Tống Tuấn và những người bạn :D

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Đặng Hoàng Hiếu
(hieudeptrai134)

New Member
Re: Đời sinh viên.. có cây đàn guitar..

Anh Tuấn viết thế là không được, ai lại
thậm chí là độc hại như Trịnh Công Sơn
Bao nhiêu người tôn sùng nhạc Trịnh mà anh cho 1 câu thế, xem chừng không ổn. Không thích nhạc Trịnh như em mà còn thấy chối.
Ngoài ra thì không ý kiến

Đời sinh viên có căn bệnh sida
Bệnh sida hút thuốc phiện mà ra
Có anh bạn sa đà, có cô bạn chết cha
... gì gì đấy bài này nhiều lời chế không đếm xuể :))
 
Re: Đời sinh viên.. có cây đàn guitar..

@ hiếu : tôn sùng hay ko không nói , nhưng có một thời nhạc trịnh bị cấm nghe vì nó có ảnh hưởng quá mạnh đến tư tưởng của không ít thanh thiếu niên.
nói độc hại cũng không fải sai đâu em
 
Re: Đời sinh viên.. có cây đàn guitar..

* Minh Tuấn ông bạn đáng kính mà tôi đã có dịp hội ngộ! có mấy câu hầu chuyện cùng ông về nhạc Trịnh (về thơ thì tôi đã cùng ông cả mấy tiếng đồng hồ trên Tam Đảo rồi)

- Cả bài chú viết rất hay như lời kêu gọi học sinh - sinh viên Việt Nam sống có lý trưởng, có định hướng trong hoàn cảnh hiện nay. Cái này đúng.

- Nhưng về nhạc Trịnh thì chú cần công tâm hơn. Những ngày chiến tranh máu & lửa hào hùng của học sinh - sinh viên Huế - Đà Nẵng - Sài Gòn. Nhạc Trịnh đã, đang và sống mãi với biết bao thế hệ hôm qua, hôm nay & mai sau.
Thế mà chú phán như tòa án: "Hãy đừng để lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ, thậm chí là độc hại như Trịnh Công Sơn, ... thủ dâm văn hoá.... Cả bài rất hay nhưng riêng hai câu in đậm tưc chú Tuấn đã quay lưng lại với nhạc Trịnh & chổng mông vào văn hóa (bởi văn hóa không dùng từ thủ dâm:D). Chú đã từng nói để hiểu được một bản nhạc, một bài thơ... phải hiểu được hoàn cảnh ra đời & ... chú cẩn thận & yêu các văn nghệ sĩ là thế mà với Trịnh chú phán như chỗ không người. Hy vọng mấy câu này hình như không phải của chú, chú chỉ trích ở đâu đó, ở cái trang xxxx nào đó.


Chào Thân ái!
 
Re: Đời sinh viên.. có cây đàn guitar..

Anh Tuấn có truyền thống ghét TCS anh Nghĩa ko biết à:)
 
Re: Đời sinh viên.. có cây đàn guitar..

Chẳng hiểu sao anh Tuấn lại nói vậy? Nhạc TCS độc hại và vô bổ ư anh? :)) Thế mà bây giờ em mới biết đấy! :)) Hóa ra từ trước đến nay bao thế hệ người VN thích một thứ vô bổ và độc hại ư? :)) Em cũng thế, hóa ra từ trước đến nay em đâm đầu vào một thứ vô bổ và độc hại ư? :))

Hahahaha!!!! :)):)):)):)) Anh không thấy buồn cười sao?:)):))

Hãy đừng để lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ, thậm chí là độc hại như Trịnh Công Sơn,

Em rất ngạc nhiên khi đọc câu này. Như anh Nghĩa, em cũng không nghĩ câu này là của anh mà là của đứa nào hack nick anh rồi nói linh tinh.

Nếu như anh có thể chứng minh bằng bằng chứng cụ thể thì hãy nói ra. Em xin tâm phục khẩu phục. Nếu anh chỉ đưa ra những lí lẽ xuông như vậy thì... chẳng ăn thua đâu, mọi người sẽ nhìn anh từ trên xuống cho mà xem.
 
Re: Đời sinh viên.. có cây đàn guitar..

nhạc Trịnh cũng có bài hay bài không
nhưng nói là vô bổ hay độc hại thì ...
 
Re: Đời sinh viên.. có cây đàn guitar..

nếu ai kêu nhạc Trịnh là độc hại và vô bổ thì thật sự người đó đã tê liệt hết dây thần kinh cảm xúc .
 
Re: Đời sinh viên.. có cây đàn guitar..

Cháu chào chú Tuấn, vì chú nhất định không chịu giải thích về tính độc hại của nhạc Trịnh nên cháu xin hầu chuyện với chú về mấy điểm trong bài viết mà các bạn yêu nhạc Trịnh & có bạn chưa yêu nhưng nghe nó không lọt tai.

I. Mục đích, ý nghĩa bài viết của chú đã bị chuyển hướng bởi như chị Minh nói: bài của chú như con VOI con ở Bản Đôn, nhưng chú đã cho con VOI của chú chuyên chở quá nhiều thứ không cần thiết, hình như có chở cả gỗ lậu của lâm tặc :D khi chú nhận xét về tính độc hại trong Nhạc Trịnh và bọn cháu đã thắc mắc nhờ chú giải thích hộ và đến nay chú vẫn chưa giải thích. Chú muốn con VOI của chú khoẻ mạnh, sạch sẽ thì chú phải vui lòng giải thích những điều mà các bạn thắc mắc.

II. Cháu mới biết & thích nhạc Trịnh chưa tròn 20 ngày nhưng cháu đã tìm hiểu và biết rằng:

II.1. Tình yêu của con người đối với nhạc Trịnh:

- Nhạc Trịnh không những được rất nhiều người trong nước yêu thích mà ngay cả với người nước ngoài. Họ say sưa dịch và chuyền tay nhau hát gần 200 bài nào là Anh, Pháp, Đức, Nhật… và trong số họ còn bảo vệ thành công cả luận án MA, PhD về ca từ trong nhạc Trịnh.

II.2. Nhạc Trịnh đã phủ sóng đến tận thế giới mà đâu cần quảng cáo, đàm phán gia nhập:D

- Rất hiếm hoi có nhạc sĩ Việt Nam mà tên tuổi đã phủ sóng toàn thế giới, góp phần làm sáng danh thêm niềm tự hào dân tộc khi tên của anh đã được trân trọng ghi vào trang 22, tập 8 bộ từ điển Le Milion tại Genève năm 1973.

- Trong cuốn Trịnh Công Sơn và cây đàn Lya của hoàng tử bé, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ghi lại những cảm nhận của báo chí nước ngoài mà ông gọi là để phác họa chân dung Trịnh Công Sơn. Ví dụ như Jean - Claude Pomonti trên Báo Le Monde nổi tiếng của Pháp số ra ngày 4/4/2001: "Trịnh Công Sơn trở thành kẻ du ca của Việt Nam, một thi sĩ mang đau thương như lệ trên "xác nào là em tôi", "đất nước tan hoang" hoặc thú nhận "tôi quên hết tiếng người"…" . Trên tờ Far Eastern Economic Review ngày 6/5/1993, Murray Hiebert đã viết: "Nhiều lời kêu gọi của anh (T.C.S) xuất phát từ khả năng nắm bắt nhịp đập trái tim của Việt Nam". Báo Libération thì gọi Trịnh Công Sơn là "kẻ du ca bất khuất của Việt Nam", còn tờ International Herald Tribune (số thứ tư ngày 18/10/1995 đã ghi nhận): "Bốn mươi năm viết ca khúc của một người như là "trái tim" của Việt Nam"….

- Ở Nhật ca khúc Diễm xưa đã lọt vào chung kết cuộc thi Những bài hát nước ngoài phổ biến ở Nhật vào năm 1969 và sau đó bài Ngủ đi con đã đoạt Đĩa vàng, một giải thưởng dành cho ca khúc đã được phát hành trên 2 triệu đĩa. Năm 1993, một tổ chức hòa bình đã chọn bài Ngủ đi con cho ca sĩ Takaishi trình diễn trong dịp kỷ niệm hai thành phố Nagasaki và Hiroshima bị ném bom nguyên tử trong thế chiến thứ 2...

- Và Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được hội Âm Nhạc Hòa Bình Thế Giới trao giải "Cuộc Đời của Hòa Bình" (Life of Peace) cùng với những nghệ sĩ khác trên thế giới đã dùng âm nhạc để tranh đấu cho hòa bình như Joan Baez, Bob Dylan, Harry Belafonte. Đây là một vinh hạnh không những cho gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà còn là một hãnh diện chung cho mọi người Việt Nam. Hay gọi là Giải Âm Nhạc Hòa Bình Thế Giới.

Và cuối cùng cháu tạm kết luận Nhạc Trịnh có độc nhưng tuyệt đối không hại. Độc chính là độc đáo. :D

Và lấy câu của anh Tâm làm lời kết và chỉ sửa lại chữ: chị = anh: Bao giờ anh biết ai vì nghe nhạc Trịnh mà ăn hại xã hội thì hẵng kết luận là vô bổ với độc hại.

PS: Nhạc phản chiến trong Trịnh đơn giản chỉ được hiểu là phản đối và không chấp nhận chiến tranh.

Khi nào có dịp các bạn đến nhà chú Tuấn sẽ nhìn thấy chú mặt quần đùi, cầm ghi ta hát rất hồn nhiên & xuất thần bài "Nối vòng tay lớn" (Tie our hands together). Và không biết chú đã hát đến bao nhiêu lần bài này, và không biết chú có biết bài này của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chú Tuấn nhỉ?:D

"Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la, anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam

Cờ nối gió đêm vui nối ngày
Dòng máu nối con tim đồng loại
Dựng tình người trong ngày mới
Thành phố nối thôn xa vời vợi
Người chết nối linh thiêng vào đời
Và nụ cười nối trên môi

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi
Vượt thác cheo leo, tay ta vượt đèo
Từ quê nghèo lên phố lớn, nắm tay nối liền
Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh"


Và cũng thơ 1 tí với chú cái bài mà chú thích trong phim "Vị đắng tình yêu" nhưng trọn vẹn hơn, đấy thế hệ 9x của cháu vẫn đồng cảm với thế hệ 7x của chú đó thôi!

Anh nhìn em qua kính hiển vi
Phút gặp nhau chẳng nói được gì
Trán toát mồ hôi, chân lập cập
Đến chỗ hẹn hò, như đến phòng thi

Anh đã vì em, mượn đôi giày
Và một sơ mi, xanh khói mây
Chỉ có trái tim, là không mượn
Vì chỉ mình anh, biết đắm say

Anh chẳng buồn đâu, chẳng sợ đâu
Trộm hoa dẫu có phải leo rào
Tặng hoa cho dù anh té ngã
Nếu có bể đầu, anh tự khâu./.

:)>- :)) >:-D< >:-D< >:-D<
 
Re: Đời sinh viên.. có cây đàn guitar..

@Thanh Tâm: Bravo! :D Chị quên béng mất cái giải âm nhạc vì hòa bình. :p (Em này siêu thật, tìm ra rõ lắm tài liệu, lại còn đầy sức thuyết phục. =D>)
Chẳng ai lại đi trao 1 giải thưởng lớn như thế cho Trịnh Công Sơn nếu nhạc của ông độc hại đâu, nhể, đồng bào nhể? ;;)

@anh Tuấn béo và những người cho rằng nhạc Trịnh là độc hại: em/tớ/chị tặng mọi người cái này: :D
(những ai yêu Trịnh hoặc chưa yêu Trịnh lắm nhưng cũng rất tôn trọng ông thì... chắc bít cái này lâu roài. ;))




Trịnh Công Sơn với trái tim dành cho hòa bình


trinhcong.jpg

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.


Được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) có lẽ là món quà tuyệt diệu nhất cho những nỗ lực trong suốt cuộc hành trình dài 40 năm vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Sự nghiệp âm nhạc cho hoà bình của Trịnh Công Sơn khởi đầu từ 1965, và thật sự trở thành hiện tượng cuốn hút ở miền Nam Việt Nam khi tập ca khúc Thần thoại, quê hương và thân phận của ông xuất bản vào 1966. Cùng với tình ca, thiền ca là những ca khúc viết về chiến tranh và hòa bình, là khúc sông có dòng chảy mãnh liệt nhất và cũng tha thiết nhất cho chiến tranh không còn và nền hòa bình thật sự cho Việt Nam.

Như một nhà truyền giáo, tận tụy và khắc khổ, thách thức và tin yêu, Trịnh Công Sơn miệt mài, kiên trì viết và hát, trốn tránh và xuất hiện trong suốt thời kỳ chiến tranh. Từ Sài Gòn ra Huế và ngược lại, đâu đâu lòng ngưỡng mộ của tuổi trẻ miền Nam dành cho những ca khúc tiêu biểu ước mơ của họ mà ông đã viết và cùng họ hát như sóng trào dâng không ngừng:"... Quả tim này dành cho lửa hồng/ Cho hòa bình, cho con người còn chờ đấu tranh..."

Chính nhờ có dòng nhạc hòa bình đầy xúc cảm như thế, tầm vóc của Trịnh Công Sơn vượt qua mọi giới hạn địa lý và văn minh. Từ châu Âu đến bên kia bờ đại dương, Jacques Prel, một người Bỉ, kẻ hát rong tuyệt vời trên các kinh thành của cựu lục địa, đã vận động lòng nhân ái con người thay chỗ chiến tranh, Joan Baez và Bob Dylan đã làm cho người Mỹ xuống đường từ NewYork cho đến California, đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, bằng các ca khúc và tiếng hát phản chiến đầy cuốn hút.

Nhạc phản chiến của họ cũng như các ca khúc hòa bình của Trịnh Công Sơn, như thứ ánh sáng của lương tâm, thứ ánh sáng quý giá cuối cùng dẫn dắt con người ra khỏi vùng u minh của tham vọng. Từ đó họ là bạn của nhau mặc dù chưa hề được thấy mặt một lần. Chính Joan Baez, nữ ca sĩ nổi tiếng người Mỹ gốc La tinh nói với Bob Dylan về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và gọi Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam. Và giờ đây, cả 3 tên tuổi này cùng được tôn vinh trong chương trình WPMA, tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội vào 22/6.

"Nơi đây tôi chờ/ nơi kia anh chờ/ trong căn nhà nhỏ/ mẹ cũng ngồi chờ/ anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu/ người tù ngồi chờ.../ Chờ tin mừng sông/ chờ núi cũng chờ mong/ Chờ trên vầng trán mẹ thắp lên bình minh/ Chờ ngày Việt Nam thống nhất cho những tình thương vô bờ..." (Chờ nhìn quê hương sáng chói).

Những lời bài hát như thế làm sao không mang thế giới đến gần với Việt Nam hơn. Chính John Schafer, người Mỹ từng ở Huế và yêu nhạc Trịnh Công Sơn, hiện là học giả ở Mỹ, viết trong bài tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Rất ít cái chết của người danh tiếng làm tôi bàng hoàng như khi nghe tin Trịnh Công Sơn mất. Tôi thấy Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng đến người Việt vào trạc tuổi chúng ta, tương tự như Joan Baez ảnh hưởng đến thế hệ người Mỹ cùng thế hệ với tôi vậy".

Khi Trịnh Công Sơn qua đời, các báo Nhật đều đăng tin và Diễm xưa được phát lại rất nhiều lần theo yêu cầu của khán giả Nhật. Ở xứ sở hoa anh đào, bài hát của ông mới được dịch ra tiếng Nhật, do ca sĩ Nhật hát và phổ biến trên các đài phát thanh.

Dẫu sao, một giải thưởng như tên gọi của nó, dù đến muộn với Trịnh Công Sơn, vẫn là một ý nghĩa lớn, đáng ca tụng vì nó đã chọn đúng những người làm nên một thời đại âm nhạc hòa bình, mang tính lịch sử không chỉ với Việt Nam mà cho toàn thế giới.

Trịnh Cung
(nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/05/3B9D25BF)

Bây giờ mọi người đã thay đổi quan điểm chưa ạ? ;) Nếu mọi người không thích nhạc Trịnh cũng không sao, chỉ xin mọi người tôn trọng ông và đừng tiếp tục cho rằng nhạc của ông là độc hại. Thế thui. :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mở phát riêng để phục vụ nhu cầu sôi sục của khán thính giả :D
Trích lời mở đầu:
Tống Tuấn đã viết:
Hãy đừng để lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ, thậm chí là độc hại như Trịnh Công Sơn,
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Oài, bây giờ mới nhìn thấy cái topic này. Trót gửi 1 bài sang bên kia mất roài.:( Ai chịu khó vào đọc vậy. ;) Hay anh Khải move hộ em sang bên này.;)
 
chương trình này không hay, và mỗi người một quan điểm, anh Khải đem ra để bàn cãi gì nữa, ai biết hay thì đều tự biết là hay, ai không thích thì đều coi là dở... chẹp... xã hội phức tạp thật :)) btw, anh Tuấn này chơi ở band coming late à... giờ là TTĐ thì phải...
 
Quả là cãi nhau về cái vấn đề này rất là vô bổ :)) Mình cũng không phải ko nghe,ko phải không thích, nhưng mà cãi nhau về một vấn đề mà chả ra vấn đề như thế thì... quả là chú Tuấn nói đúng :|
 
Có lẽ vấn đề nhạc Trịnh dừng ở đây thôi. Nói nhiều, tranh luận nhiều, nó mất đoàn kết ra, các bác ạ.;)

Nhưng em xin có lời nhắn nhỏ tới bác Tống:
1. Bác không thích nhạc Trịnh thì thôi, nhưng xin bác tôn trọng nhạc sĩ 1 chút ạ.
2. Em xin bác chú ý đến ngôn từ của bác 1 chút ạ. Bác là người lớn chứ không phải còn con nít như bọn em đâu ạ.
 
hehe
thấy mọi người có nhu cầu thì cr hộ thôi
mà yên tâm đê, chú Tuấn bận thì thôi, chứ chú mà rỗi thì chắc chắn sẽ chứng minh được cho chúng ta thấy rằng nhạc Trịnh là độc hại và vô bổ :x
 
ak, em moi vao day doc, chua kip hieu gi da thay dong nhan xet cua anh Tuan... That su la thay that vong, sao anh lai co cai nhin phien dien va chu quan nhu vay...
 
Suy cho cùng, taste là một thứ mà trong đời mà người ta ko nên cãi nhau, cũng giống như việc ngắm gái đẹp, có chú cho rằng em này xinh, chú khác lại bảo em này có nhan sắc của một thằng đàn ông xấu trai. Hoặc gần đây có cái ông gì Mohamet mấy chú hồi giáo dzâu xồm là đấng tối cao đáng kính, giơ tay cầu nguyện lạy lục điên cuồng lắm, nhưng mấy ông da trắng lại bảo rằng ông ta chỉ mang lại xấu xa và tội ác. Ấy thế mà cũng cãi nhau ủm tỏi mấy hôm nay. Mấy ông dzâu dzâu một mực yêu cầu ông da trắng xin lỗi, đính chính lại, bảo nói thế sai rồi, nghe chối quá, ai lại bảo Trịnh tối cao à quên Mohamet tối cao của tao là độc hại, vớ vẩn quá, đại khái thế.. :)

Vấn đề ko phải ai đúng, ai sai, tuy nhiên ai thích hay ghét thế nào thì chúng ta cứ tự nhiên thể hiện quan điểm của mình, có ai cấm đâu, miễn ko vi phạm pháp luật và ảnh hưởng tới hòa bình thế giới là được, phỏng ạ??

Để kết thúc tranh luận về Trịnh, anh xin mời 4C nào còn muốn xem fe anti-Trịnh ý kiến ý cò ra sao, có thể tham khảo lại bài "Nhạc trẻ VN đây à", phát trên kênh TLNT của HAO, trong đó có rất nhiều ý kiến hay và bổ ích về Nhạc Trịnh rất đáng tham khảo (có phân tích bổ ích), hoặc có thể đọc thêm phát biểu cảm nghĩ riêng tư của anh từ lâu về Nhạc Trịnh ở một diễn đàn khác (diễn đàn này người lớn chút, ngôn từ hơi tự do mong các bạn thông cảm..) :D

http://www.tathy.com/thanglong/showpost.php?p=67631&postcount=71
 
Mọi người nhé:
Anh Tuấn vào TTTG ( chứ không phải TLNT) post bài <=> have fun là chính. Bản thân anh í vứt bài lại rồi bỏ đi... chơi. Chỉ có mọi người chăm chỉ vào topic um xùm lên, tìm bằng chứng này... trứng nó để phản pháo thì có phải là quá serious không :-/?!
Cái này là ý kiến cá nhân thôi: TCS chết cũng được vài năm rồi. Hồi sống thì viết được mấy bài gắn với 3 cái chân lý:
Sống ở đời cần có một tấm lòng, để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi :|
Mai này sỏi đá cũng cần có nhau...
Và thế là ông ấy... ra đi <=> người sống = chúng ta ở lại ùm tỏi với nhau he hé.
Xem ra, khá là funny nhỉ ;)?!
Làm một việc không mục đích để làm gì cơ chứ? Chẳng khác nào so bát bún chả với bát bún riêu xem cái nào ngon hơn. Chứng minh thế thì đến tết sang năm à? Hay ai "gọi hội" đông hơn người nấy thắng :-/?!
Ở đây chỉ là sở thích mỗi người khác nhau thôi :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Khải có thể chuyển thêm mấy bài liên quan đến Nhạc Trịnh về đây được không ạ?

Anh Khải ơi! không có hệ thống tích bài dở à?
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên