Tội ác và sự trừng phạt

Lưu Công Thành
(congthanh)

Điều hành viên
Nhân nhắc đến tội ác của bọn Pol-Pot trước đồng bào Việt Nam, thì ta thử mở một topic mới nói về Sự trừng phạt đối với các tội ác.

Nếu nhìn vào lịch sử thì ta thấy các hình thức trừng phạt thời xưa khá dã man và nặng nề hơn nhiều so với ngày nay. Còn nếu nhìn vào thế giới ngày nay thì ở các nước kém văn minh thì các hình thức trừng phạt nó cũng dã man và ghê tởm hơn ở các nước văn minh. Phải chăng nó thể hiện tính nhân đạo ở những dân tộc văn minh?

Nhưng theo một cách nhìn khác thì những người châu Âu lại phạm vào các tội ác diệt chủng - ví dụ Bắc Mỹ và Châu Úc là khá điển hình. Hay như đàn áp các cuộc nổi dậy ở các nước thuộc địa - chúng thực hiện cũng khá man rợ.

Vậy - sự khác biệt giữa văn minh và kém văn minh là cái gì trong việc trừng phạt? Phải chăng đó là mục đích trừng phạt? Một bên trừng phạt là thỏa mãn thú tính của bản thân - nó gần giống với sự trả thù. Một bên coi việc trừng phạt là phương tiện đạt được mục tiêu cần thiết.

Có phải vì thế mà ta nên xem xét lại các hình thức trừng phạt hay không? Ví dụ như trong vụ Minh Phụng, mình thấy việc tử hình Tăng Minh Phụng hoàn toàn là một hành động không đúng đắn.

Các bạn bàn tiếp...
 
Lưu Công Thành đã viết:
Nếu nhìn vào lịch sử thì ta thấy các hình thức trừng phạt thời xưa khá dã man và nặng nề hơn nhiều so với ngày nay. Còn nếu nhìn vào thế giới ngày nay thì ở các nước kém văn minh thì các hình thức trừng phạt nó cũng dã man và ghê tởm hơn ở các nước văn minh. Phải chăng nó thể hiện tính nhân đạo ở những dân tộc văn minh?


Ở Nhật người ta vẫn có thể treo cổ vài thằng khủng bố tầu điện ngầm cách đây vài năm, vậy nhưng chẳng có lý do gì để ta coi Nhật là một nước kém văn minh cả. Nực cười là ở chỗ nhiều khi người ta cứ coi việc trừng phạt một kẻ nào đó với hình thức cao nhất là vô nhân đạo là thế này thế nọ. Nhưng với những gì mà bọn chúng đã gây ra, xét cho cùng cũng hoàn toàn hợp lý. Trên một khía cạnh nào đó, có thể đó là một sự trả thù (?) của xã hội với những kẻ cố tình phá hoại xã hội. Bên cạnh đó, nó còn là sự răn đe với những kẻ đang chuẩn bị thực hiện những việc tương tự. ( nhưng hình như hiệu quả không cao cho lắm, giả thử như sau Năm Cam, có ai dám chắc là sẽ không đẻ ra thêm Sáu Quýt, Bảy Bòng...? )
 
À, bạn nên đọc kỹ lại đi. Mình chỉ phân biệt hình phạt của một dân tộc văn minh với một dân tộc kém văn minh là ở mục đích thi hành hình phạt mà thôi. Nếu mà mục đích là kẻ phạm tội phải chết thì người ta vẫn tuyên án tử hình đó là chuyện bình thường. Những hình án ghê tởm đối với mình là:

- Chặt tay vì ăn trộm;
- Ném đá đến chết vì ngoại tình;
- và đủ thứ nhục hình khác...

Mình thấy là nó phi lý (bao hàm cả việc không tôn trọng quyền con người). Chứ mình không phải là đi theo nhà Phật - kể cả việc đưa ra quyết định diệt chủng hẳn một dân tộc để trong tương lai dân tộc đó không còn có thể làm hại dân tộc mình thì mình vẫn chấp nhận được nếu nó là đúng đắn.

Thực ra mình muốn bàn sâu vào các bản án cụ thể đã được đưa ra, nhưng để mọi người đưa ra ý kiến về "Tội ác và sự trừng phạt" trước đã.
 
Lưu Công Thành đã viết:
- Chặt tay vì ăn trộm;
- Ném đá đến chết vì ngoại tình;
- và đủ thứ nhục hình khác...

Trong 82.34% (*) các vụ án hình sự thì thủ phạm không hề (hoặc rất ít khi) nghĩ đến hình phạt phải chịu sau khi gây án. Nên có lẽ phạt kiểu gì cũng ra tỷ lệ phạm tội y hệt, không có tác dụng giáo dục tránh tái phạm. Anh nghĩ hạn chế chuyện chặt tay, đầu,... cũng có cái tốt của nó. Ví dụ như chẳng may bị oan, thì còn có cái mà dùng chứ chặt mất rồi thì còn làm sao sửa sai được. Còn nếu đảm bảo được 100% thằng bị chặt là có tội thì cứ chặt béng đi, tiếc gì.

=======
(*) số liệu ước đoán qua phương pháp thống kê ngẫu nhiên
 
Con người có quyền được sống, quyền đó chỉ nên do bản thân người đó quyết định. Nếu người phạm tội đã biết là cái tội của mình đáng xử tử và vẫn làm thì hay cho họ cái họ đã lựa chọn.
Đương nhiên nếu họ không biết cái tội đấy đáng tử hình thì không nên xử tử họ.

Phạm trù của tội ác chiến tranh thì lại hoàn toàn khác với tội ác hình sự, không thể qui đồng vào 1 được.
 
"người phạm tội đã biết là cái tội của mình đáng xử tử và vẫn làm thì hay cho họ cái họ đã lựa chọn.
Đương nhiên nếu họ không biết cái tội đấy đáng tử hình thì không nên xử tử họ."

?????????????? ===========> trời ơi, thế cứ thằng nào nó không muốn bị tử hình thì chỉ cần nói là tao không biết la tội này đáng bị tử hình nhỉ, thế thì khoẻ re rồi.kiểu đâm cho người ta một dao rồi kêu tao xin lỗi í.
 
Câu hỏi của anh Lưu công thành đưa ra rằng " sự phân biệt giữa nước văn minh và lạc hậu phải chăng là do mụch đích của sự trừng phạt ???" ====> không biết em hiểu câu hỏi của anh đúng hay sai nhưng theo em nghĩ thì sự trừng phạt không thể coi là một thước đo cho sự trừng phạt được.
Một nước văn minh phải là nước ngăn chặn được tội phạm trước nó xảy ra chứ nhỉ ?
 
Đặt vấn đề rất lăng nhăng, đề nghị xem lại trước khi bàn tiếp:

Nếu nhìn vào lịch sử thì ta thấy các hình thức trừng phạt thời xưa khá dã man và nặng nề hơn nhiều so với ngày nay. Còn nếu nhìn vào thế giới ngày nay thì ở các nước kém văn minh thì các hình thức trừng phạt nó cũng dã man và ghê tởm hơn ở các nước văn minh. Phải chăng nó thể hiện tính nhân đạo ở những dân tộc văn minh?
....
Vậy - sự khác biệt giữa văn minh và kém văn minh là cái gì trong việc trừng phạt? Phải chăng đó là mục đích trừng phạt? Một bên trừng phạt là thỏa mãn thú tính của bản thân - nó gần giống với sự trả thù. Một bên coi việc trừng phạt là phương tiện đạt được mục tiêu cần thiết.

- Thứ nhất, nếu đã giới hạn "trừng phạt" là một hành vi của một tập thể lớn đến cấp độ dân tộc được thực hiện thông qua đại diện là nhà nước - một hành vi của nhà nước - thì làm dek gì có cái khái niệm gọi là "thú tính" của nhà nước?

- Trả thù và trừng phạt rất khác nhau về tính chất và vị thế của chủ thể thực hiện

- Mục đích của các hình phạt ở đâu thực ra cũng như nhau: phòng ngừa và răn đe, hướng đến 2 đối tượng: kẻ phạm tội và những người còn lại. Cái khác nhau đáng nói lẽ ra là "phương pháp thực hiện"

- Cuối cùng, thích bàn về án thì "việc tử hình anh Phụng" là một hành động đúng đắn xét theo các tiêu chuẩn của pháp luật Việt Nam trong việc áp dụng hình phạt đối với một hành vi được xác định là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và một hậu quả thiệt hai được tính là vô cùng lớn.

Còn phá sản và/hoặc biết trước việc phá sản vẫn tiếp tục vay nợ có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản ko, là chiện luật đúng hay sai, luật đã theo kịp, đã phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế chưa? Văn minh hay ko nó nằm ở chỗ ấy, dek phải chiện hình phạt, vốn muôn đời như nhau, có trấn nước, chôn sống, trảm quyết, giảo hình, tiêm thuốc độc, lên ghế điện, dựa cột Cầu Ngà hay phường tuồng rút gươm cho chú tự xử ... rốt cục cũng cùng một nhân quả là thằng kia đia ăn củ cải đằng rễ, khác dek gì nhau đâu!
 
Luật pháp cũng đại diện cho văn hóa của một dân tộc, Luật pháp dã man cũng thể hiện thú tính của dân tộc đấy.

Riêng vụ Minh Phụng mình nghĩ là án tử hình hoàn toàn là sai lầm. Nếu lấy lý do là MP đã gây thiệt hại kinh tế năng nề thì phần lớn lãnh đạo VN từ cấp giám đốc trở lên đều có thể đem ra tử hình được.

Nhưng để khi nào có thời gian mình sẽ bàn chuyện này.
 
Bác Thành, vấn đề tâm lý đám đông là có thật, nhưng không phải là trường hợp này. Mặt khác, cái mà bác nói là một hiện tượng tâm lý ngắn, một trạng thái nhất thời, trong khi các khái niệm dân tộc, luật pháp, văn hoá luôn gắn với bề dày thời gian. Các hình phạt mang tính chất áp đặt của công quyền cũng theo đó mà tồn tại. Ném đá từ thời mồ ma ông Jesus đã có, lấy đâu ra cái "thú tính" nào kéo dài cả ngàn năm thế! Khi nào bác có thời gian thì hẵng nghĩ cho kỹ đã rồi bàn giề hẵng bàn, nhá.
 
hình như bây giờ người ta đang ra lệnh bỏ tiết mục xử tử hình đó, nặng nhất là chung thân thôi
 
Back
Bên trên