiện tượng khách quan và phổ biến... Tuy nhiên các nhà khoa học theo thuyết sáng tạo thì lại cho rằng Chúa trời quyền năng đã tạo nên mọi thứ ... ) Sau đây là lập luận và tính toán của họ.

Thứ nhất, khả năng thế giới vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau để thành vật chất sống (protein) là không có, cho dù các nhà theo thuyết tiến hoá lập luận “có thể được với cả tỉ năm”

Cứ ước tính ( khá lỏng ) rằng toàn bộ vũ trụ chứa 10^80 nguyên tử, số tương tác giữa các nguyên tử trong một giây cho một nguyên tử là 10^12 (một nghìn tỉ tương tác trong một giây) và tuổi của vũ trụ là 10^18 giây ( tương đương 30 tỉ năm, trong khi đa số các nhà thiên văn học cho rằng con số đó khoảng 15 tỉ năm ). Vậy tổng số các phản ứng có thể xảy ra kể từ khi vũ trụ ra đời, trong toàn bộ vũ trụ là 10^110. Bây giờ hãy bắt đầu với một có thể sống đơn giản nhất, cơ thể đơn bào hay tế bào vi khuẩn. Một tế bào vi khuẩn đơn giản nhất cũng cần một số loại protein tối thiểu khoảng 1000. Để đơn giản hoá, cứ coi như đã có sẵn 999 loại, chỉ cần một phân tử protein cuối cùng nữa là ta có một tế bào sống. Mặc dụ trong thiên nhiên có cả trăm loại acid amin, là “viên gạch” để xây “bức tường protein”, nhưng hay chỉ lấy 20 loại, là số lượng mà khoa học hiện tại đoan chắc đã tìm thấy trong cơ thể sống. Cũng lại cho quá một thực tế là chỉ những acid amin có “đối xứng tay trái” mới có thể dùng được để xây “bức tường sống”. VÀ cũng không tính đến một thực tế là, do các động thái hoá học rất đặc biệt, để tạo ra một chuỗi polypeptid ở môi trường ngoài có thể sống là việc cực kỳ khó khăn. Bây giờ hãy tập trung vào khả năng kết hợp ngẫu nhiên để có được một phân tử protein cuối cùng gồm 200 acid amin, một số lượng rất khiêm tốn. Các bằng chứng lý thuyết và thực nghiêm đã chứng tỏ rằng, để protein có đựơc thuộc tính cấu trúc không gian ba chiều (là điều kiện tiên quyết để phân tử protein thực hiện chức năng sống), ít nhất một nửa trong tổng số các điểm kết nối giữa các acid amin phải được xác định theo một trình tự nhất định. Như vậy phân tử protein cuối cùng của chúng ta cần ít nhất 100 “điểm kết nối xác định”. Tổ hợp các kết hợp giữa 20 acid amin với 100 “điểm kết nối xác định”, đạt đến con số 20^100 hay 10^130, các phản ứng ngẫu nhiên. Chưa nói đến thời gian và số ượng phản ứng cần thiết cho việc tạo ra các acid amin, thì tổng số các phản ứng ngẫu nhiên này đã lớn hơn một trăm tỉ tỉ (10^20) lần tổng số các phản ứng có thể có giữa các nguyên tử trong toàn bộ vũ trụ, kể từ khi nó ra đời đến nay (10^110). Đấy mới chỉ là 1 trong số hàng nghìn protein cần thiết cho cơ thể sống ban đầu !

Kỳ sau : Thứ hai, chuyện còn hắc búa hơn nữa cho các nhà tiến hoá luận là cấu trúc ADN, được coi là phần tinh tuý nhất của sự sống

( Cái này lấy từ Tia sáng)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em Hùng post tiếp đi nhé. Tối chị về, có gì chị sẽ ba hoa thêm sau. :)
 
Thứ hai, chuyện còn hắc búa hơn nữa cho các nhà tiến hoá luận là cấu trúc ADN, được coi là phần tinh tuý nhất của sự sống

Bỏ qua chuyện tuỏI vũ trụ có tương đương vớI thờI gian cần thiết tốI thiểu để tạo ra AND đầu tiên hay không ( mà chắc chắn theo bài toán xác suất trên, quả là không thể xảy ra được). Ta tập trung vào một khía cạnh khác khi nói đến cấu trúc sống này. Một chuỗI đơn AND là một đạI polymer gồm hơn một tỉ phân tử. Khoảng một phần bà ( 333 triệu ) số phân tử trong đó được chương trình hoá bằng 1 trong 4 bazơ chứa nitơ. Vậy theo luật kế hợp ngẫu nhiên ( của thuyết tiến hoá ) sẽ có 4333 triệu, hay 122,9637 * 1032 cấu trúc AND có thể có ( tạm lấy tròn là 122*1032). LạI giả thiết, chỉ có một trong một tỉ cấu trúc đó là có khả năng tạo ra sự dống, số lượng còn lạI sẽ là 122*1032. Giả thiết tiếp là tỉ lệ sống sót của AND qua mấya tỉ năm tiến hoá chỉ là 1 phần tỉ, vậy hiện lúc này phảI còn lạI 122*1014, tức là 12.200.000.000.000.000 AND trong tự nhiên. Có vấn đề gì vớI con số này ?. Vấn đề là ở chỗ, theo logic của thuyết tiến hoá, mỗI loài cần có một cấu trúc AND riêng (vì thế loài này khác loài kia), vậy vớI 122*1014 dạng cấu trúc AND còn tồn tạI đến nay, tổng số loài sinh vật hiện có đến hôm nay cũng phảI tương đương là 122*1014. Song theo ước tính của các nhà tiến hoá luận, tổng số loài trên trái đất kẻ từ khi sự sốgn xuất hiện đến nay chỉ đạt con số khiêm tốn từ 2 đến 3 triệu loài, cả mấy tỉ lần nhỏ hơn số loài cần có. “Vậy, những ngườI ủng hộ thuyết sáng tạo đặt câu hỏI, AND là sản phẩm của quá trình kết hợp ngẫu nhiên các nguyên tố trong thiên nhiên hay do “Ai Đó” sang tạo nên theo một thiết kế định sẵn?”.

Chuyện đau đầu thứ ba cho các nhà tiến hoá luận là hoá thạch của các sinh vật (đốI tượng nghiên cứu của ngành khoa học Cổ sinh học, một chỗ dựa quan trọng của thuyết tiến hoá).
Các nhà tiến hoá luận cho rằng nhìn vào sưu tập các mẫu hoá thạnh, ta có thể hình dung ra con đường tiến hoá của sinh giới, từ thấp đến cao, từ dơn giản đến phức tạp. Căn cứ vào những đặc trưng cấu trúc tương tự, các nhà tiến hoá luận có thể phân loại các sinh vật hoá thạch thành từng nhóm khác nhau, gọi là loài, và xếp từng loài vào vị trí thích hợp trong cây tiến hoá. Vấn đề đặt ra la: theo luật iến hoá giữa các loài phải có rất nhiều dạng hình trung gian đã từng tồn tại, và vì thế phải có hoá thạch của chúng. Ngay Darwin, trong cuốn Nguồn gốc các loài cũng đã phải tự thú nhận điểm yếu nhất này trong học thuyết của ông. Ông viết trrong phần mở đầu của chương X:”…Số lượng các dạng trung gian (giữa các loài – NTV), là các dạng đã tồn tại một cách chính thức (theo lý thuyết tiến hoá – NTV), sẽ là rất lớn. Nhưng tại sao không có một kiến tạo hoặc một giải tầng địa chất nào chứa đầy đủ các gạch nối trung gian này?. Rõ ràng là ngành địa lý đã không tìm ra được bất cứ một chuỗi hữu cơ biến đổ từ từ nào, và đó có lẽ là một khách quan hiển nhiên và nghiêm trọng nhất chống lại lý thuyết này”. Nhưng ông cũng hy vọng “LờI giải thích có lẽ nằm tròng sự thiết hoàn hảo thái quá trong dữ liệu địa lý”. Tất nhiên ông tin là hoa học địa lý sau thời ông có thể bổ sung vào cái lỗ hổng về sự hiện hữu của các dạng sống trung gian giữa các loại. Oái oăm thay, gần 150 năm quá, hàng nghìn các nhà cổ sinh học khắp htế giới ra công đào bới, tìm kiếm các mẫu hoá thạch này để mong lấp đầy “khoảng trống giữa các loài”, nhưng khoảng trống đó vân nguyên vẹn như thờI Darwin còn sống. David Kitts, từng thú nhận ngay trên tạp chí Tiến hoá :”Mặc dù với sự hứa hẹn íang sủa rằng Cổ sinh học là sẽ đem đến cho chúng ta một phương tiện để có thể nhìn thấy sự tiếnhoá, nhưng ngược lại nó đem đến cho các nhà tiến hoá luận những khó khăn bộn bề hơn, bởi vì nó càng làm hiện rõ hơn “khoảng trống giữa các loài”. Thuyết tiến hoá cần những hoá thạch sinh vật trung gian, nhưng Cổ sinh học lại không thể cung cấp được”. Càng tìm kiếm, càng thấy nhiêu hoá thạch các loài chứ không hề thấy hoá thạch các sinh vật trung gian! Vậy có quá trình tiến hoá không, đê từ một loài này một (hoặc vài) loài mới xuất hiện?

Kỳ tiếp: Một vấn đề rất mới mẻ: tuổi của các hoá thạch và phương pháp Cácbon 14

Chị Giao ơi! ở bên đấy không có buổi tối à???
 
Có thể đọc "Biomedical Predestination" by Dean H. Kenyon để hiểu rõ thêm về sự tổ hợp của Protein. Nếu không nhầm Kenyon được coi là 1 trong những leaders trong việc giải thích Evolution Theory trong lĩnh vực biochem. Nói chung là rất khó hiểu. :D
Còn nếu muốn tìm đọc sách soi mói evolution thì có thể đọc: "Icons of Evolution" by Jonathan Wells, "Darwin's Black Box" by Mchael Behe"... :enlighten
Em đang đọc "Icons of Evolution". Đọc xong sẽ lên tranh luận. hehe. Đợi em 1 tuần nha. :biggrin:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hic, đọc hay quá. Chẳng biết nói thêm được câu nào :)

Em Hiền ơi, một tuần của em có bao nhiêu ngày :D
(bắt chước anh Hùng :p)
 
Thông cảm. Không thấy ai reply cả nên em tưởng các bác không có hứng thú. :D
 
Trong sgk hoàn toàn ko đề cập đến những cập đến những vấn đề này. Hay thật!
 
Hôm nay tôi mới đọc bài này, cảm giác đầu tiên là thấy nó có vẻ khá giống với các tài liệu của những ng đi truyền đạo vẫn hay dùng trong các cuộc săn tìm tín đồ mới :) :-/

Có 1 số chỗ tôi không hiểu, xin trich dẫn ra đây:

Lê Việt Hùng đã viết:
nhưng hay chỉ lấy 20 loại, là số lượng mà khoa học hiện tại đoan chắc đã tìm thấy trong cơ thể sống.
[deleted]
Bây giờ hãy tập trung vào khả năng kết hợp ngẫu nhiên để có được một phân tử protein cuối cùng gồm 200 acid amin, một số lượng rất khiêm tốn.

Tại sao lúc thì 20 lúc lại 200 acid amin? Hình như đã biết 20, có giả thuyết là chỉ có đến ... 24 acid amin trong các cơ thể sống. Sao lại có con số 200 nhảy ra ở đây? |-)

Các bằng chứng lý thuyết và thực nghiêm đã chứng tỏ rằng, để protein có đựơc thuộc tính cấu trúc không gian ba chiều (là điều kiện tiên quyết để phân tử protein thực hiện chức năng sống), ít nhất một nửa trong tổng số các điểm kết nối giữa các acid amin phải được xác định theo một trình tự nhất định. Như vậy phân tử protein cuối cùng của chúng ta cần ít nhất 100 “điểm kết nối xác định”. Tổ hợp các kết hợp giữa 20 acid amin với 100 “điểm kết nối xác định”, đạt đến con số 20^100 hay 10^130, các phản ứng ngẫu nhiên.

"Điểm kết nối xác định" này thực sự là gì vậy? Là order set phải không? 1/2 số acid amin có trong tự nhiên? hay có trong cơ thể sống? [Tại sao 100 mà không phải eg. 10 ?]
"Tổ hợp" đó kiểu gì? Viết như vậy tôi hiểu là tập hợp mọi ánh xạ từ tập hợp 100 phần tử vào tập hợp 20 phần tử. Hùng có thể viết một cách chính xác hơn không?
 
Lê Việt Hùng đã viết:
Một chuỗI đơn AND là một đạI polymer gồm hơn một tỉ phân tử. Khoảng một phần bà ( 333 triệu ) số phân tử trong đó được chương trình hoá bằng 1 trong 4 bazơ chứa nitơ.

"chương trình hoá" ở đây là gì thế? =;

Vậy theo luật kế hợp ngẫu nhiên ( của thuyết tiến hoá ) sẽ có 4333 triệu, hay 122,9637 * 1032 cấu trúc AND có thể có ( tạm lấy tròn là 122*1032).

Tôi không hiểu ở đâu chui ra những con số ở trên :)
Okey, chắc là thiếu dấu lũy thừa phải vậy không:
122.9637*10^32 = (333*10^6)^4 ?

LạI giả thiết, chỉ có một trong một tỉ cấu trúc đó là có khả năng tạo ra sự dống, số lượng còn lạI sẽ là 122*1032. Giả thiết tiếp là tỉ lệ sống sót của AND qua mấya tỉ năm tiến hoá chỉ là 1 phần tỉ, vậy hiện lúc này phảI còn lạI 122*1014, tức là 12.200.000.000.000.000 AND trong tự nhiên.

Okey, với giả thuyết như trên thì có: 122 * 10^14 DNA.

Có vấn đề gì vớI con số này ?. Vấn đề là ở chỗ, theo logic của thuyết tiến hoá, mỗI loài cần có một cấu trúc AND riêng (vì thế loài này khác loài kia), vậy vớI 122*1014 dạng cấu trúc AND còn tồn tạI đến nay, tổng số loài sinh vật hiện có đến hôm nay cũng phảI tương đương là 122*1014. Song theo ước tính của các nhà tiến hoá luận, tổng số loài trên trái đất kẻ từ khi sự sốgn xuất hiện đến nay chỉ đạt con số khiêm tốn từ 2 đến 3 triệu loài, cả mấy tỉ lần nhỏ hơn số loài cần có.

Khoan đã, thế giả thuyết 10^{-9} là khả năng DNA của sự sống, có khả thi không? Nếu không phải 10^{-9} mà là 10^{-18} thì sao? Lúc đó xem ra thì 0 mâu thuẫn nhẩy. Ai đã nghiên cứu ra các kết quả chắc chắn về mối liên hệ giữa số lượng DNA types với số lượng các loài ?
 
Tại sao lúc thì 20 lúc lại 200 acid amin? Hình như đã biết 20, có giả thuyết là chỉ có đến ... 24 acid amin trong các cơ thể sống. Sao lại có con số 200 nhảy ra ở đây?
Đúng là thực nghiệm đã cm chỉ có hơn 20 loại a.a thôi. Còn 200 a.a ở đây là số lượng a.a trên 1 chuỗi polipeptit của phân tử protein :)

"chương trình hoá" ở đây là gì thế?
Hiểu là quá trình tự sao của ADN chăng?
 
Kính bác Hưng, em xin hẹn bác 1 tuần, bài viết em gửi lâu quá rồi, nay có bác hỏi, em xin mạn phép được đọc lại và tham khảo thêm để trả lời bác. Xin nói rõ thêm là bài nay em type lại trên báo, tuy nhiên trước câu hỏi của bác em vẫn có hứng tranh luận nên hẹn bác sau 1 tùân em sẽ reply.
Còn việc truyền đạo thì em đã đc thưởng thức rồi, có thằng mời em lên du thuyền Hồ Tây rồi táng cho em một mớ lý thuyết, nó bảo đến Newton còn viện cớ là trái đất quay là nhờ cú hích của Thượng Đế :) bị em mắng cho một trận :)) . Vui với bác tí, hẹn bác 1 tuần.
 
Cám ơn cô Phương Chi và nhã ý của chú Hùng :) Đọc lại anh đã hiểu được ý mà lần đầu đọc chưa kịp hiểu, có lẽ vì cách miêu tả như viết tiểu thuyết lãng mạn cho đông đảo bà con, nên bài viết hơi hỗn loạn và không được chính xác cho lắm :)
OK, mô hình ở đây được xét là 1 "phân tử" protein "đơn giản", là 1 chuỗi polymer 200 acid amin mà mỗi a.a. trong chuỗi này là 1 trong tập hợp 20 a.a. khác nhau đã được chúng ta biết đến. Số lượng "orderly sets" 100 phần tử mà mỗi phần tử là 1 trong 20 alphabets thì dĩ nhiên là 20^100 rồi. Vậy nếu quả thực 1/2 số a.a. trong chuỗi trên (tức là 100 a.a.) phải xếp hàng đúng theo một trật tự nhất định để có sự sống, thì xác xuất để sảy ra điều đó là rất nhỏ: 20^{-100}, như trong bài viết.
Chỉ có điều tôi nghi ngờ vào cái gọi là "chứng minh bằng lý thuyết và thực nghiệm" ở đây. Số lượng tất cả các tổ hợp của trật tự xắp xếp a.a. trong protein là 20^200, thực nghiệm không thể chứng minh (hiểu là không thể loại trừ được 1 số lượng đáng kể so với con số 20^200) gì được hết. Nếu protein ở mọi sinh vật sống trên trái đất này đều có ít nhất 1/2 (eg. 100) số a.a. xếp theo 1 trật tự nhất định, không có nghĩa là chứng minh được rằng mọi cấu hình ở đó a.a. xắp xếp theo 1 trật tự khác thì sẽ 0 có sự sống.

Các bằng chứng lý thuyết và thực nghiêm đã chứng tỏ rằng, để protein có đựơc thuộc tính cấu trúc không gian ba chiều (là điều kiện tiên quyết để phân tử protein thực hiện chức năng sống), ít nhất một nửa trong tổng số các điểm kết nối giữa các acid amin phải được xác định theo một trình tự nhất định. Như vậy phân tử protein cuối cùng của chúng ta cần ít nhất 100 “điểm kết nối xác định”. Tổ hợp các kết hợp giữa 20 acid amin với 100 “điểm kết nối xác định”, đạt đến con số 20^100 hay 10^130, các phản ứng ngẫu nhiên.

"Điểm kết nối xác định" này thực sự là gì vậy? Là order set phải không? 1/2 số acid amin có trong tự nhiên? hay có trong cơ thể sống? [Tại sao 100 mà không phải eg. 10 ?]
"Tổ hợp" đó kiểu gì? Viết như vậy tôi hiểu là tập hợp mọi ánh xạ từ tập hợp 100 phần tử vào tập hợp 20 phần tử. Hùng có thể viết một cách chính xác hơn không?
 
Tui có một vài ý kiến nè
1- Về protein: Sự hình thành của protein không phải chỉ do sự tương tác ngẫu nhiên tính theo xác suất thống kê như trên, mà còn phải tính đến điều kiện môi trường. Theo giả thuyết của thuyết tiến hóa thì những nguồn năng lượng rất khác xa so với hiện nay trong môi trường nguyên thủy hoàn toàn có thể tạo ra các phân tử pro. Thực tế, bằng thực nghiệm, trong phòng thí nghiệm với nguyên liệu và điều kiện giả sử, đã tạo được các chuỗi polipeptit và cả các phân tử pro đơn giản. Sự tạo thành các coaxecva cũng là một bằng chứng không thể chối cãi. Coaxecva bản chất hết sức đơn giản và tạo thành hoàn toàn ngẫu nhiên trong điều kiện thí nghiệm (là sự ngưng kết ngẫu nhiên khi trộn 2 dung dịch keo vào nhau) nhưng lại có những đặc tính rất "Sống" : có màng, lớn lên, có khả năng phân chia.
2- về DNA (hoặc ADN, tôi chưa thấy tài liệu nào viết là AND): Thwucj ra mình không hiểu đoạn này"Khoảng một phần bà ( 333 triệu ) số phân tử trong đó được chương trình hoá bằng 1 trong 4 bazơ chứa nitơ. Vậy theo luật kế hợp ngẫu nhiên ( của thuyết tiến hoá ) sẽ có 4333 triệu, hay 122,9637 * 1032 cấu trúc AND có thể có ( tạm lấy tròn là 122*1032). " nên cũng chưa thể giải thích thấu đáo đc.Tóm lại thắc mắc ở đây là sự sai khác quá lớn giữa số DNA có thể có và số loài. Giả thiết rằng lấp luận trên (đoạn italic) không có gì sai, thì ta thấy đúng là NST dặc trưng cho mỗi loài có DNA riêng, nhưng không phải chỉ có DNA nhân mà còn DNA tế bào chát, DNA plasmit. Hơn nữa các loài mới hiện nay vẫn đang tiếp tục đc tìm thấy , rút ngắn khoảng cách đó (nếu nó có)
hmm phải về rồi, lần sau tiếp vậy
 
Tiếp nè (Về DNA)
Nhưng thực ra, nếu muốn phản bác lại thuyết Darwin thì nêu lên sự chên lệch số lượng ấy là hoàn toàn vô nghĩa. Vì theo Darwin và quan điểm hiện đại ngày nay nói chung thì sinh giới có một nguồn gốc, tức là tất cả chỉ bắt nguồn từ một. Vốn gen vô cùng đa dạng ngày nay củng sinh giới ngày nay là bắt đầu từ một DNA , trải qua một quá trình lịch sự phát sinh các đột biến khác nhau. Càng tiến hóa thì các dạng đột biến càng nhiều (Eg: ở sinh vật nhân chuẩn , có cấu trúc nhiễm sắc thể thì còn có các dạng đột biến nhiễm sắc thể, nhưntg suy cho cùng thì cũng dẫn đến biến đổi DNA). Do đó, mặc dù số loại DNa có thể tạo ra ngẫu nhiên là một con số khổng lồ, nhưng số loài trong inh giới lại là một con số khác hẳn. Lí do": không phải mỗi loài hình thành từ một DNA riêng biệt không liên quan gì với nấc tiến hóa trước nó.
Về hóa thạch: Những lỗ hổng của các dạng trung gian đã đuwocj giải thích theo thuyêts tiến hóa hiện đại là do tiến hóa lớn, nghĩa là hình thành những nhóm phân loại trên loài bằng những đột biến rất lớn. Giả thuyết này truwocs đây bị phủ nhận vì người ta cho rằng phải hình thành loài trước đã, từ đó mới là cơ sở để hình thành các nhóm phân loaitrên loài (nhưchi, bộ , họ , lớp...)Nhưng ngày nay , đã có nhiều bằng chững chứng minh tiến hóa lớn hoàn toàn có thể độc lập , do đó sự biến mất của những dạng trung gian là có thể hiểu đc.
 
Các nhà toán sinh tin vào việc có một vector định hướng cho sự phát triển của sinh vật và cố gắng mô hình hóa nó. Dân Sinh là dân thực nghiệm nên nói về toán thì quá khó. Do đó tôi xin trình bày lại một số số khái niệm cơ bản và vấn đề cơ bản của Sinh học.
Về mặt cơ thể, loài: Giới sinh vật đa dạng và phong phú hiện nay là kết quả của quá trình tiến hóa khoảng 4 tỷ năm. Hướng tiến hóa chủ đạo là vừa định hướng theo chiều từ đơn giản đến phức tạp, và vừa tỏa tia (đa dạng hóa các dạng sống). Tuy nhiên chiều hướng này được đặt dưới một áp lực chọn lọc (hay một vector định hướng) chính là 1) sự biến động của các nhân tố vật lý định kỳ và ngẫu nhiên (ánh sáng, lực hấp dẫn các hành tinh, nhiệt độ, các tia bức xạ...) và 2) của các nhân tố nội tại trong sinh giới (các mối quan hệ cùng loài và khác loài).
Về mặt phân tử, mọi thông tin về tính phong phú và đa dạng của sinh giới được mã hóa trong các phân tử DNA đặc trưng về chiều dài và trình tự (bao gồm 4 loại nu). Tập hợp tất cả DNA của loài được gọi là vốn gene (gene pool)của loài đó. Tính đa dạng của gene pool chính là yếu tố sống còn của loài vì nó quyết định khả năng thích nghi của loài đối với sự khắc nghiệt của môi trường.
Để mô hình hóa các genome (tất cả DNA của một cơ thể/ loài) thì có vẻ quá sức với các nhà toán sinh và tin sinh, nên họ đặt vấn đề thông qua một đại phân tử khác được coi là bộ mặt của genome là các phân tử protein, proteome (hệ protein, tập hợp tất cả protein của một cơ thể/ loài). Tập hợp này đã bỏ quả hơn 60% thông tin của hệ gene!
Phân tử protein dài trung bình vài trăm amino acids và có khoảng 20 loại đơn phân. Do đó cũng đặc trưng bởi trình tự và chiều dài của các đơn phân. Tuy nhiên, tầm quan trọng của các acid amin ở các vị trí là khác nhau!. Điều này có thể chứng minh dễ dàng khi aligment các trình tự amino acid của một enzyme ở các loài khác nhau.
Tóm lại, luôn luôn tồn tại 2 mặt trong mỗi phần tử sinh học: tính bảo thủ, di truyền (phải duy trì các đặc điểm có lợi trong một hoàn cảnh môi trường xác định); vs tính đa dạng, biến dị, đột biến (quyết định khả năng thích nghi của phần tử đối với những thay đổi của môi trường trong tương lai).

Tôi viết những thứ này theo trí nhớ nên ko cite. Mọi ng thông cảm đọc chay vậy. Khi nào tìm được bài review nào hợp ý thì tôi sẽ post sau.

Btw,
Ngô Tố Linh đã viết:
Tiếp nè (Về DNA)
Vốn gen vô cùng đa dạng ngày nay củng sinh giới ngày nay là bắt đầu từ một DNA , trải qua một quá trình lịch sự phát sinh các đột biến khác nhau.
Cái này anh nghĩ phải xem lại. Về mặt sinh học, ko bao giờ xét 1 tập hợp chỉ có một phần tử :D. Vì nếu một mình Adam thì sẽ chẳng làm được gì. Anh chưa đọc một bài nào nói về vấn đề này nhưng theo anh, trong quá trình tiến hóa sinh hóa và coaxeva, bao giờ cũng phải tồn tại 1 DNA pool hoặc một quần thể dạng tế bào coaxeva vì một trong điều kiện của một vật sống là giao tiếp (communication). :).
 
Ngô Tố Linh đã viết:
Tiếp nè (Về DNA)
Càng tiến hóa thì các dạng đột biến càng nhiều (Eg: ở sinh vật nhân chuẩn , có cấu trúc nhiễm sắc thể thì còn có các dạng đột biến nhiễm sắc thể, nhưntg suy cho cùng thì cũng dẫn đến biến đổi DNA).

Hì hì, sao lập luận là càng tiến hóa hóa => nhiều DẠNG đột biến (đã buồn cười :D) => phân tích tiếp theo lại có ý là nhiều số lượng đột biến (lại càng buồn cười hơn :)) ). Cần lưu ý rằng các sinh vật ở cành tiến hóa càng cao thì càng nhiểu cơ chế phức tạp để hạn chế số lượng đột biến xảy ra.

Tuy nhiên, bài cậu Hùng post lên chủ yếu tập trung vào giải quyết quá trình "tiến hóa" trước tế bào. Chỉ bàn luận sự xuất hiện của phân tử protein và DNA "sống". Khà khà, nếu như thế thì "sống" ở đây được định nghĩa như thế nào?
 
Mấy bài viết hay quá, không phải dân sinh nhưng đọc cũng thấy hứng thú lăm. Mà có ai có thể giải thích cho mình, quan điểm về thời gian và không gian. Mình không biết có mốc thời gian và không gian hay không????
Rất quan tâm đến vấn đề này, chẳng hạn mình muốn hỏi là, trước năm 1999 thì có năm 1998 và sau đó là năm 2000, vậy thời gian đầu tiên là gì? Có mốc xác định không? Và không gian có vô hạn không, cái gì là nhỏ nhất, chẳng hạn quả cam thì lớn hơn quả chanh, quả chanh thì lớn hơn quả chanh nhỏ, quả chanh nhỏ lại lớn hơn một cái gì đó nhỏ hơn, vậy có giới hạn về độ lớn vả độ nhỏ không? Cảm ơn người viết bài này....
 
Ngô Tố Linh đã viết:
Tiếp nè (Về DNA)
Vốn gen vô cùng đa dạng ngày nay củng sinh giới ngày nay là bắt đầu từ một DNA , trải qua một quá trình lịch sự phát sinh các đột biến khác nhau.
Quote lại đoạn này giống anh Hiếu :D Đúng là tớ cũng ko hiểu thật! Từ khi hình thành các coaxecva từ aixit nucleic và protein thì đã có nhiều loại phức hợp rồi, sao lại có thể kết luận là từ 1 DNA?
Nguyễn Chí Thanh đã viết:
Rất quan tâm đến vấn đề này, chẳng hạn mình muốn hỏi là, trước năm 1999 thì có năm 1998 và sau đó là năm 2000, vậy thời gian đầu tiên là gì? Có mốc xác định không? Và không gian có vô hạn không, cái gì là nhỏ nhất, chẳng hạn quả cam thì lớn hơn quả chanh, quả chanh thì lớn hơn quả chanh nhỏ, quả chanh nhỏ lại lớn hơn một cái gì đó nhỏ hơn, vậy có giới hạn về độ lớn vả độ nhỏ không? Cảm ơn người viết bài này....
:)) :)) :)) Anh Thanh vui tính quá!
 
À, không, anh hỏi thật đấy, ngày xưa còn nhỏ hay nghe bố nói về vũ trụ, hồi đấy anh cũng hỏi bố mà bố không giải thích được,khi đi học cũng vậy, nên rốt cuộc câu hỏi từ hồi bé tí đến bây giờ anh vẫn muốn biêt.
 
Back
Bên trên