Hàng năm cứ đến ngày giáp Tết là nhớ về Hà Nội. Ấn tượng nhất là đi chợ mua hoa. Hoa có nhiều như phong lan, hoa trà, mai tứ quý, mai chiếu thủy, dạ hương, mộc lan, nhưng đặc biệt là hoa đào Nhật Tân thắm đỏ: Hoa đào đẹp lối Nhật Tân/Yêu quê hoa nở đầy sân lụa đào.
Ở Hà Nội có rất nhiều chợ hoa Tết trên đường phố, nhưng không nơi nào có được một rừng đào sầm uất và mang đậm hương vị Tết Hà Nội như ở nơi đây. Cái thú đi chợ Tết là nhìn sắc hoa và những dòng người. Mỗi người có một cảm xúc riêng đang giấu kín trong lòng khi mỗi độ xuân về, khi cơn rét cuối đông như đang tan dần trong làn nắng xuân dịu dàng lan tỏa sưởi ấm không gian. Cái không gian mênh mông và gió hồ Tây lồng lộng, nó kỳ lạ lắm, nó dễ khiến người ta trở nên lãng mạn và yêu đời. Thế cho nên không nhà nào ở Hà Nội thiếu cành đào, cây đào màu sắc thắm tươi rực rỡ, gởi gắm vào đấy một niềm ước vọng hạnh phúc nồng nàn và thắm thiết. Đó là niềm vui đích thực, cao đẹp, mang lại cho con người Hà Nội.
Cây đào đã thực sự đi vào đời sống tinh thần của cư dân Hà Nội từ bao đời không biết, chỉ biết ở Hà Nội từ bao đời nay có truyền thống trồng đào lấy hoa tượng trưng cho mùa xuân và qua đó gửi lời cầu chúc tốt lành đối với cộng đồng.
Ngoài cành đào ra, người Hà Nội còn chuẩn bị mâm ngũ quả để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Bàn thờ chiếm vị trí trang trọng nhất trong nhà, được trang trí lộng lẫy, uy nghi. Mâm ngũ quả mang nội dung hiện thực sâu sắc và giá trị nghệ thuật dân gian. Mâm ngũ quả không chỉ là tấm lòng của người còn sống đối với người đã khuất mà làm đẹp thêm nơi thờ tự và còn làm cho không khí Tết tràn đầy sức sống mới bằng các thứ hoa thơm quả ngọt trong nhà vườn nhà hoặc ra chợ chọn lựa mua về theo ý muốn. Màu sắc cũng phải lộng lẫy, mâm sơn son thếp vàng, hoa quả có nhiều màu: xanh của chuối, màu vàng của phật thủ, màu da cam ửng đỏ. Màu sắc phải cân đối, bố cục chặt chẽ.
Đón giao thừa ở Hà Nội cũng có những ấn tượng khó quên. Bất cứ ai, ở nhà hay ra bờ hồ Hoàn Kiếm đều đợi thời khắc thiêng liêng, vài phút chuyển giao năm cũ sang năm mới. Chỉ có vài phút đó thôi mà người nào cũng cảm nhận được sự chuyển động của thời gian và không gian. Những người ở nhà thì cung kính trước bàn thờ ông bà, tổ tiên với hương hoa ngào ngạt, nhang trầm nghi ngút; họ cảm thấy thiêng liêng trong giờ phút đón giao thừa, được gặp lại những người đã khuất, họ cám ơn và cầu xin sang năm mới được ông bà, tổ tiên phù hộ cho chân cứng đá mềm, ăn nên làm ra, có nhiều sức khỏe và ngày càng tiến bộ. Còn ở hồ Hoàn Kiếm đông vui náo nức, người và cảnh hồ đẹp như thiên thần trong mơ: cảnh quan thiên nhiên kỳ ảo, mặt nước hồ trong xanh, im ắng in bóng những hàng cây cổ thụ và bóng đèn màu rực rỡ trong đêm. Hà Nội sâu lắng, vui xuân: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ / Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đón giao thừa xong người Hà Nội ăn Tết. Tết Nguyên đán là ngày đặc biệt, ngày sum họp đại gia đình cho nên nhà nào cũng chuẩn bị các món ăn đặc biệt . Ở Hà Nội vốn có nhiều món ăn nhưng nhất thiết không thể thiếu bánh chưng xanh, đĩa thịt gà thiến vàng ươm, béo núc có rắc những sợi lá chanh li ti thơm nhè nhẹ, món thịt nấu đông trong suốt ăn thấy ngọt, mát lạnh. Bên cạnh món ăn nguội còn có món ăn nóng như canh bóng bì, măng lưỡi lợn. Thời tiết miền Bắc chiều người Hà Nội đón Tết cho nên cỗ ăn ngon miệng. Uống rượu, uống trà đều thích thú và sảng khoái, tao nhã vì mang đậm hương thơm.
(theo VN express)
Ở Hà Nội có rất nhiều chợ hoa Tết trên đường phố, nhưng không nơi nào có được một rừng đào sầm uất và mang đậm hương vị Tết Hà Nội như ở nơi đây. Cái thú đi chợ Tết là nhìn sắc hoa và những dòng người. Mỗi người có một cảm xúc riêng đang giấu kín trong lòng khi mỗi độ xuân về, khi cơn rét cuối đông như đang tan dần trong làn nắng xuân dịu dàng lan tỏa sưởi ấm không gian. Cái không gian mênh mông và gió hồ Tây lồng lộng, nó kỳ lạ lắm, nó dễ khiến người ta trở nên lãng mạn và yêu đời. Thế cho nên không nhà nào ở Hà Nội thiếu cành đào, cây đào màu sắc thắm tươi rực rỡ, gởi gắm vào đấy một niềm ước vọng hạnh phúc nồng nàn và thắm thiết. Đó là niềm vui đích thực, cao đẹp, mang lại cho con người Hà Nội.
Cây đào đã thực sự đi vào đời sống tinh thần của cư dân Hà Nội từ bao đời không biết, chỉ biết ở Hà Nội từ bao đời nay có truyền thống trồng đào lấy hoa tượng trưng cho mùa xuân và qua đó gửi lời cầu chúc tốt lành đối với cộng đồng.
Ngoài cành đào ra, người Hà Nội còn chuẩn bị mâm ngũ quả để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Bàn thờ chiếm vị trí trang trọng nhất trong nhà, được trang trí lộng lẫy, uy nghi. Mâm ngũ quả mang nội dung hiện thực sâu sắc và giá trị nghệ thuật dân gian. Mâm ngũ quả không chỉ là tấm lòng của người còn sống đối với người đã khuất mà làm đẹp thêm nơi thờ tự và còn làm cho không khí Tết tràn đầy sức sống mới bằng các thứ hoa thơm quả ngọt trong nhà vườn nhà hoặc ra chợ chọn lựa mua về theo ý muốn. Màu sắc cũng phải lộng lẫy, mâm sơn son thếp vàng, hoa quả có nhiều màu: xanh của chuối, màu vàng của phật thủ, màu da cam ửng đỏ. Màu sắc phải cân đối, bố cục chặt chẽ.
Đón giao thừa ở Hà Nội cũng có những ấn tượng khó quên. Bất cứ ai, ở nhà hay ra bờ hồ Hoàn Kiếm đều đợi thời khắc thiêng liêng, vài phút chuyển giao năm cũ sang năm mới. Chỉ có vài phút đó thôi mà người nào cũng cảm nhận được sự chuyển động của thời gian và không gian. Những người ở nhà thì cung kính trước bàn thờ ông bà, tổ tiên với hương hoa ngào ngạt, nhang trầm nghi ngút; họ cảm thấy thiêng liêng trong giờ phút đón giao thừa, được gặp lại những người đã khuất, họ cám ơn và cầu xin sang năm mới được ông bà, tổ tiên phù hộ cho chân cứng đá mềm, ăn nên làm ra, có nhiều sức khỏe và ngày càng tiến bộ. Còn ở hồ Hoàn Kiếm đông vui náo nức, người và cảnh hồ đẹp như thiên thần trong mơ: cảnh quan thiên nhiên kỳ ảo, mặt nước hồ trong xanh, im ắng in bóng những hàng cây cổ thụ và bóng đèn màu rực rỡ trong đêm. Hà Nội sâu lắng, vui xuân: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ / Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đón giao thừa xong người Hà Nội ăn Tết. Tết Nguyên đán là ngày đặc biệt, ngày sum họp đại gia đình cho nên nhà nào cũng chuẩn bị các món ăn đặc biệt . Ở Hà Nội vốn có nhiều món ăn nhưng nhất thiết không thể thiếu bánh chưng xanh, đĩa thịt gà thiến vàng ươm, béo núc có rắc những sợi lá chanh li ti thơm nhè nhẹ, món thịt nấu đông trong suốt ăn thấy ngọt, mát lạnh. Bên cạnh món ăn nguội còn có món ăn nóng như canh bóng bì, măng lưỡi lợn. Thời tiết miền Bắc chiều người Hà Nội đón Tết cho nên cỗ ăn ngon miệng. Uống rượu, uống trà đều thích thú và sảng khoái, tao nhã vì mang đậm hương thơm.
(theo VN express)